CĂN CỨ 547 MÁU VÀ HOA.
Trong đời mỗi người lính đều có những trận đánh, những địa danh, những xao động của tâm hồn mà không thể nào quên.
Với người lính F307, nhất là anh em trinh sát chịu trách nhiệm đoạn Anlongveng về đến tây cao điểm 428, thì căn cứ 547 mãi mãi không thể nào quên được.
Còn anh em BB trung đoàn 95 cũng cùng chung số phận như vậy. Người lính D3 không bỏ sót trận nào với những mức độ chiến đấu khác nhau.
Bức tường thành của dãy Dangrek ấy, với những vách đá dựng đứng, những bình độ nhấp nhô. Khốc liệt hơn, xung quanh nó không có nước khi bắt đầu vào mùa khô chứ chẳng cần giữa hay cuối mùa khô.
Liên tiếp từ các năm 1981 đến năm 1984 (năm tôi ra quân) đánh lớn, đánh nhỏ tới bốn lần. C trinh sát của F và của các E95, E94, E29 có lẽ không dưới năm mươi lần vòng qua vòng lại cái căn cứ quỷ quái này.
Từ khi nó chỉ là một căn cứ nhỏ, chừng vài kilômét vuông với quân số chừng hơn trăm tên, đến khi chúng trở thành căn cứ lớn, với độ dài cả chục kilômét, bề rộng ăn sâu vào nội địa K gần 5 km với quân số của hai sư đoàn thiếu (tôi không còn nhớ phiên hiệu).
Từ trận đánh của d3 E95 do Đại uý Trần bá Khánh chỉ huy đến cấp QK do một trong những vị tướng tài danh Nguyễn Chơn chỉ huy.
Từ khi nó còn sự che chở của nhà cầm quyền Thái Lan… và biết chắc là quân tình nguyện Việt Nam sẽ không vượt sang đất Thái. Cho đến khi đưa cả sư đoàn 307 vượt tràn qua biên giới, đánh tập hậu từ sân sau Phanom Bantung hỗ trợ cho E1F2 đánh vỗ mặt, và E143 F315 đánh giới hạn bên sườn trái.
Tàn chiến cuộc 547, C trinh sát của F mất đi ba mươi tư anh em, và bị thương giã từ cuộc chiến gần bằng con số hi sinh (Trinh sát thì con số hi sinh cao hơn bị thương, khác với anh em BB).
Trong những anh em ngã xuống có cả những chiến binh dạn dày trận mạc nhập ngũ 1978, đến những anh em mới bổ sung vào đơn vị đầu năm 1984 quê ở Tuy Hòa - Phú Yên.
Có những anh em là trinh sát F hi sinh, tôi đến nhận mặt… mới ngỡ ngàng là tân binh tôi chưa kịp biết mặt. Vì công tác triền miên, đến đợt bổ sung quân BTM F cứ cắt quân số và đưa về C (Anh Lê Sang nay ở Đức Linh – Bình Thuận cùng quê với anh em đơn vị E250 của bác Quyenkh nằm trong số này). Cán bộ thì phân tán ở các trung đoàn mỗi nơi một nhóm. Trong BCH có khi hơn một năm mới gặp mặt.
Từ trận đánh đầu tiên ta bao vây chúng… chúng không thể thoát ra khỏi giao thông hào trên hướng của C9D3… giao thông hào đầy máu và thịt của Pốt… những tên lính áo đen ngã gục hàng loạt trước nòng khẩu 12.7 của C12… những nắp hầm tung lên có hình hài của những tên Pốt bị hất tung… khi khẩu DKZ bắn chính diện lọt sâu vào hầm. Trận đánh phối thuộc cấp E do trung đoàn 95 chỉ huy chung, ta thu kho hậu cần của chúng. Sư đoàn phải huy động xe để chở chiến lợi phẩm về mất mấy ngày trời. Ba lô của lính nặng trĩu bột ngọt và thuốc Tây, những thứ rất cần cho cuộc sống, chả thiết tha gì đến quần áo vải vóc như mấy trận trước nữa.
Rồi đến lúc cả sư đoàn dồn binh lực đánh hai ngày trời vẫn không thủng nổi. Ngày thứ hai của cuộc chiến ta và chúng đánh vỗ mặt nhau từ chín giờ sáng đến gần ba giờ chiều… cả hai bên đều sức tàn lực kiệt…
Toàn sư đoàn phải lui quân, phía sau xe tăng chở nước cấp cứu cho đội hình chạy bương càn, để kịp thời gian bất chấp mìn của chúng.
Với lối phòng thủ nhiều tầng, nhiều độ cao khác nhau, bố trí hỏa lực trên các sườn đồi bao quanh căn cứ, thời tiết khắc nghiệt không thuận lợi. F307 đành phải từ xa đứng nhìn bức tường thành trên dãy Dangrek, và hẹn ngày tái ngộ.
