Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 56: Thủy chiến (1)
Hoàng Anh Tài quay về báovới Trần Huyện tình hình mới nhất: Liên quân Chiêm- Pơtao Anui- Pơtao Angin hiện tại đã rút về cố thủ cứ điểm phòng ngự giữa Pơtao Anui và đất Trần Thanh Toàn khống chế.

quân của Hoàng Anh Minh đánh vào đất Pơtao Anui, tìm lập vị vua cũ Siu Bam, hiện đang khuấy đảo Pơtao Anui, người Pơtao Anui kẻ ủng hộ Siu Bam, kẻ muốn theo quân Chiêm, kẻ trung lập, nên phần nào đso họ đã cắt được tiếp tế của địch.

Tuy vậy, địch còn mạnh, đang tận dụng địa hình để chống cự.

Chưa kể, khả năng quân Chiêm sẽ đưa thêm tiếp viện.
- Có thể đánh dứt điểm không?- Trần Huyện liếm môi, hắn đang có chút tham công, nếu quân của Trần Thanh Toàn có thể vây được địch, Huyện lên lúc này chính là cọng rơm đè chết con ngựa.
- Tôi thì không dám nói giỏi hơn tướng quân, nhưng tôi cho rằng tướng quân nên giữ chắc vị trí này, củng cố thêm.

Nhờ quá trình trực tiếp tham chiến, tôi thấy quân Chiêm không yếu, nếu chúng tăng viện nữa, quân của Trần Thanh Toàn sẽ gặp khó.
- Sẽ bị đánh bại ư?
- Lưỡng bại câu thương.

Hiện tại thì Anh Minh, ông anh cả của tôi đã liên lạc với ông anh trai thứ hai của tôi, Hoàng Anh Kiệt để lên giúp chế tạo các vũ khí công thành phá lũy.

Hi vọng có thể xử được đối phương trước khi viện quân chúng kéo sang.
- Nếu vậy thì tốt.

Mà khoan, Tài này, không biết ông anh trai của chú có thể qua đây chút không?
- Thế ông anh có việc gì thì cứ nói ra!
- Anh muốn nhờ cậu ta chế một ít vũ khí và công cụ xây dựng cho xây phòng tuyến.
- Chà, đáng lý ông anh nên nói từ sớm hơn, thế thì thằng này nhờ ổng đi biển qua.

Giờ chắc ông ấy đi qua Nam Bàn rồi.
Sở dĩ phải diễn trò, vì Kiệt cũng biến mất đã lâu, chưa kể làm thế này có thể hợp thức hóa việc Kiệt có mặt trên vùng rừng núi Hoài Nhân.


Sắp tới chiến sự sẽ căng thẳng, và Kiệt cần ra mặt nhiều hơn, Trần Huyện ở ngay đây, hắn hiện giờ đã xây xong công sự, sẽ cho người dò xét, phát hiện ra Kiệt xuất hiện, có thể báo về.

Cho nên để Kiệt xuất hiện sớm một chút, khiến mọi người quen rồi, không quan tâm tới nữa.
Trần Huyện sở dĩ muốn xây dựng căn cứ thêm chắc chắn là bởi y đã nhận được nhiều tin tức từ phía đông Hoài Nhân, chiến sự diễn ra càng ngày càng ác liệt, người nhà y len lén trốn lên gặp Huyện để nương náu, tránh sự bất tường.
Ở phía đông Hoài Nhân, nhất là trên mặt biển, chiến sự diễn ra càng ngày càng ác liệt.

Có vẻ như quân Chiêm đã hội binh xong, thuê được rất nhiều lính đánh thuê, lượng thuyền chiến mà quân Chiêm huy động có thể lên tới 200 chiếc, trong đó 50 chiếc lớn có thể vượt biển, 150 chiếc là thuyền Chiêm, chỉ có thể tấn công men bờ biển.

Quân Chiêm dùng các thuyền nhỏ tấn công vào cảng Thị Lị Bị Nại.
Cảng Thị Lị Bị Nại có ưu thế là giống cái bình, bụng to cổ hẹp.

Đại thế này giúp nó không bị bão gió tác động quá nhiều, tàu thuyền vào neo đậu cực an toàn.

Thứ hai, khi địch muốn tấn công vào, đi vào khu cổ lọ này sẽ không thể dàn hàng mà đi, số thuyền đi vào phải tuần tự từng hàng vài chiếc một.

Nếu muốn chặn cũng dễ.

Tuy nhiên, ở hướng ngược lại, nếu địch bịt cái cổ lọ lại, thủy quân muốn từ trong đánh ra cũng tuyệt không dễ dàng.
Quân Chiêm trước đây từng tổ chức đánh đêm hòng phá hủy thuyền của Hoài Nhân nhưng bất thành, giờ quân Hoài Nhân càng phòng bị ghê gớm, phương án đó coi như bỏ.

