- o-
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ở phía Nam được xem là vựa lúa của cả nước. Tuy có diện tích trồng lúa lớn nhất nước nhưng năng suất thu hoạch lại không cao.
Chính bởi năng suất không cao đó mà người nông dân không thu được lợi nhuận như mong muốn. Người miền tây vẫn còn rất nghèo khó. Họ vẫn chưa biết áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào nông nghiệp để tăng năng suất cây trồng.
Nhiều nơi vẫn phụ thuộc vào công cụ sản xuất thô sơ, giống cây trồng không được nghiên cứu phát triển. Người nông dân thì lại dễ bị xiểm xui, họ phần lớn đều chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt nên dễ dàng bị các thế lực bên ngoài lợi dụng.
Đến hẹn lại lên, cứ vài ba tháng thì bọn thương lái ở đẩu đâu lại xuất hiện và bất ngờ thu mua thứ này, thu mua thứ kia với giá trên trời. Những thứ chúng thu mua cũng thật lạ đời, khi thì mua đỉa, khi thì mua móng trâu, có năm chúng chỉ mua lá mãng cầu xiêm, còn mua cả mèo nữa. Người nông dân vì nghèo nên thấy ai mua gì thì cố tìm cho được thứ đấy về bán. Người ta mua mèo, họ liền đổ xô đi giết mèo. Mèo bị bắt bán hết rồi thì nạn chuột lại diễn ra. Thế là người nông dân lại phải mua thuốc diệt chuột về để trừ nạn, tiền bán mèo cũng đi tong, đâu lại hoàn đấy cả.
Ấy vậy mà cứ thương lái mua gì, người dân lại cắn răng bán thứ đó.
Chính quyền cũng chẳng biết thương lái này là ai, không ai biết thương lái là ai, chỉ biết gọi chúng với hai chữ "thương lái" chung chung mà mù mờ như vậy! Rồi thì nền kinh tế của vùng quê nghèo, vốn đã nghèo, càng nghèo hơn.
Trên cái nền nghèo tăm tối đó, ở một nơi xa xôi, xa nhất của vùng nông thôn - Một xóm nghèo nọ, có một gia đình mà người ta vẫn gọi là nhà bà ba Ác.
Nhà bà ba Ác rất nghèo, nó nằm tít mù giữa ruộng. Cả gia đình bốn người sống trông gian nhà lá xập xệ dột nát, bốn bề đều là đồng lúa hoang vu.
Bà ba Ác là người sống lâu đời ở đây. Chồng bà mất sớm, bà một mình nuôi hai con. Con cả của bà là anh hai Đen, con gái thứ hai là cô ba Ngang.
Anh hai Đen có một cô vợ trẻ tên là sáu Dịu - Cô này là người từ thành phố chuyển đến. Thời trẻ, anh hai Đen là một chàng trai khôi ngô và hiền lành, anh sửa xe đạp ở thành phố, rất chí thú làm ăn.
Cô vợ là con gái chủ một vựa trái cây, đôi lần đi qua sửa xe đạp mà để ý rồi yêu anh, hai người quyết định tiến tới hôn nhân.
Vì chê anh hai Đen nghèo nên nhà cô Dịu không cho cưới, cô liền khóc lóc xin mẹ vì quá yêu anh. Mẹ cô dù không đành lòng nhưng vẫn phải thuận tình con, tuy nhiên, khi cô theo anh cũng là lúc bà từ không nhận cô nữa.
Cha mẹ không còn muốn nhìn nhận mình khiến cô rất đau khổ, nhưng cô sáu Dịu cũng chỉ đành gạt đi nước mắt. Người con gái miền Tây vốn chịu thương chịu khó, cô quyết định cùng chồng trở về quê, cùng làm lụng xây dựng mái ấm nhỏ.
Nào ngờ khi về đến quê chồng rồi cô sáu Dịu mới vỡ lẽ ra, anh hai Đen không hiền lành như cô vẫn nghĩ. Anh là một kẻ ham mê số đề, bao nhiêu tiền cô dành dụm được để làm vốn đều bị anh lấy hết. Mà tội một điều là anh đánh đâu thua đó nhưng vẫn thích đánh, thành ra người trong xóm mới gọi anh là hai Đen...
