Nghe cha nói xong, toàn thân Lưu Vân run rẩy, tuy không hiểu rõ mấy nhưng hai chữ “khu mộ” khiến anh cảm thấy sống lưng vã mồ hôi lạnh toát. Ánh sáng bập bùng hắt lên khuôn mặt người cha khiến khung cảnh căn phòng trở nên rất quái dị. Lưu Vân từ từ lùi lại một bước, tựa lưng vào tường, không nói nổi một câu gì…
Cứ thế tựa vào tường hồi lâu, anh mới nhớ ra rằng từ bé đến giờ anh chưa từng nghe cha anh nhắc đến ông nội, chỉ nói ông cụ đã mất từ lâu, điều kỳ lạ là cha anh cũng chưa từng dẫn anh đến thăm viếng thắp hương mộ ông cụ, như tập quán dân gian thường làm.
Cha anh nhìn cuốn sách nhỏ, thở dài, nói: “Thực ra, tất cả là tại các cụ tổ tiên nhà họ Lưu chúng ta đã không tuân thủ một khế ước, nên bị trời quở phạt, bị nguyền rủa, cứ thế hết đời này sang đời khác chẳng biết khi nào mới thôi.”
Tổ tiên Lưu Vân đã từng kinh doanh đồ vàng mã đủ loại, nói cách khác, họ bán các thứ dành cho người chết, các cụ hành nghề từ thời nào thì anh không rõ, chỉ biết cha anh kể lại rằng ngày đó, nhằm kiếm ra tiền, các cụ đã học được một số câu thần chú để vận dụng vào việc kinh doanh… Buôn bán vàng mã mà lại ra tiền? Đúng! Càng có nhiều người chết thì họ càng đắt hàng. Thời đó, tổ tiên Lưu Vân có hai cửa hiệu vàng mã ở đầu và cuối một thị trấn nhỏ, sau khi các cụ vận dụng thần chú thì dân địa phương “đua nhau xuống âm phủ”, chỉ chưa đầy nửa năm, gần một nửa dân số thị trấn đã chết…
Lưu Vân kể đến đây, tôi vội ngắt lời anh: “Khoan đã, lúc trước anh nói thần chú sẽ có tác dụng sau khi xảy ra một sự việc đặc biệt nào đó, sao bây giờ lại…”
Lưu Vân gượng cười, nói: “Có hai loại thần chú, gọi là thiện và ác. Thần chú thiện gọi là ‘phù’, thần chú ác gọi là ‘đảo’. Chỉ ‘đảo’ mới có thể áp dụng với con người, cũng chính vì áp dụng với con người mà nó có thể làm thay đổi rất nhiều sự việc. Rất lâu về trước, có một tổ chức đã tiêu diệt sạch những ai nắm được thần chú ác, những thần chú ác còn lưu truyền đến ngày nay đều là những thần chú không thể làm hại tính mạng con người. Anh nên biết rằng, không thể đào tận gốc trốc tận rễ những thứ đó, mà chỉ có thể ngăn chặn nó ở phạm vi rộng mà thôi.”
Các cụ tổ của Lưu Vân đã dùng thần chú ác để hại phần lớn dân chúng của thị trấn… Sau khi hiệu vàng mã thứ hai của nhà họ Lưu khai trương ở cuối thị trấn, có một người ăn mày tìm đến xin một vài thẻ hương, cây nến, nói rằng chú em chết, không có tiền làm đám ma cho đúng nghi thức, đành đi xin mấy thứ về để hương khói đơn giản cho người chết. Cũng chẳng rõ từ thời nào sinh ra một điều cấm kỵ này đối với các hiệu vàng mã: khi có kẻ ăn mày lò dò đến cửa hiệu, thì việc buôn bán sẽ lụn bại rất nhanh, ngoài ra, cả nhà còn bị gặp tai nạn, cho nên các cụ tổ của Lưu Vân tức giận đuổi người ăn mày ấy ra khỏi nhà. Người ăn máy ấy bèn đứng ngoài cửa nhìn vào tấm biển hiệu sơn đen của nhà họ Lưu và nói một câu. Cụ chủ hàng nghe thấy câu đó rất lấy làm lạ, câu nói trúc trắc rất khó đọc nhưng không hiểu sao cụ vẫn có thể nhớ được ngay.