Với sự đồng lòng từ 5 tiểu quốc, quân Chiêm đông vượt trội, chúng liền dùng phương thức ngu xuẩn nhất nhưng cũng hiệu quả nhất, tổng lực tấn công.

Quân Chiêm để tất cả thuyền đánh thẳng vào cảng Thị Lị Bị Nại.

Nhìn đội thuyền đông nghịt của địch, không ai không sợ hãi.

Các trạm gác đốt lửa báo hiệu ngay khi đoàn thuyền từ Chiêm Thành lướt qua, rồi có ngựa trạm phi nước đại báo tin.
- Kẻ địch huy động một lượng lớn thuyền chiến, khí thế rất hung hăng, e rằng lần này chúng quyết tâm một trận đánh bại chúng ta.


Hai vị là tướng lĩnh thủy quân, có đề nghị gì không?
- Tôi cho rằng phải đem thủy quân ra mà đánh trực diện với chúng thôi!- Lý Vĩnh Khuê nói ngay
- Thủy quân địch đông áp đảo, xuất chiến e không thể chiến thắng.

Tôi cho rằng nên cố thủ trong cảng Thị Lị Bị Nại, chờ địch tiến vào, ta lợi dụng việc cửa cảng hẹp để địch tiến vào từng phần, ta diệt từng phần.- Ebisu phản bác
- Kẻ địch không ngu vậy đâu.
- Thì tôi đâu có định chờ địch tiến vào.

Ta có thể nhử địch vào.

Ta sẽ đón đánh địch, nhưng giả thua để địch đuổi theo, khi chúng vừa đuổi qua miệng đầm một chút là tung quân ra đánh diệt.
Ebisu tất nhiên không phải một thằng ngu muốn địch tự lao đầu vào bẫy, cũng biết là phải dùng kế dụ chúng vào.

Theo Ebisu, quân của họ sẽ đưa quân ra chặn đánh địch như ý kiến của Lý Vĩnh Khuê, nhưng vừa đánh vừa lui, nhử địch đuổi theo.
- Muốn địch mắc bẫy, không được để chúng nghi ngờ.

Quân ta cũng phải chiến đấu thật một chút, sau đó khi đánh đã căng, mới giả thua, chấp nhận chịu một chút tổn thất, như thế, địch mới hăng máu và truy đuổi, chứ nếu thua quá nhanh, tất chúng nghi ngờ.

Đừng quên lần trước tôi bắt giết được tay tướng địch, không đánh ngang tay được với địch thì khá đáng ngạc nhiên.
Giả thua dụ địch đuổi theo rồi đánh bật lại là một thao tác cực kỳ khó khăn trên chiến trường.

Giả phải như thật, để địch không nghi, nhưng cũng phải khiến binh sĩ biết rằng đó là giả.

Tinh thần chiến đấu hay quân tâm xưa nay dễ tán mà khó tụ, một khi quay người bỏ chạy, binh sĩ ai cũng sẽ hoảng loạn, cảm thấy sợ hãi, việc điều khiển họ khi này khó khăn hơn tiến lên rất nhiều.

Đã thế phải điều khiển họ quay lại phản công khi thích hợp.

Quân Mông Cổ trong thời đại của Thành Cát Tư Hãn và vài hậu duệ của ông ta từng đánh bại vô số kẻ thù chỉ bằng chiêu này, không phải bởi đối thủ họ kém, mà chiến thuật này cực kỳ cao siêu, và lính Mông Cổ và các chỉ huy Mông Cổ thời đó đủ năng lực để dùng chiến thuật đó vậy.

- Nếu muốn giả thua dụ địch tiến vào trong cảng, tôi cho rằng chỉ có ngài Khuê là làm được.

Quân của ngài vừa nghe lời ngài, song cũng có nhiều tân binh, nếu có thua, địch cũng không lấy làm lạ.

Ngược lại quân của tôi có vũ khí mạnh, tác chiến dũng mãnh, song kỷ luật không nghiêm, khó lòng giả thua.

Các thuyền có biến là tự chia nhau mà chạy.- Ebisu than thở một phen, lại tự trách bản thân mọi ngày trọng tình anh em nên buông lỏng kỷ luật.
Thực tế, giả thua dụ địch, bản thân cũng sẽ phải chịu tổn thất nhất định, Ebisu không muốn chịu, nên kiếm cớ đùn đẩy.

Lý Vĩnh Khuê tất nhiên cũng không muốn chịu, có điều không đủ thế ép ngược Ebisu, nên Lý Vĩnh Khuê phải chấp nhận làm người hi sinh.

