Lý Bân thấy Ôn Chủy Vũ tìm mình, nhất thời ngơ ngác: "Tôi cũng không biết nữa, lúc đó tôi đang ở trong nhà vệ sinh, cũng không biết tại sao lão tiên sinh lại bị té ngã!" Anh ta khẩn trương quay sang Tôn Uyển: "Chị Tôn, chị Tôn, chị phải làm chứng cho tôi, chị là người nhìn thấy tôi từ trong nhà vệ sinh bước ra mà, lúc tôi vào nhà vệ sinh, trong ấy còn không có giấy, tôi còn nhờ chị mang giấy đến cho, chị phải làm chứng cho tôi đó." Anh ta lại nói với Ôn Chủy Vũ: "Đại tiểu thư, gia đình các cô như vậy, chắc sẽ không ăn vạ tôi đâu?"
Khóe miệng Diệp Linh co rút, lặng lẽ ngồi xuống ghế tựa cạnh cửa phòng bệnh mà nhìn Lý Bân.
Triển Trình nói: "Bân Tử, cậu nói nhảm cái gì đó. Đại tiểu thư là đang hỏi cậu, hôm nay lão tiên sinh ra ngoài gặp ai, làm chuyện gì." Ông lại hỏi Ôn Chủy Vũ: "Đại tiểu thư, hay là để tôi hỏi cậu ta?"
Ôn Chủy Vũ gật đầu.
Lý Bân thả lỏng người thở ra một hơi. Anh ta nghĩ tới nghĩ lui, suy tính trong đầu, không biết nên kể lại đoạn nào, sau đó bèn nói: "Vậy tôi kể lại từ đầu, bắt đầu từ sáng nay."
Triển Trình sợ bỏ sót chi tiết, thế nên gật đầu.
Lý Bân kể: "Lúc sáng sớm mới thức dậy, bảy giờ rưỡi tôi đã lái xe đi đón lão tiên sinh, lão tiên sinh đi đến chợ bán hoa và chim, ông ấy có ngắm một cặp chim, muốn mua, ông chủ đó ra giá cao, trả mấy lần cũng không chịu giảm giá, sau đó ông ấy lại bỏ đi ngắm chim khác."
Ôn Chủy Vũ biết không phải vì chuyện mua chim. Coi như cặp chim kia bị người khác mua mất, hoặc là bệnh chết thì ông nội cô cũng chỉ tiếc một chút, sẽ không vì chúng mà đột nhiên ngã quỵ.
Triển Trình lại hỏi: "Sau đó thì sao?"
Lý Bân nói: "Sau đó thì đến quán uống trà với mấy vị lão tiên sinh khác, còn mang ra mấy bức thư họa để thưởng thức. Lúc sắp tới buổi trưa, lão tiên sinh về nhà ăn cơm rồi ngủ một giấc. Ông ấy dặn tôi ba giờ chiều lái xe tới đón ông đi đến một cửa hàng đồ cổ."
Ôn Chủy Vũ nhíu mi.
Triển Trình cũng nhăn nhăn đôi chân mày.
Lý Bân trông thấy Triển Trình nhíu mày, lập tức căng thẳng hỏi: "Anh Triển, chỗ này có vấn đề sao?"
Triển Trình nói: "Không sao, cậu cứ tiếp tục kể đi, kể càng chi tiết càng tốt, để tôi xem sao."
Lý Bân lại kể: "Tiệm đồ cổ kia cũng khá lớn, mặt tiền hai lầu, trang trí khéo léo, vật phẩm trưng bày có giá khá đắt đỏ."
Triển Trình hỏi là cửa hàng nào.
Lý Bân nói ra địa chỉ cùng tên tiệm đồ cổ kia.
Triển Trình và Ôn Chủy Vũ hai mắt nhìn nhau. Đây quả thật là cửa hàng đồ cổ mà lão tiên sinh thường xuyên lui tới.
Triển Trình lại hỏi tình huống cụ thể.
