(Bát Đại Vương)
Lâm Thao Phùng sinh, tên thật là gì, người thuật chuyện không nhớ, chỉ biết chàng vốn dòng dõi thế gia nay đã sa sút rồi. Có người chài lưới thiếu nợ chàng mà không trả nổi, hễ lần nào bắt ba ba cùng loài cua đinh cũng đem biếu chàng. Có lần biếu con ba ba cực to, trán có đốm trắng, chàng thấy hình dạng lạ lùng, liền thả ra sông.
Sau đó có dịp đi thăm con rể trở về đến bờ sông Hoàng Hà trời đã chạng vạng, thấy một người say rượu, hai ba tiểu đồng theo sau, ngất ngưởng đi từ đầu kia tới, giáp mặt chàng hỏi chàng là ai đi đâu vậy? Chàng trả lời là kẻ đi đường. Người say giận nói:
- Chàng có tên họ gì, sao lại nói cụt ngủn là kẻ đi đường? Đường xa trời tối, chàng sốt ruột đi về, cho nên chẳng buồn trả lời, cứ phăng phăng đi qua. Người say càng giận, nắm chặt lấy áo chàng không cho đi, mùi rượu xông lên sặc sụa. Chàng rất khó chịu mà cố sức gỡ mình ra không được bèn nói xẵng:
- Nhà ngươi tên chi?
Người say đáp giọng lè nhè:
- Ta là Lệnh Doãn cũ ở Nam Đô. Mà chú hỏi làm chi.
Chàng nói:
- Thế gian có thứ Lệnh Doãn như vậy, thật là chửi thiên hạ. Ấy, may là Lệnh doãn cũ, phải là Lệnh doãn mới, dễ thường phải giết hết người ta chăng?
Người say giận lắm, toan giở võ ra với chàng. Chàng dõng dạc nói:
- Ta đây là Phùng mỗ, không chịu anh đánh đâu.
Nguời say nghe nói, liền đổi giận làm vui, cúi mọp xuống lạy mà nói:
- Ngài là ân nhân của tôi, vừa rồi đường đột, xin đừng chấp trách.
Đoạn, trỗi dậy bảo tiểu đồng đi mau về nhà trước dọn rượu. Chàng từ chối không được, nắm tay cùng đi vài dặm, đến một xóm nhỏ. Vào trong thì nhà cửa sang trọng, như phủ đệ qúy nhân. Sau khi thấy chủ nhân đã tỉnh rượu, chàng mới hỏi thăm tên họ là gì. Chủ nhân nói:
- Thú thật với ông xin ông chớ kinh hãi. Tôi là bát Đại Vương ở sông Thao đây. Mới đây, Thanh Đồng ở Sơn Tây mời đi uống rượu trở về có hơi quá say, nên mới xúc phạm tôn nhan, nghĩ rất hổ thẹn.
Chàng biết là yêu quái nhưng thấy tình ý niềm nở cho nên chẳng sợ hãi. Giây lát tiệc bày linh đình, mời chàng uống rượu nói chuyện. Bát vương uống cực hăng một hơi đã cạn luôn mấy ly lớn. Chàng sợ hắn lại say, sinh sự rắc rối như hồi nãy, bèn giã đò mình say đòi đi nằm. Bát vương hiểu ý, cười nói:
- Ông sợ tôi say quá hóa cuồng chăng? Xin ông chớ lo. Phàm người say nói xằng làm bậy, mà bảo rằng qua sáng mà tỉnh rượu, không còn nhớ gì việc mình là, ấy là nói dối, nhưng đối với người trưởng giả như ngài, thật không dám làm điều vô hạnh. Tại sao ngài cự tuyệt tôi như thế?
Chàng nể lòng, lại ngồi xuống, nghiêm sắc mặt can gián:
- Ông đã tự biết mình lầm lỗi, sao không sử đổi đi?
Bát vương đáp:
- Lão phu hồi làm Lệnh Doãn, say sưa be bét còn quá ngày nay. Từ ngày chọc giận Thượng đế, bị đày ở cù lao, cố chừa thói cũ, được hơn mười năm. Nay nghĩ mình già yếu sắp sửa vào hòm, mà tấm thân còn vất vả chẳng được vẫy vùng, cho nên thói cũ lại muốn trở lại mà không tự biết đó thô. Nay được ngày khuyên bảo, tôi xin vâng lời.