Thấy được bộ mặt thật của chồng là một nỗi đau, nhưng đau hơn cả chính là cách gia đình chồng đối xử với cô. Bà ba Ác - Với cái tên đã nói lên tính cách, hiển nhiên không phải là người hiền lành. Bà là người phụ nữ ghê gớm nhất xóm, chuyên mượn tiền không trả và có cái thói đành hanh người khác. Chẳng ai dám va vào bà, người ta sợ phiền phức. Thế nên nhà bà dột nát bấy nay, không có tiền để tu sửa mà chẳng thể mượn được ai.
Cô ba Ngang con gái bà thì đúng là bản sao y của mẹ, có điều cô trẻ, cũng từng đi lên phố nên tính xéo xắt thậm chí còn hơn cả bà ba Ác. Cô này có tật ăn cắp vặt, cứ đồ ai để hớ ra khỏi tầm tay là cô sẽ vớt ngay tắp lự. Đôi khi có những thứ chẳng giá trị gì cô cũng lấy, bởi lẽ đó đã thành thói quen.
Khi anh ba Đen đem cô Dịu về, vì không có lễ cưới nên bà Ác và cô Ngang không ai thừa nhận cô Dịu cả. Dù vậy, việc nhà từ trên xuống dưới họ đều bắt cô Dịu làm, với cái lý lẽ rằng họ đang xem xét sự nết na của cô để chấp nhận cô là con dâu trong nhà.
Cô Dịu uất ức lắm, nhưng sinh ra trong gia đình lễ giáo nên yếu thế hơn họ. Cô chỉ biết chịu đựng ngày qua ngày. Cô nghĩ rằng người ở hiền thì sẽ gặp lành, rồi sẽ có lúc hạnh phúc đến với mình thôi.
Dù bị chèn ép vô vàn nhưng cô Dịu vẫn từng chút từng chút vươn lên. Bằng sự khéo léo và tính siêng năng cần mẩn, cô kiếm được thu nhập ổn định để nuôi gia đình. Người trong xóm cũng yêu quý cô, nhờ có cô mà họ cũng dần lấy lại thiện cảm, một số người đã cho cô mượn tiền để xây lại mái nhà dột.
Từ khi có cô Dịu, gia đình khởi sắc trông thấy, bà Ác và cô Ngang tuy mừng trong lòng nhưng cũng ganh ghét với cô Dịu lắm. Cứ cô có tiền là họ lại cướp hết, trong nhà đã đủ việc rồi họ vẫn tìm cớ mắng nhiếc. Anh hai Đen từ khi vợ làm ăn được thì càng không lo gì nhà cửa nữa, anh cứ la cà bên ngoài, chơi số đề, cặp kè cô này cô kia. Cảm tưởng như anh lấy cô Dịu về không phải để làm vợ mà để làm người ở vậy.
Cuộc sống u ám đó của cô Dịu cứ diễn ra hết ngày này đến ngày khác. Đôi lúc cô tự hỏi, chẳng biết đời mình rồi sẽ trôi về đâu…
- o-
Năm đó là năm dần, mới giao thừa, đột nhiên có một con chó nhỏ chẳng biết từ đâu chạy đến làm ổ dưới nhà cô Dịu.
Ông bà có câu, chó đến nhà là tài lộc đến, vì thế cô Dịu mừng lắm, lại thấy con chó này là chó mực thuần chủng nên càng vui hơn.
Cô giữ nó lại và nuôi nó trông nhà, đặt tên là Mực.
Ban đầu, khi mới cho Mực ở lại nhà, cô Dịu bị bà Ác và cô Ngang chì chiết ghê lắm, anh Đen thi thoảng về cũng dọa sẽ đem nó bán cho quán cầy tơ. Cô Dịu kiên quyết chống trả họ, kiên quyết giữ Mực lại nhà. Đó là lần đầu trong nhiều năm qua cô cứng rắn đến vậy nên bọn họ cũng đành thôi.
Chẳng hiểu vì sao, cô Dịu lại thương Mực như thế. Đôi khi nhìn nó cụp đuôi nằm dưới sàn nhà nghe cô Ngang chửi rủa, cô lại thấy đồng cảm với nó vô cùng.
Cũng đầu năm đó, cô cấn bầu. Anh Đen thấy vợ có bầu, không còn là nơi giúp mình giải quyết sinh lí nữa thì liền dứt khoát không về nhà. Chín tháng mười ngày cô mang nặng cũng là chín tháng mười ngày cô độc không thấy bóng dáng chồng. Bà Ác và cô Ngang thì vẫn đẩy hết công việc nhà cho cô, họ không đụng tay vào thứ gì và thậm chí còn chửi mắng cô nhiều hơn vì mang bầu mà làm việc trễ nải.