Lý Bân nói: "Tôi cũng không rõ lắm. Sau khi tôi và lão tiên sinh đi vào bên trong, ông chủ cửa hàng đó rất nhiệt tình, nói đợi lão tiên sinh đã lâu, lão tiên sinh mà không đến thì khách sẽ bỏ về." Lúc ấy tôi cũng muốn lên cùng nhưng ông chủ nhìn tôi rồi hỏi tôi là người nào. Lão tiên sinh nói tôi là người thay thế chỗ của anh. Ông chủ kia không bằng lòng để tôi đi theo nên lão tiên sinh đành để tôi ở dưới lầu uống trà đợi ông ấy. Khoảng hơn một giờ sau, lão tiên sinh mới cẩn thận mà ôm một cái hộp xuống. Tôi thấy lão tiên sinh cao tuổi, ôm cái hộp kia cũng vất vả, muốn đến giúp nhưng ông ấy không cho. Tôi nghĩ chắc chắn là món đồ gì đó có giá trị. A! Đúng rồi! Sau khi lão tiên sinh ngất xỉu, tôi thấy cái hộp đó đã bị mở ra, nằm trên bàn trà, bên trong là một bình hoa!"
Ôn Chủy Vũ nghe Lý Bân kể đến đây, như đã đoán được chuyện gì, đầu óc đều choáng váng, đau đầu đưa tay xoa lấy trán.
Triển Trình căng mặt, tiếp tục hỏi: "Từ lúc lão tiên sinh bước xuống lầu cho đến khi về đến nhà, lão tiên sinh có rời khỏi chiếc hộp không?"
Lý Bân nói: "Không có! Vừa nhìn đã biết là đồ quý giá, tôi cũng không dám đụng vào. Lúc lão tiên sinh lên xe, còn dùng tay đỡ nó. Thấy ông ấy cẩn thận như vậy, tôi ngay cả sờ còn không có gan sờ. Chỉ là, bình hoa trong hộp không nứt cũng chẳng mẻ." Anh ta đột nhiên nghĩ ra, la lên: "Không phải mua nhầm đồ giả đó chứ?"
Ông nội cô có thể tích góp được số gia sản này đều dựa vào việc bỏ công đầu tư và buôn bán đồ cổ, mắt nhìn đồ cổ của ông so với khả năng vẽ tranh còn tốt hơn. Triển Trình không có ở đây, Lý Bân cũng không có lên lầu, chỉ có một mình ông nội cô lên xem hàng, mang đồ xuống, đồ được người ta cho xem là thật, bình hoa nằm trong hộp cũng là thật nhưng đến lúc cầm về, là thật hay giả thì lại rất khó nói.
Ôn Chủy Vũ chưa nhìn thấy vật kia, cũng không dám khẳng định. Món đồ gốm có thể khiến ông nội cô kích động thế này, cô nghĩ thôi cũng đã thấy kinh hồn. Trước tiên, cô đến phòng bệnh xem lão tiên sinh, thấy ông vẫn đang ngủ say, chỉ số huyết áp hiện trên máy đo còn đang ở mức rất cao, có điều vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Cô ra khỏi phòng bệnh, nói với Triển Trình: "Chú Triển, chú ở đây với ông nội, con về nhà một chuyến."
Triển Trình nói: "Để Lý Bân chở con về nhà, tuy cậu ta có chút khờ khạo, nhưng vẫn có sức lực."
Lí Bân trải qua biến cố như thế, nghe Triển Trình nói mình ngốc, một chút ý kiến cũng không có, còn phụ họa theo: "Tôi là đồ khờ, nhưng sức thì luôn có."
Ôn Chủy Vũ gật đầu với Triển Trình. Cô thấy Lý Bân lo lắng, bèn nói: "Anh Lý, chúng tôi chỉ muốn hỏi anh để nắm rõ tình hình, không có ý gì khác, cảm ơn anh đã giúp dì Tôn đưa ông nội tôi tới bệnh viện."
Lý Bân thở phào một hơi, liên thanh đáp: "Nên làm, nên làm."
Ôn Chủy Vũ, Diệp Linh, Lý Bân cùng với tài xế của Diệp Linh bước ra khỏi tòa điều trị nội trú.
Lý Bân và tài xế của Diệp Linh đều đi lấy xe, hiện tại chỉ còn hai người các cô đứng chờ ở trước cổng tòa nhà.
Diệp Linh mở lời nói với Ôn Chủy Vũ: "Nếu như có gì cần giúp đỡ, cứ việc nói với tôi. Xưởng vẽ bên kia, mấy ngày tới tôi đều ở đó. Sức khỏe của lão tiên sinh quan trọng hơn."
Ôn Chủy Vũ đáp: "Cảm ơn." Cô thấy Lý Bân lái xe đến, nói lời tạm biệt với Diệp Linh xong thì lập tức bước lên xe.
