Liếc nhìn lại
thì chỉ thấy toàn những đầu người là đầu người, từ chân núi lên tới miếu Thành Hoàng Long Sơn có những du khách cũng tự mang cho mình một cây
đèn nho nhỏ. Trong biển người mênh mông này mà tìm người thì đúng là mò
kim đáy biển.
Trương Nguyên và Mục Chân Chân đành phó mặc cho dòng người đông như nêm cối này cuốn đi, nghĩ nhất định Thương Đạm Nhiên cũng đang bị như vậy, Trương Nguyên cảm thấy có chút lo lắng. Đạm Nhiên chắc còn có hai cô bé Cảnh Lan, Cảnh Huy nữa.
Tuy có mấy người hầu đi theo, mà Thương Chu Đức cũng có thể là đang ở cùng với nàng, nhưng hiện giờ người quá đông, chỉ cần hơi sơ ý một chút thì sẽ lạc nhau ngay, cậu nghĩ: “Có khi nào đám người của Đạm Nhiên đã tạm lánh vào một chỗ nào rồi không?Ừm, cũng có thể đấy.Đạm nhiên nàng ấy sẽ không ham vui mà chen vào đám đông trên núi đâu.”
Rồi quay sang Mục Chân Chân nói:
- Chân Chân, chúng ta đừng lên núi vội, đi tìm các tiểu thư nhà họ Thương đã.
Trương Nguyên cố giữ vững chân.Dòng người đùng đẩy Mục Chân Chân và Trương Nguyên tiếp tục tiến lên phía trước. Mục Chân Chân cố theo sát sau lưng Trương Nguyên, đằng sau vẫn không ngừng bị dòng người đông như kiến cỏ dồn đẩy lên phía trước, vô cùng bí bách khó chịu. Nghe lời Trương Nguyên, cô liền dùng sức xuyên qua đám người đang chen chúc trước mặt, cố gạt mấy người để giành đường cho Trương Nguyên chen lên.Trương Nguyên mượn sức của cô, cũng cố chen ra ngoài, nắm lấy tay Mục Chân Chân trèo lên sườn dốc bên trái, thở hổn hển nói:
- Chân Chân, cô hướng mắt lên trên nhìn cho kĩ một chút xem có thấy các nàng ấy hay không? Mục Chân Chân căng mắt nhìn, trước mắt toàn những đầu là đầu, cảnh vật lại đang tranh tối tranh sáng, làm sao nhận ra ai với ai, lắc đầu nói:
- Thiếu gia, nhìn không rõ.
Trương Nguyên nói:
- Vậy thôi, chúng ta đợi ở đây một lúc, đợi đến khi đám ong vỡ tổ này lên hết rồi tính sau. Bọn họ đúng là...làm như trên đó có bảo bối gì không nhanh chân thì hết mất ấy, kinh quá đi.
Mục Chân Chân cười nói:
- Thì ai cũng vậy mà, lúc nào cũng muốn là người đầu tiên cơ.
Phía sau hai người có một cây xoan, trên cành cây có treo một chiếc đèn giấy đỏ.Trương Nguyên giơ tay muốn tháo chiếc đèn xuống, nhưng với mãi mà không tới.Mục Chân Chân thấy vậy, lên tiếng:
- Thiếu gia muốn cây đèn này à?
Rồi giơ tay lên một cái, chiếc đèn được lấy xuống một cách dễ dàng.
Chân Chân đưa cây đèn cho Trương Nguyên.Trương Nguyên nói:
- Cái đầu của Chân Chân cao hơn ta không ít rồi đó.
- Đâu có, đâu có.
Mục Chân Chân vội vàng xua tay:
- Tiểu nữ chỉ là...chỉ là...tay dài mà thôi.
- Ừm, tay dài.
Trương Nguyên bật cười, mang theo cây đèn giấy đỏ đứng trên sườn dốc nhìn dòng người vẫn không ngừng kéo lên núi.Già trẻ trai gái, đủ mọi loại người, chen chúc không ai chịu nhường ai, cứ thế bị dòng người như thác đổ cuốn đi không sao kìm lại được.
Đám du khách thấy một thiếu niên công tử cùng một thiếu nữ đọa dân đứng sang một bên mà không chen vào đám đông thì cảm thấy hết sức kì lạ, có người cao giọng hỏi:
- Cậu giơ cao đèn lên thế nhìn gì vậy?
Trương Nguyên cười hì hì đáp:
- Nhìn người đó.
Rồi cất tiếng cười vang, ra vẻ thích chí lắm.
Hội đèn lồng Nguyên tiêu, vừa ngắm đèn lại ngắm người.Trương Nguyên trông thấy có một thiếu phụ da trắng bị một tên vô lại phía sau thừa cơ ép sát, xoa vai, sờ eo.Thiếu phụ mặt đỏ tía tai nhưng không dám hét lên.Thiếu phụ này không có người hầu đi theo, khó tránh bị ức hiếp như vậy.
Mục Chân Chân cũng trông thấy cảnh đó, nghĩ chính mình ban nãy cũng mấy lần ép sát vào thiếu gia, mỗi lần chạm vào lưng cậu là mặt cô lại đỏ bừng hết cả lên.Đang suy nghĩ vẩn vơ thì bỗng có tiếng thiếu gia gọi, cậu đưa cho cô mấy hòn đá lớn có nhỏ có, nói:
- Chân Chân, ta ném không chuẩn.Cô cho tên vô lại kia một bài học đi.
Mục Chân Chân “ Vâng “ một tiếng rồi nhận lấy một viên đá, không cần nhắm mà ném liền một phát trúng ngay ót gã vô lại.Gã kêu lên “A” một tiếng, không kịp để ý tới thiếu phụ trước mặt nữa mà lập tức gầm lên:
- Kẻ nào đánh ta?
Gã tưởng người đàn ông phía sau cô gái thấy chuyện bất bình mới ra tay cứu giúp, bèn quát:
- Liên quan quái gì đến mi? Có phải vợ mi đâu mà dám đánh ông hả?
Rồi gã thúc cùi trỏ vào giữa ngực gã đàn ông kia.
Gã đàn ông kia sớm đã thấy hành vi của tên vô lại kia quá sức gai mắt, bèn xông vào đánh trả.Vậy là cả đám người lập tức nhốn nháo hết cả lên, nhưng dòng người vẫn không ngừng đổ lên núi, rồi cứ thế xô hai người tách xa nhau rồi biến đi đâu mất.
Trương Nguyên vô cùng hoan hỉ, tấm tắc khen Mục Chân Chân ném chuẩn. Đợi thêm nửa khắc nữa khi dòng người lên núi bắt đầu ngớt dần, Trương Nguyên bắt đầu đi tìm Thương Đạm Nhiên. Quả nhiên thấy đám người huynh muội Thương Chu Đức, Thương Đạm Nhiên cùng Cảnh Lan, Cảnh Huy đang đứng dưới một gốc cây tùng dưới chân núi.Vậy là chỉ còn Vũ Lăng là vẫn chưa thấy đâu.
Thương Chu Đức cười nói:
- Giới Tử, ta còn tưởng đệ bị xô lên núi rồi cơ.
Trương Nguyên cười nói:
- Phải đó, vốn đã bị cuốn lên trên rồi, may mà nửa đường thì thoát ra được đó.
Thương Đạm Nhiên lại cười nói:
- Đúng là đông quá đi.Bọn thiếp hét lên gọi chàng, chẳng thấy đâu nên mới lánh sang một bên đó.
Tiểu Cảnh Huy muốn lên núi, nói:
- Trương công tử ca ca, bây giờ người đã tan rồi, chúng ta có thể lên núi rồi chứ?
Trương Nguyên nói:
- Ừm, cũng vãn vãn rồi đó. Muốn đợi lúc không còn ai nữa thì khó lắm.
Người hầu Thương thị người trước kẻ sau vây lại chung quanh, đoàn người hướng miếu Thành Hoàng tiến bước, bỏ mặc Vũ Lăng. Dòng người lớn như vậy, mà Long Sơn này thì Vũ Lăng lại quá thông thuộc rồi, không sợ bị lạc.
Lên tới miếu Thành Hoàng, ông lão ngồi trước cửa miếu bán rượu còn chiếm cả khoảng không bên trái miếu, thuê hai tên lưu manh không biết định mưu tính trò gì.
Trương Nguyên và Thương Đạm Nhiên ngắm từng chiếc đèn được treo dọc hai bên đường.Từ chân núi đến cửa miếu đều không có treo sáu chiếc đèn trúc của Đạm Nhiên.
Chính lúc này, dưới núi có tiếng người hô lên:
- Huyện tôn đại nhân tới rồi.
Phủ tôn đại nhân cũng tới rồi.
Án Sát tư Trương phân thủ đại nhân cũng tới rồi.
- Vị đeo tiến hiền quan, mặc áo mãng bào, thắt lưng đeo đai ngọc kia là ai thế?
Đó là Chung thái giám, quản lí hàng dệt ở Hàng Châu đó. Lão chẳng có râu, hê hê.
Chung thái giám Chung Bản Hoa quản lí hàng dệt Hàng Châu cùng Án sát sứ Trương Kỳ Liêm, Tri phủ Thiệu Hưng Từ Thời Tiến, Huyện lệnh Sơn Âm Hầu Chi Hàn, còn có Trương Nhữ Sương, Vương Tư Nhâm và các thân hào, danh sĩ nông thôn hơn bản địa mười mấy người cùng ngồi xe tới Long Sơn. Phùng Hổ tỏ ra hết sức giữ nguyên tắc, nhấc cây đèn lớn trong tay lên, hét lớn:
- Cấm xe ngựa. Cấm khói lửa. Cấm ồn ào. Cấm hào nô không được hò hét quát người đi đường.
Trương Nhữ Sương ngồi trên kiệu, quát:
- Phùng Hổ, ngươi làm gì vậy, mau tránh ra!
Phùng Hổ giơ cao đèn lồng, khom lưng cười nói:
- Đại lão gia, các vị công tử đã dặn dò, xe ngựa không được phép tiến vào Long Sơn để tránh ùn tắc ạ.
Chung Thái giám đang ngồi trong xe ngựa hào hoa thò đầu ra nhìn, nhận ra chữ trên đèn lồng cười nói:
-Thuận theo hắn đi, chúng ta cứ làm theo quy tắc.
Ông ta nói xong liền dẫn đầu bước xuống xe ngựa.
Hầu Chi Hàn, Trương Nhữ Sương, Vương Tư Nhâm và hơn mười vị nhân vật nổi tiếng của Thiệu Hưng cũng đều đồng loạt bước xuống xe, xuống kiệu. Chung thái giám hơn ba mươi tuổi, vai nhỏ, mặt trắng, vận áo mãng bào, hông đeo đai ngọc bước đi chính giữa, để lộ ra mấy lớp áo trong, lớp xanh thẫm, lớp hồng nhạt, vô cùng bắt mắt.Chung thái giám phóng tầm mắt lên trên núi, vui vẻ nói:
- Náo nhiệt mới vui, cảnh đèn này chúng ta là lần đầu thấy được đó.Hay lắm!
Ông thái giám đứng ngay dưới chân núi, cứ khen không ngớt lời.
Án sát sứ Trương Kỳ Liêm quay sang Trương Nhữ Sương chắp chắp tay, ý nói Chung thái giám đã có lời khen như vậy thì Sơn Âm Trương thị lần này lo liệu hội đèn lồng Nguyên Tiêu đúng là lập được đại công, làm vẻ vang cho cả huyện, khiến Trương Kỳ Liêm cũng được thơm lây.
Trương Kỳ Liêm nói:
- Chung công công, hạ quan đã chuẩn bị tiệc rượu trên đỉnh Tinh Tú, mời công công lên núi vừa uống rượu vừa thưởng đèn.Cảnh đèn này đứng dưới trông lên có cái đẹp riêng, mà đứng từ trên ngắm xuống cũng có cái hay riêng.Công công, mời.
Hơn mười sai dịch đi phía trước, hai tùy tùng hai bên trái phải định dìu Chung thái giám, Chung thái giám khoát tay nói:
- Không cần, ta tự lên được.
Cảnh sắc lung linh.Dọc theo đường núi hướng lên là một con đường giăng đầy đèn.Bắt gặp một chiếc đèn có chữ bên trên, Chung thái giám bèn dừng chân thưởng lãm, bình luận mấy câu. Mặc dù nói trong mây có sương, có người nịnh nọt thì bắt đầu ngông ngạo, tự cho mình có tài hoa nhưng vẫn là bậc môn khách tao nhã.
Qua miếu Thành Hoàng, lên đồi Bồng Lai, rồi tới Tinh Tú các. Tinh Tú các ở trên một đỉnh núi rất cao. Vì Long Sơn cao hai trượng, Chung thái giám, Trương Kỳ Liêm một hàng hơn mười người đi vào Long Sơn đỉnh ngắm cảnh đèn treo từ chân núi đến ngọn núi, thực giống như một dòng các tinh tú trên trời sa xuống vậy.Dòng sông tinh tú này còn chảy cả vào tận thành Sơn Âm.Từ những nhà lầu lợp ngói tới những căn nhà thấp lợp mái tranh, không đâu là không treo đèn.Phóng tầm mắt ra xa hơn nữa sẽ thấy bờ Đông sông Phủ - Hội Kê thành hôm nay cũng trở thành “thành phố không đêm”.Đây không những là một dòng sông sao mà phải nói là các vì tinh tú đã sà xuống nhân gian mới đúng.Vừa ngắm đèn, Chung thái giám vừa không ngớt lời tấm tắc:
- Chuyến đi này không tệ, chuyến đi này không tệ.Hoàng thượng hồng phúc tề thiên nên vạn dân mới được hưởng lạc như vậy.
Đám ngườiTrương Kỳ Liêm tất nhiên cũng thi nhau lên tiếng phụ họa.
Tất cả thưởng thức cảnh đèn, bước vào Tinh Tú các dự tiệc.Trong các có thể chứa hơn mười bàn, vốn dĩ có thể sắp xếp cho hai người một bàn nhưng Chung thái giám lại thích mọi người cùng quây quần lại trong một bàn nên Trương Kỳ Liêm dặn dò cho đặt ba chiếc bàn tròn lớn.Chung thái giám ngồi ở chiếc bàn lớn nhất, có thể ngồi được mười người.Ngồi cùng với Chung thái giám là Trương Kỳ Liêm và các quan viên quan trọng, mấy vị thân hào nông thôn và danh sĩ nổi tiếng nhất của hai huyện Sơn Âm và Hội Kê.Chung thái giám là chủ trì bữa tiệc, ngồi vào bàn đầu tiên.
Chung thái giám thấy trên bàn có món cá nóc, liền chỉ chỉ tay, nói:
- Chưa tới lúc ăn cá đâu, các người chưa nghe qua câu thơ của Tô Đông Pha: “Ngoài hàng trúc có ba cành đào.Sông xuân nước ấm nên ăn vịt trước” hay sao?
Lúc cây ngải héo khô rụng đầy mặt đất mới là lúc thích hợp ăn cá.Phải câu này không nhỉ, “Cá thì tháng hai trời ấm hãy nên ăn.”
Trương Kỳ Liêm tán dương:
- Chung công công uyên bác tinh thâm, học rộng biết nhiều.Tới câu nói của thi nhân mấy trăm năm trước của Tống triều mà công công vẫn thuộc như in, hạ quan khâm phục.Đợi tháng hai trời ấm, hạ quan sẽ mở tiệc cá ở Hàng Châu mời công công đến dự ạ.
Rượu quá ba tuần, Chung thái giám thấy không khí có vẻ gò bó, lời nói đều khách khí không chút náo nhiệt, liền đề ra trò “tửu lệnh”.Trương Kỳ Liêm sẽ là người ra tửu lệnh. Trương Kỳ Liêm nói:
- Túc ông là bậc bề trên, mời túc ông ra lệnh trước.
Trương Nhữ Sương liền ra một câu lệnh gọi là “Phi hồng lệnh”.Theo đó mỗi người sẽ đọc một hoặc hai câu thơ của cổ nhân.Trong câu thơ phải có hai chữ “Phi hồng”, hoặc phải đồng âm với hai chữ này.
Một thị nữ đứng ngoài các gõ trống.Người ngồi trong các phải truyền tay nhau cành mai, khi tiếng trống ngừng, cành mai đến tay ai người đó phải đọc ra câu thơ có hai chữ “Phi hồng” nếu không sẽ bị phạt rượu.
Trương Kỳ Liêm nghĩ thầm, nhất định là phải để Chung thái giám nói trước.Chung thái giám này tính vốn nhỏ nhen, hỷ nộ vô thường, nếu những câu quen thuộc bị đọc ra hết rồi đến lượt Chung thái giám không nói được ra thì không biết chừng lại gây ầm ĩ cũng nên, chi bằng cứ nịnh bợ lão vẫn hơn.Vậy là ông quay sang dặn dò người hầu mấy câu, người hầu tuân mệnh, bước nhanh ra khỏi các.
Một hồi trống dừng lại, cành mai đã đến tay Chung thái giám.Chung thái giám liền thốt lên:
- Liễu nhứ phi lai phiến phiến hồng .
Có “phi” có “hồng”, đúng là tuyệt diệu.
Trương Nguyên và Mục Chân Chân đành phó mặc cho dòng người đông như nêm cối này cuốn đi, nghĩ nhất định Thương Đạm Nhiên cũng đang bị như vậy, Trương Nguyên cảm thấy có chút lo lắng. Đạm Nhiên chắc còn có hai cô bé Cảnh Lan, Cảnh Huy nữa.
Tuy có mấy người hầu đi theo, mà Thương Chu Đức cũng có thể là đang ở cùng với nàng, nhưng hiện giờ người quá đông, chỉ cần hơi sơ ý một chút thì sẽ lạc nhau ngay, cậu nghĩ: “Có khi nào đám người của Đạm Nhiên đã tạm lánh vào một chỗ nào rồi không?Ừm, cũng có thể đấy.Đạm nhiên nàng ấy sẽ không ham vui mà chen vào đám đông trên núi đâu.”
Rồi quay sang Mục Chân Chân nói:
- Chân Chân, chúng ta đừng lên núi vội, đi tìm các tiểu thư nhà họ Thương đã.
Trương Nguyên cố giữ vững chân.Dòng người đùng đẩy Mục Chân Chân và Trương Nguyên tiếp tục tiến lên phía trước. Mục Chân Chân cố theo sát sau lưng Trương Nguyên, đằng sau vẫn không ngừng bị dòng người đông như kiến cỏ dồn đẩy lên phía trước, vô cùng bí bách khó chịu. Nghe lời Trương Nguyên, cô liền dùng sức xuyên qua đám người đang chen chúc trước mặt, cố gạt mấy người để giành đường cho Trương Nguyên chen lên.Trương Nguyên mượn sức của cô, cũng cố chen ra ngoài, nắm lấy tay Mục Chân Chân trèo lên sườn dốc bên trái, thở hổn hển nói:
- Chân Chân, cô hướng mắt lên trên nhìn cho kĩ một chút xem có thấy các nàng ấy hay không? Mục Chân Chân căng mắt nhìn, trước mắt toàn những đầu là đầu, cảnh vật lại đang tranh tối tranh sáng, làm sao nhận ra ai với ai, lắc đầu nói:
- Thiếu gia, nhìn không rõ.
Trương Nguyên nói:
- Vậy thôi, chúng ta đợi ở đây một lúc, đợi đến khi đám ong vỡ tổ này lên hết rồi tính sau. Bọn họ đúng là...làm như trên đó có bảo bối gì không nhanh chân thì hết mất ấy, kinh quá đi.
Mục Chân Chân cười nói:
- Thì ai cũng vậy mà, lúc nào cũng muốn là người đầu tiên cơ.
Phía sau hai người có một cây xoan, trên cành cây có treo một chiếc đèn giấy đỏ.Trương Nguyên giơ tay muốn tháo chiếc đèn xuống, nhưng với mãi mà không tới.Mục Chân Chân thấy vậy, lên tiếng:
- Thiếu gia muốn cây đèn này à?
Rồi giơ tay lên một cái, chiếc đèn được lấy xuống một cách dễ dàng.
Chân Chân đưa cây đèn cho Trương Nguyên.Trương Nguyên nói:
- Cái đầu của Chân Chân cao hơn ta không ít rồi đó.
- Đâu có, đâu có.
Mục Chân Chân vội vàng xua tay:
- Tiểu nữ chỉ là...chỉ là...tay dài mà thôi.
- Ừm, tay dài.
Trương Nguyên bật cười, mang theo cây đèn giấy đỏ đứng trên sườn dốc nhìn dòng người vẫn không ngừng kéo lên núi.Già trẻ trai gái, đủ mọi loại người, chen chúc không ai chịu nhường ai, cứ thế bị dòng người như thác đổ cuốn đi không sao kìm lại được.
Đám du khách thấy một thiếu niên công tử cùng một thiếu nữ đọa dân đứng sang một bên mà không chen vào đám đông thì cảm thấy hết sức kì lạ, có người cao giọng hỏi:
- Cậu giơ cao đèn lên thế nhìn gì vậy?
Trương Nguyên cười hì hì đáp:
- Nhìn người đó.
Rồi cất tiếng cười vang, ra vẻ thích chí lắm.
Hội đèn lồng Nguyên tiêu, vừa ngắm đèn lại ngắm người.Trương Nguyên trông thấy có một thiếu phụ da trắng bị một tên vô lại phía sau thừa cơ ép sát, xoa vai, sờ eo.Thiếu phụ mặt đỏ tía tai nhưng không dám hét lên.Thiếu phụ này không có người hầu đi theo, khó tránh bị ức hiếp như vậy.
Mục Chân Chân cũng trông thấy cảnh đó, nghĩ chính mình ban nãy cũng mấy lần ép sát vào thiếu gia, mỗi lần chạm vào lưng cậu là mặt cô lại đỏ bừng hết cả lên.Đang suy nghĩ vẩn vơ thì bỗng có tiếng thiếu gia gọi, cậu đưa cho cô mấy hòn đá lớn có nhỏ có, nói:
- Chân Chân, ta ném không chuẩn.Cô cho tên vô lại kia một bài học đi.
Mục Chân Chân “ Vâng “ một tiếng rồi nhận lấy một viên đá, không cần nhắm mà ném liền một phát trúng ngay ót gã vô lại.Gã kêu lên “A” một tiếng, không kịp để ý tới thiếu phụ trước mặt nữa mà lập tức gầm lên:
- Kẻ nào đánh ta?
Gã tưởng người đàn ông phía sau cô gái thấy chuyện bất bình mới ra tay cứu giúp, bèn quát:
- Liên quan quái gì đến mi? Có phải vợ mi đâu mà dám đánh ông hả?
Rồi gã thúc cùi trỏ vào giữa ngực gã đàn ông kia.
Gã đàn ông kia sớm đã thấy hành vi của tên vô lại kia quá sức gai mắt, bèn xông vào đánh trả.Vậy là cả đám người lập tức nhốn nháo hết cả lên, nhưng dòng người vẫn không ngừng đổ lên núi, rồi cứ thế xô hai người tách xa nhau rồi biến đi đâu mất.
Trương Nguyên vô cùng hoan hỉ, tấm tắc khen Mục Chân Chân ném chuẩn. Đợi thêm nửa khắc nữa khi dòng người lên núi bắt đầu ngớt dần, Trương Nguyên bắt đầu đi tìm Thương Đạm Nhiên. Quả nhiên thấy đám người huynh muội Thương Chu Đức, Thương Đạm Nhiên cùng Cảnh Lan, Cảnh Huy đang đứng dưới một gốc cây tùng dưới chân núi.Vậy là chỉ còn Vũ Lăng là vẫn chưa thấy đâu.
Thương Chu Đức cười nói:
- Giới Tử, ta còn tưởng đệ bị xô lên núi rồi cơ.
Trương Nguyên cười nói:
- Phải đó, vốn đã bị cuốn lên trên rồi, may mà nửa đường thì thoát ra được đó.
Thương Đạm Nhiên lại cười nói:
- Đúng là đông quá đi.Bọn thiếp hét lên gọi chàng, chẳng thấy đâu nên mới lánh sang một bên đó.
Tiểu Cảnh Huy muốn lên núi, nói:
- Trương công tử ca ca, bây giờ người đã tan rồi, chúng ta có thể lên núi rồi chứ?
Trương Nguyên nói:
- Ừm, cũng vãn vãn rồi đó. Muốn đợi lúc không còn ai nữa thì khó lắm.
Người hầu Thương thị người trước kẻ sau vây lại chung quanh, đoàn người hướng miếu Thành Hoàng tiến bước, bỏ mặc Vũ Lăng. Dòng người lớn như vậy, mà Long Sơn này thì Vũ Lăng lại quá thông thuộc rồi, không sợ bị lạc.
Lên tới miếu Thành Hoàng, ông lão ngồi trước cửa miếu bán rượu còn chiếm cả khoảng không bên trái miếu, thuê hai tên lưu manh không biết định mưu tính trò gì.
Trương Nguyên và Thương Đạm Nhiên ngắm từng chiếc đèn được treo dọc hai bên đường.Từ chân núi đến cửa miếu đều không có treo sáu chiếc đèn trúc của Đạm Nhiên.
Chính lúc này, dưới núi có tiếng người hô lên:
- Huyện tôn đại nhân tới rồi.
Phủ tôn đại nhân cũng tới rồi.
Án Sát tư Trương phân thủ đại nhân cũng tới rồi.
