Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt
Chương 80: Đội quân nhân dân
Ngay từ đâu, Kiệt đã cố gắng xây dựng một nền tảng kinh tế ổn định để chu cấp cho đội quân này, khi những người lính không lo bị thiếu ăn, thậm chí có thể được trả lương, họ mới trở nên dễ bảo hơn. Nhưng trong thâm tâm, Kiệt không muốn một đội quân đánh thuê, nhận lương nhận tiền để chiến đấu. Đội quân này phải giống như đội quân mà cậu từng đọc trong sách, nghe trong lời ca tiếng hát của bài nhạc cách mạng: “ Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh...”. Chỉ khi có một tín niệm như vậy, đội quân đó mới có thể vượt qua mọi chông gai, thậm chí giống như những chiến sĩ trong bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của nhà thơ Tố Hữu:
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn! Những đồng chí thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão,
Chứ không phải một đội quân mà như Nguyễn Văn Thiệu từng mô tả là: Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập!
Từ những gì học được, đọc tham khảo các tài liệu sách báo, internet,... trong kiếp trước cộng với những kinh nghiệm từ cuộc chiến chống hải tặc cách đây không lâu, Kiệt thấy chung quy là phải có công tác chính trị, tư tưởng cho anh em binh sĩ. Dễ thấy nhất là trong cuộc chiến vừa qua, bất chấp việc thiếu kinh nghiệm, chưa quen trận mạc, với tinh thần chiến đấu cao độ khi tâm niệm rằng cuộc chiến họ tham gia chính là để bạo hộ gia đình, làng mạc- một nhiệm vụ thiêng liêng. Bởi thế, trong trận chiến vào ban đêm đó, kẻ cuối cùng phải lùi bước là những tên cướp biển.
Với những người lính mới này, do thân phận của họ, tinh thần bảo vệ làng hay gia đình không thể nào dùng lại, buộc Kiệt phải dùng cách khác để xây dựng tinh thần chiến đấu cho bọn họ: tạo nên những thủ lĩnh tinh thần và truyền bá tư tưởng lập nghiệp. Trừ đội lính của Lý Tuấn cũng những người lính làng Hồng Bàng ra, tất cả những người phải tới đây làm lính tựu chung đều là những kẻ cực kỳ nghèo khổ, không có tiếng nói trong xã hội, vì thế họ sẽ khó mà là những người chỉ huy, các thủ lĩnh tinh thần đồng thời mong ước một cuộc sống tốt đẹp là thứ thường trực trong đầu họ.
Tuy nhiên, sự phân biệt giữa họ và lính Hồng Bàng vẫn có, để hai bên dễ hòa nhập, Kiệt dùng kế sách mà những người cộng sản Việt Nam ban đầu dùng: Vô Sản Hóa, tức là hòa vào dân lao động, đi xuống các hầm mỏ, đồn điền, bắt chuyện với dân ở đó để từng bước tạo niềm tin, sau đó tuyên truyền vận động. Ở đây, Kiệt đề nghị xây dựng lại làng Thụi theo cách mới, một mặt chuẩn bị nền tảng kinh tế, mặt khác tăng cường tiếp xúc giữa các bên, để lính Hồng Bàng có thể gặp mặt những người khác thường xuyên mà không bị quá mức lộ liễu.
Qua những buổi lao động cùng nhau, những khi nghỉ ngơi, người lính Hồng Bàng sẽ có cơ hội tham gia những cuộc tán phét, và khi đó họ từng bước kể về làng Hồng Bàng và sự thay đổi khi đi làm lính. Bằng việc kể chuyện này qua những người lính làng Hồng Bàng không ngừng quán thâu tư tưởng với những người lính mới rằng, chỉ khi nào bọn họ thực sự làm tốt công việc huấn luyện, trở thành một người lính tốt, thì khi đó mọi việc mới thay đổi. Trở thành lính, họ được trả lương, khi đi làm nhiệm vụ họ được tôn trọng, có tiền có danh vọng có thể lấy vợ sinh con, rồi nếu bị thương hay gì thì có chính sách hỗ trợ. Do những người lính làng Hồng Bàng nói toàn những điều người thật việc thật, nên không ai có thể phản bác.
Ngày qua ngày, trong suốt thời gian xây dựng những công trình ở làng Thụi, tận dụng thời gian làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi cạnh nhau, lính Hồng Bàng tuyên truyền giảng giải các thông tin này. Những thông tin, kiến thức, tư tưởng này được đưa vào đầu của những người lính kia, cùng với đó là khiến họ dần tin tưởng và có chút mơ ước. Đến khi khu vực làng Thụi bắt đầu được khai thác kinh tế, Kiệt mạnh tay chi lương, chi thêm tiền ăn uống cho những người lính, thì niềm tin của họ với những gì Kiệt nói càng thêm chắc chắn.
Nhận thấy phần tinh thần là đã có, Kiệt bắt đầu chuyển sang phần huấn luyện thực sự. Trước tiên, giống hệt như những gì lính Hồng Bàng phải trải qua: tập thể lực, tập phản ứng báo động đêm, tập đội hình đội ngũ, tập đào công sự,... Những việc này quả thực mệt mỏi hơn mầy trò xây dựng ngày trước quá nhiều, nhiều người tỏ ra vùng vằng khó chịu. Lúc này, lính Hồng Bàng bắt đầu công tác thủ lĩnh tư tưởng. Họ đi động viên, hướng dẫn tận tình, chỉ bảo nhẹ nhàng, nhưng cũng nghiêm khắc yêu cầu mọi người chấp hành, giám sát chặt chẽ, kiểm điểm những người lười biếng. Lần này, với việc có những người lính kinh nghiệm đi nêu gương, công tác huấn luyện chuẩn bị diễn ra thuận lợi hơn, chỉ mất khoảng thời gian bằng 2/3 lúc trước với lính Hồng Bàng.
Đảm bảo rằng những người lính đã đủ sức khỏe cũng như kỷ luật, Kiệt chuyển giao họ cho Lý Tuấn để cậu ta bắt đầu việc huấn luyện tấn công. Các bài tập chiến đấu theo kiểu đội hình bây giờ dược Lý Tuấn chú trọng hơn. Trong cuộc chiến lần trước, đội của Lý Tuấn do cậy mình giỏi hơn, thường xuyên đánh láo, tiêu biểu như chiến thuật tấn công vào đầu não địch trong trận đánh ban đêm nọ, hậu quả là giờ từ đội 30 người, chỉ còn 15 người có thể tiếp tục làm lính. Thiệt hại phân nửa này đánh cho Lý Tuấn một đòn đau, khiến anh chàng không còn quá mức đề cao năng lực chiến đấu bản thân, mà chú trọng hơn chiến đấu đồng đội. Các cuộc diễn tập diễn ra, khác với ngày trước tất cả đều chỉ là tân binh, giờ thì phần lớn các chỉ huy- lính Hồng Bàng hoặc đám quân của Lý Tuấn đều đã liếm máu, lại có kinh nghiệm tham gia một trận chiến thực sự, các quyết định đưa ra sát thực tế, để từ đó cuộc diễn tập đảm bảo tính thực tế cao. Nhờ vậy, khả năng tác chiến binh sĩ nâng cao nhanh hơn nhóm lính Hồng Bàng ngày trước.
Cùng với huấn luyện chiến đấu, Kiệt đề xuất thêm vấn đề tăng gia sản xuất và hành quân thực tế, cho binh lính sống cùng dân, ba cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc. Đề nghị này ban đầu không được chấp nhận, do việc có một cái chợ và khu giao dịch đã đảm bảo tiền của nuôi lính, tăng gia sản xuất chỉ phí thời gian huấn luyện. Đồng thời theo Lý Tuấn, việc sống cùng người dân sẽ làm binh lính mất đi tình chất sắt đá của họ. Theo Lý Tuấn, binh sĩ giống một cây gươm giết người, đi lại với dân hoặc tăng gia sản xuất khác gì dùng gươm đi chẻ củi, thái rau hay cắt cỏ.