Gần đến ngày sinh, anh Đen đột nhiên trở về nhà và lấy hết tiền của cô đi. Đó là số tiền mà cô dành dụm để sinh con. Cô nghe nói anh Đen lại thua số đề, hơn nữa mấy cô bồ cũng cần điện thoại mới. Mà cũng lâu rồi anh đâu về nhà, vì vậy anh Đen cho rằng khoản tiền này mình lấy là hợp lí.
Cô Dịu nắm chân anh Đen, van vỉ anh để lại tiền cho cô sinh con. Anh Đen đạp mạnh vào tay cô, hất cô ra, phun một bãi nước bọt vào mái tóc rối, nhếch môi khinh mạn - Còn khuya bố trả!
Cô Dịu khóc hết nước mắt - Anh ơi! Anh không thương em thương con sao? Đây là con của anh cơ mà? Anh hai Đen lạnh lùng - Con nào con tao? Tao đâu có ở nhà thường xuyên! Mày tòm tem với thằng nào có chửa rồi đổ cho bố mày à? Xéo qua bên kia!
Bà Ác và cô Ngang chứng kiến mọi chuyện, không những không bênh vực cô Dịu mà còn giữ cô lại để giúp anh Đen bỏ đi. Ba người họ bỏ cô lại nhà một mình, cùng kéo ra ngõ, họ chia chác nhau số tiền lấy được từ cô. Anh Đen cho cô Ngang một ít, bà Ác một ít còn mình lấy phần nhiều. Cả ba người mặt mày hoan hỉ vì chiếm được lợi.
Ở nhà, chỉ có hàng xóm giúp đỡ cô Dịu thôi. Khi ba người họ rời đi, cô Dịu cũng vì quá đau đớn mà động thai, cuối cùng cô lên cơn đau đẻ sớm hơn dự định.
Ông Tư gần đó thấy vậy, liền lấy xe máy đưa cô lên trạm xá. Ông và vợ ông cùng chở ba đưa cô đi, khi ấy trời đã trở chiều, cô Dịu vừa ôm bụng đau vừa ngẩn nhìn trời, bầu trời vùng quê sao sáng lấp lánh.
Thật ra ở vùng hẻo lánh như thế này, bầu trời đầy sao không phải là hiện tượng gì hiếm lạ. Nhưng chẳng hiểu sao hôm ấy, cô Dịu thấy trời sao lấp lánh và đẹp lạ lùng.
Cô như một linh hồn nhỏ bé chìm giữa bể ngân hà mênh mông…
Nỗi đau thể xác, nỗi đau tinh thần của cô dịu lại một chút khi ngắm nhìn tấm màn tinh tú huyền ảo ấy.
…
Rốt cuộc, cô Dịu không thể chờ cho đến lúc được đưa vào trạm xá. Vì nhà cô cách trạm xá quá xa, thế nên khi đang đi giữa đồng ruộng, cô đã không chịu nổi mà sinh con ngay tại đó. May mắn là ông Tư có chở theo vợ, vợ ông từng đẻ ba lứa rồi nên cũng am hiểu việc này, nhờ vậy, đứa trẻ ra đời bình an.
- Là con gái đó! - Bà Tư đưa đứa trẻ lên cho cô Dịu nhìn, mặt cô tái bệch và lấm tấm mồ hôi. Cô hôn lên trán con, nó vẫn còn khóc.
- Đẹp quá! Tao chưa từng thấy đứa con nít nào đẹp vậy! - Bà Tư nói. - Da trắng như bông bưởi, mặt sáng như trăng rằm. Tao nghĩ con mày là con tiên con Phật rồi! Lớn lên chắc chắn sắc nước hương trời cho xem!
Cô Dịu rớm nước mắt, mỉm cười. Nụ cười tuy nhợt nhạt nhưng mắt ánh lên niềm vui.
Cô ôm đứa trẻ vào lòng, cố gắng nói với bà Tư - Con đặt tên cho nó là Sao. Xin ông bà thương tình trông coi nó giúp con.
- Dịu mày nói gì vậy?! - Bà Tư hoảng sợ nắm lấy tay cô - Nói quở không à! Để tao với ông Tư đưa mày lên trạm xá!
Nhưng cô Dịu không còn tỉnh táo để nghe mấy lời đó nữa. Cô từ từ lịm xuống.
- Dịu! - Bà Tư thét lên.
- Oa oa oa oa! - Tiếng khóc của đứa trẻ vừa chào đời vang vọng…
Cô Dịu vì mất máu quá nhiều đã ra đi.
