Lang Ngọc Trụ người Bành Thành, cha làm quan Thái thú, lúc tại chức thanh liêm, được bổng lộc không mua ruộng đất nhà cửa, chỉ chứa sách đầy nhà. Đến đời Ngọc Trụ lại càng say mê, nhà nghèo khó phải bán hết đồ đạc nhưng một quyển sách của cha để lại cũng không nỡ bán. Khi cha còn sống từng chép thiên Khuyến học* dán bên phải chỗ ngồi, Lang hàng ngày vẫn ngâm nga, lại lấy the trắng bọc lại sợ mờ mất chữ, không phải vì công danh mà thật lòng tin rằng trong sách cũng có vàng có thóc.
*Thiên Khuyến học: tức bài thơ Khuyến học của vua Chân tông nhà Tống, nguyên văn như sau "Phú gia bất dụng mại lương điền, Thư trung tự hữu thiên chung túc. An cư bất dụng giá cao đường, Thư trung tự hữu hoàng kim ốc. Thú thê mạc hận vô lương môi, Thư trung hữu nữ nhan như ngọc. Xuất môn mạc hận vô nhân tùy, Thư trung xa mã đa như thốc. Nam nhi dục toại bình sinh chí, Ngũ kinh khuyến hướng song tiền độc” (Nhà giàu không cần mua ruộng nhiều, Trong sách tự có ngàn chung thóc. Ở yên chẳng cần xây gác cao, Trong sách tự có nhà kim ốc. Lấy vợ chớ hờn không mối mai, Trong sách có nàng mặt như ngọc. Ra đường chớ hờn không kẻ hầu, Trong sách ngựa xe nhiều lóc nhóc. Nam nhi muốn thỏa chí bình sinh, Sử kinh khuyên cố chuyên cần đọc)".
Ngày đêm mải mê đọc sách, mùa hè mùa đông cũng không bỏ bê, hơn hai mươi tuổi cũng không lo cưới vợ, chờ người đẹp trong sách tự tới. Bạn bè thân thích tới chơi cũng không buồn hỏi han chuyện trò, nói năm ba câu xong lại cất tiếng ngâm đọc, mặc khách tự về. Lần nào học quan về sát hạch cũng được lấy đứng đầu, nhưng thi mãi vẫn không đỗ. Một hôm Lang đang học, chợt có cơn gió lớn thổi bay sách, vội đuổi theo nhặt chợt chân bị sụt xuống đất, mò xem thì dưới hố có cỏ mục, đào lên thì là kho lúa của người xưa cất giấu, đã mục nát thành đất. Tuy không ăn được nhưng càng tin mấy chữ "ngàn chung thóc" là đúng nên càng chăm đọc sách.
Hôm khác bắc thang trèo lên giá sách cao, trong đống sách vở nhặt được chuỗi tiền vàng dài một thước, cả mừng cho rằng nghiệm với chữ "nhà vàng". Đưa cho người ta thì té ra là vàng mạ, không phải vàng thật, lòng thầm oán cổ nhân lừa mình. Không bao lâu người bạn cùng khoa với cha Lang ra làm Quan sát đạo ấy, tính mộ đạo Phật. Có người khuyên Lang cúng chuỗi tiền xây tháp Phật. Quan sát thích lắm ban cho Lang ba trăm đồng vàng và hai con ngựa. Lang mừng cho là chữ “xe ngựa, nhà vàng” đều đã nghiệm nên càng ra sức học hành nhưng đã ba mươi tuổi.
Có người khuyên lấy vợ, Lang nói "Trong sách có nàng mặt như ngọc, ta lo gì không có vợ đẹp”. Lại học thêm hai ba năm vẫn không thấy gì, có người chế giễu. Lúc ấy trong dân gian ngoa truyền rằng "Chức Nữ trên trời trốn theo trai”, có người nhân đùa Lang rằng "Cháu trời bỏ trốn chỉ vì ông thôi”, Lang biết là đùa nên không buồn cãi. Một đêm đọc sách Hán thư tới quyển tám*, tới giữa quyển thấy hình một mỹ nhân cắt bằng lụa mỏng ép trong đó, hoảng sợ nói "Câu Trong sách có nàng mặt như ngọc là ứng vào đây chăng?”, trong lòng chợt thấy buồn rầu.