Hồi đó thị trấn cũng có rất nhiều hiệu vàng mã, cửa hiệu nhà họ Lưu chỉ thuộc hạng trung bình. Mấy hôm sau cụ tổ của Lưu Vân sang một hiệu vàng mã ở gần kề mượn một thứ đồ dùng, cụ ngồi chờ ở ngoài cửa một lúc, đang rỗi rãi, cụ lại nhẩm đọc vài lần cái câu nói của người ăn mày nói ra, vừa lẩm nhẩm vừa nhìn vào đám vàng mã, hình nhân, ngựa giấy đang chất đống trong nhà họ. Nào ngờ, hôm sau, có một gia đình mua đồ của cửa hiệu này bỗng bị cháy nhà, cả nhà mười người thì chín người chết cháy! Người còn sống sót lại cho rằng tại “hình nhân” mà nhà anh ta mua tự dưng bốc cháy khiến cả nhà gặp đại nhạn, anh ta tức quá chạy đến cửa hiệu vàng mã này đứng suốt ngày rao lên rằng không nên mua đồ của cửa hiệu này… Kể từ hôm đó, cửa hiệu vàng mã bên hàng xóm nhà họ Lưu ế hàng, và chưa đầy một tháng sau đã phải đóng cửa.
Cụ tổ của Lưu Vân cũng băn khoăn tại sao lại xảy ra cái chuyện như thế, nhưng khi đó cụ chưa liên hệ đến câu nói của người ăn mày lần trước, cho đến khi người ăn mày ấy lại tìm đến cửa hiệu của cụ một lần nữa. Người ấy bước vào, không nói một câu, cầm vài thứ đồ của cửa hiệu rồi bước ra. Cụ chủ hàng đuổi theo đòi lại, nào ngờ người ăn mày ấy ngoảnh lại buông ra một câu: “Ông đã bắt đầu phát tài rồi đấy, sao lại tiếc một chút nhỏ bé này?” Nghe người ấy nói thế, cụ chủ họ Lưu ngẩn người ra, không đuổi theo nữa. Ít hôm sau, các cửa hiệu vàng mã khác của thị trấn dần dần đóng cửa, cuối cùng chỉ còn lại cửa hiệu của nhà họ Lưu. Còn dân chúng thì sao? Rất nhiều gia đình vì mua đồ vàng mã mà xảy ra hỏa hoạn, người chết, nhà tan cửa nát. Kể cũng kỳ lạ, ngay những người mua đồ vàng mã của nhà họ Lưu đem về rồi bị hỏa hoạn thì họ cũng cho rằng mình mua của cửa hiệu khác nên mới đến nông nỗi này…
Sau một năm, già nửa dân số trị trấn ấy bỏ mạng, nhưng những người còn lại cũng không có ý di chuyển đi nơi khác, và họ cũng không cảm thấy có chuyện gì bất ổn cả. Cụ tổ nhà họ Lưu ra phố luôn cảm thấy âm khí nặng nề, nhưng dân chúng thì vẫn sinh sống, buôn bán, làm ăn, nhâm nhi ly trà như thường ngày… tất nhiên là không nhộn nhịp như trước.
Vào thời gian này, người con cả của cụ Lưu (tức cụ tổ năm đời của Lưu Vân ngày nay) bỗng đổ bệnh, căn bệnh rất kỳ quái: anh ta sợ lửa, và sợ bất cứ thứ gì hơi nóng một chút. Anh ta chỉ có thể suốt ngày ngồi ở một góc nhà âm u, thu mình bên cạnh những đống hình nhân bằng giấy, da dẻ tái xanh, trông người không gầy đi nhưng trọng lượng thân thể thì nhẹ bỗng.