Diệp Linh vẫn đứng ở đó, dõi mắt nhìn theo chiếc xe của Ôn Chủy Vũ khuất dần, đến khi xe rẻ khỏi cổng bệnh viện biến mất, lúc này Diệp Linh mới tiến về xe của mình.
Ôn Chủy Vũ về đến nhà, cô mới bước tới cửa phòng khách thì đã thấy một chiếc hộp hình vuông để ngay ngắn trên bàn trà. Cô bước qua xem, bên trong hộp xốp là một chiếc bình Thanh Hoa mới toanh, vẫn còn đọng lại hơi nóng như vừa được mang ra khỏi lò lửa.
Nhìn kích thước, hình dáng cùng màu sắc này, chỉ cần tìm đến mấy lò nung chuyên bán sỉ, một cái vài chục đồng, muốn bao nhiêu thì có bấy nhiêu.
Những món đồ cổ đã từng qua tay lão tiên sinh nhiều vô số kể, nếu kiểu dáng và trọng lượng có sự khác nhau quá lớn, lão tiên sinh cũng có khả năng đoán được.
Như vậy, nếu đối phương muốn trộm long tráo phụng thì phải đặt một mẫu mô phỏng có kiểu dáng, kích thước y hệt.
Bình tỳ bà Thanh Hoa thịnh hành vào thời Ung Chính, Càn Long nhà Thanh. Giá cả của các món đồ sứ Thanh Hoa thời này bị đẩy lên rất cao. Năm 2001, giá của gốm sứ Thanh Hoa động một tí cũng là vài triệu, mấy món trên vài chục triệu xuất hiện ở khắp nơi, còn những món lên sàn đấu giá với mức trên trăm triệu cũng không phải là hiếm. Hội đấu giá mùa xuân 2016, một chiếc bình sứ Thanh Hoa cỡ lớn trang trí bằng hoa văn vân long ngũ trảo, có niên đại từ thời Minh Tuyên Tông được gõ búa với giá trên trời - một trăm ba mươi lăm triệu tệ.
Giá gốm sứ Thanh Hoa thời nhà Minh quá đắt, lão tiên sinh mua không nổi.
Nếu đã là sứ Thanh Hoa, lại có khả năng khiến cho lão tiên sinh chịu đả kích thành như bây giờ, vậy chỉ có thể là gốm sứ thuộc giữa trước đời nhà Thanh.
Lão tiên sinh tuổi tác đã cao, trong nhà lại vừa trải qua một trận biến cố lớn, ông lo lắng lỡ như có xảy ra chuyện gì, riêng cô thì cái gì cũng không biết chuyện gì cũng không hay, thế nên sau khi dọn đến căn nhà này của cô ba, lão tiên sinh đã dặn dò cô rất nhiều việc.
Ôn Chủy Vũ đi đến phòng ngủ của ông nội, bật máy tính lên, thông qua mật khẩu đã được lưu sẵn trên trình duyệt web, cô trực tiếp đăng nhập vào tài khoản ngân hàng của lão tiên sinh, kiểm tra tài khoản ngân hàng của ông ấy.
Trong tài khoản của ông có hơn bốn triệu tệ, hôm trước có nhận được sáu triệu, hơn bốn giờ chiều ngày hôm nay đã chuyển đi chín triệu tám trăm nghìn.
Ôn Chủy Vũ gắt gao nhìn chằm chằm vào con số chín triệu tám trăm nghìn kia, dùng sức xoa trán, phải mất một lúc mới bình thường trở lại.
Sau chuyện của ba cô, lão tiên sinh hoặc là tìm người vay mượn, hoặc là tìm người muốn mua bình sứ Thanh Hoa để sang tay, rồi người đó chuyển tiền đặt cọc đến.
Giao dịch đồ cổ, hoàn toàn dựa vào mắt nhìn, tiền trao cháo múc, quyết không ghi nợ. Cho dù mua phải đồ giả, hàng đểu thì cũng chỉ có thể trách bản thân yếu kém bị mắc lừa, không được đổi trả. Đạo lí này giống như việc kiểm lậu(1), nhãn lực tốt thì tìm được món hời, mua vào với giá thấp, chỉ cần trả tiền xong thì người bán không thể tìm người mua để lấy hàng về. Đây là quy tắc hành nghề.
Chín triệu tám trăm nghìn kia của lão tiên sinh coi như đổ sông đổ bể, ôm theo cả chút gia sản còn sót lại của gia đình cô đi mất.
Không chỉ thâm vào khoản tiền dưỡng lão mà còn nợ thêm sáu triệu tệ vay mượn ở bên ngoài, làm sao gánh vác nổi? Ôn Chủy Vũ không đau lòng vì tiền, cô còn trẻ, hết tiền rồi thì cô có thể vất vả thêm một chút, nổ lực thêm một chút, vẫn tìm được cách kiếm tiền. Nhưng lão tiên sinh tuổi già sức yếu, liên tục gặp phải đả kích, làm sao có thể chịu đựng được đây?
Cô đứng dậy, đến trước vòi nước rửa mặt bằng nước lạnh, ổn định tâm tình, lấy khăn lau khô mặt, chỉnh đốn gọn gàng, sau đó lập tức đi thu dọn ít đồ dùng thường ngày của mình và lão tiên sinh, gom tất cả vào túi rồi mang xuống lầu. Ôn Chủy Vũ vừa xuống lầu thì nhìn thấy Lý Bân đang ngồi ngay ngắn ở sô pha, mắt nhìn chằm chằm vào bình sứ Thanh Hoa đặt trên bàn trà trước mặt, ánh mắt đó giống như muốn nhìn khoét một lỗ lên chiếc bình. Cô ho một tiếng: "Anh Lý, phiền anh đưa tôi đến bệnh viện thêm một chuyến."
Lý Bân "haizz" một tiếng đáp lời, đứng dậy, không dám hỏi câu nào, thành thành thật thật mà lái xe đưa cô đến bệnh viện.
Sau khi Ôn Chủy Vũ đến bệnh viện liền kêu Tôn Uyển và Lý Bân về nhà. Cô nói: "Mọi người vẫn chưa ăn tối đúng không? Về ăn chút đồ khuya, nhớ nghỉ ngơi sớm, có tôi ở đây trông là được rồi." Cô lại quay sang nói với Triển Trình: "Chú Triển, chú cũng về nghỉ ngơi đi. Đã đi công tác mấy ngày rồi, nên về nhà xem sao, đợi mai rồi hẵng đến."
Đến khi Tôn Uyển, Lý Bân và Triển Trình đều rời khỏi, cô mới lấy tấm chăn nhỏ của mình trải lên ghế sô pha. Cô thấy ông nội vẫn đang ngủ, sợ máy lọc nước nóng lạnh trong phòng bệnh không sạch sẽ bèn đến trước máy bán hàng tự động mua mấy chai nước lọc mang về phòng.
Cô vừa vặn nắp chai nước mới mua thì lão tiên sinh đã tỉnh, cô hô một tiếng: "Ông nội!" sau đó bước tới ngồi bên giường.
Lão tiên sinh yếu ớt mở mắt, hỏi: "Về rồi sao? Không bị dọa sợ đó chứ?"
Ôn Chủy Vũ cười nhẹ một tiếng, đáp: "Sao có thể, nhà mình cũng đâu phải là chưa từng trải qua chuyện gì." Giọng của cô ngừng lại một lát, rồi tiếp: "Chỉ là lúc nhận điện thoại của dì Tôn, nói ông ngã bệnh rồi, bị té ngã, thật sự khiến con lo sợ."
Lão tiên sinh lại hỏi: "Có nói cho mấy người cô của con biết không?"
Ôn Chủy Vũ lắc đầu, nói: "Trước lúc về con cũng chưa nắm được tình hình, sợ mọi người không rõ đầu đuôi lại càng thêm lo lắng, cho nên không nói."
Lão tiên sinh khẽ gật đầu, lại tiếp tục nhắm mắt.
Ôn Chủy Vũ rất muốn bày ra dáng vẻ ung dung, nhưng khi nhìn vào gương mặt hồng hào của lão tiên sinh, trong thoáng chốc, cô dường như bị rút mất sinh khí, cảm giác chua xót không thể đè nén. Những việc Ôn lão tiên sinh đã từng trải qua nhiều hơn cô, biết hơn cô, hiểu rõ cũng hơn cô. Những gì cô có thể khuyên giải, có thể an ủi, lão tiên sinh đều thấu suốt. Hiện tại, chuyện cô có thể làm chính là chăm sóc bản thân và lão tiên sinh cho thật tốt, cô phải trụ vững, không để lão tiên sinh vì cô mà lo lắng, phải thay ông nội tìm cách mang sáu triệu tệ đã vay mượn kia trở về.
- ----------------
Chú thích:
(1) Kiểm lậu( 捡漏): Từ lóng của giới đồ cổ Trung Quốc, chỉ việc mua được một món đồ cổ từ người không biết gì về giá trị thật của nó với giá rẻ, sau đó bán ra với giá đúng. Việc này giúp người mua có được một món hời, thay tài đổi vận.
Khóe miệng Diệp Linh co rút, lặng lẽ ngồi xuống ghế tựa cạnh cửa phòng bệnh mà nhìn Lý Bân.
Triển Trình nói: "Bân Tử, cậu nói nhảm cái gì đó. Đại tiểu thư là đang hỏi cậu, hôm nay lão tiên sinh ra ngoài gặp ai, làm chuyện gì." Ông lại hỏi Ôn Chủy Vũ: "Đại tiểu thư, hay là để tôi hỏi cậu ta?"
Ôn Chủy Vũ gật đầu.
Lý Bân thả lỏng người thở ra một hơi. Anh ta nghĩ tới nghĩ lui, suy tính trong đầu, không biết nên kể lại đoạn nào, sau đó bèn nói: "Vậy tôi kể lại từ đầu, bắt đầu từ sáng nay."
Triển Trình sợ bỏ sót chi tiết, thế nên gật đầu.
Lý Bân kể: "Lúc sáng sớm mới thức dậy, bảy giờ rưỡi tôi đã lái xe đi đón lão tiên sinh, lão tiên sinh đi đến chợ bán hoa và chim, ông ấy có ngắm một cặp chim, muốn mua, ông chủ đó ra giá cao, trả mấy lần cũng không chịu giảm giá, sau đó ông ấy lại bỏ đi ngắm chim khác."
Ôn Chủy Vũ biết không phải vì chuyện mua chim. Coi như cặp chim kia bị người khác mua mất, hoặc là bệnh chết thì ông nội cô cũng chỉ tiếc một chút, sẽ không vì chúng mà đột nhiên ngã quỵ.
Triển Trình lại hỏi: "Sau đó thì sao?"
Lý Bân nói: "Sau đó thì đến quán uống trà với mấy vị lão tiên sinh khác, còn mang ra mấy bức thư họa để thưởng thức. Lúc sắp tới buổi trưa, lão tiên sinh về nhà ăn cơm rồi ngủ một giấc. Ông ấy dặn tôi ba giờ chiều lái xe tới đón ông đi đến một cửa hàng đồ cổ."
Ôn Chủy Vũ nhíu mi.
Triển Trình cũng nhăn nhăn đôi chân mày.
Lý Bân trông thấy Triển Trình nhíu mày, lập tức căng thẳng hỏi: "Anh Triển, chỗ này có vấn đề sao?"
Triển Trình nói: "Không sao, cậu cứ tiếp tục kể đi, kể càng chi tiết càng tốt, để tôi xem sao."
Lý Bân lại kể: "Tiệm đồ cổ kia cũng khá lớn, mặt tiền hai lầu, trang trí khéo léo, vật phẩm trưng bày có giá khá đắt đỏ."
Triển Trình hỏi là cửa hàng nào.
Lý Bân nói ra địa chỉ cùng tên tiệm đồ cổ kia.
Triển Trình và Ôn Chủy Vũ hai mắt nhìn nhau. Đây quả thật là cửa hàng đồ cổ mà lão tiên sinh thường xuyên lui tới.
Triển Trình lại hỏi tình huống cụ thể.
Lý Bân nói: "Tôi cũng không rõ lắm. Sau khi tôi và lão tiên sinh đi vào bên trong, ông chủ cửa hàng đó rất nhiệt tình, nói đợi lão tiên sinh đã lâu, lão tiên sinh mà không đến thì khách sẽ bỏ về." Lúc ấy tôi cũng muốn lên cùng nhưng ông chủ nhìn tôi rồi hỏi tôi là người nào. Lão tiên sinh nói tôi là người thay thế chỗ của anh. Ông chủ kia không bằng lòng để tôi đi theo nên lão tiên sinh đành để tôi ở dưới lầu uống trà đợi ông ấy. Khoảng hơn một giờ sau, lão tiên sinh mới cẩn thận mà ôm một cái hộp xuống. Tôi thấy lão tiên sinh cao tuổi, ôm cái hộp kia cũng vất vả, muốn đến giúp nhưng ông ấy không cho. Tôi nghĩ chắc chắn là món đồ gì đó có giá trị. A! Đúng rồi! Sau khi lão tiên sinh ngất xỉu, tôi thấy cái hộp đó đã bị mở ra, nằm trên bàn trà, bên trong là một bình hoa!"
Ôn Chủy Vũ nghe Lý Bân kể đến đây, như đã đoán được chuyện gì, đầu óc đều choáng váng, đau đầu đưa tay xoa lấy trán.
Triển Trình căng mặt, tiếp tục hỏi: "Từ lúc lão tiên sinh bước xuống lầu cho đến khi về đến nhà, lão tiên sinh có rời khỏi chiếc hộp không?"
Lý Bân nói: "Không có! Vừa nhìn đã biết là đồ quý giá, tôi cũng không dám đụng vào. Lúc lão tiên sinh lên xe, còn dùng tay đỡ nó. Thấy ông ấy cẩn thận như vậy, tôi ngay cả sờ còn không có gan sờ. Chỉ là, bình hoa trong hộp không nứt cũng chẳng mẻ." Anh ta đột nhiên nghĩ ra, la lên: "Không phải mua nhầm đồ giả đó chứ?"
Ông nội cô có thể tích góp được số gia sản này đều dựa vào việc bỏ công đầu tư và buôn bán đồ cổ, mắt nhìn đồ cổ của ông so với khả năng vẽ tranh còn tốt hơn. Triển Trình không có ở đây, Lý Bân cũng không có lên lầu, chỉ có một mình ông nội cô lên xem hàng, mang đồ xuống, đồ được người ta cho xem là thật, bình hoa nằm trong hộp cũng là thật nhưng đến lúc cầm về, là thật hay giả thì lại rất khó nói.
Ôn Chủy Vũ chưa nhìn thấy vật kia, cũng không dám khẳng định. Món đồ gốm có thể khiến ông nội cô kích động thế này, cô nghĩ thôi cũng đã thấy kinh hồn. Trước tiên, cô đến phòng bệnh xem lão tiên sinh, thấy ông vẫn đang ngủ say, chỉ số huyết áp hiện trên máy đo còn đang ở mức rất cao, có điều vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Cô ra khỏi phòng bệnh, nói với Triển Trình: "Chú Triển, chú ở đây với ông nội, con về nhà một chuyến."
Triển Trình nói: "Để Lý Bân chở con về nhà, tuy cậu ta có chút khờ khạo, nhưng vẫn có sức lực."
Lí Bân trải qua biến cố như thế, nghe Triển Trình nói mình ngốc, một chút ý kiến cũng không có, còn phụ họa theo: "Tôi là đồ khờ, nhưng sức thì luôn có."
Ôn Chủy Vũ gật đầu với Triển Trình. Cô thấy Lý Bân lo lắng, bèn nói: "Anh Lý, chúng tôi chỉ muốn hỏi anh để nắm rõ tình hình, không có ý gì khác, cảm ơn anh đã giúp dì Tôn đưa ông nội tôi tới bệnh viện."
Lý Bân thở phào một hơi, liên thanh đáp: "Nên làm, nên làm."
Ôn Chủy Vũ, Diệp Linh, Lý Bân cùng với tài xế của Diệp Linh bước ra khỏi tòa điều trị nội trú.
Lý Bân và tài xế của Diệp Linh đều đi lấy xe, hiện tại chỉ còn hai người các cô đứng chờ ở trước cổng tòa nhà.
Diệp Linh mở lời nói với Ôn Chủy Vũ: "Nếu như có gì cần giúp đỡ, cứ việc nói với tôi. Xưởng vẽ bên kia, mấy ngày tới tôi đều ở đó. Sức khỏe của lão tiên sinh quan trọng hơn."
Ôn Chủy Vũ đáp: "Cảm ơn." Cô thấy Lý Bân lái xe đến, nói lời tạm biệt với Diệp Linh xong thì lập tức bước lên xe.
Diệp Linh vẫn đứng ở đó, dõi mắt nhìn theo chiếc xe của Ôn Chủy Vũ khuất dần, đến khi xe rẻ khỏi cổng bệnh viện biến mất, lúc này Diệp Linh mới tiến về xe của mình.
Ôn Chủy Vũ về đến nhà, cô mới bước tới cửa phòng khách thì đã thấy một chiếc hộp hình vuông để ngay ngắn trên bàn trà. Cô bước qua xem, bên trong hộp xốp là một chiếc bình Thanh Hoa mới toanh, vẫn còn đọng lại hơi nóng như vừa được mang ra khỏi lò lửa.
Nhìn kích thước, hình dáng cùng màu sắc này, chỉ cần tìm đến mấy lò nung chuyên bán sỉ, một cái vài chục đồng, muốn bao nhiêu thì có bấy nhiêu.
Những món đồ cổ đã từng qua tay lão tiên sinh nhiều vô số kể, nếu kiểu dáng và trọng lượng có sự khác nhau quá lớn, lão tiên sinh cũng có khả năng đoán được.
Như vậy, nếu đối phương muốn trộm long tráo phụng thì phải đặt một mẫu mô phỏng có kiểu dáng, kích thước y hệt.
Bình tỳ bà Thanh Hoa thịnh hành vào thời Ung Chính, Càn Long nhà Thanh. Giá cả của các món đồ sứ Thanh Hoa thời này bị đẩy lên rất cao. Năm 2001, giá của gốm sứ Thanh Hoa động một tí cũng là vài triệu, mấy món trên vài chục triệu xuất hiện ở khắp nơi, còn những món lên sàn đấu giá với mức trên trăm triệu cũng không phải là hiếm. Hội đấu giá mùa xuân 2016, một chiếc bình sứ Thanh Hoa cỡ lớn trang trí bằng hoa văn vân long ngũ trảo, có niên đại từ thời Minh Tuyên Tông được gõ búa với giá trên trời - một trăm ba mươi lăm triệu tệ.
Giá gốm sứ Thanh Hoa thời nhà Minh quá đắt, lão tiên sinh mua không nổi.
Nếu đã là sứ Thanh Hoa, lại có khả năng khiến cho lão tiên sinh chịu đả kích thành như bây giờ, vậy chỉ có thể là gốm sứ thuộc giữa trước đời nhà Thanh.
Lão tiên sinh tuổi tác đã cao, trong nhà lại vừa trải qua một trận biến cố lớn, ông lo lắng lỡ như có xảy ra chuyện gì, riêng cô thì cái gì cũng không biết chuyện gì cũng không hay, thế nên sau khi dọn đến căn nhà này của cô ba, lão tiên sinh đã dặn dò cô rất nhiều việc.
Ôn Chủy Vũ đi đến phòng ngủ của ông nội, bật máy tính lên, thông qua mật khẩu đã được lưu sẵn trên trình duyệt web, cô trực tiếp đăng nhập vào tài khoản ngân hàng của lão tiên sinh, kiểm tra tài khoản ngân hàng của ông ấy.
Trong tài khoản của ông có hơn bốn triệu tệ, hôm trước có nhận được sáu triệu, hơn bốn giờ chiều ngày hôm nay đã chuyển đi chín triệu tám trăm nghìn.
Ôn Chủy Vũ gắt gao nhìn chằm chằm vào con số chín triệu tám trăm nghìn kia, dùng sức xoa trán, phải mất một lúc mới bình thường trở lại.
Sau chuyện của ba cô, lão tiên sinh hoặc là tìm người vay mượn, hoặc là tìm người muốn mua bình sứ Thanh Hoa để sang tay, rồi người đó chuyển tiền đặt cọc đến.
Giao dịch đồ cổ, hoàn toàn dựa vào mắt nhìn, tiền trao cháo múc, quyết không ghi nợ. Cho dù mua phải đồ giả, hàng đểu thì cũng chỉ có thể trách bản thân yếu kém bị mắc lừa, không được đổi trả. Đạo lí này giống như việc kiểm lậu(1), nhãn lực tốt thì tìm được món hời, mua vào với giá thấp, chỉ cần trả tiền xong thì người bán không thể tìm người mua để lấy hàng về. Đây là quy tắc hành nghề.
Chín triệu tám trăm nghìn kia của lão tiên sinh coi như đổ sông đổ bể, ôm theo cả chút gia sản còn sót lại của gia đình cô đi mất.
Không chỉ thâm vào khoản tiền dưỡng lão mà còn nợ thêm sáu triệu tệ vay mượn ở bên ngoài, làm sao gánh vác nổi? Ôn Chủy Vũ không đau lòng vì tiền, cô còn trẻ, hết tiền rồi thì cô có thể vất vả thêm một chút, nổ lực thêm một chút, vẫn tìm được cách kiếm tiền. Nhưng lão tiên sinh tuổi già sức yếu, liên tục gặp phải đả kích, làm sao có thể chịu đựng được đây?