Phản bác của Lý Tuấn nghe thì rất có lý, thậm chí phần lớn binh sĩ cũng tán thành. Tập luyện đã mệt bỏ mẹ, giờ lại phải đi trồng cấy, đã vậy lại đi giúp đỡ người khác, thế thì mệt bỏ mẹ. Kiệt tuy bị chống đối nhiều, song không bỏ cuộc. Sống ở thời đại của mình, Kiệt biết rằng một đạo quân chuyên nghiệp và sắt đá thì đúng là đánh trận tốt thật đấy, nhưng hậu quả của nó cũng không phải thứ cậu ta muốn thấy: cướp bóc, hãm hiếp, trấn lột, coi thường người dân,... Là một người Việt Nam, tất nhiên Kiệt thích phong cách của QĐND Việt Nam: đi dân nhớ, ở dân thương. Hơn nữa, mục tiêu của Kiệt là một đội quân phục vụ cho việc bảo vệ làng Hồng Bàng, vậy thì cậu làm sao có thể yên tâm với một đạo quân quá mức sắt đá, thậm chí nếu họ nổi lòng tham quay lại làm tiền dân Hồng Bàng thì sao bây giờ.
Vậy là Kiệt cố hết sức thuyết phục mọi người về ý kiến của mình. Đầu tiên, là tăng gia sản xuất là để tự cung tự cấp một số mặt hàng đặc sản, đỡ tiền mua, thậm chí gia tăng chút tiền riêng. Hai là đi sống gần dân là để học cách sống chung với dân sau này.
- Chúng ta lập ra là để giữ thế phòng ngự, chứ không phải tấn công. Trong vòng 1 đến 2 năm tới, dù có cố thế nào thì ta cũng đâu có so được với quân của bố cậu. Nên ta học cách sống chung với dân là để khi ta tới nhận nhiệm vụ ở nơi đó, ta dễ được lòng dân. Khi đó, hễ ta có việc gì cần, dân họ vui lòng giúp, có kẻ lạ tới thám thính, dân họ báo cho ta, hễ ta muốn náu mình, dân họ che giấu giúp,... Chắc hẳn cậu còn nhớ khi trận chiến khi trước, toàn bộ làng Hồng Bàng đã ra sức giúp đỡ thế nào đúng không? Quân số ta tuy bị áp đảo, nhưng nhờ dân làng Hồng Bàng tận tâm hỗ trợ, ta có thể kình nhau với lũ cướp biển đủ lâu chờ cứu viện. Còn về tính sắt đá của một người lính, lần trước, lính Hồng Bàng vẫn về nhà sinh hoạt như thường, đâu có bị mất khả năng chiến đấu với cướp biển, thậm chí vì yêu quý cuộc sống bình thường, họ còn đánh trận hăng hái hơn ấy chứ.
Bị những lý lẽ của Kiệt thuyết phục, cộng thêm lính Hồng Bàng không ngừng tuyên truyền. Theo sự tuyên truyền của lính Hồng Bàng, việc đi lính này chưa hẳn bền lâu, nên có đường lui, đi tăng gia sản xuất, kiếm ít tiền vốn cũng là nên. Thứ hai, lính cũng là đàn ông, là đàn ông thì phải có gia đình,vợ con, đi vào các làng, sống cùng người dân là để xem tán cô nào làm vợ, có lý do đàng hoàng, trai làng làm sao cản được. Ba là đi lính đánh trận bị thương hoặc phải xuất ngũ là chắc chắn rồi, bây giờ mình còn khỏe mạnh không sao, sau này bị thương hay khi xuất ngũ mà vẫn giữ cái tính nhà binh động tí là chửi mắng thì ai chịu sống với. Thế nên cái việc sống cùng dân là để làm mềm cái tính lại, với cả cũng tạo quan hệ, có khi sau này mình về làm nông, đi kiếm việc, đi buôn lại có người bạn trong những ngôi làng thì sao. Nghe một hồi, binh sĩ cũng dần đồng thuận, Lý Tuấn thấy thế đành nghe theo kiến nghị của Kiệt. Kể từ đó, đội quân mới thành lập này ngoại trừ thời gian tập luyện, cũng bỏ rất nhiều thời gian để đi lao động, tăng gia sản xuất, cộng thêm việc đi thực tế thăm thú những ngôi làng, tạo quan hệ với người dân.
Chương 80: Đội quân nhân dân
Ngay từ đâu, Kiệt đã cố gắng xây dựng một nền tảng kinh tế ổn định để chu cấp cho đội quân này, khi những người lính không lo bị thiếu ăn, thậm chí có thể được trả lương, họ mới trở nên dễ bảo hơn. Nhưng trong thâm tâm, Kiệt không muốn một đội quân đánh thuê, nhận lương nhận tiền để chiến đấu. Đội quân này phải giống như đội quân mà cậu từng đọc trong sách, nghe trong lời ca tiếng hát của bài nhạc cách mạng: “ Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh...”. Chỉ khi có một tín niệm như vậy, đội quân đó mới có thể vượt qua mọi chông gai, thậm chí giống như những chiến sĩ trong bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của nhà thơ Tố Hữu:
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn! Những đồng chí thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão,
Chứ không phải một đội quân mà như Nguyễn Văn Thiệu từng mô tả là: Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập!
Từ những gì học được, đọc tham khảo các tài liệu sách báo, internet,... trong kiếp trước cộng với những kinh nghiệm từ cuộc chiến chống hải tặc cách đây không lâu, Kiệt thấy chung quy là phải có công tác chính trị, tư tưởng cho anh em binh sĩ. Dễ thấy nhất là trong cuộc chiến vừa qua, bất chấp việc thiếu kinh nghiệm, chưa quen trận mạc, với tinh thần chiến đấu cao độ khi tâm niệm rằng cuộc chiến họ tham gia chính là để bạo hộ gia đình, làng mạc- một nhiệm vụ thiêng liêng. Bởi thế, trong trận chiến vào ban đêm đó, kẻ cuối cùng phải lùi bước là những tên cướp biển.
Với những người lính mới này, do thân phận của họ, tinh thần bảo vệ làng hay gia đình không thể nào dùng lại, buộc Kiệt phải dùng cách khác để xây dựng tinh thần chiến đấu cho bọn họ: tạo nên những thủ lĩnh tinh thần và truyền bá tư tưởng lập nghiệp. Trừ đội lính của Lý Tuấn cũng những người lính làng Hồng Bàng ra, tất cả những người phải tới đây làm lính tựu chung đều là những kẻ cực kỳ nghèo khổ, không có tiếng nói trong xã hội, vì thế họ sẽ khó mà là những người chỉ huy, các thủ lĩnh tinh thần đồng thời mong ước một cuộc sống tốt đẹp là thứ thường trực trong đầu họ.
Tuy nhiên, sự phân biệt giữa họ và lính Hồng Bàng vẫn có, để hai bên dễ hòa nhập, Kiệt dùng kế sách mà những người cộng sản Việt Nam ban đầu dùng: Vô Sản Hóa, tức là hòa vào dân lao động, đi xuống các hầm mỏ, đồn điền, bắt chuyện với dân ở đó để từng bước tạo niềm tin, sau đó tuyên truyền vận động. Ở đây, Kiệt đề nghị xây dựng lại làng Thụi theo cách mới, một mặt chuẩn bị nền tảng kinh tế, mặt khác tăng cường tiếp xúc giữa các bên, để lính Hồng Bàng có thể gặp mặt những người khác thường xuyên mà không bị quá mức lộ liễu.
Qua những buổi lao động cùng nhau, những khi nghỉ ngơi, người lính Hồng Bàng sẽ có cơ hội tham gia những cuộc tán phét, và khi đó họ từng bước kể về làng Hồng Bàng và sự thay đổi khi đi làm lính. Bằng việc kể chuyện này qua những người lính làng Hồng Bàng không ngừng quán thâu tư tưởng với những người lính mới rằng, chỉ khi nào bọn họ thực sự làm tốt công việc huấn luyện, trở thành một người lính tốt, thì khi đó mọi việc mới thay đổi. Trở thành lính, họ được trả lương, khi đi làm nhiệm vụ họ được tôn trọng, có tiền có danh vọng có thể lấy vợ sinh con, rồi nếu bị thương hay gì thì có chính sách hỗ trợ. Do những người lính làng Hồng Bàng nói toàn những điều người thật việc thật, nên không ai có thể phản bác.