* Hán thư tới quyển tám: Hán thư quyển này có chép tờ chiếu tháng 5 năm Bản Thủy thứ 4 đời Hán Tuyên đế, trong có câu "Phụ tử chi thân, phu phụ chi đạo, thiên tính dã" (Tình cha con, đạo vợ chồng là tính trời), có vẻ ám hợp với nội dung truyện này vì nhân vật Lang Ngọc Trụ không chịu lấy vợ.
Nhìn kỹ mỹ nhân thì thấy con mắt lông mày như người sống, sau lưng có chữ "Chúc Nữ" mờ mờ, vô cùng lạ lùng, hàng ngày cứ đặt lên trên sách xoay trở ngắm nghía đến nỗi quên ăn quên ngủ. Một hôm đang chăm chú nhìn thì mỹ nhân chợt nhỏm dậy ngồi trên sách mỉm cười, Lang khiếp đảm lạy sụp xuống trước bàn, khi ngẩng lên thấy nàng đã cao một thước, càng sợ lại lạy phục xuống. Mỹ nhân ung dung bước xuống đất, rõ ràng là một giai nhân tuyệt thế. Lang lạy hỏi là thần gì, mỹ nhân cười nóì “Thiếp họ Nhan tên Như Ngọc, chàng đã biết từ lâu rồi. Hàng ngày được chàng rủ mắt xanh, nếu thiếp không tới một phen e rằng ngàn năm sau không còn ai tin vào cổ nhân”.
Lang mừng rỡ để ở cùng phòng, ngủ chung với nhau rất thân thiết, nhưng lúc chăn gối thì không làm sao cho ra đàn ông. Mỗi khi đọc sách là bảo cô gái ngồi cạnh, nàng bảo đừng học nữa nhưng Lang không nghe. Cô gái nói “Chàng sở dĩ không đỗ đạt là vì đọc sách đó thôi. Thử xem những người khoa bảng có mấy người đọc sách như chàng. Không nghe là thiếp bỏ đi đấy”. Lang nghe theo nhưng chốc lát lại quên lời nàng, cất tiếng ngâm đọc. Giây lát ngoái tìm cô gái thì đã biến mất, hoảng hốt quỳ xuống cầu khấn nhưng vẫn không thấy đâu. Chợt nhớ tới nơi ẩn náu cũ của nàng, mở sách Hán thư kiểm kỹ lại, tới chỗ cũ quả tìm thấy. Gọi mãi vẫn không động, Lang quỳ xuống năn nỉ nàng mới bước ra, nói "Chàng còn trái lời thiếp thì quyết sẽ vĩnh biệt".
Rồi lấy bàn cờ cỗ bài ra hàng ngày cùng chơi, nhưng Lang không thích thú gì, cứ vắng nàng lại giở trộm sách ra đọc, sợ bị nàng biết nên ngầm cất quyển tám sách Hán thư vào chỗ khác để nàng không tìm thấy. Một hôm đang đọc say sưa thì cô gái tới, cho rằng nàng không biết, vội gấp sách lại thì nàng đã biến mất. Lang cả sợ, lục soát khắp sách vở không thấy, tới quyển tám sách Hán thư tới đúng trang cũ lại thấy, bèn lạy lục khấn khứa thề không đọc sách nữa. Cô gái bèn bước ra bắt cùng đánh cờ, nói “Nếu ba ngày đánh không khá thiếp sẽ đi đấy". Đến ngày thứ ba chợt một ván Lang thắng nàng hai quân, nàng bèn vui vẻ trao đàn bắt tập, hẹn năm ngày phải chơi được một khúc. Lang lo nhìn dây bấm phím, không rảnh mà nghĩ tới chuyện khác, lâu sau thì đã đàn đúng tiết tấu giai điệu, bất giác mừng rỡ múa lên. Cô gái bèn hàng ngày rủ uống rượu đánh bài, Lang vui thích quên cả việc đọc sách, nàng lại bảo ra ngoài kết bạn, vì vậy bỗng nhiên nổi tiếng sành đời.
