Lòng Vương Vi vừa lo lắng giờ đã an tâm, lại nghe Trương Nguyên nói tiếp:
- Thương tiểu thư muốn mời Tu Vi tới gặp mặt.

Lòng Vương Vi "Đột" giật mình, như bị dọa, hỏi:
- Gặp ở nơi nào? Trương Nguyên nói:
- Ở Hội Kê Thương phủ.

Vương Vi ngơ ngẩn một chút, hỏi:
- Giới Tử tướng công có đi cùng tiểu nữ không?

Trương Nguyên gật đầu, lại nói:
- Nhưng khi vào trong gặp Thương tiểu thư là nàng phải tự đi, ta không thể gặp mặt Thương tiểu thư, đây là phong tục của Thiệu Hưng ta, ta đã không được gặp nàng một năm rồi.
Thấy Vương Vi dường như có chút lo nghĩ, an ủi:
- Tu Vi chớ lo lắng, Thương tiểu thư là người hiền lành lương thiện, cũng chỉ là gặp mặt thôi, không có gì khác đâu, sớm muộn gì cũng phải gặp mà, đúng không.

Vương Vi chậm rãi gật gật đầu, răng trắng khẽ cắn bờ môi đỏ mọng, thấp giọng hỏi:
- Vậy khi nào đi?

Trương Nguyên nói:
- Mấy ngày nữa đi.

Vương Vi trầm mặc một lát, cũng không biết đang nghĩ gì, một lúc lâu sau mới nói:
- Đợi tiểu nữ chép xong bốn quyển sách này của Từ Văn Trường rồi đi, được chứ? Khoảng năm, sáu ngày nữa.

Trương Nguyên nói:
- Được, đến lúc đó nàng bảo Tiết Đồng đến báo cho ta một tiếng.

Lại nói chuyện một hồi về thư họa của Từ Vị. Vương Vi cực kỳ yêu thích hai bức tranh thủy mặc của Từ Vị. Trong bức họa của Từ Vị có tình cảm và cá tính mãnh liệt khiến Vương Vi say mê thưởng thức. Nàng đã sao chép bản thảo của Từ Vị mấy ngày nay, không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Uống xong hai chén trà, Trương Nguyên đứng lên nói:
- Tu Vi, ta về đây, người nhà vẫn tưởng rằng ta ở Hội Kê chưa về.

Vương Vi đưa Trương Nguyên ra Mai Hoa thiền • hai người đứng dưới gốc cây liễu cao. Ánh trăng trong trẻo nhưng lạnh lùng, bóng liễu lay động, Trương Nguyên thấy bộ dạng rầu rĩ không vui của Vương Vi, lại an ủi vài câu, rồi mới cùng Vũ Lăng về Đông Trương. Hắn cũng không biết Vương Vi lặng lẽ đi theo mình tới trước viên môn, nhìn bóng lưng hắn đang khuất xa dần dưới ánh trăng.

Vương Vi trở lại Mai Hoa thiền, một mình dưới ngọn đèn ngọc lưu ly ngẩn người, trong lòng hỗn loạn, nàng không nghĩ rằng sẽ gặp Thương Đạm Nhiên nhanh như vậy. Ừ, Thương Đạm Nhiên là vợ cả của Giới Tử tướng công, là vợ lớn, nàng nên tới bái kiến. Chỉ có điều Thương Đạm Nhiên còn chưa bước qua của Đông Trương, thân phận của Vương Vi lại càng lằng nhằng, giờ nàng đi gặp để làm gì, sau khi thành hôn rồi tới bái kiến không được sao?

“Đáng tiếc ngày hôm trước Dương Uyển đã theo Mao Sinh về Ngô Hưng rồi. Nếu không thì có thể thỉnh giáo tỷ ấy, xem lúc trước tỷ ấy đối mặt với thê tử của Mao Sinh như thế nào”.

Vương Vi nghĩ như vậy, cầm lấy quyển "Long Môn trướng đồ giải " xem tiếp. Lòng bất an, xem không vào, muốn tiếp tục chép bản thảo của Từ Vị, lại sợ chép sai, liền gọi Huệ Tương tới, nói chuyện với tiểu nha đầu này:
- Huệ Tương, Giới Tử tướng công nói mấy ngày nữa đưa ta tới Hội Kê bái kiến Thương tiểu thư, ngươi nói đi, ta nên làm thế nào?

Huệ Tương mười ba tuổi, có phần thông minh, kinh ngạc nói:
- Phải đi gặp Thương đại phụ à, vợ cả ai cũng rất ác đấy.

Vương Vi mỉm cười nói:
- Không có đâu, làm gì có chuyện ai cũng ác.