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ở phía Nam được xem là vựa lúa của cả nước. Tuy có diện tích trồng lúa lớn nhất nước nhưng năng suất thu hoạch lại không cao.
Chính bởi năng suất không cao đó mà người nông dân không thu được lợi nhuận như mong muốn. Người miền tây vẫn còn rất nghèo khó. Họ vẫn chưa biết áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào nông nghiệp để tăng năng suất cây trồng.
Nhiều nơi vẫn phụ thuộc vào công cụ sản xuất thô sơ, giống cây trồng không được nghiên cứu phát triển. Người nông dân thì lại dễ bị xiểm xui, họ phần lớn đều chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt nên dễ dàng bị các thế lực bên ngoài lợi dụng.
Đến hẹn lại lên, cứ vài ba tháng thì bọn thương lái ở đẩu đâu lại xuất hiện và bất ngờ thu mua thứ này, thu mua thứ kia với giá trên trời. Những thứ chúng thu mua cũng thật lạ đời, khi thì mua đỉa, khi thì mua móng trâu, có năm chúng chỉ mua lá mãng cầu xiêm, còn mua cả mèo nữa. Người nông dân vì nghèo nên thấy ai mua gì thì cố tìm cho được thứ đấy về bán. Người ta mua mèo, họ liền đổ xô đi giết mèo. Mèo bị bắt bán hết rồi thì nạn chuột lại diễn ra. Thế là người nông dân lại phải mua thuốc diệt chuột về để trừ nạn, tiền bán mèo cũng đi tong, đâu lại hoàn đấy cả.
Ấy vậy mà cứ thương lái mua gì, người dân lại cắn răng bán thứ đó.
Chính quyền cũng chẳng biết thương lái này là ai, không ai biết thương lái là ai, chỉ biết gọi chúng với hai chữ "thương lái" chung chung mà mù mờ như vậy! Rồi thì nền kinh tế của vùng quê nghèo, vốn đã nghèo, càng nghèo hơn.
Trên cái nền nghèo tăm tối đó, ở một nơi xa xôi, xa nhất của vùng nông thôn - Một xóm nghèo nọ, có một gia đình mà người ta vẫn gọi là nhà bà ba Ác.
Nhà bà ba Ác rất nghèo, nó nằm tít mù giữa ruộng. Cả gia đình bốn người sống trông gian nhà lá xập xệ dột nát, bốn bề đều là đồng lúa hoang vu.
Bà ba Ác là người sống lâu đời ở đây. Chồng bà mất sớm, bà một mình nuôi hai con. Con cả của bà là anh hai Đen, con gái thứ hai là cô ba Ngang.
Anh hai Đen có một cô vợ trẻ tên là sáu Dịu - Cô này là người từ thành phố chuyển đến. Thời trẻ, anh hai Đen là một chàng trai khôi ngô và hiền lành, anh sửa xe đạp ở thành phố, rất chí thú làm ăn.
Cô vợ là con gái chủ một vựa trái cây, đôi lần đi qua sửa xe đạp mà để ý rồi yêu anh, hai người quyết định tiến tới hôn nhân.
Vì chê anh hai Đen nghèo nên nhà cô Dịu không cho cưới, cô liền khóc lóc xin mẹ vì quá yêu anh. Mẹ cô dù không đành lòng nhưng vẫn phải thuận tình con, tuy nhiên, khi cô theo anh cũng là lúc bà từ không nhận cô nữa.
Cha mẹ không còn muốn nhìn nhận mình khiến cô rất đau khổ, nhưng cô sáu Dịu cũng chỉ đành gạt đi nước mắt. Người con gái miền Tây vốn chịu thương chịu khó, cô quyết định cùng chồng trở về quê, cùng làm lụng xây dựng mái ấm nhỏ.
Nào ngờ khi về đến quê chồng rồi cô sáu Dịu mới vỡ lẽ ra, anh hai Đen không hiền lành như cô vẫn nghĩ. Anh là một kẻ ham mê số đề, bao nhiêu tiền cô dành dụm được để làm vốn đều bị anh lấy hết. Mà tội một điều là anh đánh đâu thua đó nhưng vẫn thích đánh, thành ra người trong xóm mới gọi anh là hai Đen...
Thấy được bộ mặt thật của chồng là một nỗi đau, nhưng đau hơn cả chính là cách gia đình chồng đối xử với cô. Bà ba Ác - Với cái tên đã nói lên tính cách, hiển nhiên không phải là người hiền lành. Bà là người phụ nữ ghê gớm nhất xóm, chuyên mượn tiền không trả và có cái thói đành hanh người khác. Chẳng ai dám va vào bà, người ta sợ phiền phức. Thế nên nhà bà dột nát bấy nay, không có tiền để tu sửa mà chẳng thể mượn được ai.