Quân Hoài Nhân xuất kích, tiếp chiến quân địch ở vùng biển cách cửa đầm Thị Lị Bị Nại chỉ 20 dặm.

Toàn bộ thuyền chiến của Hoài Nhân có 100 chiếc thì 80 chiếc đã có mặt.

Địch hắn có những tên mật thám, quân Hoài Nhân có bao nhiêu thuyền bè, chúng cũng biết sơ, nếu thấy thiếu quá nhiều, chúng tất ngờ vực.

Hai bên thấy nhau, cũng không chào hỏi như trên bộ, lập tức dàn trận rồi lao vào nhau.
Gọi là lao vào nhau, thực tế giữa các thuyền đều có khoảng cách cả.

Không ai thực sự đủ dũng cảm để lái thuyền đâm thẳng vào thuyền địch hết.

Chưa kể vùng biển gần bờ, sóng và gió liên tục đập vào, thuyền không thể đi chuẩn hướng tuyệt đối, nên biên dao động tính ra phải lớn.

Các thuyền đang lao tới, thì bên Chiêm Thành bắn tên.

Chúng không dùng tên thường, mà dùng tam cung sàng nỗ bắn các mũi lao.

Sau những thất bại ban đầu, chúng cũng chuẩn bị kỹ càng, tìm hiểu về tam cung sàng nỗ và trang bị lên các thuyền chiến.

do dễ lắp ráp, cánh cung nhỏ, tam cung sàng nỗ được đẩy lên mũi thuyền, và bắn đầu tiên.

Những mũi lao phóng vút qua, cái trượt thì không nói, cái trúng thì cắm phập vào mạn thuyền.


Trên lao có những bó bùi nhùi, trong cuốn lưu huỳnh, nhựa thông.

Quân Chiêm có nghiên cứu về thứ mà quân Hoài Nhân dùng khi đó.
Khói độc bốc lên, rất may, số lượng không nhiều và tốc độ chạy khá chậm cho nên có thể xử lý ngay, nhổ ra vứt mũi lao đi.

Nhưng Lý Vĩnh Khuê cũng lo lắng hơn.

Nếu địch có học được thứ này, tất chúng cũng còn học thêm nhiều thứ khác.

Lúc này, quân Chiêm bắn tên tới tấp.

Đang gió nồm nam thổi, tên của địch được gió trợ lực, bắn mạnh hơn và xa hơn.
- Tất cả che chắn cẩn thận, đợi khoảng cách thích hợp!- Lý Vĩnh Khuê chỉ có thể lệnh quân mình cẩn thận che đỡ.
Cuối cùng, khoảng cách thu hẹp lại tới mức tên bên ngược gió cũng ít bị ảnh hưởng, song với bên thuận gió, càng lợi hơn.

Hai bên bắn tên qua lại, mũi tên cắm vào sàn, khiên nghe phầm phập đầy uy lực.

Cũng nhiều người trúng tên, nhất là các tân binh mới chiêu mộ của Lý Vĩnh Khuê, họ là các ngư dân tham gia chiến đấu vì ham khoản tiền thưởng to, cho nên luyện tập không nhiều lắm, chỉ được cái hăng hái và đông đảo.
Trận đầu đánh ở quy mô này, tự nhiên những người mới cũng luống cuống.

Khi tập luyện thì đúng là có bị bắn trúng, nhưng là tên bịt vải, không đau, chỉ cần giơ khiên che, nhưng tên thật bắn trúng, người trúng tên gào thét, kẻ bên cạnh sợ hãi, có thể bình tĩnh là đúng như huấn luyện đâu dễ.
- Giữ chắc vào!- Một tiếng quát to kéo người tân binh về thực tế.
Rất may, vẫn có những lão binh, những người tham gia đoàn đánh cá đã lâu, đụng độ địch nhiều và tập cũng nhiều.

Lý Vĩnh Khuê để cứ một lão binh lại kẹp 3 tới 4 tân binh, dùng các lão binh ở bên trấn áp các tân binh, giữ tinh thần họ ổn định, không tới mức tự vỡ trận.

"Mười vạn năm trước, Kiếp Dân phủ xuống.

Cổ Thiên Đình chỉ còn lưu lại di chỉ, Tây Phương Linh Sơn đã sớm đổ nát hoang tàn, Vô Tận Ma Uyên lùi về trong tĩnh mịch.

Hoang Cổ Thánh Vực bị đánh vỡ tan tành, trở thành Tứ Hoang Nhất Hải.
Mười vạn năm sau, Đông Hoang Việt quốc, một gã Chân Nhân cao thủ tuổi già thọ cạn, cáo lão hồi hương, bỗng nhiên tuyệt địa phùng sinh, từ đấy quét ngang võ giới, lập nên bất hủ truyền kỳ.".


Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện