Lúc này đây, màu sắc trên bảng màu là màu hoàng thổ đặc biệt, do sử dụng màu sắc thiên về gam trầm, khiến cho người xem càng tăng thêm cảm giác nặng nề. Giống như một hòn đá đứng lặng lẽ, đè nặng lên trái tim. Bạch Bích cầm bút vẽ lên, chấm một ít nước, sau đó nhẹ nhàng điểm một ít thuốc màu, cô bắt đầu quét trên bề mặt bức vẽ. Trên giấy vẽ cô đã dùng bút chì phác hoạ những đường nét cơ bản và tạo hình nhân vật, những việc này không mất bao nhiêu thời gian. Bức tranh hơi khô, bình thường cô thích dùng nhiều nước cho thuốc màu và bút vẽ, nhưng lúc này cô không cần nhiều nước. Thực tế, nội dung cô vẽ là sa mạc hoang lạnh, ở đó không có nước, chỉ có bia mộ và bóng đêm.
Nét đầu tiên là vẽ đôi mắt nghiêng về bên phải của nhân vật. Đó là đôi mắt của một cô gái. Bạch Bích không có người mẫu, cũng không có tranh ảnh để mô phỏng theo. Cô chỉ dựa vào sự tìm tòi tưởng tượng trong đầu. Cuối cùng cô đã khám phá ra đôi mắt, một đôi mắt thần bí, hầu như từng nét mi đều rõ ràng, ánh mắt mịt mù hư ảo, như đang nhìn về một thế giới khác. Đây là đôi mắt do cô tưởng tượng ra, hay nói cách khác, là đôi mắt luôn ẩn hiện trong giấc mơ của cô. Bạch Bích nói với mình: Có lẽ đây chính là sao chép lại giấc mơ.
Vẽ xong đôi mắt, tiếp theo cô tô đến lông mày, lông mày vừa cong lại vừa dài, nằm kề sát ở giữa. Sau đó đến mũi, sống mũi trong tranh rất cao, cho nên phải đặc cách vẽ thêm một cái bóng nghiêng. Nhân trung không dài, bên dưới là môi, Bạch Bích không thích những đôi môi cố ý tô cho đỏ mọng, nên màu môi trong tranh rất nhạt, hầu như không nhìn thấy màu đỏ, mà tương tự như màu đá trên sa mạc, nhưng nó không làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của nhân vật.
Tóc rối bời, buông xoã, Bạch Bích dùng hỗn hợp màu cà phê và màu đen, đồng thời lưu lại một cách thoả đáng sự phản quang của sợi tóc.
Khuôn mặt vừa phải, bên dưới trán và má thêm những vệt bóng mờ, đường nét của cằm chỉ vẽ nhẹ nhàng, quan trọng là nổi lên bóng đen của cái cổ, làm cho cái cổ trắng trẻo kia bị trùm trong bóng tối. Còn hai bờ vai thì lúc ẩn lúc hiện, tròn trịa và hấp dẫn, lộ ra thứ sức mạnh hoang dã. Trên người mặc một cái váy dài, Bạch Bích cố ý làm cho chiếc váy trông rách rưới và dính đầy bùn đất. Người con gái đang quỳ dưới đất, chiếc váy dài trùm kín đầu gối và mắt cá chân. Phần quan trọng sau đó là tay, cánh tay của cô gái để trần, dưới bút vẽ của Bạch Bích, trông nó vừa mịn màng trắng trẻo vừa mạnh mẽ.
Phần khó vẽ nhất của bức tranh chính là những ngón tay và khuỷu tay, đó là phần trung tâm nhất của bức vẽ. Bởi vì trong bức tranh, hai tay cô gái đang nâng một cái đầu người lên. Đây là một cái đầu đàn ông bị chặt đứt, ngang cổ còn lưu lại những vết máu đen, thậm chí còn làm cho tay cô gái và phần dưới của chiếc váy dài cũng ướt đẫm máu. Mặt của cái đầu hướng lên trời, do đó, trong tranh chỉ có thể nhìn thấy tóc và trán của anh ta, còn mặt thì bị che khuất.
Bạch Bích lùi lại một bước, ngắm nhìn bức tranh đã gần như hoàn thành của mình - Một thiếu nữ áo trắng đang quỳ trên sa mạc, tay nâng một cái đầu đàn ông. Cô cảm thấy đây chính là bố cục mà cô đã tưởng tượng rất lâu, cô luôn cảm thấy tưởng tượng và sự thật cách nhau không xa, bây giờ cuối cùng nó đã được thể hiện trên giấy vẽ. Cô tiếp tục vẽ. Cô vẽ đến bối cảnh, bối cảnh ngoài đồng hoang ra còn có những căn nhà tường xiêu, mái sập như những lô cốt cổ. Gò đất nổi lên xung quanh, thực tế đó là những nấm mồ, tất cả những cảnh này đều dùng gam màu rất đậm, tất cả đều bị trùm trong đêm đen. Phần bên trên của bức tranh là bầu trời màu xanh đậm, trên trời, cô vẽ phần cuối cùng - mặt trăng. Đó là một mảnh trăng cong cong, bị vây kín bởi màu xanh đậm, cho nên cũng phát ra ánh trăng gần như màu xanh.
Bạch Bích thở ra một hơi, sau đó lại thêm vào hoặc sửa chữa một số chi tiết, một số bóng đen cần phải tô đậm hơn. Cuối cùng cô dùng mực đen viết vào chỗ trống bên trái bức tranh từ trên xuống bốn chữ: Đoạn hồn Lâu Lan.
Bức tranh quảng cáo cuối cùng đã hoàn thành. Lần trước cô đã nói, cô phải vẽ bức tranh áp phích cho vở kịch “Đoạn hồn Lâu Lan” để thay thế tác phẩm dở tệ treo ở trước cửa rạp. Cô biết rằng, bây giờ rất nhiều những quảng cáo tương tự người ta đều chế tác bằng vi tính, nhưng cô vẫn thích cách vẽ thủ công, bởi vì cô tin vào cảm giác của bút vẽ, cảm giác này mãi mãi thắng những con chuột. Bạch Bích cầm bức tranh quảng cáo lên, đây có lẽ là bức tranh lớn nhất trong số các bức tranh cô đã từng vẽ, cô phải treo nó lên tường mới vẽ xong được, bởi vì toàn bộ bức tranh còn dài hơn cả chiều cao của cô và chiều rộng của nó cũng phải gần một mét. Bạch Bích mở cửa sổ, treo bức tranh xuống bên dưới, để cho gió thổi khô thuốc màu, sau đó cô lặng lẽ ngồi trước cửa sổ ngắm nhìn cô gái trong bức tranh. Nhìn cô gái đang bê đầu người yêu, cô bỗng nhớ đến Mathilde trong “Đỏ và đen”, cô mặc tang phục để kỉ niệm mấy trăm năm ngày người tình của hoàng hậu bị vua nước Pháp đưa lên đoạn đầu đài. Người đó cũng chính là vị tiền nhân của gia tộc cô, hoàng hậu là người bê đầu của ông ta đi mai táng.
Bỗng nhiên Bạch Bích nghĩ đến mình.
Nét đầu tiên là vẽ đôi mắt nghiêng về bên phải của nhân vật. Đó là đôi mắt của một cô gái. Bạch Bích không có người mẫu, cũng không có tranh ảnh để mô phỏng theo. Cô chỉ dựa vào sự tìm tòi tưởng tượng trong đầu. Cuối cùng cô đã khám phá ra đôi mắt, một đôi mắt thần bí, hầu như từng nét mi đều rõ ràng, ánh mắt mịt mù hư ảo, như đang nhìn về một thế giới khác. Đây là đôi mắt do cô tưởng tượng ra, hay nói cách khác, là đôi mắt luôn ẩn hiện trong giấc mơ của cô. Bạch Bích nói với mình: Có lẽ đây chính là sao chép lại giấc mơ.
Vẽ xong đôi mắt, tiếp theo cô tô đến lông mày, lông mày vừa cong lại vừa dài, nằm kề sát ở giữa. Sau đó đến mũi, sống mũi trong tranh rất cao, cho nên phải đặc cách vẽ thêm một cái bóng nghiêng. Nhân trung không dài, bên dưới là môi, Bạch Bích không thích những đôi môi cố ý tô cho đỏ mọng, nên màu môi trong tranh rất nhạt, hầu như không nhìn thấy màu đỏ, mà tương tự như màu đá trên sa mạc, nhưng nó không làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của nhân vật.
Tóc rối bời, buông xoã, Bạch Bích dùng hỗn hợp màu cà phê và màu đen, đồng thời lưu lại một cách thoả đáng sự phản quang của sợi tóc.
Khuôn mặt vừa phải, bên dưới trán và má thêm những vệt bóng mờ, đường nét của cằm chỉ vẽ nhẹ nhàng, quan trọng là nổi lên bóng đen của cái cổ, làm cho cái cổ trắng trẻo kia bị trùm trong bóng tối. Còn hai bờ vai thì lúc ẩn lúc hiện, tròn trịa và hấp dẫn, lộ ra thứ sức mạnh hoang dã. Trên người mặc một cái váy dài, Bạch Bích cố ý làm cho chiếc váy trông rách rưới và dính đầy bùn đất. Người con gái đang quỳ dưới đất, chiếc váy dài trùm kín đầu gối và mắt cá chân. Phần quan trọng sau đó là tay, cánh tay của cô gái để trần, dưới bút vẽ của Bạch Bích, trông nó vừa mịn màng trắng trẻo vừa mạnh mẽ.
Phần khó vẽ nhất của bức tranh chính là những ngón tay và khuỷu tay, đó là phần trung tâm nhất của bức vẽ. Bởi vì trong bức tranh, hai tay cô gái đang nâng một cái đầu người lên. Đây là một cái đầu đàn ông bị chặt đứt, ngang cổ còn lưu lại những vết máu đen, thậm chí còn làm cho tay cô gái và phần dưới của chiếc váy dài cũng ướt đẫm máu. Mặt của cái đầu hướng lên trời, do đó, trong tranh chỉ có thể nhìn thấy tóc và trán của anh ta, còn mặt thì bị che khuất.
Bạch Bích lùi lại một bước, ngắm nhìn bức tranh đã gần như hoàn thành của mình - Một thiếu nữ áo trắng đang quỳ trên sa mạc, tay nâng một cái đầu đàn ông. Cô cảm thấy đây chính là bố cục mà cô đã tưởng tượng rất lâu, cô luôn cảm thấy tưởng tượng và sự thật cách nhau không xa, bây giờ cuối cùng nó đã được thể hiện trên giấy vẽ. Cô tiếp tục vẽ. Cô vẽ đến bối cảnh, bối cảnh ngoài đồng hoang ra còn có những căn nhà tường xiêu, mái sập như những lô cốt cổ. Gò đất nổi lên xung quanh, thực tế đó là những nấm mồ, tất cả những cảnh này đều dùng gam màu rất đậm, tất cả đều bị trùm trong đêm đen. Phần bên trên của bức tranh là bầu trời màu xanh đậm, trên trời, cô vẽ phần cuối cùng - mặt trăng. Đó là một mảnh trăng cong cong, bị vây kín bởi màu xanh đậm, cho nên cũng phát ra ánh trăng gần như màu xanh.
Bạch Bích thở ra một hơi, sau đó lại thêm vào hoặc sửa chữa một số chi tiết, một số bóng đen cần phải tô đậm hơn. Cuối cùng cô dùng mực đen viết vào chỗ trống bên trái bức tranh từ trên xuống bốn chữ: Đoạn hồn Lâu Lan.
Bức tranh quảng cáo cuối cùng đã hoàn thành. Lần trước cô đã nói, cô phải vẽ bức tranh áp phích cho vở kịch “Đoạn hồn Lâu Lan” để thay thế tác phẩm dở tệ treo ở trước cửa rạp. Cô biết rằng, bây giờ rất nhiều những quảng cáo tương tự người ta đều chế tác bằng vi tính, nhưng cô vẫn thích cách vẽ thủ công, bởi vì cô tin vào cảm giác của bút vẽ, cảm giác này mãi mãi thắng những con chuột. Bạch Bích cầm bức tranh quảng cáo lên, đây có lẽ là bức tranh lớn nhất trong số các bức tranh cô đã từng vẽ, cô phải treo nó lên tường mới vẽ xong được, bởi vì toàn bộ bức tranh còn dài hơn cả chiều cao của cô và chiều rộng của nó cũng phải gần một mét. Bạch Bích mở cửa sổ, treo bức tranh xuống bên dưới, để cho gió thổi khô thuốc màu, sau đó cô lặng lẽ ngồi trước cửa sổ ngắm nhìn cô gái trong bức tranh. Nhìn cô gái đang bê đầu người yêu, cô bỗng nhớ đến Mathilde trong “Đỏ và đen”, cô mặc tang phục để kỉ niệm mấy trăm năm ngày người tình của hoàng hậu bị vua nước Pháp đưa lên đoạn đầu đài. Người đó cũng chính là vị tiền nhân của gia tộc cô, hoàng hậu là người bê đầu của ông ta đi mai táng.
Bỗng nhiên Bạch Bích nghĩ đến mình.
Danh sách chương