Ngày qua ngày, trong suốt thời gian xây dựng những công trình ở làng Thụi, tận dụng thời gian làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi cạnh nhau, lính Hồng Bàng tuyên truyền giảng giải các thông tin này. Những thông tin, kiến thức, tư tưởng này được đưa vào đầu của những người lính kia, cùng với đó là khiến họ dần tin tưởng và có chút mơ ước. Đến khi khu vực làng Thụi bắt đầu được khai thác kinh tế, Kiệt mạnh tay chi lương, chi thêm tiền ăn uống cho những người lính, thì niềm tin của họ với những gì Kiệt nói càng thêm chắc chắn.
Nhận thấy phần tinh thần là đã có, Kiệt bắt đầu chuyển sang phần huấn luyện thực sự. Trước tiên, giống hệt như những gì lính Hồng Bàng phải trải qua: tập thể lực, tập phản ứng báo động đêm, tập đội hình đội ngũ, tập đào công sự,... Những việc này quả thực mệt mỏi hơn mầy trò xây dựng ngày trước quá nhiều, nhiều người tỏ ra vùng vằng khó chịu. Lúc này, lính Hồng Bàng bắt đầu công tác thủ lĩnh tư tưởng. Họ đi động viên, hướng dẫn tận tình, chỉ bảo nhẹ nhàng, nhưng cũng nghiêm khắc yêu cầu mọi người chấp hành, giám sát chặt chẽ, kiểm điểm những người lười biếng. Lần này, với việc có những người lính kinh nghiệm đi nêu gương, công tác huấn luyện chuẩn bị diễn ra thuận lợi hơn, chỉ mất khoảng thời gian bằng 2/3 lúc trước với lính Hồng Bàng.
Đảm bảo rằng những người lính đã đủ sức khỏe cũng như kỷ luật, Kiệt chuyển giao họ cho Lý Tuấn để cậu ta bắt đầu việc huấn luyện tấn công. Các bài tập chiến đấu theo kiểu đội hình bây giờ dược Lý Tuấn chú trọng hơn. Trong cuộc chiến lần trước, đội của Lý Tuấn do cậy mình giỏi hơn, thường xuyên đánh láo, tiêu biểu như chiến thuật tấn công vào đầu não địch trong trận đánh ban đêm nọ, hậu quả là giờ từ đội 30 người, chỉ còn 15 người có thể tiếp tục làm lính. Thiệt hại phân nửa này đánh cho Lý Tuấn một đòn đau, khiến anh chàng không còn quá mức đề cao năng lực chiến đấu bản thân, mà chú trọng hơn chiến đấu đồng đội. Các cuộc diễn tập diễn ra, khác với ngày trước tất cả đều chỉ là tân binh, giờ thì phần lớn các chỉ huy- lính Hồng Bàng hoặc đám quân của Lý Tuấn đều đã liếm máu, lại có kinh nghiệm tham gia một trận chiến thực sự, các quyết định đưa ra sát thực tế, để từ đó cuộc diễn tập đảm bảo tính thực tế cao. Nhờ vậy, khả năng tác chiến binh sĩ nâng cao nhanh hơn nhóm lính Hồng Bàng ngày trước.
Cùng với huấn luyện chiến đấu, Kiệt đề xuất thêm vấn đề tăng gia sản xuất và hành quân thực tế, cho binh lính sống cùng dân, ba cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc. Đề nghị này ban đầu không được chấp nhận, do việc có một cái chợ và khu giao dịch đã đảm bảo tiền của nuôi lính, tăng gia sản xuất chỉ phí thời gian huấn luyện. Đồng thời theo Lý Tuấn, việc sống cùng người dân sẽ làm binh lính mất đi tình chất sắt đá của họ. Theo Lý Tuấn, binh sĩ giống một cây gươm giết người, đi lại với dân hoặc tăng gia sản xuất khác gì dùng gươm đi chẻ củi, thái rau hay cắt cỏ.
Phản bác của Lý Tuấn nghe thì rất có lý, thậm chí phần lớn binh sĩ cũng tán thành. Tập luyện đã mệt bỏ mẹ, giờ lại phải đi trồng cấy, đã vậy lại đi giúp đỡ người khác, thế thì mệt bỏ mẹ. Kiệt tuy bị chống đối nhiều, song không bỏ cuộc. Sống ở thời đại của mình, Kiệt biết rằng một đạo quân chuyên nghiệp và sắt đá thì đúng là đánh trận tốt thật đấy, nhưng hậu quả của nó cũng không phải thứ cậu ta muốn thấy: cướp bóc, hãm hiếp, trấn lột, coi thường người dân,... Là một người Việt Nam, tất nhiên Kiệt thích phong cách của QĐND Việt Nam: đi dân nhớ, ở dân thương. Hơn nữa, mục tiêu của Kiệt là một đội quân phục vụ cho việc bảo vệ làng Hồng Bàng, vậy thì cậu làm sao có thể yên tâm với một đạo quân quá mức sắt đá, thậm chí nếu họ nổi lòng tham quay lại làm tiền dân Hồng Bàng thì sao bây giờ.
Vậy là Kiệt cố hết sức thuyết phục mọi người về ý kiến của mình. Đầu tiên, là tăng gia sản xuất là để tự cung tự cấp một số mặt hàng đặc sản, đỡ tiền mua, thậm chí gia tăng chút tiền riêng. Hai là đi sống gần dân là để học cách sống chung với dân sau này.
- Chúng ta lập ra là để giữ thế phòng ngự, chứ không phải tấn công. Trong vòng 1 đến 2 năm tới, dù có cố thế nào thì ta cũng đâu có so được với quân của bố cậu. Nên ta học cách sống chung với dân là để khi ta tới nhận nhiệm vụ ở nơi đó, ta dễ được lòng dân. Khi đó, hễ ta có việc gì cần, dân họ vui lòng giúp, có kẻ lạ tới thám thính, dân họ báo cho ta, hễ ta muốn náu mình, dân họ che giấu giúp,... Chắc hẳn cậu còn nhớ khi trận chiến khi trước, toàn bộ làng Hồng Bàng đã ra sức giúp đỡ thế nào đúng không? Quân số ta tuy bị áp đảo, nhưng nhờ dân làng Hồng Bàng tận tâm hỗ trợ, ta có thể kình nhau với lũ cướp biển đủ lâu chờ cứu viện. Còn về tính sắt đá của một người lính, lần trước, lính Hồng Bàng vẫn về nhà sinh hoạt như thường, đâu có bị mất khả năng chiến đấu với cướp biển, thậm chí vì yêu quý cuộc sống bình thường, họ còn đánh trận hăng hái hơn ấy chứ.
Bị những lý lẽ của Kiệt thuyết phục, cộng thêm lính Hồng Bàng không ngừng tuyên truyền. Theo sự tuyên truyền của lính Hồng Bàng, việc đi lính này chưa hẳn bền lâu, nên có đường lui, đi tăng gia sản xuất, kiếm ít tiền vốn cũng là nên. Thứ hai, lính cũng là đàn ông, là đàn ông thì phải có gia đình,vợ con, đi vào các làng, sống cùng người dân là để xem tán cô nào làm vợ, có lý do đàng hoàng, trai làng làm sao cản được. Ba là đi lính đánh trận bị thương hoặc phải xuất ngũ là chắc chắn rồi, bây giờ mình còn khỏe mạnh không sao, sau này bị thương hay khi xuất ngũ mà vẫn giữ cái tính nhà binh động tí là chửi mắng thì ai chịu sống với. Thế nên cái việc sống cùng dân là để làm mềm cái tính lại, với cả cũng tạo quan hệ, có khi sau này mình về làm nông, đi kiếm việc, đi buôn lại có người bạn trong những ngôi làng thì sao. Nghe một hồi, binh sĩ cũng dần đồng thuận, Lý Tuấn thấy thế đành nghe theo kiến nghị của Kiệt. Kể từ đó, đội quân mới thành lập này ngoại trừ thời gian tập luyện, cũng bỏ rất nhiều thời gian để đi lao động, tăng gia sản xuất, cộng thêm việc đi thực tế thăm thú những ngôi làng, tạo quan hệ với người dân.
Danh sách chương