Sư môn phong nghĩa cảm bình sinh
Hiếu học lân tài lưỡng dụng tình
Tự thị tư văn đồng cốt nhục
Báo ân nguyên bất vấn u minh
Huyện Thuận Thiên, tỉnh Hà Bắc, có núi Nùng Sơn. Trên núi, có chùa Chánh Ðô. Trong huyện, có thương gia họ Trần, rất giàu có, mở một cửa tiệm lớn ở chợ huyện. Trần ông góa vợ, có một trai tên Quân, đậu cử nhân. Trần Quân thuật chuyện:
Trước kia, nhà sư trụ trì chùa Chánh Ðô mở lớp dạy học, thu học phí vào cuối tháng. Dân chúng trong vùng cho con lên theo học rất đông. Trần ông cũng cho con lên theo học. Trong đám học trò có một nho sinh vừa giỏi lại vừa chăm, được nhà sư cho cư ngụ ngay trong chùa. Trần Quân ưa thích nho sinh ấy lắm, muốn được kết bạn. Một hôm, Trần Quân tới gần làm quen, nói:"Ðệ họ Trần. Huynh họ chi?" Nho sinh đáp:"Ðệ họ Chử" Hỏi: "Phải chăng quê huynh cũng ở vùng này?" Ðáp:"Chẳng phải! Quê đệ ở huyện Ðông Sơn, tỉnh Triết Giang!" Vì hợp tính nhau, chẳng bao lâu, hai người trở thành bạn thân.
Cuối năm, học trò ở xa đều xin phép về quê ăn Tết, duy có Chử sinh là không xin về. Trần Quân ngạc nhiên, hỏi:"Sao huynh không xin phép về quê ăn Tết?" Chử sinh đáp:"Ðường thì xa mà nhà thì nghèo, đệ không có tiền về, phải ở lại đây đi làm để kiếm tiền trả học phí!" Hỏi:"Huynh có hay học khuya không?" Ðáp:"Có! Ðêm nào đệ cũng thức khuya để học cho khỏi uổng học phí vì kiếm tiền vất vả lắm! Thời gian đệ học trong hai ngày có thể nói là bằng thời gian các bạn đồng môn học trong ba ngày!" Trần Quân cảm phục lắm, nói:"Ðệ muốn về xin phép gia nghiêm cho lên đây ở chung với huynh để học, huynh có chịu không?" Chử sinh lắc đầu, can:"Không nên! Nhà sư chùa này văn chương dở lắm, chẳng đáng làm thày mình lâu đâu. Ở Triết Giang, vùng quê đệ, có vị túc nho, văn chương giỏi lắm, đáng làm thày mình. Tiên sinh sang vùng này kinh doanh song vì còn thiếu vốn nên tạm thời phải mở lớp dạy học ở cửa Phụ Thành, nhận học trò nội trú. Hết tháng này, đệ sẽ xin thôi học ở đây để sang đó xin theo học. Huynh cũng nên sang đó mà xin theo học!" Hỏi:"Ai thế?" Ðáp:"Lã tiên sinh!" Trần Quân bèn về xin cha cho mình tới nội trú ở nhà Lã tiên sinh. Trần ông chấp thuận.
Cuối tháng, hai người trang trải xong học phí cho nhà sư rồi rủ nhau tới nhà Lã tiên sinh, xin nội trú để theo học. Tiên sinh nhận lời, cho hai người ở chung một phòng. Hai người bèn dọn tới ở nhà thày, ban ngày cùng học một bàn, ban đêm cùng nằm một giường. Chử sinh học rất thông minh, lướt mắt đọc một lần là nhớ, lắng tai nghe một lượt là thông nên được thày rất nể trọng.
Tháng sau, một hôm Chử sinh xin thày cho mình về quê thăm nhà ít bữa. Trần Quân lấy làm lạ vì thấy trước kia, khi còn ở chùa, chẳng bao giờ Chử sinh xin về quê thăm nhà, mà bây giờ mới tới đây học được có một tháng đã xin về. Mười ngày sau, thấy Chử sinh chưa trở lại nhà thày, Trần Quân càng lấy làm lạ.
Hôm sau, Trần Quân có việc phải lên chùa Thiên Ninh. Tình cờ nhìn thấy Chử sinh đang ngồi làm diêm ở hành lang chùa, Trần Quân kinh ngạc, vội chạy tới hỏi: "Sao huynh lại nghỉ học?" Thấy bạn tới, Chử sinh tỏ vẻ ngượng ngùng, đứng dậy nắm tay bạn, nhìn thẳng vào mắt hồi lâu, rồi buồn bã đáp:"Ðệ nghèo lắm, cuối tháng chẳng có học phí nạp thày nên phải tới đây làm diêm để kiếm tiền nạp. Nạp xong, đệ mới xin theo học tiếp!" Trần Quân cảm khái, suy nghĩ hồi lâu, rồi nói:"Huynh hãy trở lại nhà thày học đi! Ðệ sẽ nạp học phí cho!" Chử sinh lắc đầu, hỏi:"Huynh lấy tiền ở đâu ra mà nạp cho đệ?" Trần Quân đáp:"Ðệ đã có cách, xin huynh chớ hỏi!" Chử sinh đứng suy nghĩ hồi lâu rồi thở dài, nói:"Nể lời huynh, đệ xin vâng!" Nói xong, thu dọn đồ nghề làm diêm, đem trả lại nhà chùa. Trên đường về nhà thày, Chử sinh dặn:"Xin huynh chớ tiết lộ chuyện đệ làm diêm với thày! Nếu thày có hỏi tại sao đệ về thăm nhà lâu thế thì huynh cứ nói giùm là đệ bận việc nhà!" Trần Quân gật đầu.
Hôm sau, Trần Quân về nhà, lấy trộm tiền của cha, đem tới nạp thày, nói là tiền của Chử sinh gửi nạp học phí. Thày tưởng thực nên nhận. Mấy hôm sau, Trần ông kiểm soát lại sổ sách thì thấy là mình bị mất tiền.
Tháng sau, Trần Quân về thăm nhà. Trần ông hỏi: "Mày có lấy trộm tiền của tao không?" Trần Quân thú thực:"Thưa có!" Hỏi:"Mày lấy để làm gì?" Ðáp:"Con lấy để giúp người bạn họ Chử nạp học phí!" Trần ông mắng: "Sao mày ngu thế?" rồi bắt Trần Quân phải xin nghỉ học.
Chử sinh biết chuyện, ngượng quá, cũng xin nghỉ học theo. Tiên sinh hỏi:"Sao lại xin nghỉ học?" Chử sinh đáp:"Con nghèo lắm, chẳng có học phí nạp thày nên Trần sinh phải lấy trộm tiền của thân phụ để nạp giùm con. Trần ông biết chuyện, bắt Trần sinh phải xin nghỉ học. Vì thế, con ngượng quá, cũng xin nghỉ theo!" Tiên sinh mắng:"Không có tiền, sao chẳng nói? Bây giờ cứ ở lại đây mà học, chẳng phải nạp tiền ăn, tiền ở, tiền học chi hết!" Chử sinh lặng im, chẳng đáp. Tiên sinh bèn trả lại học phí cho Chử sinh, sai đem hoàn lại Trần ông. Từ đó, tiên sinh coi Chử sinh như con ruột.
Trần Quân nhớ bạn, tới lớp học mời Chử sinh đi uống rượu. Chử sinh từ chối. Trần Quân cứ cố mời. Chử sinh vẫn từ chối. Trần Quân rơm rớm nước mắt, hỏi: "Huynh muốn tuyệt tình bạn hay sao?" Chử sinh thở dài, đáp:"Chẳng phải thế, song đi một lần thì thành lệ, mà thành lệ thì tốn tiền của huynh! Nếu huynh hứa rằng vài ba tháng mới tới rủ một lần thì đệ xin vâng!" Trần Quân gật đầu rồi mời đi. Chử sinh đành chiều bạn. Từ đó, cứ hai tháng một lần, Trần Quân lại tới lớp học mời Chử sinh đi uống rượu.
Hai năm sau, Trần ông mất. Trần Quân được thừa hưởng gia sản lớn của cha. Làm tang lễ cho cha xong, Trần Quân tới nhà tiên sinh xin theo học lại. Tiên sinh hỏi:"Có gia sản lớn, còn xin theo học làm chi?" Ðáp:"Xin theo học để biết thêm nghĩa lý" Tiên sinh bèn cho theo học. Tuy nhiên, vì bỏ học đã hai năm nên so với Chử sinh, chữ nghĩa văn chương của Trần Quân thua sút lắm.
Nửa năm sau, thân mẫu tiên sinh mất ở Triết Giang. Trưởng nam tiên sinh là Lã Huỳnh bèn lên đường tới Hà Bắc rước cha về quê làm tang lễ cho bà nội. Vì nghèo quá, Lã Huỳnh phải đi ăn xin ở dọc đường để tìm tới lớp học của cha. Ðược tin thân mẫu thày mất, học trò bảo nhau góp tiền phúng điếu và biếu thày lộ phí về quê. Trần Quân góp nhiều gấp đôi. Chử sinh không có tiền góp, cứ rơm rớm nước mắt, thở dài. Trần Quân an ủi:"Ðệ đã góp cả phần của huynh rồi!" Trước khi từ biệt đám học trò, tiên sinh gọi riêng Trần Quân ra một nơi mà bảo: "Học thày chẳng tày học bạn. Mời Chử sinh về nhà mà học!" Trần Quân đáp:"Xin vâng" Tiên sinh đi rồi, Trần Quân liền mời Chử sinh về nhà mình ở, dạy mình học. Chử sinh ưng thuận. Chẳng bao lâu, Trần Quân được nhận vào học ở trường huyện.
Năm sau, triều đình mở khoa thi hương ở Hà Bắc từ ngày 10 đến ngày 15 tháng 8. Trần Quân rủ Chử sinh: "Ta cùng đi thi, huynh nghĩ thế nào?" Chử sinh đáp:"Ðệ chẳng cầu công danh thì đi thi để làm chi?" Trần Quân nói:"Văn chương của đệ kém lắm! Ði thi một mình, không người giúp đỡ, khó lòng mà đậu!" Chử sinh nói:"Nếu thế thì để đệ đi thi giùm cho!" Trần Quân nói:"Làm sao mà đi thi giùm được? Quan trường mà biết thì cả hai cùng bị ngồi tù!" Chử sinh nói:"Chẳng sao đâu! Ðệ đã có cách!" Trần Quân hỏi:"Cách nào?" Chử sinh lắc đầu, đáp:"Xin đừng hỏi! Cứ để từ từ rồi sẽ rõ!"
Sáng ngày 10 tháng 8, Chử sinh dậy sớm, ra khỏi nhà. Lát sau, trở về, dắt theo một khách lạ, giới thiệu với Trần Quân:"Ðây là Lưu ca, húy Thiên Nhược, biểu huynh của đệ, nhà cũng ở gần đây! Hôm nay, đệ đi thi giùm huynh nên đến nhờ Lưu ca tới đây dắt huynh về nhà Lưu ca chơi. Năm hôm nữa, khi trường thi đóng cửa, Lưu ca sẽ đưa huynh về. Huynh đừng có lo chi tới chuyện thi cử cả, cứ an tâm mà ở chơi với Lưu ca!" Trần Quân gật đầu rồi đi theo Thiên Nhược.
Hai người vừa bước ra khỏi cổng thì chợt Chử sinh tất tưởi chạy theo, gọi:"Trần huynh! Hãy chờ đệ dặn điều này!" Trần Quân vội đứng lại. Thiên Nhược cũng đứng lại theo. Chử sinh chạy tới nắm lấy ống tay áo của Trần Quân mà kéo lại, làm cho Trần Quân ngã chúi xuống đất. Thiên Nhược vội đỡ Trần Quân dậy rồi nói với Chử sinh: "Hiền đệ cứ về đi! Ðể ngu ca dặn lại Trần huynh cho!" Chử sinh bèn quay về. Trần Quân hỏi Thiên Nhược:"Chử huynh muốn dặn đệ điều chi?" Thiên Nhược chỉ mỉm cười, không đáp. Thấy thế, Trần Quân cũng thôi không hỏi nữa, tiếp tục đi theo Thiên Nhược.
Tới nhà Thiên Nhược, Trần Quân thấy trong nhà chỉ có một tiểu đồng chứ chẳng có đàn bà con gái. Thiên Nhược sai tiểu đồng đi dọn một phòng riêng cho Trần Quân rồi đi bày tiệc rượu. Sau khi yến ẩm, Thiên Nhược dắt Trần Quân đi ngoạn cảnh ở quanh vùng.
Hôm sau, trong lúc ngồi đàm đạo với Trần Quân, Thiên Nhược hỏi:"Ở gần đây có hoa viên nhà Lý hoàng thân đẹp nổi tiếng, huynh có biết không?" Trần Quân đáp:"Ðệ có nghe nói, song chưa tới bao giờ" Hỏi:"Có kỹ viện Mai Hoa cũng nổi tiếng lắm, huynh có biết không?" Ðáp:"Ðệ cũng nghe nói, song cũng chưa tới bao giờ! Tuy nhiên, đệ có quen với một kỹ nữ ở trong viện!" Hỏi:"Sao huynh chưa tới kỹ viện mà lại quen với kỹ nữ ở trong viện?" Ðáp:"Vì trước kia đệ được bạn bè giới thiệu rồi dẫn tới nhà riêng của kỹ nữ ấy để nghe ca hát và xướng họa" Hỏi:"Ai thế?" Ðáp:"Lý Át Vân!" Hỏi:"Huynh thấy Át Vân thế nào?" Ðáp:"Ðệ thấy Át Vân ca hát đã hay mà xướng họa lại giỏi, chẳng hổ danh là đệ nhất kỹ nữ ở vùng này!"
Bốn hôm sau, nhằm tết trung thu, Thiên Nhược nói:"Chiều nay, tết trung thu, nhà Lý hoàng thân sẽ mở cổng hoa viên cho du khách vào coi. Ta cũng nên bắt chước du khách, đem chút rượu vào, vừa uống vừa thưởng hoa cho đỡ buồn. Lúc nào chán, huynh cứ nói, đệ sẽ đưa về!" Trần Quân ưng thuận. Thiên Nhược bèn bảo tiểu đồng đem rượu với chén theo. Tới nơi, thấy du khách đông quá, Trần Quân còn đang tìm cách chen chân thì chợt thấy Thiên Nhược nắm tay mình kéo vào vườn. Tới hồ sen, Thiên Nhược dắt Trần Quân đến gốc liễu, rồi dắt xuống ngồi trên chiếc thuyền nhỏ neo ở cạnh bờ. Tiểu đồng theo sát hai người. Thiên Nhược bảo tiểu đồng lấy chén rót rượu. Thiên Nhược mời Trần Quân đối ẩm với mình. Rượu được vài tuần, bỗng Thiên Nhược nói với tiểu đồng:"Thày nghe nói kỹ viện Mai Hoa mới mộ được một kỹ nữ nổi danh. Con thử tới hỏi xem hiện thời cô ấy có mặt ở trong viện không? Nếu có, con cứ nói với viện chủ rằng thày muốn xin cho cô ấy được theo con về đây một lát!" Tiểu đồng vâng dạ rồi chạy đi ngay.
Lát sau, tiểu đồng trở về, dắt theo một kỹ nữ. Thấy kỹ nữ chính là Át Vân, Trần Quân vội đứng dậy chào. Át Vân có vẻ mặt rầu rầu, chỉ khẽ gật đầu chào lại. Thấy Át Vân chẳng vồn vã như xưa, Trần Quân lấy làm lạ. Thiên Nhược bèn bảo Át Vân ngồi xuống ghế, cạnh hai người, rồi nói:"Bữa nay, ta có vị khách quý đây tới thăm, nàng hãy hát cho nghe một khúc!" Át Vân khẽ đáp:"Xin vâng!" rồi cất tiếng hát khúc Vĩnh biệt, giọng hát thê lương. Trần Quân chẳng vui, nói:"Hôm nay là tết trung thu vui vẻ, chúng tôi tới đây là để thưởng hoa chứ có phải là để dự tang lễ đâu mà nàng lại hát khúc sầu muộn ấy? Tôi chắc Lưu huynh đây cũng cùng một ý như tôi!" Thiên Nhược chẳng nói chi, còn Át Vân thì gượng mỉm cười, nói:"Xin cố nhân thứ lỗi cho!" Rồi đứng dậy, cố lấy vẻ mặt vui tươi, cất tiếng hát khúc Diễm tình. Thấy thế, Trần Quân vui lắm, cũng đứng dậy, tới cầm tay Át Vân, nói:"Lần trước gặp nàng, được nghe nàng hát khúc Giặt khăn bên suối, tôi có thuộc lòng nhưng vì lâu rồi nên đã quên hết! Bây giờ nàng có thể hát lại khúc ấy cho nghe một lần nữa được chăng?" Át Vân gật đầu, sửa giọng rồi hát:
Tròng đầy nước mắt, đứng soi gương,
Thấp thoáng trong dòng, bóng mỹ nương.
Cúi xuống ngắm nhìn, đôi gót nhỏ,
Gượng cười, đôi má lúm đồng tiền.
Tay áo gạt ngang, lau nước mắt,
Sợ người trông thấy, lại bi thương
Trần Quân vui lắm, nhẩm thuộc lòng khúc ấy. Thiên Nhược bèn sai tiểu đồng lấy tiền ra trả cho Át Vân, rồi dắt trở về kỹ viện.
Át Vân đi rồi, Thiên Nhược quay qua nói với Trần Quân:"Bây giờ ta hãy lên bờ coi hoa!" rồi đứng dậy, bước lên bờ. Trần Quân vội bước theo. Vào một hành lang, thấy trên vách có đề rất nhiều thơ phú của du khách, ca tụng thắng cảnh trong hoa viên, Trần Quân bỗng nổi hứng, cũng rút bút trên giá, đề lên vách một bài thơ.
Khi mặt trời bắt đầu lặn, Thiên Nhược nói:"Chắc giờ này thì trường thi đã đóng cửa! Thôi, để đệ đưa huynh về!" rồi rảo bước lên đường. Trần Quân cũng vội rảo bước đi theo. Lát sau, tới cổng nhà Trần Quân, Thiên Nhược nói:"Thôi, huynh vào nhà đi, đệ về đây!" rồi quay người bước đi. Trần Quân nhìn theo, chớp mắt đã thấy Thiên Nhược đi xa tắp, trông chỉ còn nhỏ bằng ngón tay.
Trần Quân đóng cổng, vào nhà thì thấy nhà tối om, chẳng một bóng người. Toan lên tiếng gọi gia nhân thắp đèn thì chợt thấy Chử sinh lù lù từ ngoài sân bước vào phòng khách. Dụi mắt nhìn thì thấy Chử sinh đã biến thành khách lạ. Còn đang kinh hãi, đột nhiên Trần Quân thấy khách lạ bước tới gần mình, ngã lăn xuống đất. Rồi có tiếng gia nhân gọi nhau ơi ới:"Thắp đèn đem lên coi! Công tử nhà ta đi thi về rồi! Chắc là công tử nghĩ bài thi mệt quá nên bây giờ bị ngã, đang nằm hôn mê bất tỉnh trên phòng khách kia kìa!"
Gia nhân vội thắp đèn đem lên, xúm nhau lại khiêng khách lạ lên giường. Trần Quân dụi mắt nhìn thì thấy mình đang nằm trên giường, chung quanh toàn là gia nhân đứng cầm đèn. Lúc đó Trần Quân mới vỡ lẽ rằng khách lạ chính là mình chứ chẳng phải là ai khác.