Cụ Lưu đã mời nhiều thầy thuốc giỏi đến khám bệnh nhưng họ đều không thể kết luận là căn bệnh gì, bốc thuốc sắc thuốc thì người con trai không uống, hễ nhìn thấy hơi nóng của bát thuốc bốc lên là bỏ chạy, chạy được mấy bước thì ngã lăn ra.
Một buổi tối cụ Lưu lại bưng bát thuốc đến cho con trai, anh ta lại bỏ chạy nhưng cú ngã lần này khiến anh ta bị gãy một bên chân. Cụ Lưu đặt bát thuốc xuống, định đến xem tình hình ra sao đồng thời bảo người nhà đi mời thầy thuốc. Nào ngờ cụ nhìn thấy người con trai thản nhiên “rút” cái chân gãy ra, sau đó bò đến bên cái bàn cầm bát thuốc lên rót vào vết gãy, sau đó lại chắp cái chân gãy dính vào như cũ. Cụ Lưu sợ quá ngồi phịch xuống dất. Anh con trai không nói một câu, lẳng lặng đi vào nhà trong, đóng chặt cửa lại không ra nữa.
Đêm hôm đó cụ Lưu thức trắng đêm, không rõ vì sốt ruột hay sợ hãi. Lúc gà gáy sáng, cụ lầm bầm cái câu nói của người ăn mày hồi nọ, và cụ bỗng nghĩ rằng: hay là tại gã ăn mày ấy đã bày trò gì đó? Cụ lập tức ra khỏi nhà để tìm gã. Cho đến trưa, cụ mới tìm thấy người ăn mày ấy đang đứng loanh quanh ở chỗ cổng chào của thị trấn. Cụ vội bước lại, quỳ xuống, cúi dầu, xin gã tha cho con trai mình; cụ nói mình sẵn sàng trả bất cứ giá nào. Gã ăn mày nói: “Lời đã nói ra rồi thì không thể thu lại được. Gia đình tôi ngày trước cũng bị như thế, chỉ có một cách để hóa giải, đó là ông phải truyền câu thần chú đó cho một người có ‘duyên ác’ thì mọi tai nạn của nhà ông sẽ được giải tỏa…”
Cứ thế tựa vào tường hồi lâu, anh mới nhớ ra rằng từ bé đến giờ anh chưa từng nghe cha anh nhắc đến ông nội, chỉ nói ông cụ đã mất từ lâu, điều kỳ lạ là cha anh cũng chưa từng dẫn anh đến thăm viếng thắp hương mộ ông cụ, như tập quán dân gian thường làm.
Cha anh nhìn cuốn sách nhỏ, thở dài, nói: “Thực ra, tất cả là tại các cụ tổ tiên nhà họ Lưu chúng ta đã không tuân thủ một khế ước, nên bị trời quở phạt, bị nguyền rủa, cứ thế hết đời này sang đời khác chẳng biết khi nào mới thôi.”
Tổ tiên Lưu Vân đã từng kinh doanh đồ vàng mã đủ loại, nói cách khác, họ bán các thứ dành cho người chết, các cụ hành nghề từ thời nào thì anh không rõ, chỉ biết cha anh kể lại rằng ngày đó, nhằm kiếm ra tiền, các cụ đã học được một số câu thần chú để vận dụng vào việc kinh doanh… Buôn bán vàng mã mà lại ra tiền? Đúng! Càng có nhiều người chết thì họ càng đắt hàng. Thời đó, tổ tiên Lưu Vân có hai cửa hiệu vàng mã ở đầu và cuối một thị trấn nhỏ, sau khi các cụ vận dụng thần chú thì dân địa phương “đua nhau xuống âm phủ”, chỉ chưa đầy nửa năm, gần một nửa dân số thị trấn đã chết…
Lưu Vân kể đến đây, tôi vội ngắt lời anh: “Khoan đã, lúc trước anh nói thần chú sẽ có tác dụng sau khi xảy ra một sự việc đặc biệt nào đó, sao bây giờ lại…”
Lưu Vân gượng cười, nói: “Có hai loại thần chú, gọi là thiện và ác. Thần chú thiện gọi là ‘phù’, thần chú ác gọi là ‘đảo’. Chỉ ‘đảo’ mới có thể áp dụng với con người, cũng chính vì áp dụng với con người mà nó có thể làm thay đổi rất nhiều sự việc. Rất lâu về trước, có một tổ chức đã tiêu diệt sạch những ai nắm được thần chú ác, những thần chú ác còn lưu truyền đến ngày nay đều là những thần chú không thể làm hại tính mạng con người. Anh nên biết rằng, không thể đào tận gốc trốc tận rễ những thứ đó, mà chỉ có thể ngăn chặn nó ở phạm vi rộng mà thôi.”