Quân khu buộc phải ra tay, điều binh khiển tướng từ bên nước sang. Từ vùng đất An Khê, anh em E1F2 (đơn vị của @Hungnt và @Vutrieuduong) với hơn ba nghìn quân theo hành trình “Từ An Khê đến 547 Preah Vihear” tham gia cuộc chiến. E143 F315 từ thị trấn Cheep cũng bổ sung vào đội hình tấn công.
Vinh quang và chiến thắng đã thuộc về chúng ta.
Nhưng để có được buổi chiều vinh quang đó, biết bao anh em đã ngã xuống theo quy luật của chiến tranh. Các đơn vị trinh sát trong toàn sư đoàn quân số giảm hơn phân nửa. Anh em BB ít nhiều còn sức lực để chịu đựng. Nhưng anh em trinh sát của toàn sư đoàn, nhất là trung đoàn 29 gần như kiệt sức. Chiến thắng chỉ hiện trên khuôn mặt của từng người. Dáng đi đã xiêu vẹo không mạnh mẽ hùng dũng như ngày nào. Họ không đội đạn, đội cối, mang vác nặng, chịu sự ác liệt như anh em BB. Nhưng để đưa đội hình vào vị trí quy định. Họ đã vắt đến giọt sức lực cuối cùng.
Và cái tên 547 đã chấm dứt từ cuộc chiến đó.
Năm ngày sau đó, có năm mươi mốt sĩ quan từ Trung uý trở xuống, giã từ mảnh đất Preah Vihear khói lửa, giã từ thật sự cuộc chiến, vì không đáp ứng được yêu cầu về công tác cán bộ trong tình hình mới.
Nhìn người Sư trưởng dáng người nhỏ con với cặp mắt sắc sảo. Ông đau lòng khi nhìn những tờ quyết định bổ nhiệm đã kí, mà nay phải gác lại. Không thể chia tay với đội ngũ thuộc cấp trong tình huống như vậy. Ông đã nhờ Phó Sư đoàn trưởng về Chính trị: Đại tá Nguyễn Hữu Hà, thay mặt Sư đoàn, ghi nhận những công lao đóng góp của từng người, đã một thời chung lưng góp sức cho thành tích của sư đoàn.
Chấm dứt cái tên 547, cũng là đặt dấu chấm hết đời lính của một thành viên QSVN.
Trong đời mỗi người lính đều có những trận đánh, những địa danh, những xao động của tâm hồn mà không thể nào quên.
Với người lính F307, nhất là anh em trinh sát chịu trách nhiệm đoạn Anlongveng về đến tây cao điểm 428, thì căn cứ 547 mãi mãi không thể nào quên được.
Còn anh em BB trung đoàn 95 cũng cùng chung số phận như vậy. Người lính D3 không bỏ sót trận nào với những mức độ chiến đấu khác nhau.
Bức tường thành của dãy Dangrek ấy, với những vách đá dựng đứng, những bình độ nhấp nhô. Khốc liệt hơn, xung quanh nó không có nước khi bắt đầu vào mùa khô chứ chẳng cần giữa hay cuối mùa khô.
Liên tiếp từ các năm 1981 đến năm 1984 (năm tôi ra quân) đánh lớn, đánh nhỏ tới bốn lần. C trinh sát của F và của các E95, E94, E29 có lẽ không dưới năm mươi lần vòng qua vòng lại cái căn cứ quỷ quái này.
Từ khi nó chỉ là một căn cứ nhỏ, chừng vài kilômét vuông với quân số chừng hơn trăm tên, đến khi chúng trở thành căn cứ lớn, với độ dài cả chục kilômét, bề rộng ăn sâu vào nội địa K gần 5 km với quân số của hai sư đoàn thiếu (tôi không còn nhớ phiên hiệu).
Từ trận đánh của d3 E95 do Đại uý Trần bá Khánh chỉ huy đến cấp QK do một trong những vị tướng tài danh Nguyễn Chơn chỉ huy.
Từ khi nó còn sự che chở của nhà cầm quyền Thái Lan… và biết chắc là quân tình nguyện Việt Nam sẽ không vượt sang đất Thái. Cho đến khi đưa cả sư đoàn 307 vượt tràn qua biên giới, đánh tập hậu từ sân sau Phanom Bantung hỗ trợ cho E1F2 đánh vỗ mặt, và E143 F315 đánh giới hạn bên sườn trái.
Tàn chiến cuộc 547, C trinh sát của F mất đi ba mươi tư anh em, và bị thương giã từ cuộc chiến gần bằng con số hi sinh (Trinh sát thì con số hi sinh cao hơn bị thương, khác với anh em BB).