- Vị đeo tiến hiền quan, mặc áo mãng bào, thắt lưng đeo đai ngọc kia là ai thế?
Đó là Chung thái giám, quản lí hàng dệt ở Hàng Châu đó. Lão chẳng có râu, hê hê.
Chung thái giám Chung Bản Hoa quản lí hàng dệt Hàng Châu cùng Án sát sứ Trương Kỳ Liêm, Tri phủ Thiệu Hưng Từ Thời Tiến, Huyện lệnh Sơn Âm Hầu Chi Hàn, còn có Trương Nhữ Sương, Vương Tư Nhâm và các thân hào, danh sĩ nông thôn hơn bản địa mười mấy người cùng ngồi xe tới Long Sơn. Phùng Hổ tỏ ra hết sức giữ nguyên tắc, nhấc cây đèn lớn trong tay lên, hét lớn:
- Cấm xe ngựa. Cấm khói lửa. Cấm ồn ào. Cấm hào nô không được hò hét quát người đi đường.
Trương Nhữ Sương ngồi trên kiệu, quát:
- Phùng Hổ, ngươi làm gì vậy, mau tránh ra!
Phùng Hổ giơ cao đèn lồng, khom lưng cười nói:
- Đại lão gia, các vị công tử đã dặn dò, xe ngựa không được phép tiến vào Long Sơn để tránh ùn tắc ạ.
Chung Thái giám đang ngồi trong xe ngựa hào hoa thò đầu ra nhìn, nhận ra chữ trên đèn lồng cười nói:
-Thuận theo hắn đi, chúng ta cứ làm theo quy tắc.
Ông ta nói xong liền dẫn đầu bước xuống xe ngựa.
Hầu Chi Hàn, Trương Nhữ Sương, Vương Tư Nhâm và hơn mười vị nhân vật nổi tiếng của Thiệu Hưng cũng đều đồng loạt bước xuống xe, xuống kiệu. Chung thái giám hơn ba mươi tuổi, vai nhỏ, mặt trắng, vận áo mãng bào, hông đeo đai ngọc bước đi chính giữa, để lộ ra mấy lớp áo trong, lớp xanh thẫm, lớp hồng nhạt, vô cùng bắt mắt.Chung thái giám phóng tầm mắt lên trên núi, vui vẻ nói:
- Náo nhiệt mới vui, cảnh đèn này chúng ta là lần đầu thấy được đó.Hay lắm!
Ông thái giám đứng ngay dưới chân núi, cứ khen không ngớt lời.
Án sát sứ Trương Kỳ Liêm quay sang Trương Nhữ Sương chắp chắp tay, ý nói Chung thái giám đã có lời khen như vậy thì Sơn Âm Trương thị lần này lo liệu hội đèn lồng Nguyên Tiêu đúng là lập được đại công, làm vẻ vang cho cả huyện, khiến Trương Kỳ Liêm cũng được thơm lây.
Trương Kỳ Liêm nói:
- Chung công công, hạ quan đã chuẩn bị tiệc rượu trên đỉnh Tinh Tú, mời công công lên núi vừa uống rượu vừa thưởng đèn.Cảnh đèn này đứng dưới trông lên có cái đẹp riêng, mà đứng từ trên ngắm xuống cũng có cái hay riêng.Công công, mời.
Hơn mười sai dịch đi phía trước, hai tùy tùng hai bên trái phải định dìu Chung thái giám, Chung thái giám khoát tay nói:
- Không cần, ta tự lên được.
Cảnh sắc lung linh.Dọc theo đường núi hướng lên là một con đường giăng đầy đèn.Bắt gặp một chiếc đèn có chữ bên trên, Chung thái giám bèn dừng chân thưởng lãm, bình luận mấy câu. Mặc dù nói trong mây có sương, có người nịnh nọt thì bắt đầu ngông ngạo, tự cho mình có tài hoa nhưng vẫn là bậc môn khách tao nhã.