Trần Quân vùng dậy nhìn quanh. Thấy Chử sinh ngồi ở mép giường, Trần Quân vội đuổi hết gia nhân xuống nhà dưới để mình nói chuyện với Chử sinh. Chử sinh lên iếng:"Trước hết, xin huynh hãy bình tĩnh mà nghe đệ nói, chớ có kinh hãi! Thú thực với huynh, đệ là ma chứ chẳng phải là người! Ðáng lẽ đệ phải đi đầu thai từ lâu rồi, song vì cảm cái tình bạn quý báu của huynh nên đệ đã xin với Diêm Vương cho hoãn ít bữa, để ở lại đi thi giùm huynh. Hôm nọ đệ kéo cho huynh ngã chúi ở ngoài cổng là cốt để đẩy hồn huynh ra khỏi xác, nhờ Lưu ca dắt xuống âm phủ chơi dăm ngày, còn đệ thì nhập vào xác của huynh mà đi thi giùm. Bây giờ, việc thi giùm đã xong, đệ xin trả lại xác cho huynh!" Trần Quân vội hỏi: "Thế huynh đi thi giùm đệ, làm bài có được không?" Chử sinh đáp:"Chắc là được!" Nói:"Nếu thế thì xin huynh ở lại thêm ít lâu để đi thi hội giùm đệ!" Chử sinh lắc đầu, đáp: "Chẳng được đâu!" Hỏi:"Sao vậy?" Ðáp:"Vì kiếp trước huynh không tu nhân tích đức nên kiếp này phúc phận mỏng lắm, chẳng sao đậu tiến sĩ được! Vả lại cũng tới ngày đệ phải đi đầu thai rồi!" Hỏi:"Huynh phải đi đầu thai làm con ai?" Ðáp:"Ðệ cũng chưa biết, song đệ muốn được đi đầu thai làm con thày Lã ở Triết Giang vì thày đã lấy tình cha con mà đối xử với đệ!" Hỏi:"Muốn đi đầu thai làm con thày thì phải làm thế nào?" Ðáp:"Phải nhờ người xin với Diêm Vương!" Hỏi:"Huynh đã nhờ ai chưa?" Ðáp:"Ðã! Ðệ đã nhờ Lưu ca vì Lưu ca hiện đang làm quan lớn dưới âm phủ, quyền thế lắm!" Hỏi:"Ðã có kết quả gì chưa?" Ðáp:"Chưa! Cũng chẳng biết là có được hay không!" Hỏi:"Thế nhưng hôm nay thì huynh vẫn còn ở lại đây với đệ chứ?" Ðáp:"Không đâu! Bây giờ đệ phải đi ngay! Tuy nhiên, tối mai đệ sẽ trở lại đây lần chót để báo tin cho huynh biết về kết quả thi cử!" Nói xong, Chử sinh xăm xăm bước ra khỏi cửa. Trần Quân thấy đói, kêu gia nhân bưng cơm lên cho ăn, rồi đi ngủ.
Sáng sau, Trần Quân dậy sớm, tắm rửa sạch sẽ, tìm tới hoa viên nhà Lý hoàng thân, xin vào thưởng hoa. Ðược người canh cổng cho vào, Trần Quân tới thẳng hành lang để xem có bài thơ của mình đề trên vách hay không thì thấy có, song nét mực đã phai, tựa hồ như bị ai lấy nước kỳ cọ tẩy xóa vậy. Lúc đó, Trần Quân mới vỡ lẽ rằng hôm qua Thiên Nhược đã dắt hồn mình tới đây.
Dời hoa viên, Trần Quân tìm tới kỹ viện Mai Hoa, xin được gặp Át Vân. Mụ chủ cho biết là Át Vân đã chết được ba ngày. Lúc đó, Trần Quân mới vỡ lẽ rằng kỹ nữ mà hôm qua Thiên Nhược sai tiểu đồng đi mời tới hoa viên chính là hồn ma của Át Vân. Trên đường về, Trần Quân cứ suy nghĩ mãi về các sự việc kỳ lạ này.
Tối ấy, quả nhiên Trần Quân thấy Chử sinh bước vào nhà, nói:"Việc đệ thi giùm huynh đã có kết quả. Huynh đã đậu thủ khoa! Còn việc đệ nhờ Lưu ca giúp cũng đã có kết quả. Diêm Vương đã cho đệ đi đầu thai làm con thày Lã ở Triết Giang!" Rồi tiếp:"Huynh làm ơn lấy bút son ra viết giùm hai chữ Chử đỏ vào hai bàn tay cho đệ!" Trần Quân lấy bút ra viết rồi nói:"Ðể đệ bảo gia nhân bày tiệc rượu cho chúng ta yến ẩm đàm đạo" Chử sinh gạt đi, nói:"Không được đâu! Bây giờ đệ phải đi ngay, chẳng có thì giờ ở lại! Nếu huynh còn nhớ tới tình bạn thì sau khi đi xem bảng tân khoa, hãy tới nhà thày Lã ở Triết Giang mà gặp đệ. Thôi, đệ phải đi đây!" Trần Quân cảm động, rơm rớm nước mắt, tiễn Chử sinh ra cổng. Tới cổng, Trần Quân thấy một người đang đứng lảng vảng ở bên ngoài, lưng đeo túi lớn. Chử sinh vừa bước ra khỏi cổng thì liền bị người ấy xòe bàn tay, ấn vào đỉnh đầu, làm cho thân hình xẹp xuống. Khi Chử sinh chỉ còn bằng ngón tay, người ấy cúi xuống nhặt bỏ vào túi đeo trên lưng, buộc kỹ miệng túi, rồi cất bước đi.
Ðầu tháng 9, Trần Quân đi xem bảng thì quả nhiên thấy mình đậu thủ khoa. Trần Quân mừng lắm, trong lòng cứ thầm cám ơn Chử sinh.
Tuần sau, Trần Quân sắm sửa hành trang, tiền bạc, quà cáp, đem đi Triết Giang. Tới nơi, hỏi thăm được nhà thày Lã, bèn tìm tới. Thày trò gặp nhau, hàn huyên mọi nỗi. Trần Quân hỏi:"Thày có khỏe không?" Tiên sinh đáp:"Khỏe" Hỏi:"Cô có khỏe không?" Ðáp:"Khỏe! Hôm qua cô vừa sanh em trai. Cô nghỉ sanh đã hơn mười năm, bỗng năm nay lại hoài thai!" Hỏi:"Em bé có khỏe không?" Ðáp:"Khỏe, duy có điều là hai bàn tay cứ nắm chặt, gia nhân lực lưỡng mở cũng chẳng ra!" Nói:"Thày để con vào mở hai nắm tay cho em bé!" Hỏi:"Anh có bùa phép gì?" Ðáp:"Con đâu có bùa phép gì song con nghĩ là con mở được vì em bé với con là chỗ bạn thân. Trong hai bàn tay của em bé, thế nào cũng có hai chữ Chử đỏ!" Tiên sinh lắc đầu chẳng tin song vẫn dắt Trần quân vào thăm đứa bé. Cả nhà cùng theo vào.
Vừa nhìn thấy Trần Quân, đứa bé liền xoè hai bàn tay, duỗi thẳng mười ngón. Cả nhà cùng lấy làm lạ, xúm lại coi. Thấy trong hai bàn tay đứa bé có hai chữ Chử đỏ, cả nhà cùng kinh hãi, còn Trần Quân thì nhận ra đúng là bút tích của mình. Tiên sinh hỏi:"Sao anh lại biết rõ thế?" Trần Quân bèn thuật lại cho mọi người nghe chuyện Chử sinh thú thực rằng mình là ma cũng như chuyện Chử sinh đi thi giùm. Ai cũng cho là chuyện kỳ lạ. Tiên sinh liền đặt tên cho đứa bé là Lã Chử. Trần Quân bèn đem tiền bạc quà cáp ra tạ thày về việc thày đã dạy dỗ mình. Hôm sau, Trần Quân xin cáo biệt thày để về quê, dọn nhà lên kinh đô cư ngụ, làm ăn, buôn bán.
Mười ba năm sau.
Ðầu mùa thu, nhân chuyến lên kinh đô dự khoa thi hội, tiên sinh đem theo cả gia đình đến ở nhờ nhà Trần Quân. Khoa ấy, tiên sinh thi đậu tiến sĩ, rồi thuê nhà cư ngụ luôn ở kinh đô.
Năm ấy, Lã Chử đã mười ba tuổi, học hành thông minh lắm. Cuối năm, được nhận vào học ở quốc tử giám.
Hiếu học lân tài lưỡng dụng tình
Tự thị tư văn đồng cốt nhục
Báo ân nguyên bất vấn u minh
Huyện Thuận Thiên, tỉnh Hà Bắc, có núi Nùng Sơn. Trên núi, có chùa Chánh Ðô. Trong huyện, có thương gia họ Trần, rất giàu có, mở một cửa tiệm lớn ở chợ huyện. Trần ông góa vợ, có một trai tên Quân, đậu cử nhân. Trần Quân thuật chuyện:
Trước kia, nhà sư trụ trì chùa Chánh Ðô mở lớp dạy học, thu học phí vào cuối tháng. Dân chúng trong vùng cho con lên theo học rất đông. Trần ông cũng cho con lên theo học. Trong đám học trò có một nho sinh vừa giỏi lại vừa chăm, được nhà sư cho cư ngụ ngay trong chùa. Trần Quân ưa thích nho sinh ấy lắm, muốn được kết bạn. Một hôm, Trần Quân tới gần làm quen, nói:"Ðệ họ Trần. Huynh họ chi?" Nho sinh đáp:"Ðệ họ Chử" Hỏi: "Phải chăng quê huynh cũng ở vùng này?" Ðáp:"Chẳng phải! Quê đệ ở huyện Ðông Sơn, tỉnh Triết Giang!" Vì hợp tính nhau, chẳng bao lâu, hai người trở thành bạn thân.
Cuối năm, học trò ở xa đều xin phép về quê ăn Tết, duy có Chử sinh là không xin về. Trần Quân ngạc nhiên, hỏi:"Sao huynh không xin phép về quê ăn Tết?" Chử sinh đáp:"Ðường thì xa mà nhà thì nghèo, đệ không có tiền về, phải ở lại đây đi làm để kiếm tiền trả học phí!" Hỏi:"Huynh có hay học khuya không?" Ðáp:"Có! Ðêm nào đệ cũng thức khuya để học cho khỏi uổng học phí vì kiếm tiền vất vả lắm! Thời gian đệ học trong hai ngày có thể nói là bằng thời gian các bạn đồng môn học trong ba ngày!" Trần Quân cảm phục lắm, nói:"Ðệ muốn về xin phép gia nghiêm cho lên đây ở chung với huynh để học, huynh có chịu không?" Chử sinh lắc đầu, can:"Không nên! Nhà sư chùa này văn chương dở lắm, chẳng đáng làm thày mình lâu đâu. Ở Triết Giang, vùng quê đệ, có vị túc nho, văn chương giỏi lắm, đáng làm thày mình. Tiên sinh sang vùng này kinh doanh song vì còn thiếu vốn nên tạm thời phải mở lớp dạy học ở cửa Phụ Thành, nhận học trò nội trú. Hết tháng này, đệ sẽ xin thôi học ở đây để sang đó xin theo học. Huynh cũng nên sang đó mà xin theo học!" Hỏi:"Ai thế?" Ðáp:"Lã tiên sinh!" Trần Quân bèn về xin cha cho mình tới nội trú ở nhà Lã tiên sinh. Trần ông chấp thuận.
Cuối tháng, hai người trang trải xong học phí cho nhà sư rồi rủ nhau tới nhà Lã tiên sinh, xin nội trú để theo học. Tiên sinh nhận lời, cho hai người ở chung một phòng. Hai người bèn dọn tới ở nhà thày, ban ngày cùng học một bàn, ban đêm cùng nằm một giường. Chử sinh học rất thông minh, lướt mắt đọc một lần là nhớ, lắng tai nghe một lượt là thông nên được thày rất nể trọng.
Tháng sau, một hôm Chử sinh xin thày cho mình về quê thăm nhà ít bữa. Trần Quân lấy làm lạ vì thấy trước kia, khi còn ở chùa, chẳng bao giờ Chử sinh xin về quê thăm nhà, mà bây giờ mới tới đây học được có một tháng đã xin về. Mười ngày sau, thấy Chử sinh chưa trở lại nhà thày, Trần Quân càng lấy làm lạ.
Hôm sau, Trần Quân có việc phải lên chùa Thiên Ninh. Tình cờ nhìn thấy Chử sinh đang ngồi làm diêm ở hành lang chùa, Trần Quân kinh ngạc, vội chạy tới hỏi: "Sao huynh lại nghỉ học?" Thấy bạn tới, Chử sinh tỏ vẻ ngượng ngùng, đứng dậy nắm tay bạn, nhìn thẳng vào mắt hồi lâu, rồi buồn bã đáp:"Ðệ nghèo lắm, cuối tháng chẳng có học phí nạp thày nên phải tới đây làm diêm để kiếm tiền nạp. Nạp xong, đệ mới xin theo học tiếp!" Trần Quân cảm khái, suy nghĩ hồi lâu, rồi nói:"Huynh hãy trở lại nhà thày học đi! Ðệ sẽ nạp học phí cho!" Chử sinh lắc đầu, hỏi:"Huynh lấy tiền ở đâu ra mà nạp cho đệ?" Trần Quân đáp:"Ðệ đã có cách, xin huynh chớ hỏi!" Chử sinh đứng suy nghĩ hồi lâu rồi thở dài, nói:"Nể lời huynh, đệ xin vâng!" Nói xong, thu dọn đồ nghề làm diêm, đem trả lại nhà chùa. Trên đường về nhà thày, Chử sinh dặn:"Xin huynh chớ tiết lộ chuyện đệ làm diêm với thày! Nếu thày có hỏi tại sao đệ về thăm nhà lâu thế thì huynh cứ nói giùm là đệ bận việc nhà!" Trần Quân gật đầu.
Hôm sau, Trần Quân về nhà, lấy trộm tiền của cha, đem tới nạp thày, nói là tiền của Chử sinh gửi nạp học phí. Thày tưởng thực nên nhận. Mấy hôm sau, Trần ông kiểm soát lại sổ sách thì thấy là mình bị mất tiền.
Tháng sau, Trần Quân về thăm nhà. Trần ông hỏi: "Mày có lấy trộm tiền của tao không?" Trần Quân thú thực:"Thưa có!" Hỏi:"Mày lấy để làm gì?" Ðáp:"Con lấy để giúp người bạn họ Chử nạp học phí!" Trần ông mắng: "Sao mày ngu thế?" rồi bắt Trần Quân phải xin nghỉ học.
Chử sinh biết chuyện, ngượng quá, cũng xin nghỉ học theo. Tiên sinh hỏi:"Sao lại xin nghỉ học?" Chử sinh đáp:"Con nghèo lắm, chẳng có học phí nạp thày nên Trần sinh phải lấy trộm tiền của thân phụ để nạp giùm con. Trần ông biết chuyện, bắt Trần sinh phải xin nghỉ học. Vì thế, con ngượng quá, cũng xin nghỉ theo!" Tiên sinh mắng:"Không có tiền, sao chẳng nói? Bây giờ cứ ở lại đây mà học, chẳng phải nạp tiền ăn, tiền ở, tiền học chi hết!" Chử sinh lặng im, chẳng đáp. Tiên sinh bèn trả lại học phí cho Chử sinh, sai đem hoàn lại Trần ông. Từ đó, tiên sinh coi Chử sinh như con ruột.
Trần Quân nhớ bạn, tới lớp học mời Chử sinh đi uống rượu. Chử sinh từ chối. Trần Quân cứ cố mời. Chử sinh vẫn từ chối. Trần Quân rơm rớm nước mắt, hỏi: "Huynh muốn tuyệt tình bạn hay sao?" Chử sinh thở dài, đáp:"Chẳng phải thế, song đi một lần thì thành lệ, mà thành lệ thì tốn tiền của huynh! Nếu huynh hứa rằng vài ba tháng mới tới rủ một lần thì đệ xin vâng!" Trần Quân gật đầu rồi mời đi. Chử sinh đành chiều bạn. Từ đó, cứ hai tháng một lần, Trần Quân lại tới lớp học mời Chử sinh đi uống rượu.
Hai năm sau, Trần ông mất. Trần Quân được thừa hưởng gia sản lớn của cha. Làm tang lễ cho cha xong, Trần Quân tới nhà tiên sinh xin theo học lại. Tiên sinh hỏi:"Có gia sản lớn, còn xin theo học làm chi?" Ðáp:"Xin theo học để biết thêm nghĩa lý" Tiên sinh bèn cho theo học. Tuy nhiên, vì bỏ học đã hai năm nên so với Chử sinh, chữ nghĩa văn chương của Trần Quân thua sút lắm.
Nửa năm sau, thân mẫu tiên sinh mất ở Triết Giang. Trưởng nam tiên sinh là Lã Huỳnh bèn lên đường tới Hà Bắc rước cha về quê làm tang lễ cho bà nội. Vì nghèo quá, Lã Huỳnh phải đi ăn xin ở dọc đường để tìm tới lớp học của cha. Ðược tin thân mẫu thày mất, học trò bảo nhau góp tiền phúng điếu và biếu thày lộ phí về quê. Trần Quân góp nhiều gấp đôi. Chử sinh không có tiền góp, cứ rơm rớm nước mắt, thở dài. Trần Quân an ủi:"Ðệ đã góp cả phần của huynh rồi!" Trước khi từ biệt đám học trò, tiên sinh gọi riêng Trần Quân ra một nơi mà bảo: "Học thày chẳng tày học bạn. Mời Chử sinh về nhà mà học!" Trần Quân đáp:"Xin vâng" Tiên sinh đi rồi, Trần Quân liền mời Chử sinh về nhà mình ở, dạy mình học. Chử sinh ưng thuận. Chẳng bao lâu, Trần Quân được nhận vào học ở trường huyện.
Năm sau, triều đình mở khoa thi hương ở Hà Bắc từ ngày 10 đến ngày 15 tháng 8. Trần Quân rủ Chử sinh: "Ta cùng đi thi, huynh nghĩ thế nào?" Chử sinh đáp:"Ðệ chẳng cầu công danh thì đi thi để làm chi?" Trần Quân nói:"Văn chương của đệ kém lắm! Ði thi một mình, không người giúp đỡ, khó lòng mà đậu!" Chử sinh nói:"Nếu thế thì để đệ đi thi giùm cho!" Trần Quân nói:"Làm sao mà đi thi giùm được? Quan trường mà biết thì cả hai cùng bị ngồi tù!" Chử sinh nói:"Chẳng sao đâu! Ðệ đã có cách!" Trần Quân hỏi:"Cách nào?" Chử sinh lắc đầu, đáp:"Xin đừng hỏi! Cứ để từ từ rồi sẽ rõ!"
Sáng ngày 10 tháng 8, Chử sinh dậy sớm, ra khỏi nhà. Lát sau, trở về, dắt theo một khách lạ, giới thiệu với Trần Quân:"Ðây là Lưu ca, húy Thiên Nhược, biểu huynh của đệ, nhà cũng ở gần đây! Hôm nay, đệ đi thi giùm huynh nên đến nhờ Lưu ca tới đây dắt huynh về nhà Lưu ca chơi. Năm hôm nữa, khi trường thi đóng cửa, Lưu ca sẽ đưa huynh về. Huynh đừng có lo chi tới chuyện thi cử cả, cứ an tâm mà ở chơi với Lưu ca!" Trần Quân gật đầu rồi đi theo Thiên Nhược.
Hai người vừa bước ra khỏi cổng thì chợt Chử sinh tất tưởi chạy theo, gọi:"Trần huynh! Hãy chờ đệ dặn điều này!" Trần Quân vội đứng lại. Thiên Nhược cũng đứng lại theo. Chử sinh chạy tới nắm lấy ống tay áo của Trần Quân mà kéo lại, làm cho Trần Quân ngã chúi xuống đất. Thiên Nhược vội đỡ Trần Quân dậy rồi nói với Chử sinh: "Hiền đệ cứ về đi! Ðể ngu ca dặn lại Trần huynh cho!" Chử sinh bèn quay về. Trần Quân hỏi Thiên Nhược:"Chử huynh muốn dặn đệ điều chi?" Thiên Nhược chỉ mỉm cười, không đáp. Thấy thế, Trần Quân cũng thôi không hỏi nữa, tiếp tục đi theo Thiên Nhược.
Tới nhà Thiên Nhược, Trần Quân thấy trong nhà chỉ có một tiểu đồng chứ chẳng có đàn bà con gái. Thiên Nhược sai tiểu đồng đi dọn một phòng riêng cho Trần Quân rồi đi bày tiệc rượu. Sau khi yến ẩm, Thiên Nhược dắt Trần Quân đi ngoạn cảnh ở quanh vùng.
Hôm sau, trong lúc ngồi đàm đạo với Trần Quân, Thiên Nhược hỏi:"Ở gần đây có hoa viên nhà Lý hoàng thân đẹp nổi tiếng, huynh có biết không?" Trần Quân đáp:"Ðệ có nghe nói, song chưa tới bao giờ" Hỏi:"Có kỹ viện Mai Hoa cũng nổi tiếng lắm, huynh có biết không?" Ðáp:"Ðệ cũng nghe nói, song cũng chưa tới bao giờ! Tuy nhiên, đệ có quen với một kỹ nữ ở trong viện!" Hỏi:"Sao huynh chưa tới kỹ viện mà lại quen với kỹ nữ ở trong viện?" Ðáp:"Vì trước kia đệ được bạn bè giới thiệu rồi dẫn tới nhà riêng của kỹ nữ ấy để nghe ca hát và xướng họa" Hỏi:"Ai thế?" Ðáp:"Lý Át Vân!" Hỏi:"Huynh thấy Át Vân thế nào?" Ðáp:"Ðệ thấy Át Vân ca hát đã hay mà xướng họa lại giỏi, chẳng hổ danh là đệ nhất kỹ nữ ở vùng này!"
Bốn hôm sau, nhằm tết trung thu, Thiên Nhược nói:"Chiều nay, tết trung thu, nhà Lý hoàng thân sẽ mở cổng hoa viên cho du khách vào coi. Ta cũng nên bắt chước du khách, đem chút rượu vào, vừa uống vừa thưởng hoa cho đỡ buồn. Lúc nào chán, huynh cứ nói, đệ sẽ đưa về!" Trần Quân ưng thuận. Thiên Nhược bèn bảo tiểu đồng đem rượu với chén theo. Tới nơi, thấy du khách đông quá, Trần Quân còn đang tìm cách chen chân thì chợt thấy Thiên Nhược nắm tay mình kéo vào vườn. Tới hồ sen, Thiên Nhược dắt Trần Quân đến gốc liễu, rồi dắt xuống ngồi trên chiếc thuyền nhỏ neo ở cạnh bờ. Tiểu đồng theo sát hai người. Thiên Nhược bảo tiểu đồng lấy chén rót rượu. Thiên Nhược mời Trần Quân đối ẩm với mình. Rượu được vài tuần, bỗng Thiên Nhược nói với tiểu đồng:"Thày nghe nói kỹ viện Mai Hoa mới mộ được một kỹ nữ nổi danh. Con thử tới hỏi xem hiện thời cô ấy có mặt ở trong viện không? Nếu có, con cứ nói với viện chủ rằng thày muốn xin cho cô ấy được theo con về đây một lát!" Tiểu đồng vâng dạ rồi chạy đi ngay.
Lát sau, tiểu đồng trở về, dắt theo một kỹ nữ. Thấy kỹ nữ chính là Át Vân, Trần Quân vội đứng dậy chào. Át Vân có vẻ mặt rầu rầu, chỉ khẽ gật đầu chào lại. Thấy Át Vân chẳng vồn vã như xưa, Trần Quân lấy làm lạ. Thiên Nhược bèn bảo Át Vân ngồi xuống ghế, cạnh hai người, rồi nói:"Bữa nay, ta có vị khách quý đây tới thăm, nàng hãy hát cho nghe một khúc!" Át Vân khẽ đáp:"Xin vâng!" rồi cất tiếng hát khúc Vĩnh biệt, giọng hát thê lương. Trần Quân chẳng vui, nói:"Hôm nay là tết trung thu vui vẻ, chúng tôi tới đây là để thưởng hoa chứ có phải là để dự tang lễ đâu mà nàng lại hát khúc sầu muộn ấy? Tôi chắc Lưu huynh đây cũng cùng một ý như tôi!" Thiên Nhược chẳng nói chi, còn Át Vân thì gượng mỉm cười, nói:"Xin cố nhân thứ lỗi cho!" Rồi đứng dậy, cố lấy vẻ mặt vui tươi, cất tiếng hát khúc Diễm tình. Thấy thế, Trần Quân vui lắm, cũng đứng dậy, tới cầm tay Át Vân, nói:"Lần trước gặp nàng, được nghe nàng hát khúc Giặt khăn bên suối, tôi có thuộc lòng nhưng vì lâu rồi nên đã quên hết! Bây giờ nàng có thể hát lại khúc ấy cho nghe một lần nữa được chăng?" Át Vân gật đầu, sửa giọng rồi hát:
Tròng đầy nước mắt, đứng soi gương,
Thấp thoáng trong dòng, bóng mỹ nương.
Cúi xuống ngắm nhìn, đôi gót nhỏ,
Gượng cười, đôi má lúm đồng tiền.
Tay áo gạt ngang, lau nước mắt,
Sợ người trông thấy, lại bi thương
Trần Quân vui lắm, nhẩm thuộc lòng khúc ấy. Thiên Nhược bèn sai tiểu đồng lấy tiền ra trả cho Át Vân, rồi dắt trở về kỹ viện.
Át Vân đi rồi, Thiên Nhược quay qua nói với Trần Quân:"Bây giờ ta hãy lên bờ coi hoa!" rồi đứng dậy, bước lên bờ. Trần Quân vội bước theo. Vào một hành lang, thấy trên vách có đề rất nhiều thơ phú của du khách, ca tụng thắng cảnh trong hoa viên, Trần Quân bỗng nổi hứng, cũng rút bút trên giá, đề lên vách một bài thơ.
Khi mặt trời bắt đầu lặn, Thiên Nhược nói:"Chắc giờ này thì trường thi đã đóng cửa! Thôi, để đệ đưa huynh về!" rồi rảo bước lên đường. Trần Quân cũng vội rảo bước đi theo. Lát sau, tới cổng nhà Trần Quân, Thiên Nhược nói:"Thôi, huynh vào nhà đi, đệ về đây!" rồi quay người bước đi. Trần Quân nhìn theo, chớp mắt đã thấy Thiên Nhược đi xa tắp, trông chỉ còn nhỏ bằng ngón tay.
Trần Quân đóng cổng, vào nhà thì thấy nhà tối om, chẳng một bóng người. Toan lên tiếng gọi gia nhân thắp đèn thì chợt thấy Chử sinh lù lù từ ngoài sân bước vào phòng khách. Dụi mắt nhìn thì thấy Chử sinh đã biến thành khách lạ. Còn đang kinh hãi, đột nhiên Trần Quân thấy khách lạ bước tới gần mình, ngã lăn xuống đất. Rồi có tiếng gia nhân gọi nhau ơi ới:"Thắp đèn đem lên coi! Công tử nhà ta đi thi về rồi! Chắc là công tử nghĩ bài thi mệt quá nên bây giờ bị ngã, đang nằm hôn mê bất tỉnh trên phòng khách kia kìa!"
Gia nhân vội thắp đèn đem lên, xúm nhau lại khiêng khách lạ lên giường. Trần Quân dụi mắt nhìn thì thấy mình đang nằm trên giường, chung quanh toàn là gia nhân đứng cầm đèn. Lúc đó Trần Quân mới vỡ lẽ rằng khách lạ chính là mình chứ chẳng phải là ai khác.
Trần Quân vùng dậy nhìn quanh. Thấy Chử sinh ngồi ở mép giường, Trần Quân vội đuổi hết gia nhân xuống nhà dưới để mình nói chuyện với Chử sinh. Chử sinh lên iếng:"Trước hết, xin huynh hãy bình tĩnh mà nghe đệ nói, chớ có kinh hãi! Thú thực với huynh, đệ là ma chứ chẳng phải là người! Ðáng lẽ đệ phải đi đầu thai từ lâu rồi, song vì cảm cái tình bạn quý báu của huynh nên đệ đã xin với Diêm Vương cho hoãn ít bữa, để ở lại đi thi giùm huynh. Hôm nọ đệ kéo cho huynh ngã chúi ở ngoài cổng là cốt để đẩy hồn huynh ra khỏi xác, nhờ Lưu ca dắt xuống âm phủ chơi dăm ngày, còn đệ thì nhập vào xác của huynh mà đi thi giùm. Bây giờ, việc thi giùm đã xong, đệ xin trả lại xác cho huynh!" Trần Quân vội hỏi: "Thế huynh đi thi giùm đệ, làm bài có được không?" Chử sinh đáp:"Chắc là được!" Nói:"Nếu thế thì xin huynh ở lại thêm ít lâu để đi thi hội giùm đệ!" Chử sinh lắc đầu, đáp: "Chẳng được đâu!" Hỏi:"Sao vậy?" Ðáp:"Vì kiếp trước huynh không tu nhân tích đức nên kiếp này phúc phận mỏng lắm, chẳng sao đậu tiến sĩ được! Vả lại cũng tới ngày đệ phải đi đầu thai rồi!" Hỏi:"Huynh phải đi đầu thai làm con ai?" Ðáp:"Ðệ cũng chưa biết, song đệ muốn được đi đầu thai làm con thày Lã ở Triết Giang vì thày đã lấy tình cha con mà đối xử với đệ!" Hỏi:"Muốn đi đầu thai làm con thày thì phải làm thế nào?" Ðáp:"Phải nhờ người xin với Diêm Vương!" Hỏi:"Huynh đã nhờ ai chưa?" Ðáp:"Ðã! Ðệ đã nhờ Lưu ca vì Lưu ca hiện đang làm quan lớn dưới âm phủ, quyền thế lắm!" Hỏi:"Ðã có kết quả gì chưa?" Ðáp:"Chưa! Cũng chẳng biết là có được hay không!" Hỏi:"Thế nhưng hôm nay thì huynh vẫn còn ở lại đây với đệ chứ?" Ðáp:"Không đâu! Bây giờ đệ phải đi ngay! Tuy nhiên, tối mai đệ sẽ trở lại đây lần chót để báo tin cho huynh biết về kết quả thi cử!" Nói xong, Chử sinh xăm xăm bước ra khỏi cửa. Trần Quân thấy đói, kêu gia nhân bưng cơm lên cho ăn, rồi đi ngủ.
Sáng sau, Trần Quân dậy sớm, tắm rửa sạch sẽ, tìm tới hoa viên nhà Lý hoàng thân, xin vào thưởng hoa. Ðược người canh cổng cho vào, Trần Quân tới thẳng hành lang để xem có bài thơ của mình đề trên vách hay không thì thấy có, song nét mực đã phai, tựa hồ như bị ai lấy nước kỳ cọ tẩy xóa vậy. Lúc đó, Trần Quân mới vỡ lẽ rằng hôm qua Thiên Nhược đã dắt hồn mình tới đây.
Dời hoa viên, Trần Quân tìm tới kỹ viện Mai Hoa, xin được gặp Át Vân. Mụ chủ cho biết là Át Vân đã chết được ba ngày. Lúc đó, Trần Quân mới vỡ lẽ rằng kỹ nữ mà hôm qua Thiên Nhược sai tiểu đồng đi mời tới hoa viên chính là hồn ma của Át Vân. Trên đường về, Trần Quân cứ suy nghĩ mãi về các sự việc kỳ lạ này.
Tối ấy, quả nhiên Trần Quân thấy Chử sinh bước vào nhà, nói:"Việc đệ thi giùm huynh đã có kết quả. Huynh đã đậu thủ khoa! Còn việc đệ nhờ Lưu ca giúp cũng đã có kết quả. Diêm Vương đã cho đệ đi đầu thai làm con thày Lã ở Triết Giang!" Rồi tiếp:"Huynh làm ơn lấy bút son ra viết giùm hai chữ Chử đỏ vào hai bàn tay cho đệ!" Trần Quân lấy bút ra viết rồi nói:"Ðể đệ bảo gia nhân bày tiệc rượu cho chúng ta yến ẩm đàm đạo" Chử sinh gạt đi, nói:"Không được đâu! Bây giờ đệ phải đi ngay, chẳng có thì giờ ở lại! Nếu huynh còn nhớ tới tình bạn thì sau khi đi xem bảng tân khoa, hãy tới nhà thày Lã ở Triết Giang mà gặp đệ. Thôi, đệ phải đi đây!" Trần Quân cảm động, rơm rớm nước mắt, tiễn Chử sinh ra cổng. Tới cổng, Trần Quân thấy một người đang đứng lảng vảng ở bên ngoài, lưng đeo túi lớn. Chử sinh vừa bước ra khỏi cổng thì liền bị người ấy xòe bàn tay, ấn vào đỉnh đầu, làm cho thân hình xẹp xuống. Khi Chử sinh chỉ còn bằng ngón tay, người ấy cúi xuống nhặt bỏ vào túi đeo trên lưng, buộc kỹ miệng túi, rồi cất bước đi.
Ðầu tháng 9, Trần Quân đi xem bảng thì quả nhiên thấy mình đậu thủ khoa. Trần Quân mừng lắm, trong lòng cứ thầm cám ơn Chử sinh.
Tuần sau, Trần Quân sắm sửa hành trang, tiền bạc, quà cáp, đem đi Triết Giang. Tới nơi, hỏi thăm được nhà thày Lã, bèn tìm tới. Thày trò gặp nhau, hàn huyên mọi nỗi. Trần Quân hỏi:"Thày có khỏe không?" Tiên sinh đáp:"Khỏe" Hỏi:"Cô có khỏe không?" Ðáp:"Khỏe! Hôm qua cô vừa sanh em trai. Cô nghỉ sanh đã hơn mười năm, bỗng năm nay lại hoài thai!" Hỏi:"Em bé có khỏe không?" Ðáp:"Khỏe, duy có điều là hai bàn tay cứ nắm chặt, gia nhân lực lưỡng mở cũng chẳng ra!" Nói:"Thày để con vào mở hai nắm tay cho em bé!" Hỏi:"Anh có bùa phép gì?" Ðáp:"Con đâu có bùa phép gì song con nghĩ là con mở được vì em bé với con là chỗ bạn thân. Trong hai bàn tay của em bé, thế nào cũng có hai chữ Chử đỏ!" Tiên sinh lắc đầu chẳng tin song vẫn dắt Trần quân vào thăm đứa bé. Cả nhà cùng theo vào.
Vừa nhìn thấy Trần Quân, đứa bé liền xoè hai bàn tay, duỗi thẳng mười ngón. Cả nhà cùng lấy làm lạ, xúm lại coi. Thấy trong hai bàn tay đứa bé có hai chữ Chử đỏ, cả nhà cùng kinh hãi, còn Trần Quân thì nhận ra đúng là bút tích của mình. Tiên sinh hỏi:"Sao anh lại biết rõ thế?" Trần Quân bèn thuật lại cho mọi người nghe chuyện Chử sinh thú thực rằng mình là ma cũng như chuyện Chử sinh đi thi giùm. Ai cũng cho là chuyện kỳ lạ. Tiên sinh liền đặt tên cho đứa bé là Lã Chử. Trần Quân bèn đem tiền bạc quà cáp ra tạ thày về việc thày đã dạy dỗ mình. Hôm sau, Trần Quân xin cáo biệt thày để về quê, dọn nhà lên kinh đô cư ngụ, làm ăn, buôn bán.
Mười ba năm sau.
Ðầu mùa thu, nhân chuyến lên kinh đô dự khoa thi hội, tiên sinh đem theo cả gia đình đến ở nhờ nhà Trần Quân. Khoa ấy, tiên sinh thi đậu tiến sĩ, rồi thuê nhà cư ngụ luôn ở kinh đô.
Năm ấy, Lã Chử đã mười ba tuổi, học hành thông minh lắm. Cuối năm, được nhận vào học ở quốc tử giám.
Danh sách chương