Mộng lang
Ông họ Bạch người Trực Lệ, có con trai lớn là Giáp, mới ra làm quan ở phương Nam, ba năm không có tin tức. Chợt có một người họ Đinh có họ hàng dây mơ rễ má đến thăm, ông giữ ở lại. Đinh vốn làm phụ đồng thiếp(1). Trong lúc chuyện trò, ông bèn hỏi chuyện âm phủ, Đinh trả lờicó nói đến những điều huyễn hoặc, ông không tin lắm nhưng cũng chỉ cười ruồi.
Chia tay được mấy ngày, ông vừa nằm nghỉ, thấy Đinh lại đến, mời ông cùng đi chơi. Ông đi theo, vào một tòa thành. Lát sau, Đinh trỏ một cái cửa bảo:
- Cháu ông ở trong ấy đấy.
Bấy giờ ông có người cháu con chị gái, đang làm quan huyện đất Tấn, bèn ngạc nhiên hỏi:
- Sao nó ở đây được? Đinh đáp:
- Không tin, cứ vào sẽ biết.
Ông vào, quả nhiên thấy cháu, mũ điêu thiền, áo trãi tú (2) ngồi trên công đường, cờ kích dàn hàng, không ai vào lọt. Đinh kéo ông ra bảo:
- Còn nha môn của công tử cũng cách đây không xa, ông có muốn đến xem không?
Ông bằng lòng. Lát sau đến một tòa nhà, Đinh bảo:
- Ông vào đi!
Nhòm qua cửa thấy một con sói to tướng chắn giữa lối, ông sợ quá không dám bước tới. Đinh giục:
- Ông cứ vào đi!
Lại vào một cửa nữa thấy trên nhà dưới nhà, con nằm con ngồi đều là sói cả.Nhìn đến thềm, xương trắng chất cao như núi, ông lại càng sợ. Đinh phải lấy mình che cho ông mà đi vào.
Công tử Giáp vừa từ nhà trong ra, thấy cha và Đinh mừng lắm. Ngồi một lát, Giáp gọi người hầu sửa soạn cơm rượu. Bỗng một con sói ngoạm xác người chết đem vào. Ông run rẩy đứng dậy hỏi:
- Để làm gì?
Giáp đáp:
- Để đưa xuống nhà bếp.
Ông vội ngăn lại, lòng hoảng hốt không yên, cáo từ định đi ra nhưng đàn sói đã cản đường. Đang lúc tiến lui chưa quyết bỗng thấy lũ sói tán loạn chạy trốn, con chui gầm giường, con rút gầm ghế, ông kinh ngạc không hiểu vì sao. Giây lát có hai lực sĩ dũng mãnh mặc giáp vàng trợn mắt bước vào, rút dây thừng đem ra trói Giáp. Giáp ngã xuống đất hóa thành hổ, răng nhe tua tủa. Một người rút kiếm sắt toan chặt đầu, người kia ngăn:
- Hãy khoan, hãy khoan! Đấy là việc của tháng tư năm sau, chi bằng hãy tạm bẻ răng nó đã.
Bèn rút cây chùy sắt thật lớn ra đập vào răng, răng rơi rụng xuống đất. Hổ rống lên vang động núi non. Ông thất kinh, sực tỉnh, mới biết là mộng. Trong lòng lấy làm lạ, cho người mời Đinh, Đinh từ chối không đến. Ông ghi lại giấc mộng sai con trai thứ mang đưa cho Giáp, trong thư răn đe thống thiết. Người em tới nơi, thấy răng cửa của anh gãy hết, kinh hãi hỏi anh, thì ra bị gãy vì ngã ngựa trong cơn say rượu. Hỏi kỹ thời gian thì đúng vào ngày cha nằm mộng thì càng hãi, đưa thư của cha cho xem. Giáp xem thư tái mặt, lát sau nói:
- Đấy là ảo mộng, ngẫu nhiên phù hợp, có gì đáng lạ.
Khi ấy Giáp đang hối lộ các quan trên để được tiến cử trước, cho nên không để ý đến giấc mộng gỡ của cha. Người em ở chơi mấy ngày, thấy bọn nha lại sâu mọt đầy công đường, người nộp của đút và người xin hộ đến nửa đêm vẫn không ngớt, bèn rớt nước mắt can ngăn anh. Giáp đáp:
- Em hàng ngày ở chốn nhà tranh cho nên không biết điều quan yếu của đường làm quan. Quyền thăng hay truất ở quan trên chứ không do trăm họ. Quan trên hài lòng là quan tốt. Thương yêu trăm họ thì làm sao cho quan trên vui lòng được?
Người em biết không thể can ngăn được nên về thuật lại với cha. Ông Bạch nghe xong khóc rống lên, không biết làm thế nào, chỉ còn biết bỏ của ra giúp người nghèo, hàng ngày cầu khấn thần kinh, chỉ xin nếu báo oán đứa nghịch tử thì đừng để lụy đến vợ con.
Năm sau có tin báo Giáp được tiến cử về bộ Lại, người mừng đến chật cổng. Ông chỉ khóc tức tưởi, phục xuống gối thác bệnh không ra. Chẳng bao lâu nghe tin con trai trên đường về gặp cướp, tớ thầy đều chết. Ông trở dậy bảo người nhà:
- Cơn giận của quỷ thần chỉ tới một mình nó, còn sự phù hộ cho nhà ta không phải không sâu nặng vậy.
Nhân đó ông thắp hương lễ tạ. Người đến hỏi thăm đều cho rằng đó là lời đồn đại sai ngoa ngoài đường sá, chỉ có ông tin chắc không chút nghi ngờ, định ngày bói nơi chôn cất.
Nhưng Giáp vốn chưa chết. Trước đó, khoảng tháng tư, Giáp thôi chức cũ, vừa ra khỏi điạ phận liền gặp cướp, Giáp dốc hết hành trang nộp cho chúng. Bọn cướp bảo:
- Chúng tao đến đây để hả nỗi oan phẫn cho dân cả ấp, đâu chỉ vì những thứ này.
Nói rồi chém đầu Giáp, xong, hỏi người hầu:
- Tư Đại Thành là đứa nào:
- Tư vốn là tay chân tâm phúc của Giáp, giúp Kiệt làm điều bạo ngược. Gia nhân đều chỉ vào hắn, cướp cũng giết chết nốt. Lại thêm bốn tên nha dịch sâu mọt là tay sai vơ vét cho Giáp, được Giáp đưa về kinh, đều bị lôi ra chém chết. Bấy giờ bọn cướp mới chia của bỏ vào túi, phóng ngựa bỏ đi.
Hồn Giáp phục ở bên đường, thấy một quan tể đi qua hỏi:
- Người bị giết là ai thế nhỉ?
Toán quân đi trước đáp:
- Đó là tri huyện họ Bạch ở huyện nọ đấy?
Quan tể bảo:
- Hắn là con trai ông họ Bạch, không nên để cho ông lão đến sau phải nhìn thấy cảnh thảm khốc này. Nên chắp đầu lại cho hắn.
Lập tức có một người nhặt đầu đặt vào cổ rồi nói:
- Kẻ gian tà không nên để đầu ngay ngắn, nên cho vai đỡ lấy cằm (3) là được.
Nói rồi trẩy đi. Lát sau Giáp sống lại. Vợ con đến nhặt xác thấy còn thoi thóp, bèn chở về, từ từ cho uống, cũng uống được, nhưng đành sống gửi nơi quán trọ vì nghèo quá không thể về được. Khoảng nửa năm sau, ông mới biết tin đích xác, sai con thứ đến đưa về.
Giáp tuy sống lại nhưng mắt tự nhìn được lưng mình, không còn ra vẻ con người được mấy nỗi. Còn con trai người chị thì nhờ được tiếng trị dân giỏi, năm đó được thăng ngự sử. Tất cả đều hệt như trong giấc mộng.
Dị sử thị bàn rằng:
Ta trộm than rằng: trong thiên hạ, quan là cọp mà nha môn lại là sói, đâu cũng thế cả. Cho dẫu quan chưa là cọp thì nha lại cũng sẽ là sói; huống chi lại có chính lệnh khắc nghiệt còn dữ hơn cả cọp (4) nữa kia! Điều người ta lo là không thể tự mình quay nhìn lại phía sau; cho sống lại mà lại còn làm cho chính mình nhìn thấy được đằng sau, bài học của quỷ thàn mới sâu xa tinh tế biết bao!
NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch
Chú thích
(1) phụ đồng thiếp: một thuật mê tín cho là có thể đưa hồn người sống xuống thăm âm phủ.
(2) mũ điêu thiền: mũ vẽ hoa văn hình ve tượng trưng cho thanh cao trong sạch và cắm đuôi điêu tượng trưng cho sức mạnh bên trong mà bên ngoài ôn hòa.
Áo trãi tú: áo thêu hình con thú một sừng gọi là giải trãi, biết phân biệt ngay gian. Cả hai loại mũ áo trên là trang phục của quan ngự sử.
(3) nên cho vai đỡ lấy cằm: bản gốc là “cổ” không hợp lắm. Chúng tôi dựa vào một bản khác.
(4) Lời Khổng Tử trong thiên “Đàn cung” sách Lễ ký: “Chính sách hà khắc còn dữ hơn cọp”.
hết: Mộng Thấy Chó Sói, xem tiếp: CÔ TIÊM
Ông họ Bạch người Trực Lệ, có con trai lớn là Giáp, mới ra làm quan ở phương Nam, ba năm không có tin tức. Chợt có một người họ Đinh có họ hàng dây mơ rễ má đến thăm, ông giữ ở lại. Đinh vốn làm phụ đồng thiếp(1). Trong lúc chuyện trò, ông bèn hỏi chuyện âm phủ, Đinh trả lờicó nói đến những điều huyễn hoặc, ông không tin lắm nhưng cũng chỉ cười ruồi.
Chia tay được mấy ngày, ông vừa nằm nghỉ, thấy Đinh lại đến, mời ông cùng đi chơi. Ông đi theo, vào một tòa thành. Lát sau, Đinh trỏ một cái cửa bảo:
- Cháu ông ở trong ấy đấy.
Bấy giờ ông có người cháu con chị gái, đang làm quan huyện đất Tấn, bèn ngạc nhiên hỏi:
- Sao nó ở đây được? Đinh đáp:
- Không tin, cứ vào sẽ biết.
Ông vào, quả nhiên thấy cháu, mũ điêu thiền, áo trãi tú (2) ngồi trên công đường, cờ kích dàn hàng, không ai vào lọt. Đinh kéo ông ra bảo:
- Còn nha môn của công tử cũng cách đây không xa, ông có muốn đến xem không?
Ông bằng lòng. Lát sau đến một tòa nhà, Đinh bảo:
- Ông vào đi!
Nhòm qua cửa thấy một con sói to tướng chắn giữa lối, ông sợ quá không dám bước tới. Đinh giục:
- Ông cứ vào đi!
Lại vào một cửa nữa thấy trên nhà dưới nhà, con nằm con ngồi đều là sói cả.Nhìn đến thềm, xương trắng chất cao như núi, ông lại càng sợ. Đinh phải lấy mình che cho ông mà đi vào.
Công tử Giáp vừa từ nhà trong ra, thấy cha và Đinh mừng lắm. Ngồi một lát, Giáp gọi người hầu sửa soạn cơm rượu. Bỗng một con sói ngoạm xác người chết đem vào. Ông run rẩy đứng dậy hỏi:
- Để làm gì?
Giáp đáp:
- Để đưa xuống nhà bếp.
Ông vội ngăn lại, lòng hoảng hốt không yên, cáo từ định đi ra nhưng đàn sói đã cản đường. Đang lúc tiến lui chưa quyết bỗng thấy lũ sói tán loạn chạy trốn, con chui gầm giường, con rút gầm ghế, ông kinh ngạc không hiểu vì sao. Giây lát có hai lực sĩ dũng mãnh mặc giáp vàng trợn mắt bước vào, rút dây thừng đem ra trói Giáp. Giáp ngã xuống đất hóa thành hổ, răng nhe tua tủa. Một người rút kiếm sắt toan chặt đầu, người kia ngăn:
- Hãy khoan, hãy khoan! Đấy là việc của tháng tư năm sau, chi bằng hãy tạm bẻ răng nó đã.
Bèn rút cây chùy sắt thật lớn ra đập vào răng, răng rơi rụng xuống đất. Hổ rống lên vang động núi non. Ông thất kinh, sực tỉnh, mới biết là mộng. Trong lòng lấy làm lạ, cho người mời Đinh, Đinh từ chối không đến. Ông ghi lại giấc mộng sai con trai thứ mang đưa cho Giáp, trong thư răn đe thống thiết. Người em tới nơi, thấy răng cửa của anh gãy hết, kinh hãi hỏi anh, thì ra bị gãy vì ngã ngựa trong cơn say rượu. Hỏi kỹ thời gian thì đúng vào ngày cha nằm mộng thì càng hãi, đưa thư của cha cho xem. Giáp xem thư tái mặt, lát sau nói:
- Đấy là ảo mộng, ngẫu nhiên phù hợp, có gì đáng lạ.
Khi ấy Giáp đang hối lộ các quan trên để được tiến cử trước, cho nên không để ý đến giấc mộng gỡ của cha. Người em ở chơi mấy ngày, thấy bọn nha lại sâu mọt đầy công đường, người nộp của đút và người xin hộ đến nửa đêm vẫn không ngớt, bèn rớt nước mắt can ngăn anh. Giáp đáp:
- Em hàng ngày ở chốn nhà tranh cho nên không biết điều quan yếu của đường làm quan. Quyền thăng hay truất ở quan trên chứ không do trăm họ. Quan trên hài lòng là quan tốt. Thương yêu trăm họ thì làm sao cho quan trên vui lòng được?