Qua miếu Thành Hoàng, lên đồi Bồng Lai, rồi tới Tinh Tú các. Tinh Tú các ở trên một đỉnh núi rất cao. Vì Long Sơn cao hai trượng, Chung thái giám, Trương Kỳ Liêm một hàng hơn mười người đi vào Long Sơn đỉnh ngắm cảnh đèn treo từ chân núi đến ngọn núi, thực giống như một dòng các tinh tú trên trời sa xuống vậy.Dòng sông tinh tú này còn chảy cả vào tận thành Sơn Âm.Từ những nhà lầu lợp ngói tới những căn nhà thấp lợp mái tranh, không đâu là không treo đèn.Phóng tầm mắt ra xa hơn nữa sẽ thấy bờ Đông sông Phủ - Hội Kê thành hôm nay cũng trở thành “thành phố không đêm”.Đây không những là một dòng sông sao mà phải nói là các vì tinh tú đã sà xuống nhân gian mới đúng.Vừa ngắm đèn, Chung thái giám vừa không ngớt lời tấm tắc:
- Chuyến đi này không tệ, chuyến đi này không tệ.Hoàng thượng hồng phúc tề thiên nên vạn dân mới được hưởng lạc như vậy.
Đám ngườiTrương Kỳ Liêm tất nhiên cũng thi nhau lên tiếng phụ họa.
Tất cả thưởng thức cảnh đèn, bước vào Tinh Tú các dự tiệc.Trong các có thể chứa hơn mười bàn, vốn dĩ có thể sắp xếp cho hai người một bàn nhưng Chung thái giám lại thích mọi người cùng quây quần lại trong một bàn nên Trương Kỳ Liêm dặn dò cho đặt ba chiếc bàn tròn lớn.Chung thái giám ngồi ở chiếc bàn lớn nhất, có thể ngồi được mười người.Ngồi cùng với Chung thái giám là Trương Kỳ Liêm và các quan viên quan trọng, mấy vị thân hào nông thôn và danh sĩ nổi tiếng nhất của hai huyện Sơn Âm và Hội Kê.Chung thái giám là chủ trì bữa tiệc, ngồi vào bàn đầu tiên.
Chung thái giám thấy trên bàn có món cá nóc, liền chỉ chỉ tay, nói:
- Chưa tới lúc ăn cá đâu, các người chưa nghe qua câu thơ của Tô Đông Pha: “Ngoài hàng trúc có ba cành đào.Sông xuân nước ấm nên ăn vịt trước” hay sao?
Lúc cây ngải héo khô rụng đầy mặt đất mới là lúc thích hợp ăn cá.Phải câu này không nhỉ, “Cá thì tháng hai trời ấm hãy nên ăn.”
Trương Kỳ Liêm tán dương:
- Chung công công uyên bác tinh thâm, học rộng biết nhiều.Tới câu nói của thi nhân mấy trăm năm trước của Tống triều mà công công vẫn thuộc như in, hạ quan khâm phục.Đợi tháng hai trời ấm, hạ quan sẽ mở tiệc cá ở Hàng Châu mời công công đến dự ạ.
Rượu quá ba tuần, Chung thái giám thấy không khí có vẻ gò bó, lời nói đều khách khí không chút náo nhiệt, liền đề ra trò “tửu lệnh”.Trương Kỳ Liêm sẽ là người ra tửu lệnh. Trương Kỳ Liêm nói:
- Túc ông là bậc bề trên, mời túc ông ra lệnh trước.
Trương Nhữ Sương liền ra một câu lệnh gọi là “Phi hồng lệnh”.Theo đó mỗi người sẽ đọc một hoặc hai câu thơ của cổ nhân.Trong câu thơ phải có hai chữ “Phi hồng”, hoặc phải đồng âm với hai chữ này.
Một thị nữ đứng ngoài các gõ trống.Người ngồi trong các phải truyền tay nhau cành mai, khi tiếng trống ngừng, cành mai đến tay ai người đó phải đọc ra câu thơ có hai chữ “Phi hồng” nếu không sẽ bị phạt rượu.
Trương Kỳ Liêm nghĩ thầm, nhất định là phải để Chung thái giám nói trước.Chung thái giám này tính vốn nhỏ nhen, hỷ nộ vô thường, nếu những câu quen thuộc bị đọc ra hết rồi đến lượt Chung thái giám không nói được ra thì không biết chừng lại gây ầm ĩ cũng nên, chi bằng cứ nịnh bợ lão vẫn hơn.Vậy là ông quay sang dặn dò người hầu mấy câu, người hầu tuân mệnh, bước nhanh ra khỏi các.
Một hồi trống dừng lại, cành mai đã đến tay Chung thái giám.Chung thái giám liền thốt lên:
- Liễu nhứ phi lai phiến phiến hồng .
Có “phi” có “hồng”, đúng là tuyệt diệu.
Danh sách chương