TRÊN ĐÀI QUAN SÁT D2
Mục đích ban đầu của việc lập đài quan sát không phải là “quan sát” thuần túy vì việc nắm tình hình địch ở vị trí đài là điều không thể. Mục đích chính là quan sát cho bằng được, các vị trí mà địch đặt hỏa lực để tập kích ta, kết hợp nhiều nhiệm vụ khác nên cần có một bộ phận trinh sát để làm nhiệm vụ này. Vào thời điểm đó, toàn bộ các căn cứ của Pốt dọc theo tuyến biên giới từ chùa Preah Vihear về đến núi Cụt và kéo dài đến Rovieng đã được xác định bằng tọa độ 6 số trên bản đồ tác chiến của BTM Sư đoàn, và nằm trong tầm pháo 105 của các cứ điểm pháo binh của e576. Chỉ cần có lệnh trên cho phép… là mọi điều có thể xảy ra.
Nhưng chưa bao giờ xảy ra “lệnh này” ít nhất là đến tháng 6/ 1984…
Việc đưa khẩu DKZ và cơ số đạn lên đài là việc “Phù Đổng của thế kỉ 20” chúng tôi vẫn thường nói vui như vậy, có chứng kiến mới thấy sức trẻ là như thế nào. Việc đưa hai khẩu pháo 85 mm của d3 e95 lên chùa Preah Vihear còn dễ dàng hơn rất nhiều so với việc này. Đạn DKZ được đặt trong một ống tròn kim loại và mỗi anh em phải mang hai quả trèo qua các vách đá bám vào các rễ cây, bò từng bước một qua các khoảng trống giữa hai mỏm đá. Chỉ cần sơ suất một chút thôi là phải viết hàng chữ “Chúng tôi vô cùng thương tiếc…” ngay tức thì. Nhưng bằng tinh thần, nghị lực vô song của sức trẻ, mọi việc xảy ra đều tốt đẹp và khẩu DKZ oai vệ nằm trên đài quay nòng về hướng bắc.
Thiên nhiên ưu đãi cho đài một cái hang khá lí tưởng, trời mưa không có một giọt nước nào lọt vào trong. Đây là nơi để khẩu DK về đêm và nơi cất cơ số đạn cũng là nơi để mọi thứ của đài. Xung quanh đó ta làm hai cái hầm nổi dưới một cây cây da to hầm được chất xung quang bằng đá và bao vòng ngoài bằng bao cát Đại Hàn, phía trên ta che bằng nilon đi mưa.
Biên chế của đài là mười lăm anh em, trong tình huống chúng tấn công bằng bộ binh lên đài, thì phải chiến đấu trong vòng hai giờ mới có quân chi viện. Hỏa lực trên đài trang bị theo cấp B và tăng cường thêm lựu đạn của ta sản xuất (bốn thùng X một trăm quả). Từ đài nhìn xuống là các vực sâu… hoa bằng lăng nở tím rừng trông rất đẹp. Những cành phong lan đuôi chồn khắp nơi rũ xuống những cành cây, đung đưa trước gió…
Quanh đi quẩn lại thay đổi nhau chỉ mỗi nhiệm vụ cảnh giới ở bốn hướng. Trên đài không có gì để cải thiện bữa ăn. Gà rừng nhiều vô kể nhưng không làm gì được vì bắn thì sợ lộ, thỉnh thoảng cũng bẫy được vài con có chất tươi cho anh em. Sau này cái khó ló cái khôn… một số anh em dùng ná thun bắn sóc đỏ và sóc rằn (con nhen) và cu xanh (bà con với cu cườm, cu lửa) nên hầu như ngày nào cũng có thịt. Đời lính cảnh thiếu rau là bất tận… ban đêm ngủ có anh còn mơ thấy… mình ăn được bữa rau…
Cứ mười lăm ngày thay chốt một lần… ngày thay chốt vui như hội. Chỉ có bộ phận thay chốt mới theo đường lên đài, bộ phận khác làm công tác bảo vệ ở phía dưới chân… không cho địch đeo bám tập kích.
Bình thường, phải chờ tới ngày đổi chốt về đến nhà mới tắm. Khi mưa to mới tranh thủ tắm tiên. Ban đêm ngồi gác mùi chua từ quần áo bay lên thoang thoảng nhất là từ đầu gối.
Bộ phận trinh sát của F chỉ ở chốt đài có hai lần thay chốt (một tháng) sau đó nhận nhiệm vụ về F bộ tại ngầm Saem.
Ngày anh em trinh sát về lại Sư đoàn, Thủ trưởng Thăng CTV D2 vay của C15 công binh e95 con heo khoảng 60 – 70 cân để đãi bộ phận trinh sát phối thuộc. (Những năm sau này khi Thủ trưởng Thăng là Phó E trưởng Chính trị 95 và anh Đấu (C trưởng c15) là D trưởng d1, gặp anh em trinh sát bọn tôi tại chùa, anh Đấu thường hay nhắc lại chuyện đòi Thủ trưởng Thăng con heo, anh em chỉ nhìn nhau cười…)
Gần bốn năm sau… trong đội hình trinh sát ngày ấy… có hai anh em được bổ nhiệm là C trưởng c6 và C phó c5 của d2 e95. Chính những con người đã từng chiến đấu sống còn với địch tại cao điểm 428 mùa mưa năm ấy… sau này viết tiếp những chiến công… tạo nên huyền thoại núi Cụt… nét son đánh dấu sự trưởng thành của thế hệ anh em nhập ngũ năm 1983, 1984, của quê hương Thuận Hải và Quảng Nam Đà Nẵng.
Chào cao điểm 428, chào đài quan sát d2… chào mùa mưa máu lửa 1980.
Con đường nhiệm vụ phía trước của trinh sát f307 những ngày cuối năm… ranh giới tỉnh Preah Vihear và tỉnh Siemreap, một dòng suối hai mùa… bắt liên lạc với anh em f302 Quân khu 7 lần thứ hai.
Mục đích ban đầu của việc lập đài quan sát không phải là “quan sát” thuần túy vì việc nắm tình hình địch ở vị trí đài là điều không thể. Mục đích chính là quan sát cho bằng được, các vị trí mà địch đặt hỏa lực để tập kích ta, kết hợp nhiều nhiệm vụ khác nên cần có một bộ phận trinh sát để làm nhiệm vụ này. Vào thời điểm đó, toàn bộ các căn cứ của Pốt dọc theo tuyến biên giới từ chùa Preah Vihear về đến núi Cụt và kéo dài đến Rovieng đã được xác định bằng tọa độ 6 số trên bản đồ tác chiến của BTM Sư đoàn, và nằm trong tầm pháo 105 của các cứ điểm pháo binh của e576. Chỉ cần có lệnh trên cho phép… là mọi điều có thể xảy ra.
Nhưng chưa bao giờ xảy ra “lệnh này” ít nhất là đến tháng 6/ 1984…
Việc đưa khẩu DKZ và cơ số đạn lên đài là việc “Phù Đổng của thế kỉ 20” chúng tôi vẫn thường nói vui như vậy, có chứng kiến mới thấy sức trẻ là như thế nào. Việc đưa hai khẩu pháo 85 mm của d3 e95 lên chùa Preah Vihear còn dễ dàng hơn rất nhiều so với việc này. Đạn DKZ được đặt trong một ống tròn kim loại và mỗi anh em phải mang hai quả trèo qua các vách đá bám vào các rễ cây, bò từng bước một qua các khoảng trống giữa hai mỏm đá. Chỉ cần sơ suất một chút thôi là phải viết hàng chữ “Chúng tôi vô cùng thương tiếc…” ngay tức thì. Nhưng bằng tinh thần, nghị lực vô song của sức trẻ, mọi việc xảy ra đều tốt đẹp và khẩu DKZ oai vệ nằm trên đài quay nòng về hướng bắc.
Thiên nhiên ưu đãi cho đài một cái hang khá lí tưởng, trời mưa không có một giọt nước nào lọt vào trong. Đây là nơi để khẩu DK về đêm và nơi cất cơ số đạn cũng là nơi để mọi thứ của đài. Xung quanh đó ta làm hai cái hầm nổi dưới một cây cây da to hầm được chất xung quang bằng đá và bao vòng ngoài bằng bao cát Đại Hàn, phía trên ta che bằng nilon đi mưa.
Biên chế của đài là mười lăm anh em, trong tình huống chúng tấn công bằng bộ binh lên đài, thì phải chiến đấu trong vòng hai giờ mới có quân chi viện. Hỏa lực trên đài trang bị theo cấp B và tăng cường thêm lựu đạn của ta sản xuất (bốn thùng X một trăm quả). Từ đài nhìn xuống là các vực sâu… hoa bằng lăng nở tím rừng trông rất đẹp. Những cành phong lan đuôi chồn khắp nơi rũ xuống những cành cây, đung đưa trước gió…
Quanh đi quẩn lại thay đổi nhau chỉ mỗi nhiệm vụ cảnh giới ở bốn hướng. Trên đài không có gì để cải thiện bữa ăn. Gà rừng nhiều vô kể nhưng không làm gì được vì bắn thì sợ lộ, thỉnh thoảng cũng bẫy được vài con có chất tươi cho anh em. Sau này cái khó ló cái khôn… một số anh em dùng ná thun bắn sóc đỏ và sóc rằn (con nhen) và cu xanh (bà con với cu cườm, cu lửa) nên hầu như ngày nào cũng có thịt. Đời lính cảnh thiếu rau là bất tận… ban đêm ngủ có anh còn mơ thấy… mình ăn được bữa rau…
Cứ mười lăm ngày thay chốt một lần… ngày thay chốt vui như hội. Chỉ có bộ phận thay chốt mới theo đường lên đài, bộ phận khác làm công tác bảo vệ ở phía dưới chân… không cho địch đeo bám tập kích.
Bình thường, phải chờ tới ngày đổi chốt về đến nhà mới tắm. Khi mưa to mới tranh thủ tắm tiên. Ban đêm ngồi gác mùi chua từ quần áo bay lên thoang thoảng nhất là từ đầu gối.
Bộ phận trinh sát của F chỉ ở chốt đài có hai lần thay chốt (một tháng) sau đó nhận nhiệm vụ về F bộ tại ngầm Saem.
Ngày anh em trinh sát về lại Sư đoàn, Thủ trưởng Thăng CTV D2 vay của C15 công binh e95 con heo khoảng 60 – 70 cân để đãi bộ phận trinh sát phối thuộc. (Những năm sau này khi Thủ trưởng Thăng là Phó E trưởng Chính trị 95 và anh Đấu (C trưởng c15) là D trưởng d1, gặp anh em trinh sát bọn tôi tại chùa, anh Đấu thường hay nhắc lại chuyện đòi Thủ trưởng Thăng con heo, anh em chỉ nhìn nhau cười…)
Gần bốn năm sau… trong đội hình trinh sát ngày ấy… có hai anh em được bổ nhiệm là C trưởng c6 và C phó c5 của d2 e95. Chính những con người đã từng chiến đấu sống còn với địch tại cao điểm 428 mùa mưa năm ấy… sau này viết tiếp những chiến công… tạo nên huyền thoại núi Cụt… nét son đánh dấu sự trưởng thành của thế hệ anh em nhập ngũ năm 1983, 1984, của quê hương Thuận Hải và Quảng Nam Đà Nẵng.
Chào cao điểm 428, chào đài quan sát d2… chào mùa mưa máu lửa 1980.
Con đường nhiệm vụ phía trước của trinh sát f307 những ngày cuối năm… ranh giới tỉnh Preah Vihear và tỉnh Siemreap, một dòng suối hai mùa… bắt liên lạc với anh em f302 Quân khu 7 lần thứ hai.
Danh sách chương