Huệ Tương nói:
- Không ít nữ lang ở Cựu Viện của chúng ta hoàn lương, rất nhiều người sống không hề như ý, vợ cả khó tính, nên có người lại về lại Cựu Viện. Doãn Xuân cô không phải là như thế sao.

Vương Vi im lặng.

Huệ Tương thấy sắc mặt khó chịu của Vi Cô, lại nói:
- Tuy nhiên Uyển thúc lại sống tốt, Mao tướng công đối xử rất tốt với Uyển thúc, Trương tướng công lại càng tốt, về sau Vi Cô cũng sẽ sống tốt thôi.
Trong lòng nói: "Trương tướng công quả thật rất tốt, nhưng Thương đại phụ thì khó nói, Vi cô tâm khí cao ngạo lại không nhẫn nhịn được.”

Vương mỉm cười, nói:
- Nha đầu xấu xí, ngươi tốt cũng nói, xấu cũng nói, ta nên nghe câu nào của ngươi?

Huệ Tương khanh khách cười, nói:
- Hầu gái trẻ người non dạ, làm sao đã hiểu được gì, chỉ có thể nói miệng thôi, bản thân Vi Cô phải hết sức cẩn thận.

Vương Vi "Ừ" một tiếng, xoay người ngồi thẳng, trước lấy một tờ giấy trúc, trầm ngâm một lúc lâu sau làm được một bài thơ, liền viết lại vào giấy, thơ viết:
"Triều triều hoàn tịch tịch.
Xuân dữ mộng trung khán.
Nguyệt hữu ngân tri oán,
Hoa vô ngôn dục tàn.
Ky hồn du xử khiếp,
Túy ảnh biệt thì hàn.
Nhất thủy hà tằng cách,
Kỳ như khứ trụ nan."

Viết ra bài thơ này, tình cảm của Vương Vi cũng được thổ lộ, cũng dường như đã đưa ra quyết định gì đó. Trầm tĩnh lại, lấy bản thảo của Từ Vị ra, bắt đầu chép, tới khi tiếng chuông muộn trong thành vang lên nàng vẫn chưa ngừng bút, viết kín tám tờ giấy trúc, hơn bốn ngàn chữ, không sai một chữ nào.

Vương Vi đặt bút xuống, xoa ngón tay đau nhức, thầm nghĩ: "Ta cứ lo lắng mãi, lúc này lại an tâm, nói cách khác quyết định của ta là đúng."

Tông Dực Thiện và Y Đình quyết định kết hôn vào mùng sáu tháng tư, trước hôn lễ của Trương Nguyên ít ngày. Y Đình được vợ chồng Trương Thụy Dương nhận làm con nuôi, giờ đã gọi là Trương Y Đình rồi, trong nhà mọi người cũng sửa cách xưng hô, gọi cô là Y Đình tiểu thư, Y Đình lúc đầu rất ngượng ngùng, tuy nhiên nghe nhiều cũng thành quen.

Căn phòng Tông Dực Thiện và cha mẹ thuê ở phủ học cung Đông Đoan nay đã được Trương Nguyên bỏ ra 120 lạng mua tặng, còn lại lễ vật hỏi cưới vợ đều là bên Trương Nguyên chi tiền, Tông Dực Thiện chẳng khác gì con rể tới nhà Đông Trương, hay còn gọi là ở rể. Nhưng dưới con mắt phụ mẫu của Tông Dực Thiện, không có chuyện gì tốt hơn nữa, đúng là ngồi mát ăn bát vàng, Y Đình kia cũng giỏi giang chu đáo, hai người rất thích Y Đình.

Trương Nguyên mấy ngày nay vừa đọc sánh luyện viết, vừa chuẩn bị cho hôn sự của mình, sau giờ ngọ lại cùng những Hàn Xã đồng nhân còn ở lại Sơn Âm đọc sử nghị luận, còn có bạn bè đường xa mộ danh lần lượt tới chơi. Mỗi ngày bát phương xã giao, bận rộn tối mắt, thời gian qua nhanh như phù du, quay đi quay lại đã là mười bảy tháng ba rồi. Chạng vạng ngày hôm đó, Trương Nguyên nhớ ra đêm đó mùng mười Vương Vi nói năm, sáu ngày sau sẽ cùng hắn đi Hội Kê gặp Đạm Nhiên. Đã bảy ngày trôi qua rồi, sao vẫn chưa có tin tức gì, liền kêu Vũ Lăng chuẩn bị tới Giới Viên thăm Vương Vi. Đang định ra ngoài, chợt thấy Tiểu Thạch Đầu chạy vào nói có viễn khách ở Côn Sơn tới cầu kiến, mấy ngày nay ở dinh thự Đông Trương ngày nào cũng có khách tới thăm không dứt, Trương Nguyên cũng quen rồi, liền bảo mời vào, còn mình ở tiền sảnh chờ. Thấy một quản gia và một người hầu đi theo tiểu Thạch Đầu vào, còn có bốn tên khuân vác khênh hòm xiểng theo sau.