Cô ba Ngang con gái bà thì đúng là bản sao y của mẹ, có điều cô trẻ, cũng từng đi lên phố nên tính xéo xắt thậm chí còn hơn cả bà ba Ác. Cô này có tật ăn cắp vặt, cứ đồ ai để hớ ra khỏi tầm tay là cô sẽ vớt ngay tắp lự. Đôi khi có những thứ chẳng giá trị gì cô cũng lấy, bởi lẽ đó đã thành thói quen.
Khi anh ba Đen đem cô Dịu về, vì không có lễ cưới nên bà Ác và cô Ngang không ai thừa nhận cô Dịu cả. Dù vậy, việc nhà từ trên xuống dưới họ đều bắt cô Dịu làm, với cái lý lẽ rằng họ đang xem xét sự nết na của cô để chấp nhận cô là con dâu trong nhà.
Cô Dịu uất ức lắm, nhưng sinh ra trong gia đình lễ giáo nên yếu thế hơn họ. Cô chỉ biết chịu đựng ngày qua ngày. Cô nghĩ rằng người ở hiền thì sẽ gặp lành, rồi sẽ có lúc hạnh phúc đến với mình thôi.
Dù bị chèn ép vô vàn nhưng cô Dịu vẫn từng chút từng chút vươn lên. Bằng sự khéo léo và tính siêng năng cần mẩn, cô kiếm được thu nhập ổn định để nuôi gia đình. Người trong xóm cũng yêu quý cô, nhờ có cô mà họ cũng dần lấy lại thiện cảm, một số người đã cho cô mượn tiền để xây lại mái nhà dột.
Từ khi có cô Dịu, gia đình khởi sắc trông thấy, bà Ác và cô Ngang tuy mừng trong lòng nhưng cũng ganh ghét với cô Dịu lắm. Cứ cô có tiền là họ lại cướp hết, trong nhà đã đủ việc rồi họ vẫn tìm cớ mắng nhiếc. Anh hai Đen từ khi vợ làm ăn được thì càng không lo gì nhà cửa nữa, anh cứ la cà bên ngoài, chơi số đề, cặp kè cô này cô kia. Cảm tưởng như anh lấy cô Dịu về không phải để làm vợ mà để làm người ở vậy.
Cuộc sống u ám đó của cô Dịu cứ diễn ra hết ngày này đến ngày khác. Đôi lúc cô tự hỏi, chẳng biết đời mình rồi sẽ trôi về đâu…
- o-
Năm đó là năm dần, mới giao thừa, đột nhiên có một con chó nhỏ chẳng biết từ đâu chạy đến làm ổ dưới nhà cô Dịu.
Ông bà có câu, chó đến nhà là tài lộc đến, vì thế cô Dịu mừng lắm, lại thấy con chó này là chó mực thuần chủng nên càng vui hơn.
Cô giữ nó lại và nuôi nó trông nhà, đặt tên là Mực.
Ban đầu, khi mới cho Mực ở lại nhà, cô Dịu bị bà Ác và cô Ngang chì chiết ghê lắm, anh Đen thi thoảng về cũng dọa sẽ đem nó bán cho quán cầy tơ. Cô Dịu kiên quyết chống trả họ, kiên quyết giữ Mực lại nhà. Đó là lần đầu trong nhiều năm qua cô cứng rắn đến vậy nên bọn họ cũng đành thôi.
Chẳng hiểu vì sao, cô Dịu lại thương Mực như thế. Đôi khi nhìn nó cụp đuôi nằm dưới sàn nhà nghe cô Ngang chửi rủa, cô lại thấy đồng cảm với nó vô cùng.
Cũng đầu năm đó, cô cấn bầu. Anh Đen thấy vợ có bầu, không còn là nơi giúp mình giải quyết sinh lí nữa thì liền dứt khoát không về nhà. Chín tháng mười ngày cô mang nặng cũng là chín tháng mười ngày cô độc không thấy bóng dáng chồng. Bà Ác và cô Ngang thì vẫn đẩy hết công việc nhà cho cô, họ không đụng tay vào thứ gì và thậm chí còn chửi mắng cô nhiều hơn vì mang bầu mà làm việc trễ nải.
Gần đến ngày sinh, anh Đen đột nhiên trở về nhà và lấy hết tiền của cô đi. Đó là số tiền mà cô dành dụm để sinh con. Cô nghe nói anh Đen lại thua số đề, hơn nữa mấy cô bồ cũng cần điện thoại mới. Mà cũng lâu rồi anh đâu về nhà, vì vậy anh Đen cho rằng khoản tiền này mình lấy là hợp lí.
Cô Dịu nắm chân anh Đen, van vỉ anh để lại tiền cho cô sinh con. Anh Đen đạp mạnh vào tay cô, hất cô ra, phun một bãi nước bọt vào mái tóc rối, nhếch môi khinh mạn - Còn khuya bố trả!
Cô Dịu khóc hết nước mắt - Anh ơi! Anh không thương em thương con sao? Đây là con của anh cơ mà? Anh hai Đen lạnh lùng - Con nào con tao? Tao đâu có ở nhà thường xuyên! Mày tòm tem với thằng nào có chửa rồi đổ cho bố mày à? Xéo qua bên kia!
Bà Ác và cô Ngang chứng kiến mọi chuyện, không những không bênh vực cô Dịu mà còn giữ cô lại để giúp anh Đen bỏ đi. Ba người họ bỏ cô lại nhà một mình, cùng kéo ra ngõ, họ chia chác nhau số tiền lấy được từ cô. Anh Đen cho cô Ngang một ít, bà Ác một ít còn mình lấy phần nhiều. Cả ba người mặt mày hoan hỉ vì chiếm được lợi.
Ở nhà, chỉ có hàng xóm giúp đỡ cô Dịu thôi. Khi ba người họ rời đi, cô Dịu cũng vì quá đau đớn mà động thai, cuối cùng cô lên cơn đau đẻ sớm hơn dự định.
Ông Tư gần đó thấy vậy, liền lấy xe máy đưa cô lên trạm xá. Ông và vợ ông cùng chở ba đưa cô đi, khi ấy trời đã trở chiều, cô Dịu vừa ôm bụng đau vừa ngẩn nhìn trời, bầu trời vùng quê sao sáng lấp lánh.
Thật ra ở vùng hẻo lánh như thế này, bầu trời đầy sao không phải là hiện tượng gì hiếm lạ. Nhưng chẳng hiểu sao hôm ấy, cô Dịu thấy trời sao lấp lánh và đẹp lạ lùng.
Cô như một linh hồn nhỏ bé chìm giữa bể ngân hà mênh mông…
Nỗi đau thể xác, nỗi đau tinh thần của cô dịu lại một chút khi ngắm nhìn tấm màn tinh tú huyền ảo ấy.
…
Rốt cuộc, cô Dịu không thể chờ cho đến lúc được đưa vào trạm xá. Vì nhà cô cách trạm xá quá xa, thế nên khi đang đi giữa đồng ruộng, cô đã không chịu nổi mà sinh con ngay tại đó. May mắn là ông Tư có chở theo vợ, vợ ông từng đẻ ba lứa rồi nên cũng am hiểu việc này, nhờ vậy, đứa trẻ ra đời bình an.
- Là con gái đó! - Bà Tư đưa đứa trẻ lên cho cô Dịu nhìn, mặt cô tái bệch và lấm tấm mồ hôi. Cô hôn lên trán con, nó vẫn còn khóc.
- Đẹp quá! Tao chưa từng thấy đứa con nít nào đẹp vậy! - Bà Tư nói. - Da trắng như bông bưởi, mặt sáng như trăng rằm. Tao nghĩ con mày là con tiên con Phật rồi! Lớn lên chắc chắn sắc nước hương trời cho xem!
Cô Dịu rớm nước mắt, mỉm cười. Nụ cười tuy nhợt nhạt nhưng mắt ánh lên niềm vui.
Cô ôm đứa trẻ vào lòng, cố gắng nói với bà Tư - Con đặt tên cho nó là Sao. Xin ông bà thương tình trông coi nó giúp con.
- Dịu mày nói gì vậy?! - Bà Tư hoảng sợ nắm lấy tay cô - Nói quở không à! Để tao với ông Tư đưa mày lên trạm xá!
Nhưng cô Dịu không còn tỉnh táo để nghe mấy lời đó nữa. Cô từ từ lịm xuống.
- Dịu! - Bà Tư thét lên.
- Oa oa oa oa! - Tiếng khóc của đứa trẻ vừa chào đời vang vọng…
Cô Dịu vì mất máu quá nhiều đã ra đi.
Danh sách chương