Cô gái nói “Chàng có thể thi đỗ làm quan rồi”. Một đêm Lang nói với cô gái "Phàm người ta nam nữ ở chung sẽ sinh con, nay ta với nàng ăn ở đã lâu mà sao không thấy gì cả?”. Cô gái cười nói "Chàng hàng ngày đọc sách, thiếp đã nói là vô ích, nay quả chưa hiểu nổi một chương "Chồng vợ". Hai chữ "gối chăn" cũng có công phu chứ”. Lang kinh ngạc hỏi công phu gì, nàng cười không nói. Lát sau ngầm bày vẽ, Lang thích lắm nói "Ta không nghĩ rằng cái lạc thú vợ chồng lại có chỗ không nói rộng ra được". Từ đó gặp người ta là kể, ai cũng che miệng cười. Cô gái biết được trách móc, Lang nói "Kẻ khoét ngạch trèo tường mới không dám kể ra, chứ cái lạc thú trong đạo thiên luân thì ai cũng thế, có gì mà kiêng kỵ". Qua tám chín tháng cô gái quả sinh một trai, thuê vú nuôi trông nom. Một hôm nàng nói với Lang "Thiếp theo chàng hai năm đã sinh con, có thể chia tay rồi, ở lâu sợ gây tai họa cho chàng, hối hận không kịp". Lang nghe nói khóc ròng, lạy phục xuống không đứng lên, nói "Nàng không nghĩ tới đứa nhỏ oa oa sao?”. Cô gái cũng buồn rầu, hồi lâu mới nói "Nếu muốn thiếp ở lại thì phải phá tán hết sách vở đi", Lang nói "Đó là quê cũ của nàng, là tính mệnh của ta, sao nàng lại nói thế”. Cô gái không ép, nói "Thiếp cũng biết là có số mệnh, nhưng không thể không báo trước”.
Trước đây trong họ Lang có người nhìn thấy cô gái ai cũng giật mình, lại chưa thấy mai mối với nhà nào nên cùng cật vấn. Lang không biết nói dối nên cứ im lặng không đáp, mọi người càng ngờ vực, lời đồn đại dần tới quan huyện họ Sử. Sử người đất Mân (tỉnh Phúc Kiến), xuất thân Tiến sĩ, nghe chuyện động lòng muốn được thấy mặt người đẹp một lần bèn sai bắt Lang và cô gái. Cô gái nghe tin bỏ trốn biệt tích, quan huyện tức giận bắt Lang lột hết quần áo, cùm kẹp tàn nhẫn, mong cô gái sẽ tự tới. Lang gần chết vẫn không nói một lời, quan tra tấn đứa tỳ nữ, nó nói ra vài chuyện loáng thoáng. Quan cho là yêu quái bèn đích thân tới nhà Lang khám xét, thấy sách vở chất đầy nhà nhiều không kiểm xuể liền ra lệnh đốt, khói kết lại trước sân không tan, mờ mịt như mây mù.
Sau Lang được tha, xin được thư người học trò cũ của cha nên lấy lại được áo mũ nho sinh, năm ấy thì đỗ Cử nhân, năm sau đỗ Tiến sĩ. Nhưng trong lòng chứa chất căm hận, lập bài vị thờ Nhan Như Ngọc, sớm chiều khấn rằng “Nàng có khôn thiêng xin phù hộ cho ta được làm quan đất Mân". Sau quả được cử đi Tuần sát đất Mân, ở lại ba tháng tra hỏi các tội ác của Sử, tịch biên gia sản. Lúc ấy Sử có người anh em họ ngoại làm quan Tư lý đòi cưới ái thiếp, Sử nói thác là mua tỳ nữ gởi lại trong dinh. Khi vụ án kết thúc, Lang lập tức trở về, đưa cả người ấy theo.
Dị Sử thị nói: Vật trong thiên hạ, chứa cất thì bị oán ghét, ưa thích thì sinh ma quỷ, cô gái là yêu quái ma quỷ trong sách vở vậy. Việc giống như quái đản nhưng muốn trị cũng không phải không được, việc đốt sách chẳng cũng tàn ngược sao? Còn kẻ kia có lòng riêng tư ắt phải bị người căm hờn báo thù, than ôi, có gì lạ đâu! _________________
*Thiên Khuyến học: tức bài thơ Khuyến học của vua Chân tông nhà Tống, nguyên văn như sau "Phú gia bất dụng mại lương điền, Thư trung tự hữu thiên chung túc. An cư bất dụng giá cao đường, Thư trung tự hữu hoàng kim ốc. Thú thê mạc hận vô lương môi, Thư trung hữu nữ nhan như ngọc. Xuất môn mạc hận vô nhân tùy, Thư trung xa mã đa như thốc. Nam nhi dục toại bình sinh chí, Ngũ kinh khuyến hướng song tiền độc” (Nhà giàu không cần mua ruộng nhiều, Trong sách tự có ngàn chung thóc. Ở yên chẳng cần xây gác cao, Trong sách tự có nhà kim ốc. Lấy vợ chớ hờn không mối mai, Trong sách có nàng mặt như ngọc. Ra đường chớ hờn không kẻ hầu, Trong sách ngựa xe nhiều lóc nhóc. Nam nhi muốn thỏa chí bình sinh, Sử kinh khuyên cố chuyên cần đọc)".
Ngày đêm mải mê đọc sách, mùa hè mùa đông cũng không bỏ bê, hơn hai mươi tuổi cũng không lo cưới vợ, chờ người đẹp trong sách tự tới. Bạn bè thân thích tới chơi cũng không buồn hỏi han chuyện trò, nói năm ba câu xong lại cất tiếng ngâm đọc, mặc khách tự về. Lần nào học quan về sát hạch cũng được lấy đứng đầu, nhưng thi mãi vẫn không đỗ. Một hôm Lang đang học, chợt có cơn gió lớn thổi bay sách, vội đuổi theo nhặt chợt chân bị sụt xuống đất, mò xem thì dưới hố có cỏ mục, đào lên thì là kho lúa của người xưa cất giấu, đã mục nát thành đất. Tuy không ăn được nhưng càng tin mấy chữ "ngàn chung thóc" là đúng nên càng chăm đọc sách.
Hôm khác bắc thang trèo lên giá sách cao, trong đống sách vở nhặt được chuỗi tiền vàng dài một thước, cả mừng cho rằng nghiệm với chữ "nhà vàng". Đưa cho người ta thì té ra là vàng mạ, không phải vàng thật, lòng thầm oán cổ nhân lừa mình. Không bao lâu người bạn cùng khoa với cha Lang ra làm Quan sát đạo ấy, tính mộ đạo Phật. Có người khuyên Lang cúng chuỗi tiền xây tháp Phật. Quan sát thích lắm ban cho Lang ba trăm đồng vàng và hai con ngựa. Lang mừng cho là chữ “xe ngựa, nhà vàng” đều đã nghiệm nên càng ra sức học hành nhưng đã ba mươi tuổi.
Có người khuyên lấy vợ, Lang nói "Trong sách có nàng mặt như ngọc, ta lo gì không có vợ đẹp”. Lại học thêm hai ba năm vẫn không thấy gì, có người chế giễu. Lúc ấy trong dân gian ngoa truyền rằng "Chức Nữ trên trời trốn theo trai”, có người nhân đùa Lang rằng "Cháu trời bỏ trốn chỉ vì ông thôi”, Lang biết là đùa nên không buồn cãi. Một đêm đọc sách Hán thư tới quyển tám*, tới giữa quyển thấy hình một mỹ nhân cắt bằng lụa mỏng ép trong đó, hoảng sợ nói "Câu Trong sách có nàng mặt như ngọc là ứng vào đây chăng?”, trong lòng chợt thấy buồn rầu.
* Hán thư tới quyển tám: Hán thư quyển này có chép tờ chiếu tháng 5 năm Bản Thủy thứ 4 đời Hán Tuyên đế, trong có câu "Phụ tử chi thân, phu phụ chi đạo, thiên tính dã" (Tình cha con, đạo vợ chồng là tính trời), có vẻ ám hợp với nội dung truyện này vì nhân vật Lang Ngọc Trụ không chịu lấy vợ.
Nhìn kỹ mỹ nhân thì thấy con mắt lông mày như người sống, sau lưng có chữ "Chúc Nữ" mờ mờ, vô cùng lạ lùng, hàng ngày cứ đặt lên trên sách xoay trở ngắm nghía đến nỗi quên ăn quên ngủ. Một hôm đang chăm chú nhìn thì mỹ nhân chợt nhỏm dậy ngồi trên sách mỉm cười, Lang khiếp đảm lạy sụp xuống trước bàn, khi ngẩng lên thấy nàng đã cao một thước, càng sợ lại lạy phục xuống. Mỹ nhân ung dung bước xuống đất, rõ ràng là một giai nhân tuyệt thế. Lang lạy hỏi là thần gì, mỹ nhân cười nóì “Thiếp họ Nhan tên Như Ngọc, chàng đã biết từ lâu rồi. Hàng ngày được chàng rủ mắt xanh, nếu thiếp không tới một phen e rằng ngàn năm sau không còn ai tin vào cổ nhân”.
Lang mừng rỡ để ở cùng phòng, ngủ chung với nhau rất thân thiết, nhưng lúc chăn gối thì không làm sao cho ra đàn ông. Mỗi khi đọc sách là bảo cô gái ngồi cạnh, nàng bảo đừng học nữa nhưng Lang không nghe. Cô gái nói “Chàng sở dĩ không đỗ đạt là vì đọc sách đó thôi. Thử xem những người khoa bảng có mấy người đọc sách như chàng. Không nghe là thiếp bỏ đi đấy”. Lang nghe theo nhưng chốc lát lại quên lời nàng, cất tiếng ngâm đọc. Giây lát ngoái tìm cô gái thì đã biến mất, hoảng hốt quỳ xuống cầu khấn nhưng vẫn không thấy đâu. Chợt nhớ tới nơi ẩn náu cũ của nàng, mở sách Hán thư kiểm kỹ lại, tới chỗ cũ quả tìm thấy. Gọi mãi vẫn không động, Lang quỳ xuống năn nỉ nàng mới bước ra, nói "Chàng còn trái lời thiếp thì quyết sẽ vĩnh biệt".
Rồi lấy bàn cờ cỗ bài ra hàng ngày cùng chơi, nhưng Lang không thích thú gì, cứ vắng nàng lại giở trộm sách ra đọc, sợ bị nàng biết nên ngầm cất quyển tám sách Hán thư vào chỗ khác để nàng không tìm thấy. Một hôm đang đọc say sưa thì cô gái tới, cho rằng nàng không biết, vội gấp sách lại thì nàng đã biến mất. Lang cả sợ, lục soát khắp sách vở không thấy, tới quyển tám sách Hán thư tới đúng trang cũ lại thấy, bèn lạy lục khấn khứa thề không đọc sách nữa. Cô gái bèn bước ra bắt cùng đánh cờ, nói “Nếu ba ngày đánh không khá thiếp sẽ đi đấy". Đến ngày thứ ba chợt một ván Lang thắng nàng hai quân, nàng bèn vui vẻ trao đàn bắt tập, hẹn năm ngày phải chơi được một khúc. Lang lo nhìn dây bấm phím, không rảnh mà nghĩ tới chuyện khác, lâu sau thì đã đàn đúng tiết tấu giai điệu, bất giác mừng rỡ múa lên. Cô gái bèn hàng ngày rủ uống rượu đánh bài, Lang vui thích quên cả việc đọc sách, nàng lại bảo ra ngoài kết bạn, vì vậy bỗng nhiên nổi tiếng sành đời.