Người em biết không thể can ngăn được nên về thuật lại với cha. Ông Bạch nghe xong khóc rống lên, không biết làm thế nào, chỉ còn biết bỏ của ra giúp người nghèo, hàng ngày cầu khấn thần kinh, chỉ xin nếu báo oán đứa nghịch tử thì đừng để lụy đến vợ con.
Năm sau có tin báo Giáp được tiến cử về bộ Lại, người mừng đến chật cổng. Ông chỉ khóc tức tưởi, phục xuống gối thác bệnh không ra. Chẳng bao lâu nghe tin con trai trên đường về gặp cướp, tớ thầy đều chết. Ông trở dậy bảo người nhà:
- Cơn giận của quỷ thần chỉ tới một mình nó, còn sự phù hộ cho nhà ta không phải không sâu nặng vậy.
Nhân đó ông thắp hương lễ tạ. Người đến hỏi thăm đều cho rằng đó là lời đồn đại sai ngoa ngoài đường sá, chỉ có ông tin chắc không chút nghi ngờ, định ngày bói nơi chôn cất.
Nhưng Giáp vốn chưa chết. Trước đó, khoảng tháng tư, Giáp thôi chức cũ, vừa ra khỏi điạ phận liền gặp cướp, Giáp dốc hết hành trang nộp cho chúng. Bọn cướp bảo:
- Chúng tao đến đây để hả nỗi oan phẫn cho dân cả ấp, đâu chỉ vì những thứ này.
Nói rồi chém đầu Giáp, xong, hỏi người hầu:
- Tư Đại Thành là đứa nào:
- Tư vốn là tay chân tâm phúc của Giáp, giúp Kiệt làm điều bạo ngược. Gia nhân đều chỉ vào hắn, cướp cũng giết chết nốt. Lại thêm bốn tên nha dịch sâu mọt là tay sai vơ vét cho Giáp, được Giáp đưa về kinh, đều bị lôi ra chém chết. Bấy giờ bọn cướp mới chia của bỏ vào túi, phóng ngựa bỏ đi.
Hồn Giáp phục ở bên đường, thấy một quan tể đi qua hỏi:
- Người bị giết là ai thế nhỉ?
Toán quân đi trước đáp:
- Đó là tri huyện họ Bạch ở huyện nọ đấy?
Quan tể bảo:
- Hắn là con trai ông họ Bạch, không nên để cho ông lão đến sau phải nhìn thấy cảnh thảm khốc này. Nên chắp đầu lại cho hắn.
Lập tức có một người nhặt đầu đặt vào cổ rồi nói:
- Kẻ gian tà không nên để đầu ngay ngắn, nên cho vai đỡ lấy cằm (3) là được.
Nói rồi trẩy đi. Lát sau Giáp sống lại. Vợ con đến nhặt xác thấy còn thoi thóp, bèn chở về, từ từ cho uống, cũng uống được, nhưng đành sống gửi nơi quán trọ vì nghèo quá không thể về được. Khoảng nửa năm sau, ông mới biết tin đích xác, sai con thứ đến đưa về.
Giáp tuy sống lại nhưng mắt tự nhìn được lưng mình, không còn ra vẻ con người được mấy nỗi. Còn con trai người chị thì nhờ được tiếng trị dân giỏi, năm đó được thăng ngự sử. Tất cả đều hệt như trong giấc mộng.
Dị sử thị bàn rằng:
Ta trộm than rằng: trong thiên hạ, quan là cọp mà nha môn lại là sói, đâu cũng thế cả. Cho dẫu quan chưa là cọp thì nha lại cũng sẽ là sói; huống chi lại có chính lệnh khắc nghiệt còn dữ hơn cả cọp (4) nữa kia! Điều người ta lo là không thể tự mình quay nhìn lại phía sau; cho sống lại mà lại còn làm cho chính mình nhìn thấy được đằng sau, bài học của quỷ thàn mới sâu xa tinh tế biết bao!
NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch
Chú thích
(1) phụ đồng thiếp: một thuật mê tín cho là có thể đưa hồn người sống xuống thăm âm phủ.
(2) mũ điêu thiền: mũ vẽ hoa văn hình ve tượng trưng cho thanh cao trong sạch và cắm đuôi điêu tượng trưng cho sức mạnh bên trong mà bên ngoài ôn hòa.
Áo trãi tú: áo thêu hình con thú một sừng gọi là giải trãi, biết phân biệt ngay gian. Cả hai loại mũ áo trên là trang phục của quan ngự sử.
(3) nên cho vai đỡ lấy cằm: bản gốc là “cổ” không hợp lắm. Chúng tôi dựa vào một bản khác.
(4) Lời Khổng Tử trong thiên “Đàn cung” sách Lễ ký: “Chính sách hà khắc còn dữ hơn cọp”.
hết: Mộng Thấy Chó Sói, xem tiếp: CÔ TIÊM
Danh sách chương