Cô đứng dậy, đến trước vòi nước rửa mặt bằng nước lạnh, ổn định tâm tình, lấy khăn lau khô mặt, chỉnh đốn gọn gàng, sau đó lập tức đi thu dọn ít đồ dùng thường ngày của mình và lão tiên sinh, gom tất cả vào túi rồi mang xuống lầu. Ôn Chủy Vũ vừa xuống lầu thì nhìn thấy Lý Bân đang ngồi ngay ngắn ở sô pha, mắt nhìn chằm chằm vào bình sứ Thanh Hoa đặt trên bàn trà trước mặt, ánh mắt đó giống như muốn nhìn khoét một lỗ lên chiếc bình. Cô ho một tiếng: "Anh Lý, phiền anh đưa tôi đến bệnh viện thêm một chuyến."
Lý Bân "haizz" một tiếng đáp lời, đứng dậy, không dám hỏi câu nào, thành thành thật thật mà lái xe đưa cô đến bệnh viện.
Sau khi Ôn Chủy Vũ đến bệnh viện liền kêu Tôn Uyển và Lý Bân về nhà. Cô nói: "Mọi người vẫn chưa ăn tối đúng không? Về ăn chút đồ khuya, nhớ nghỉ ngơi sớm, có tôi ở đây trông là được rồi." Cô lại quay sang nói với Triển Trình: "Chú Triển, chú cũng về nghỉ ngơi đi. Đã đi công tác mấy ngày rồi, nên về nhà xem sao, đợi mai rồi hẵng đến."
Đến khi Tôn Uyển, Lý Bân và Triển Trình đều rời khỏi, cô mới lấy tấm chăn nhỏ của mình trải lên ghế sô pha. Cô thấy ông nội vẫn đang ngủ, sợ máy lọc nước nóng lạnh trong phòng bệnh không sạch sẽ bèn đến trước máy bán hàng tự động mua mấy chai nước lọc mang về phòng.
Cô vừa vặn nắp chai nước mới mua thì lão tiên sinh đã tỉnh, cô hô một tiếng: "Ông nội!" sau đó bước tới ngồi bên giường.
Lão tiên sinh yếu ớt mở mắt, hỏi: "Về rồi sao? Không bị dọa sợ đó chứ?"
Ôn Chủy Vũ cười nhẹ một tiếng, đáp: "Sao có thể, nhà mình cũng đâu phải là chưa từng trải qua chuyện gì." Giọng của cô ngừng lại một lát, rồi tiếp: "Chỉ là lúc nhận điện thoại của dì Tôn, nói ông ngã bệnh rồi, bị té ngã, thật sự khiến con lo sợ."
Lão tiên sinh lại hỏi: "Có nói cho mấy người cô của con biết không?"
Ôn Chủy Vũ lắc đầu, nói: "Trước lúc về con cũng chưa nắm được tình hình, sợ mọi người không rõ đầu đuôi lại càng thêm lo lắng, cho nên không nói."
Lão tiên sinh khẽ gật đầu, lại tiếp tục nhắm mắt.
Ôn Chủy Vũ rất muốn bày ra dáng vẻ ung dung, nhưng khi nhìn vào gương mặt hồng hào của lão tiên sinh, trong thoáng chốc, cô dường như bị rút mất sinh khí, cảm giác chua xót không thể đè nén. Những việc Ôn lão tiên sinh đã từng trải qua nhiều hơn cô, biết hơn cô, hiểu rõ cũng hơn cô. Những gì cô có thể khuyên giải, có thể an ủi, lão tiên sinh đều thấu suốt. Hiện tại, chuyện cô có thể làm chính là chăm sóc bản thân và lão tiên sinh cho thật tốt, cô phải trụ vững, không để lão tiên sinh vì cô mà lo lắng, phải thay ông nội tìm cách mang sáu triệu tệ đã vay mượn kia trở về.
- ----------------
Chú thích:
(1) Kiểm lậu( 捡漏): Từ lóng của giới đồ cổ Trung Quốc, chỉ việc mua được một món đồ cổ từ người không biết gì về giá trị thật của nó với giá rẻ, sau đó bán ra với giá đúng. Việc này giúp người mua có được một món hời, thay tài đổi vận.
Danh sách chương