Cô gái nói “Chàng có thể thi đỗ làm quan rồi”. Một đêm Lang nói với cô gái "Phàm người ta nam nữ ở chung sẽ sinh con, nay ta với nàng ăn ở đã lâu mà sao không thấy gì cả?”. Cô gái cười nói "Chàng hàng ngày đọc sách, thiếp đã nói là vô ích, nay quả chưa hiểu nổi một chương "Chồng vợ". Hai chữ "gối chăn" cũng có công phu chứ”. Lang kinh ngạc hỏi công phu gì, nàng cười không nói. Lát sau ngầm bày vẽ, Lang thích lắm nói "Ta không nghĩ rằng cái lạc thú vợ chồng lại có chỗ không nói rộng ra được". Từ đó gặp người ta là kể, ai cũng che miệng cười. Cô gái biết được trách móc, Lang nói "Kẻ khoét ngạch trèo tường mới không dám kể ra, chứ cái lạc thú trong đạo thiên luân thì ai cũng thế, có gì mà kiêng kỵ". Qua tám chín tháng cô gái quả sinh một trai, thuê vú nuôi trông nom. Một hôm nàng nói với Lang "Thiếp theo chàng hai năm đã sinh con, có thể chia tay rồi, ở lâu sợ gây tai họa cho chàng, hối hận không kịp". Lang nghe nói khóc ròng, lạy phục xuống không đứng lên, nói "Nàng không nghĩ tới đứa nhỏ oa oa sao?”. Cô gái cũng buồn rầu, hồi lâu mới nói "Nếu muốn thiếp ở lại thì phải phá tán hết sách vở đi", Lang nói "Đó là quê cũ của nàng, là tính mệnh của ta, sao nàng lại nói thế”. Cô gái không ép, nói "Thiếp cũng biết là có số mệnh, nhưng không thể không báo trước”.
Trước đây trong họ Lang có người nhìn thấy cô gái ai cũng giật mình, lại chưa thấy mai mối với nhà nào nên cùng cật vấn. Lang không biết nói dối nên cứ im lặng không đáp, mọi người càng ngờ vực, lời đồn đại dần tới quan huyện họ Sử. Sử người đất Mân (tỉnh Phúc Kiến), xuất thân Tiến sĩ, nghe chuyện động lòng muốn được thấy mặt người đẹp một lần bèn sai bắt Lang và cô gái. Cô gái nghe tin bỏ trốn biệt tích, quan huyện tức giận bắt Lang lột hết quần áo, cùm kẹp tàn nhẫn, mong cô gái sẽ tự tới. Lang gần chết vẫn không nói một lời, quan tra tấn đứa tỳ nữ, nó nói ra vài chuyện loáng thoáng. Quan cho là yêu quái bèn đích thân tới nhà Lang khám xét, thấy sách vở chất đầy nhà nhiều không kiểm xuể liền ra lệnh đốt, khói kết lại trước sân không tan, mờ mịt như mây mù.
Sau Lang được tha, xin được thư người học trò cũ của cha nên lấy lại được áo mũ nho sinh, năm ấy thì đỗ Cử nhân, năm sau đỗ Tiến sĩ. Nhưng trong lòng chứa chất căm hận, lập bài vị thờ Nhan Như Ngọc, sớm chiều khấn rằng “Nàng có khôn thiêng xin phù hộ cho ta được làm quan đất Mân". Sau quả được cử đi Tuần sát đất Mân, ở lại ba tháng tra hỏi các tội ác của Sử, tịch biên gia sản. Lúc ấy Sử có người anh em họ ngoại làm quan Tư lý đòi cưới ái thiếp, Sử nói thác là mua tỳ nữ gởi lại trong dinh. Khi vụ án kết thúc, Lang lập tức trở về, đưa cả người ấy theo.
Dị Sử thị nói: Vật trong thiên hạ, chứa cất thì bị oán ghét, ưa thích thì sinh ma quỷ, cô gái là yêu quái ma quỷ trong sách vở vậy. Việc giống như quái đản nhưng muốn trị cũng không phải không được, việc đốt sách chẳng cũng tàn ngược sao? Còn kẻ kia có lòng riêng tư ắt phải bị người căm hờn báo thù, than ôi, có gì lạ đâu! _________________
Danh sách chương