Trong những anh em ngã xuống có cả những chiến binh dạn dày trận mạc nhập ngũ 1978, đến những anh em mới bổ sung vào đơn vị đầu năm 1984 quê ở Tuy Hòa - Phú Yên.
Có những anh em là trinh sát F hi sinh, tôi đến nhận mặt… mới ngỡ ngàng là tân binh tôi chưa kịp biết mặt. Vì công tác triền miên, đến đợt bổ sung quân BTM F cứ cắt quân số và đưa về C (Anh Lê Sang nay ở Đức Linh – Bình Thuận cùng quê với anh em đơn vị E250 của bác Quyenkh nằm trong số này). Cán bộ thì phân tán ở các trung đoàn mỗi nơi một nhóm. Trong BCH có khi hơn một năm mới gặp mặt.
Từ trận đánh đầu tiên ta bao vây chúng… chúng không thể thoát ra khỏi giao thông hào trên hướng của C9D3… giao thông hào đầy máu và thịt của Pốt… những tên lính áo đen ngã gục hàng loạt trước nòng khẩu 12.7 của C12… những nắp hầm tung lên có hình hài của những tên Pốt bị hất tung… khi khẩu DKZ bắn chính diện lọt sâu vào hầm. Trận đánh phối thuộc cấp E do trung đoàn 95 chỉ huy chung, ta thu kho hậu cần của chúng. Sư đoàn phải huy động xe để chở chiến lợi phẩm về mất mấy ngày trời. Ba lô của lính nặng trĩu bột ngọt và thuốc Tây, những thứ rất cần cho cuộc sống, chả thiết tha gì đến quần áo vải vóc như mấy trận trước nữa.
Rồi đến lúc cả sư đoàn dồn binh lực đánh hai ngày trời vẫn không thủng nổi. Ngày thứ hai của cuộc chiến ta và chúng đánh vỗ mặt nhau từ chín giờ sáng đến gần ba giờ chiều… cả hai bên đều sức tàn lực kiệt…
Toàn sư đoàn phải lui quân, phía sau xe tăng chở nước cấp cứu cho đội hình chạy bương càn, để kịp thời gian bất chấp mìn của chúng.
Với lối phòng thủ nhiều tầng, nhiều độ cao khác nhau, bố trí hỏa lực trên các sườn đồi bao quanh căn cứ, thời tiết khắc nghiệt không thuận lợi. F307 đành phải từ xa đứng nhìn bức tường thành trên dãy Dangrek, và hẹn ngày tái ngộ.
Quân khu buộc phải ra tay, điều binh khiển tướng từ bên nước sang. Từ vùng đất An Khê, anh em E1F2 (đơn vị của @Hungnt và @Vutrieuduong) với hơn ba nghìn quân theo hành trình “Từ An Khê đến 547 Preah Vihear” tham gia cuộc chiến. E143 F315 từ thị trấn Cheep cũng bổ sung vào đội hình tấn công.
Vinh quang và chiến thắng đã thuộc về chúng ta.
Nhưng để có được buổi chiều vinh quang đó, biết bao anh em đã ngã xuống theo quy luật của chiến tranh. Các đơn vị trinh sát trong toàn sư đoàn quân số giảm hơn phân nửa. Anh em BB ít nhiều còn sức lực để chịu đựng. Nhưng anh em trinh sát của toàn sư đoàn, nhất là trung đoàn 29 gần như kiệt sức. Chiến thắng chỉ hiện trên khuôn mặt của từng người. Dáng đi đã xiêu vẹo không mạnh mẽ hùng dũng như ngày nào. Họ không đội đạn, đội cối, mang vác nặng, chịu sự ác liệt như anh em BB. Nhưng để đưa đội hình vào vị trí quy định. Họ đã vắt đến giọt sức lực cuối cùng.
Và cái tên 547 đã chấm dứt từ cuộc chiến đó.
Năm ngày sau đó, có năm mươi mốt sĩ quan từ Trung uý trở xuống, giã từ mảnh đất Preah Vihear khói lửa, giã từ thật sự cuộc chiến, vì không đáp ứng được yêu cầu về công tác cán bộ trong tình hình mới.
Nhìn người Sư trưởng dáng người nhỏ con với cặp mắt sắc sảo. Ông đau lòng khi nhìn những tờ quyết định bổ nhiệm đã kí, mà nay phải gác lại. Không thể chia tay với đội ngũ thuộc cấp trong tình huống như vậy. Ông đã nhờ Phó Sư đoàn trưởng về Chính trị: Đại tá Nguyễn Hữu Hà, thay mặt Sư đoàn, ghi nhận những công lao đóng góp của từng người, đã một thời chung lưng góp sức cho thành tích của sư đoàn.
Chấm dứt cái tên 547, cũng là đặt dấu chấm hết đời lính của một thành viên QSVN.
Danh sách chương