VƯỢT SÔNG SREPOK. (Tiếp theo)
Tảng sáng, chúng tôi được tiếng pháo chiến dịch đánh thức dậy… dù chỉ ngủ được vài giờ, nhưng cũng quý vô cùng, người tươi tỉnh lại, hơn nữa trong trạng thái không có gì căng thẳng, nên anh em cũng tỉnh táo đôi phần. Tôi bò ra mép sông để rửa mặt, láng quáng thế nào lại trượt chân xuống mép sông, chưa kịp phản ứng thì nước đã cuốn trôi ra khỏi bờ, tôi vùng vẫy cố bơi vào bờ nhưng vô hiệu, vì với vận tốc nước chảy nhanh như vậy, buộc ta phải bơi xuôi theo dòng và lựa thế để tiến dần vào bờ, khi trôi qua c3 d1, có một anh lính nhanh trí ném cho tôi sợi dây thừng to tướng, tôi chụp được và cố bơi vào bờ.
Trong lúc chờ anh em 198 từ phía bên kia, cách chúng tôi khoảng 10 km báo cáo tình hình địch, tôi ngồi cạnh bờ sông, nhìn ngắm nó và nhớ về dòng sông quê nhà…
“Dòng sông ấy, nơi mẹ đã sinh ra con trong một đêm hè tháng năm, cha đi biển không có ở nhà, mẹ tự mình chống sõng (xuồng nan) qua bên này sông và con đã cất tiếng khóc chào đời nơi dòng sông ấy. Lớn lên mẹ dẫn con ra sông giặt quần áo, khi con chưa biết mặc quần, bò lổm ngổm, đuổi theo những con còng biển nhỏ xíu để bắt nó, nhưng có bắt được bao giờ đâu… rồi những năm tháng con theo mẹ đi bắt những con cua, con cá bống trong hang… dòng sông ấy đã nuôi con lớn khôn, để có thể đi một mình, bắt những con sò, con sam về bán, mẹ đã tập con bơi, bằng cách ôm thân cây chuối hai chân đập ầm ầm, nước da con sạm đen giống cha, giống mẹ, là những gì còn sót lại của biển cả trên con người của con, dòng máu con có vị mặn, cũng là nhờ vị mặn của dòng sông ấy, đôi mắt con long lanh giống như ánh trăng, in hình trên dòng sông những đêm trăng rằm, có sóng gợn lăng tăng… Rồi một ngày, con thi đậu vào trường Cường Để, ngôi trường danh giá nhất của tỉnh Bình Định ngày ấy. Con xa mẹ, xa dòng sông với bao nhiêu nỗi nhớ… buổi chiều đi học về, con cũng ghé ngang qua đường Nguyễn Huệ Quy Nhơn để nhìn thấy biển cho đỡ nhớ.
Đất nước thống nhất con cũng hoàn thành chương trình phổ thông, trở lại quê nhà sau bảy năm xa cách, chừng ấy năm mang nỗi nhớ dòng sông… và chính nơi này con gặp một người con gái…
Người con gái ấy, làm chung với mình một bờ ruộng muối, cũng có một thời phải vào Cam Ranh sinh sống do chiến tranh, sau ngày giải phóng trở lại quê nhà…
Con biết mẹ rất thương người con gái ấy, và mẹ cũng mơ một ngày là con dâu của mẹ, khi con đi rồi, mẹ vẫn thường kể cho cô ấy nghe về quãng đời niên thiếu của con, những lúc hai gia đình cùng làm chung, nhìn đôi mắt mẹ và của người ta… con hiểu tất cả.
Giờ đây trước mặt con cũng là một dòng sông… nhưng nó không hiền hòa như dòng sông quê mình mẹ ạ! Dưới sự lững lờ kia, là những gì uất hận của cả một dân tộc, đang đứng bên bờ vực của sự diệt chủng, con rất sợ… hôm nay… ngày mai… cũng ở dòng sông này…”
Bước chân nhanh thoăn thoắt của trưởng ban trinh sát Sư đoàn, đi nhanh về hướng tôi, đã cắt ngang dòng hồi tưởng về một dòng sông. Toàn đội hình tấn công ra đường 19, tiến công về Stung Treng nơi có BTL Quân khu Đông bắc của Pốt.
Khi ra đến giáp đường 19, anh Thảo B trưởng trinh sát d1 e95 đạp phải quả mìn KP2 của địch và hi sinh.
Mặt đường 19 chỗ này khá rộng và nhẵn, chúng tôi cùng c3 d1 đi trước đội hình, về Phum Sreta Chan cách đó chùng 5 km, để gặp bộ phận chính của anh em 198 đang ở tại đây.
Tảng sáng, chúng tôi được tiếng pháo chiến dịch đánh thức dậy… dù chỉ ngủ được vài giờ, nhưng cũng quý vô cùng, người tươi tỉnh lại, hơn nữa trong trạng thái không có gì căng thẳng, nên anh em cũng tỉnh táo đôi phần. Tôi bò ra mép sông để rửa mặt, láng quáng thế nào lại trượt chân xuống mép sông, chưa kịp phản ứng thì nước đã cuốn trôi ra khỏi bờ, tôi vùng vẫy cố bơi vào bờ nhưng vô hiệu, vì với vận tốc nước chảy nhanh như vậy, buộc ta phải bơi xuôi theo dòng và lựa thế để tiến dần vào bờ, khi trôi qua c3 d1, có một anh lính nhanh trí ném cho tôi sợi dây thừng to tướng, tôi chụp được và cố bơi vào bờ.
Trong lúc chờ anh em 198 từ phía bên kia, cách chúng tôi khoảng 10 km báo cáo tình hình địch, tôi ngồi cạnh bờ sông, nhìn ngắm nó và nhớ về dòng sông quê nhà…
“Dòng sông ấy, nơi mẹ đã sinh ra con trong một đêm hè tháng năm, cha đi biển không có ở nhà, mẹ tự mình chống sõng (xuồng nan) qua bên này sông và con đã cất tiếng khóc chào đời nơi dòng sông ấy. Lớn lên mẹ dẫn con ra sông giặt quần áo, khi con chưa biết mặc quần, bò lổm ngổm, đuổi theo những con còng biển nhỏ xíu để bắt nó, nhưng có bắt được bao giờ đâu… rồi những năm tháng con theo mẹ đi bắt những con cua, con cá bống trong hang… dòng sông ấy đã nuôi con lớn khôn, để có thể đi một mình, bắt những con sò, con sam về bán, mẹ đã tập con bơi, bằng cách ôm thân cây chuối hai chân đập ầm ầm, nước da con sạm đen giống cha, giống mẹ, là những gì còn sót lại của biển cả trên con người của con, dòng máu con có vị mặn, cũng là nhờ vị mặn của dòng sông ấy, đôi mắt con long lanh giống như ánh trăng, in hình trên dòng sông những đêm trăng rằm, có sóng gợn lăng tăng… Rồi một ngày, con thi đậu vào trường Cường Để, ngôi trường danh giá nhất của tỉnh Bình Định ngày ấy. Con xa mẹ, xa dòng sông với bao nhiêu nỗi nhớ… buổi chiều đi học về, con cũng ghé ngang qua đường Nguyễn Huệ Quy Nhơn để nhìn thấy biển cho đỡ nhớ.
Đất nước thống nhất con cũng hoàn thành chương trình phổ thông, trở lại quê nhà sau bảy năm xa cách, chừng ấy năm mang nỗi nhớ dòng sông… và chính nơi này con gặp một người con gái…
Người con gái ấy, làm chung với mình một bờ ruộng muối, cũng có một thời phải vào Cam Ranh sinh sống do chiến tranh, sau ngày giải phóng trở lại quê nhà…
Con biết mẹ rất thương người con gái ấy, và mẹ cũng mơ một ngày là con dâu của mẹ, khi con đi rồi, mẹ vẫn thường kể cho cô ấy nghe về quãng đời niên thiếu của con, những lúc hai gia đình cùng làm chung, nhìn đôi mắt mẹ và của người ta… con hiểu tất cả.
Giờ đây trước mặt con cũng là một dòng sông… nhưng nó không hiền hòa như dòng sông quê mình mẹ ạ! Dưới sự lững lờ kia, là những gì uất hận của cả một dân tộc, đang đứng bên bờ vực của sự diệt chủng, con rất sợ… hôm nay… ngày mai… cũng ở dòng sông này…”
Bước chân nhanh thoăn thoắt của trưởng ban trinh sát Sư đoàn, đi nhanh về hướng tôi, đã cắt ngang dòng hồi tưởng về một dòng sông. Toàn đội hình tấn công ra đường 19, tiến công về Stung Treng nơi có BTL Quân khu Đông bắc của Pốt.
Khi ra đến giáp đường 19, anh Thảo B trưởng trinh sát d1 e95 đạp phải quả mìn KP2 của địch và hi sinh.
Mặt đường 19 chỗ này khá rộng và nhẵn, chúng tôi cùng c3 d1 đi trước đội hình, về Phum Sreta Chan cách đó chùng 5 km, để gặp bộ phận chính của anh em 198 đang ở tại đây.
Danh sách chương