Còn đang nói chuyện, thì nghe thấy tiếng chuông chùa xa đã gõ. Bát vương đứng dậy cầm tay chàng nói:
- Tôi cùng ngài tụ họp không được lâu, vậy có một vật báu, xin tặng ngài để báo đáp ơn xưa. Vật này chẳng nên mang lâu. chừng được như nguyện rồi, xin trả lại cho tôi.
Nói đoạn, khạc trong miệng ra một hình nhân bé tí hon, độ chừng một tấc, rồi móng tay nọn rạch cánh tay chàng đau như xé ruột, vội vàng đặt hình nhân lên trên mà đè thật mạnh. Khi buông tay thì hình nhân đã lọt vào da thịt, mà dấu móng tay còn rành rành. Chàng sợ hãi cuống quít, Bát vương cười mà không đáp, chỉ nói rằng:
- Ngài nên đi thôi.
Đoạn tiễn chân chàng ra cửa. Bát vương trở lại.
Chàng ngoảnh lại, xóm làng nhà cửa đều biến mất, duy một con ba ba đang bò xuống sông, chàng sửng sốt giây lâu tự nghĩ vật báu mới cho tất là ngọc ba ba.
Từ đó cặp mắt cực sáng; phàm chỗ nào có châu báu, dù ở suối vàng cũng trông thấy. Ngay đến vật gì thuở nay không từng biết bao giờ cũng ứng khẩu nói ra đích danh. Nhờ vậy mà đào lên được mấy trăm bạc chôn giấu ngay trong buồng ngủ, thành ra sự ăn tiêu hơi phóng túc.
Sau có người bán ngôi nhà cũ, chàng dòm thấy tiền bạc chôn giấu nhiều lắm, bèn mua giá đắt để làm nhà ở. Dần dà giàu có ngang bậc vương hầu, phàm loại ngọc quý trong thiên hạ, nhà chàng sưu tập tích súc đủ cả.
Trong số đó có một tấm gương, sau lưng chạm trỏ hình chim phượng và bà Tương Phi, bề mặt chiếu sáng tới ngót một dặm, rõ ràng từ mảy tóc sợi lông, có thể đếm được.
Nhất là mỹ nhân nào soi gương này, tức thời hình dạng in vào gương, chùi lau cách gì cũng không mất được. Nếu người đó thay quần áo khác mà soi lại, hoặc một mỹ nhân khác soi thì hình ảnh in trước mới được mất đi.
Lúc bấy giờ, bà chúa Ba, con gái Túc vương ( tức là Túc Trang Vương), hoàng tử thứ mười bốn của Thái tổ nhà Minh nhan sắc tuyệt đẹp, chàng vẫn nghe danh mộ tiếng. Nhân dịp bà chúa đi chơi núi Không Động, chàng đi trước, lén núp trong hang, rình khi chúa ở trên kiệu bước xuống, lấy gương ra thu hình ảnh rồi mang về.
Chàng về, đặt gương trên bàn, nhìn kỹ, thấy mỹ nhân ơ trong, tay cầm khăn, miệng mỉm cười và mấp máy muốn nói, làn sóng mắt cũng long lanh muốn động, chàng mừng quá giấu kỹ một nơi.
Hơn một năm, vợ ngồi lê đôi mách, nói lộ chuyện ấy ra, lọt đến tai Túc phủ.
Túc vương cả giận, bắt giam chàng lại, đòi lấy tấm gương và định đem đi chém. Chàng hối lộ rất nhiều cho một vị thân tín trong phủ, nhờ băn tin với Túc vương rằng:
- Nếu vương tha thì của gì báu nhất trên đời, muốn có cũng dễ. Bằng không, tôi chỉ chết là cùng, sự đó lại chẳng ích lợi gì cho vương.
Túc vương muốn tịch thu gia sản và đày chàng đi xa. Chúa Ba nói:
- Hắn đã dòm con rồi, dù hắn chết mười phần, cũng không gội rửa cái nhơ bẩn này, chi bằng gả con cho hắn là hơn.
Vương không nghe. Chúa đóng cửa không chịu ăn. Vương phi lo quá, hết sức nói với vương, bấy giờ vương mới chịu thả chàng ra khỏi ngục, lại sai người thân ngỏ ý với chàng. Chàng từ chối:
- Vợ tôi lấy từ thuở hàn vì, nghĩa không sao bỏ đặng. Tôi thà chết, chứ không dám phụng mạng. Nếu vương cho tôi chuộc tội thì hết nhà hết cửa cũng cam.
Vương giận lắm, lại bắt chàng giam ngục.
Bà vương phi vời vợ chàng vào trong cung, toan đánh thuốc độc cho chết. Nàng đem chiếc giá gương bằng san hô làm lễ ra mắt, lời lẽ cực mềm mỏng. Vương phi rất vui lòng, sai giáp mặt Chúa Ba, chúa cũng ưng ý, đính ước làm chị em, rồi sai người vào ngục dụ dỗ chàng nữa. Chàng nhắn bảo vợ: “Con nhà vương hầu, không nên kể trước sau mà bàn chuyện lớn bé được”.
Vợ không nghe, cứ việc sắm lễ vật, đưa nộp vương phủ. Số người mang đội lễ có hàng ngàn, nhiều thứ châu báu quý ngọc lạ, nhà vương không biết tên gì. Vương mừng thả chàng về làm lễ cưới với chúa. Hôm chúa về nhà chồng, cũng đem gương báu cùng về.
Một đêm chàng nằm một mình, mộng thấy Bát vương nghênh ngang đi vào nói:
- Món đồ tôi tặng năm xưa, giờ nên trả lại. Mang nó trong mình lâu quá tổn hao tâm quyết và haị mạng nữa.
Chàng xin vâng, muốn cầm giữ Bát vương ở lại uống rượu chơi, nhưng Bát vương từ chối:
- Thôi, rượu thì tôi xin kiếu. Từ lúc nghe lời ông khuyên can, tôi bỏ dứt hơi men, được ba năm rồi.
Đoạn há miệng cắn vào tay chàng. Đau quá chàng tỉnh dậy, xem cục thịt nổi đã tiêu mất rồi. Từ đó y như người bình thường.
ĐÀO TRINH NHẤT dịch
Lâm Thao Phùng sinh, tên thật là gì, người thuật chuyện không nhớ, chỉ biết chàng vốn dòng dõi thế gia nay đã sa sút rồi. Có người chài lưới thiếu nợ chàng mà không trả nổi, hễ lần nào bắt ba ba cùng loài cua đinh cũng đem biếu chàng. Có lần biếu con ba ba cực to, trán có đốm trắng, chàng thấy hình dạng lạ lùng, liền thả ra sông.
Sau đó có dịp đi thăm con rể trở về đến bờ sông Hoàng Hà trời đã chạng vạng, thấy một người say rượu, hai ba tiểu đồng theo sau, ngất ngưởng đi từ đầu kia tới, giáp mặt chàng hỏi chàng là ai đi đâu vậy? Chàng trả lời là kẻ đi đường. Người say giận nói:
- Chàng có tên họ gì, sao lại nói cụt ngủn là kẻ đi đường? Đường xa trời tối, chàng sốt ruột đi về, cho nên chẳng buồn trả lời, cứ phăng phăng đi qua. Người say càng giận, nắm chặt lấy áo chàng không cho đi, mùi rượu xông lên sặc sụa. Chàng rất khó chịu mà cố sức gỡ mình ra không được bèn nói xẵng:
- Nhà ngươi tên chi?
Người say đáp giọng lè nhè:
- Ta là Lệnh Doãn cũ ở Nam Đô. Mà chú hỏi làm chi.
Chàng nói:
- Thế gian có thứ Lệnh Doãn như vậy, thật là chửi thiên hạ. Ấy, may là Lệnh doãn cũ, phải là Lệnh doãn mới, dễ thường phải giết hết người ta chăng?
Người say giận lắm, toan giở võ ra với chàng. Chàng dõng dạc nói:
- Ta đây là Phùng mỗ, không chịu anh đánh đâu.
Nguời say nghe nói, liền đổi giận làm vui, cúi mọp xuống lạy mà nói:
- Ngài là ân nhân của tôi, vừa rồi đường đột, xin đừng chấp trách.
Đoạn, trỗi dậy bảo tiểu đồng đi mau về nhà trước dọn rượu. Chàng từ chối không được, nắm tay cùng đi vài dặm, đến một xóm nhỏ. Vào trong thì nhà cửa sang trọng, như phủ đệ qúy nhân. Sau khi thấy chủ nhân đã tỉnh rượu, chàng mới hỏi thăm tên họ là gì. Chủ nhân nói:
- Thú thật với ông xin ông chớ kinh hãi. Tôi là bát Đại Vương ở sông Thao đây. Mới đây, Thanh Đồng ở Sơn Tây mời đi uống rượu trở về có hơi quá say, nên mới xúc phạm tôn nhan, nghĩ rất hổ thẹn.
Chàng biết là yêu quái nhưng thấy tình ý niềm nở cho nên chẳng sợ hãi. Giây lát tiệc bày linh đình, mời chàng uống rượu nói chuyện. Bát vương uống cực hăng một hơi đã cạn luôn mấy ly lớn. Chàng sợ hắn lại say, sinh sự rắc rối như hồi nãy, bèn giã đò mình say đòi đi nằm. Bát vương hiểu ý, cười nói:
- Ông sợ tôi say quá hóa cuồng chăng? Xin ông chớ lo. Phàm người say nói xằng làm bậy, mà bảo rằng qua sáng mà tỉnh rượu, không còn nhớ gì việc mình là, ấy là nói dối, nhưng đối với người trưởng giả như ngài, thật không dám làm điều vô hạnh. Tại sao ngài cự tuyệt tôi như thế?
Chàng nể lòng, lại ngồi xuống, nghiêm sắc mặt can gián:
- Ông đã tự biết mình lầm lỗi, sao không sử đổi đi?
Bát vương đáp:
- Lão phu hồi làm Lệnh Doãn, say sưa be bét còn quá ngày nay. Từ ngày chọc giận Thượng đế, bị đày ở cù lao, cố chừa thói cũ, được hơn mười năm. Nay nghĩ mình già yếu sắp sửa vào hòm, mà tấm thân còn vất vả chẳng được vẫy vùng, cho nên thói cũ lại muốn trở lại mà không tự biết đó thô. Nay được ngày khuyên bảo, tôi xin vâng lời.
Còn đang nói chuyện, thì nghe thấy tiếng chuông chùa xa đã gõ. Bát vương đứng dậy cầm tay chàng nói:
- Tôi cùng ngài tụ họp không được lâu, vậy có một vật báu, xin tặng ngài để báo đáp ơn xưa. Vật này chẳng nên mang lâu. chừng được như nguyện rồi, xin trả lại cho tôi.
Nói đoạn, khạc trong miệng ra một hình nhân bé tí hon, độ chừng một tấc, rồi móng tay nọn rạch cánh tay chàng đau như xé ruột, vội vàng đặt hình nhân lên trên mà đè thật mạnh. Khi buông tay thì hình nhân đã lọt vào da thịt, mà dấu móng tay còn rành rành. Chàng sợ hãi cuống quít, Bát vương cười mà không đáp, chỉ nói rằng:
- Ngài nên đi thôi.
Đoạn tiễn chân chàng ra cửa. Bát vương trở lại.
Chàng ngoảnh lại, xóm làng nhà cửa đều biến mất, duy một con ba ba đang bò xuống sông, chàng sửng sốt giây lâu tự nghĩ vật báu mới cho tất là ngọc ba ba.
Từ đó cặp mắt cực sáng; phàm chỗ nào có châu báu, dù ở suối vàng cũng trông thấy. Ngay đến vật gì thuở nay không từng biết bao giờ cũng ứng khẩu nói ra đích danh. Nhờ vậy mà đào lên được mấy trăm bạc chôn giấu ngay trong buồng ngủ, thành ra sự ăn tiêu hơi phóng túc.
Sau có người bán ngôi nhà cũ, chàng dòm thấy tiền bạc chôn giấu nhiều lắm, bèn mua giá đắt để làm nhà ở. Dần dà giàu có ngang bậc vương hầu, phàm loại ngọc quý trong thiên hạ, nhà chàng sưu tập tích súc đủ cả.
Trong số đó có một tấm gương, sau lưng chạm trỏ hình chim phượng và bà Tương Phi, bề mặt chiếu sáng tới ngót một dặm, rõ ràng từ mảy tóc sợi lông, có thể đếm được.
Nhất là mỹ nhân nào soi gương này, tức thời hình dạng in vào gương, chùi lau cách gì cũng không mất được. Nếu người đó thay quần áo khác mà soi lại, hoặc một mỹ nhân khác soi thì hình ảnh in trước mới được mất đi.
Lúc bấy giờ, bà chúa Ba, con gái Túc vương ( tức là Túc Trang Vương), hoàng tử thứ mười bốn của Thái tổ nhà Minh nhan sắc tuyệt đẹp, chàng vẫn nghe danh mộ tiếng. Nhân dịp bà chúa đi chơi núi Không Động, chàng đi trước, lén núp trong hang, rình khi chúa ở trên kiệu bước xuống, lấy gương ra thu hình ảnh rồi mang về.
Chàng về, đặt gương trên bàn, nhìn kỹ, thấy mỹ nhân ơ trong, tay cầm khăn, miệng mỉm cười và mấp máy muốn nói, làn sóng mắt cũng long lanh muốn động, chàng mừng quá giấu kỹ một nơi.
Hơn một năm, vợ ngồi lê đôi mách, nói lộ chuyện ấy ra, lọt đến tai Túc phủ.
Túc vương cả giận, bắt giam chàng lại, đòi lấy tấm gương và định đem đi chém. Chàng hối lộ rất nhiều cho một vị thân tín trong phủ, nhờ băn tin với Túc vương rằng:
- Nếu vương tha thì của gì báu nhất trên đời, muốn có cũng dễ. Bằng không, tôi chỉ chết là cùng, sự đó lại chẳng ích lợi gì cho vương.
Túc vương muốn tịch thu gia sản và đày chàng đi xa. Chúa Ba nói:
- Hắn đã dòm con rồi, dù hắn chết mười phần, cũng không gội rửa cái nhơ bẩn này, chi bằng gả con cho hắn là hơn.
Vương không nghe. Chúa đóng cửa không chịu ăn. Vương phi lo quá, hết sức nói với vương, bấy giờ vương mới chịu thả chàng ra khỏi ngục, lại sai người thân ngỏ ý với chàng. Chàng từ chối:
- Vợ tôi lấy từ thuở hàn vì, nghĩa không sao bỏ đặng. Tôi thà chết, chứ không dám phụng mạng. Nếu vương cho tôi chuộc tội thì hết nhà hết cửa cũng cam.
Vương giận lắm, lại bắt chàng giam ngục.
Bà vương phi vời vợ chàng vào trong cung, toan đánh thuốc độc cho chết. Nàng đem chiếc giá gương bằng san hô làm lễ ra mắt, lời lẽ cực mềm mỏng. Vương phi rất vui lòng, sai giáp mặt Chúa Ba, chúa cũng ưng ý, đính ước làm chị em, rồi sai người vào ngục dụ dỗ chàng nữa. Chàng nhắn bảo vợ: “Con nhà vương hầu, không nên kể trước sau mà bàn chuyện lớn bé được”.
Vợ không nghe, cứ việc sắm lễ vật, đưa nộp vương phủ. Số người mang đội lễ có hàng ngàn, nhiều thứ châu báu quý ngọc lạ, nhà vương không biết tên gì. Vương mừng thả chàng về làm lễ cưới với chúa. Hôm chúa về nhà chồng, cũng đem gương báu cùng về.
Một đêm chàng nằm một mình, mộng thấy Bát vương nghênh ngang đi vào nói:
- Món đồ tôi tặng năm xưa, giờ nên trả lại. Mang nó trong mình lâu quá tổn hao tâm quyết và haị mạng nữa.
Chàng xin vâng, muốn cầm giữ Bát vương ở lại uống rượu chơi, nhưng Bát vương từ chối:
- Thôi, rượu thì tôi xin kiếu. Từ lúc nghe lời ông khuyên can, tôi bỏ dứt hơi men, được ba năm rồi.
Đoạn há miệng cắn vào tay chàng. Đau quá chàng tỉnh dậy, xem cục thịt nổi đã tiêu mất rồi. Từ đó y như người bình thường.
ĐÀO TRINH NHẤT dịch
Danh sách chương