Các cụ tổ của Lưu Vân đã dùng thần chú ác để hại phần lớn dân chúng của thị trấn… Sau khi hiệu vàng mã thứ hai của nhà họ Lưu khai trương ở cuối thị trấn, có một người ăn mày tìm đến xin một vài thẻ hương, cây nến, nói rằng chú em chết, không có tiền làm đám ma cho đúng nghi thức, đành đi xin mấy thứ về để hương khói đơn giản cho người chết. Cũng chẳng rõ từ thời nào sinh ra một điều cấm kỵ này đối với các hiệu vàng mã: khi có kẻ ăn mày lò dò đến cửa hiệu, thì việc buôn bán sẽ lụn bại rất nhanh, ngoài ra, cả nhà còn bị gặp tai nạn, cho nên các cụ tổ của Lưu Vân tức giận đuổi người ăn mày ấy ra khỏi nhà. Người ăn máy ấy bèn đứng ngoài cửa nhìn vào tấm biển hiệu sơn đen của nhà họ Lưu và nói một câu. Cụ chủ hàng nghe thấy câu đó rất lấy làm lạ, câu nói trúc trắc rất khó đọc nhưng không hiểu sao cụ vẫn có thể nhớ được ngay.
Hồi đó thị trấn cũng có rất nhiều hiệu vàng mã, cửa hiệu nhà họ Lưu chỉ thuộc hạng trung bình. Mấy hôm sau cụ tổ của Lưu Vân sang một hiệu vàng mã ở gần kề mượn một thứ đồ dùng, cụ ngồi chờ ở ngoài cửa một lúc, đang rỗi rãi, cụ lại nhẩm đọc vài lần cái câu nói của người ăn mày nói ra, vừa lẩm nhẩm vừa nhìn vào đám vàng mã, hình nhân, ngựa giấy đang chất đống trong nhà họ. Nào ngờ, hôm sau, có một gia đình mua đồ của cửa hiệu này bỗng bị cháy nhà, cả nhà mười người thì chín người chết cháy! Người còn sống sót lại cho rằng tại “hình nhân” mà nhà anh ta mua tự dưng bốc cháy khiến cả nhà gặp đại nhạn, anh ta tức quá chạy đến cửa hiệu vàng mã này đứng suốt ngày rao lên rằng không nên mua đồ của cửa hiệu này… Kể từ hôm đó, cửa hiệu vàng mã bên hàng xóm nhà họ Lưu ế hàng, và chưa đầy một tháng sau đã phải đóng cửa.
Cụ tổ của Lưu Vân cũng băn khoăn tại sao lại xảy ra cái chuyện như thế, nhưng khi đó cụ chưa liên hệ đến câu nói của người ăn mày lần trước, cho đến khi người ăn mày ấy lại tìm đến cửa hiệu của cụ một lần nữa. Người ấy bước vào, không nói một câu, cầm vài thứ đồ của cửa hiệu rồi bước ra. Cụ chủ hàng đuổi theo đòi lại, nào ngờ người ăn mày ấy ngoảnh lại buông ra một câu: “Ông đã bắt đầu phát tài rồi đấy, sao lại tiếc một chút nhỏ bé này?” Nghe người ấy nói thế, cụ chủ họ Lưu ngẩn người ra, không đuổi theo nữa. Ít hôm sau, các cửa hiệu vàng mã khác của thị trấn dần dần đóng cửa, cuối cùng chỉ còn lại cửa hiệu của nhà họ Lưu. Còn dân chúng thì sao? Rất nhiều gia đình vì mua đồ vàng mã mà xảy ra hỏa hoạn, người chết, nhà tan cửa nát. Kể cũng kỳ lạ, ngay những người mua đồ vàng mã của nhà họ Lưu đem về rồi bị hỏa hoạn thì họ cũng cho rằng mình mua của cửa hiệu khác nên mới đến nông nỗi này…
Sau một năm, già nửa dân số trị trấn ấy bỏ mạng, nhưng những người còn lại cũng không có ý di chuyển đi nơi khác, và họ cũng không cảm thấy có chuyện gì bất ổn cả. Cụ tổ nhà họ Lưu ra phố luôn cảm thấy âm khí nặng nề, nhưng dân chúng thì vẫn sinh sống, buôn bán, làm ăn, nhâm nhi ly trà như thường ngày… tất nhiên là không nhộn nhịp như trước.
Vào thời gian này, người con cả của cụ Lưu (tức cụ tổ năm đời của Lưu Vân ngày nay) bỗng đổ bệnh, căn bệnh rất kỳ quái: anh ta sợ lửa, và sợ bất cứ thứ gì hơi nóng một chút. Anh ta chỉ có thể suốt ngày ngồi ở một góc nhà âm u, thu mình bên cạnh những đống hình nhân bằng giấy, da dẻ tái xanh, trông người không gầy đi nhưng trọng lượng thân thể thì nhẹ bỗng.
Cụ Lưu đã mời nhiều thầy thuốc giỏi đến khám bệnh nhưng họ đều không thể kết luận là căn bệnh gì, bốc thuốc sắc thuốc thì người con trai không uống, hễ nhìn thấy hơi nóng của bát thuốc bốc lên là bỏ chạy, chạy được mấy bước thì ngã lăn ra.
Một buổi tối cụ Lưu lại bưng bát thuốc đến cho con trai, anh ta lại bỏ chạy nhưng cú ngã lần này khiến anh ta bị gãy một bên chân. Cụ Lưu đặt bát thuốc xuống, định đến xem tình hình ra sao đồng thời bảo người nhà đi mời thầy thuốc. Nào ngờ cụ nhìn thấy người con trai thản nhiên “rút” cái chân gãy ra, sau đó bò đến bên cái bàn cầm bát thuốc lên rót vào vết gãy, sau đó lại chắp cái chân gãy dính vào như cũ. Cụ Lưu sợ quá ngồi phịch xuống dất. Anh con trai không nói một câu, lẳng lặng đi vào nhà trong, đóng chặt cửa lại không ra nữa.
Đêm hôm đó cụ Lưu thức trắng đêm, không rõ vì sốt ruột hay sợ hãi. Lúc gà gáy sáng, cụ lầm bầm cái câu nói của người ăn mày hồi nọ, và cụ bỗng nghĩ rằng: hay là tại gã ăn mày ấy đã bày trò gì đó? Cụ lập tức ra khỏi nhà để tìm gã. Cho đến trưa, cụ mới tìm thấy người ăn mày ấy đang đứng loanh quanh ở chỗ cổng chào của thị trấn. Cụ vội bước lại, quỳ xuống, cúi dầu, xin gã tha cho con trai mình; cụ nói mình sẵn sàng trả bất cứ giá nào. Gã ăn mày nói: “Lời đã nói ra rồi thì không thể thu lại được. Gia đình tôi ngày trước cũng bị như thế, chỉ có một cách để hóa giải, đó là ông phải truyền câu thần chú đó cho một người có ‘duyên ác’ thì mọi tai nạn của nhà ông sẽ được giải tỏa…”
Danh sách chương