Người hầu kia vừa thấy Trương Nguyên, lập tức sắc mặt vui mừng, xông về phía trước mấy bước chắp tay trước ngực nói:
- Trương công tử.

Người quản gia kia cũng vội vàng bước tới thi lễ với Trương Nguyên, vẻ mặt tươi cười nói:
- Đại hỉ của Trương công tử, tiểu nhân phụng mệnh tam thiếu gia, đến chúc mừng Trương công tử hôn khánh đại hỉ.

Trương Nguyên nhận ra người hầu kia, là người hầu của Côn Sơn Trinh Phong Lý- Đỗ Định Phương. Năm trước Đỗ Định Phương có đưa bát cổ văn của y đến Tử Giám ở Kim Lăng nhờ Trương Nguyên sửa cho. Trương Nguyên vui vẻ nói:
- Hóa ra là người nhà Đỗ thị, ở xa tới vất vả rồi, mời ngồi uống chén trà.

Người quản gia kia không dám ngồi trước mặt Trương Nguyên, cung kính nói:
- Tiện nói cho Trương công tử biết, Tam thiếu gia biết ngày lành của Trương công tử là mười hai tháng tư, muốn tự mình đến tham gia hôn lễ của Trương công tử, chỉ có điều chưa mãn tang, không thể đến, dặn tiểu nhân đi sớm, tặng một chút lễ mọn.

Đại lễ có bốn cái hòm, tất nhiên không phải là lễ mọn rồi.

Quản gia Đỗ phủ này lấy hai phong thư từ trong ngực áo ra trình lên, nói:
- Một phong là thư tam thiếu gia viết cho Trương công tử, bên trong có mười quyển sách chế nghệ xin Trương công tử trong lúc bận rộn bớt chút thời gian sửa cho, phong còn lại là thúc lão gia nhà tiểu nhân từ Diên An Vệ viết cho Trương công tử.

Thư của Đỗ Tùng!

Trương Nguyên có chút kích động, giờ đã là năm Vạn Lịch thứ bốn mươi ba cách cuộc đại chiến Tát Nhĩ Hử cuối năm Vạn Lịch thứ bốn mươi sáu quyết định sự thịnh suy của Đại Minh và Mãn Thanh chỉ còn gần một năm nữa.

Trương Nguyên sai Lai Phúc dẫn quản gia của Đỗ phủ và người hầu đi dùng cơm, khoản đãi rất chu đáo, sắp xếp chỗ ở. Hắn mang theo thư trở lại thư phòng ở tây lầu. Mục Chân Chân nghe nói Đỗ Tùng từ Diên An vệ gửi thư đến, toàn thân vui mừng, run run nhưng chỉ thấy có thư của Đỗ Tùng, không có thư của Mục Kính Nham cha nàng, lại thất vọng, nức nở nói:
- Cha tiểu tỳ không biết chữ.

Thư của Đỗ Tùng được dán bằng sáp, Trương Nguyên vừa xé bì thư, vừa an ủi:
- Chân Chân đừng vội, trong thư Đỗ tướng quân chắc chắn đề cập đến cha ngươi.

Vừa lấy thư ra, bên trong có hai bức thư được gấp cẩn thận, mở ra xem, Trương Nguyên vui vẻ nói:
- Chân Chân đây là thư của Mục thúc.
Đem một bức thư bên trong đưa cho Mục Chân Chân.

Mục Chân Chân mừng rỡ, thấy bức thư viết kín đầy chữ, không cần nghĩ ngợi nói:
- Cha tiểu nữ biết viết chữ rồi.
Thấy Trương Nguyên "Hì" cười, lúc này mới tỉnh ngộ, nói:
- Chắc chắn là phụ thân nhờ người viết giùm.
Liền vui vẻ xem thư.

Trong thư phòng hơi tối, Trương Nguyên đi ra cửa để xem thư. Trong thư Đỗ Tùng rất cảm kích Trương Nguyên năm trước ở Trinh Phong Lý chỉ điểm mê cung, nói cuối năm ngoái y dẫn một trăm gia đinh đánh bại ba trăm quân xâm lăng ở Hà Sáo Thát tử, giết được vô số. Đầu năm được triều đình bổ nhiệm một lần nữa, được làm tham tướng, mặc dù là giảm cấp so với chức vụ Liêu Đông tổng binh ban đầu của y, nhưng luôn có cơ hội ra sức vì dân vì nước.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện