Buổi sáng, chúng tôi bị Tiểu Sư đánh thức.

Thằng bé vừa gõ cửa, vừa sốt ruột mà mếu máo: "Anh ơi, ba bị sói xám bắt mất rồi!"

Phó Dư Dã cũng tỉnh, tôi và cậu ấy nhìn nhau một lúc.

Tiểu Sư vẫn đang gõ cửa: "Hổng thấy ba đâu hết! Tiểu Sư mồ côi ba rồi......"

Nghe thằng bé càng khóc càng thảm thương, tôi vội vàng xuống giường, đi mở cửa.

Vừa mở của đã thấy thằng bé ôm cái đuôi con lạc đà bông dụi mắt thút thít.

Thấy tôi, thằng bé ngạc nhiên mà há miệng thành chữ "O"

"Ba, ba hổng bị sói xám bắt đi ạ?"

Nhất định là tối qua thằng bé mơ thấy ác mộng gì rồi. Tôi bế bé lên, đi ra khỏi phòng.

"Không có đâu con, con có muốn đi vệ sinh không?"

Thằng bé ôm lấy cổ tôi, tựa đầu lên vai tôi, nói: "Dạ có."

Chắc có lẽ giấc mơ đó hơi đáng sợ, nên Tiểu Sư cứ bám lấy tôi cả buổi sáng, đòi tôi bế thằng bé, ngay cả Phó Dư Dã cũng bị thằng bé ngó lơ.

Tôi không có cách nào nấu bữa sáng, cho nên Phó Dư Dã trước khi đi làm đã gọi đặt đồ ăn.

Trước khi đi, còn hỏi tôi có cần giúp đỡ gì không.

Cậu ấy hẳn là đang ám chỉ Tiểu Sư.

Cậu ấy cứ như một ông bố bỉm sữa vậy, vừa vụng về vừa thấy lạ lẵm.

Tôi nghĩ cậu ấy hẳn là vẫn chưa quen với chuyện mình đột nhiên có một đứa con trai, cho nên có hơi lúng túng so với trước kia.

Tôi hỏi Tiểu Sư: "Anh sắp đi rồi, con có muốn chào tạm biệt anh không?"

Trước đây thằng bé đều chủ động tiễn Phó Dư Dã đến cửa, giống như cái đuôi cứ lẽo đẽo theo sau. Hôm nay chỉ ôm cổ tôi, không có gì hứng thú mà nói: "Bye bye anh."

"Anh, em đi nhé."

Phó Dư Dã đứng ở cửa, chào tôi rồi đi.

Tôi nghĩ nghĩ, nói muốn đến chuyện sẽ dọn về nhà, thế nhưng người đi rồi mà lời chẳng thốt ra khỏi miệng.

Phó Dư Dã đi rồi, tôi liền đi dọn đồ, tuy rằng xem như đã làm lành với cậu ấy rồi, nhưng tôi vẫn không thể cứ ở lại đây, cứ cảm thấy kỳ lạ thế nào.

Tôi cũng không có gì để mang đi, lại không có áo khoác để mặc, tôi đành đi đến tử quần áo của cậu ấy chọn bừa một cái áo khoác đen, Tiểu Sư ăn vạ trong lòng tôi không chịu xuống, bị tôi đánh mông hai cái, ngấn lệ, ngồi vào trong một góc, đưa lưng về phía tôi.

Hệt như đang ngồi ngẫm nghĩ lại nhân sinh cuộc đời vậy.

Tôi thay quần áo xong ra ban công lấy quần áo của Tiểu Sư, thằng bé vẫn ngồi đó, tôi đi tới, chọc chọc vào lưng bé, hỏi: "Con đang làm gì vậy?"

Thằng bé u ám mà nhìn tôi một cái, tôi không nghĩ con nít ở tuổi này mà biết biểu đạt cảm xúc như vậy.

"Ba không thương con."

Mấy lời này nghe thật quen tai, giống như tối hôm qua người nào đó cũng oán hận bên tai tôi rằng tôi không quan tâm đ ến cậu ấy vậy.

Như cùng một khuôn đúc ra

Tôi vỗ về thằng bé, nói: "Con đi lấy đồ chơi đi, lát nữa chúng ta về nhà."

Thằng bé vừa nghe xong, đôi mắt mở to.

"Về nhà của chúng ta sao?"

"Đúng rồi con."

Thằng bé đứng lên, chạy đến trong phòng, ôm con lạc đà bông cùng chiếc chăn đi ra, chăn bị kéo lê trên sàn.

May mà sàn nhà sạch sẽ.

Tôi nhanh tay lấy chiếc chăn lên gấp gọn lại. Nói: "Nhà của chúng ta cũng có mà con?"

"Nhưng mà Tiểu Sư thích cái này."

Thằng bé thực sự rất thích chiếc chăn bông này.

Tôi suy nghĩ, rồi cùng kệ thằng bé

Thằng bé lại hỏi tôi: "Vậy anh có về nhà cùng chúng ta hông ba?"

Tôi thật sự không biết trong đầu thằng bé đang suy nghĩ điều gì.

"Nhà anh ở đây, anh không về với chúng ta đâu con."

Thằng bé tỏ ra vô cùng tiếc nuối.

Nói: "Anh chỉ có một mình thôi, đáng sợ lắm."

Lời nói của thằng bé khiến tôi ngưng tay lại một chút.

Tôi nói: "Anh là người lớn, rất dũng cảm."

Tiểu Sư nhìn tôi khó hiểu, rồi lén lút nhét một con rô-bốt vào trong chăn.

Nói: "Nhưng người lớn cũng là từ trẻ con biến thành mà."

......

Tôi còn nói gì thêm cho thằng bé hiểu bây giờ? Tôi đành nói: "Vậy phải sao bây giờ?"

Tiểu Sư cho rằng tôi không để ý đến động tác của thằng bé, liền cười ranh mãnh nói: "Anh có thể đi tìm ba của anh ấy, có ba che chở, anh sẽ không thấy sợ..."

Thằng bé lanh lợi nói, còn nhìn tôi mà nở nụ cười tươi.

Tôi lôi ra con rô bốt mà thằng bé lén giấu dưới chăn ra.

Khuôn mặt thằng bé ngay lập tức khựng lại, sốt ruột đi đến muốn lấy lại con rô bốt.

Tôi nói: "Con muốn ở đây sao?"

Tiểu Sư hỏi: "Vậy mình không về nhà sao?"

Tôi giải thích: "Chỗ này xa nhà trẻ của con quá, đi học không được tiện."

Tiểu Sư nghĩ nghĩ, nói: "Vậy ba có mua rô bốt cho con hông?"

Con rô bốt này tôi đã trả thử giá trên mạng, thật sự rất mắc, không hiểu sao đồ chơi cho con nít lúc nào cũng mắc đến lạ, chỉ có những người không còn bận tâm gì về tiền sinh hoạt hằng ngày mới không lo nghĩ mà mua mấy món đồ chơi này.

"Ba mua không nổi." Tôi đành nói thật với Tiểu Sư

Tiểu Sư ồ một tiếng nói: "Dạ hông sao, con có thể tới nhà của anh để chơi."

Thằng bé tự mình đặt con rô bốt vào một góc, tuy rằng còn lưu luyến không rời.

Xe của tôi còn đang ở Kim Lân, cho nên tôi phải bắt xe về nhà.

Vừa đến nhà, tôi nhận được tin nhắn của Trần Hâm, anh ấy hỏi tôi đã nhận được chuyển phát nhanh chưa.

Tôi nhớ đến tin nhắn chuyển phát nhanh mà tôi nhận được ngày hôm qua, vì vậy tôi đã đi đến chỗ giữ đồ chuyển phát nhanh ở tầng dưới để tìm, chỉ thấy hai hộp gì đó.

Vất vả lắm mới có thể chuyển chúng về nhà, khi mở ra thì tối thấy một hộp thịt bò và thịt cừu, cùng một hộp đặc sản lộn xộn.

Tôi chụp một bức ảnh và gửi cho anh ấy, nói: "Ăn nhiều thế này thì cũng bốc cháy luôn đó." (*)

Chú thích: Thịt dê có tính nóng, nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể.

Anh ta cười một tiếng, nói: "Vậy đêm nay tôi đành đến nhà cậu ăn lẩu vậy."

Tôi suy nghĩ một chút, cảm thấy tôi cũng nên đãi anh ấy một bữa, dù sao nguyên liệu cũng là của anh ấy, vì vậy tôi đã đồng ý.

Tôi mở gói sữa chua que cho Tiểu Sư, Tiểu Sư vừa cắn một miếng đã vội nhổ ra.

"Không ngon sao con"

"Dạ!"

Tiểu Sư kiên định gật đầu.

"Vậy con có muốn ăn khô bò không?"

Tiểu Sư lại gật gật đầu.

Tôi cắt thịt bò khô thành từng miếng nhỏ rồi cho vào đ ĩa đưa cho thằng bé.

Kết quả là sau khi vào bếp được một lúc thì thằng bé đã chạy tới cạnh tôi và nói: "Ba ơi, cứng quá"

Tôi ăn thử một miếng, người lớn ăn còn thấy hơi cứng, có lẽ thật sự khá khó ăn đối với một đứa nhỏ.

"Lại đây, để ba xem xem có cái răng nào rớt ra không."

Thằng bé mở miệng "Aaa".

Tôi giả bộ nhìn nhìn rồi nói: "Không rớt cái nào hết, vậy thoi không ăn nữa, con uống sữa đi."

Tôi đi mua thêm ít rau và hải sản để chuẩn bị bữa tối.

Lúc Trần Hâm đ ến, nồi lẩu cũng vừa bắt đầu sôi.

Anh còn mang theo hai hộp sữa bột nhập khẩu.

Đi Nội Mông mấy ngày về, tôi cảm thấy anh ấy đen hơn và trông xuề xoà hơn.

"Oa, thơm quá, may mà tôi đi sớm, nếu không là bị kẹt xe mất rồi."

Tôi lấy dép trong tủ cho anh ấy, anh nói cảm ơn rồi tự mình thay giày, để ngay ngắn ở mép cửa ra vào.

Tiểu Sư nghe được có người tới, vừa uống sữa bò Vượng Tử vừa chạy tới.

"Anh ơi!"

Thằng bé kêu một tiếng, rồi phát hiện mình gọi sai.

Khuôn mặt có chút không vui.

Trần Hâm cũng không để ý, ngồi xổm xuống, chào hỏi với Tiểu Sư.

"Tiểu Sư, đây là chú Trần Hâm."

Tiểu Sư ngoan ngoãn kêu một tiếng chú.

Trần Hâm nói: "Giờ chú biểu diễn một màn ảo thuật cho con nhé?"

Vừa nói, anh liền vươn tay, ở trong tay biến ra một chiếc xê đồ chơi.

Tiểu Sư xem mà tròn xoe mắt.

"Oa!"

"Vậy chúng ta có thể kết bạn với nhau được không?"

Trần Hâm cười tủm tỉm hỏi thằng bé.

Tiểu Sư gật gật đầu.

Trần Hâm tặng chiếc xe đồ chơi thằng bé.

Tiểu Sư lại không nhận.

Trần Hâm hỏi: "Con không thích sao?"

Tiểu Sư nhìn tôi, bởi vì tôi đã dạy thằng bé không được tùy tiện nhận đồ của người khác, thằng bé nhanh chóng thân với Tiểu Dã, mới dám giấu hết đồ mà Tiểu Dã mua cho thằng bé.

Tôi nói: "Đây là quà của chú cho con, con thích thì mau cảm ơn chú đi."

Tiểu Sư ngoan ngoãn nói lời cảm ơn, rồi mới lấy chiếc xe đồ chơi đi chơi.

Tiểu Sư không thích ăn thịt bò và thịt cừu, tôi gắp mấy viên thịt, cắt ra, cho vào bát của thằng bé, thằng bé ôm bát chạt ra phòng khách ngồi trên thảm xem phim hoạt hình.

"Nhóc con ăn ít vậy sao?"

Trần Hâm lo lắng nhìn theo.

Tôi nhúng vài miếng thịt bò, nói: "Chút nữa tôi làm chút mỳ cho thằng bé, chúng ta cứ ăn trước đi."

"À phải rồi, mấy món ăn vặt cậu mở ra chưa? Ăn có ngon không?"

Tôi nghĩ đến món khô bò và sữa chua bị Tiểu Sư nhè ra chê, đành trái lương tâm nói: "Ngon lắm. Quả là hương vị chính gốc."

Trần Hâm cười cười, gắp một miếng nấm, chiếc nhẫn bạc trên ngón áp út trông rất bắt mắt.

Trước giờ tôi chưa từng nghe tin anh ấy đã kết hôn, hơn nữa anh ấy cũng còn rất trẻ, rất anh tuấn, có lẽ để ngăn nhiều bóng hồng dây dưa nên mới mang lên chăng. Tựa như sau khi anh ấy bước vào trong nhà tôi, chẳng hỏi một câu lạc đề nào, cho dù anh ấy đã nhìn thấy rõ rằng ngôi nhà này chỉ có mình tôi và Tiểu Sư ở. Tôi thật sự rất thích những người như anh ấy, biết cái gì nên nói, cái gì không nên nói. Biết tiến biến lùi biến đúng mực. Người như vậy, làm bạn là thoải mái nhất, không cần lo lắng trong một khắc nào đó sẽ tức giận hoặc đột nhiên xấu hổ.

Thế nhưng, người như vậy, cũng không hợp để có thể bộc bạch tâm tư.

Bởi vì bọn họ cũng sẽ chẳng hé nửa lời về chuyện của mình.

Tính cách của anh ấy và Đàm Sơ thực ra có chút giống nhau, chỉ là tôi thân với Đàm Sơ hơn một chút, năm đó ở trong tình huống tôi không biết phải làm sao, may mắn đã giúp tôi trở thành bạn với Đàm Sơ. Nhưng bây giờ không có nghĩa là ông trời lại ban cho tôi thêm may mắn như vậy nữa.

Thực ra có rất nhiều chủ đề để nói giữa hai người không quen biết nhau, đặc biệt là còn cùng làm trong ngành giải trí, hơn nữa anh ấy lại là nhiếp ảnh gia. Luôn có rất nhiều tin đồn về những người nổi tiếng để hóng hớt, nhưng tôi không ngờ anh ấy lại nói với tôi về những chủ đề rất đơn giản, chẳng hạn như về các trường đại học, chẳng hạn như về chuyên ngành, chẳng hạn như một số tin tức gần đây. Khi anh ấy nói chuyện, anh ấy hài hước và dí dỏm, còn thú vị hơn nhiều so với bản tin được phát sóng, nhưng không có ý định khoe khoang trong lời nói của anh ấy.

Chúng tôi hàn thuyên về giải Nobel văn học, cho tới Kawabata Yasunari (một tiểu thuyết gia người Nhật) rồi Mạc Ngôn (một nhà văn người Trung), rồi lại nói về tôi

Tôi vô ý nói ra chuyện nghiên cứu trước kia của tôi, anh ấy thuận miệng hỏi, sao tôi chưa từng công bố.

Bởi vì giáo viên hướng dẫn của tôi khá nổi tiếng.

Tôi cười cười, nửa thật nửa đùa mà nói: "Xảy ra chút tai nạn ý mà!"

Anh nghe xong lập tức hiểu, không hỏi gì thêm.

Thật sự là sau khi chuyện của tôi và Phó Dư Dã bị phát hiện, Phó Dư Đường đã gây một chút áp lực, nghiên cứu của tôi cũng bị đưa cho một người khác làm.

Không có gì phải hối tiếc, nếu tôi thực sự muốn công bố, tôi vẫn có rất nhiều thời gian để nghiên cứu và chuẩn bị.

Nhưng có một số việc, một khi đã qua, nguyện vọng ban đầu cũng chẳng còn.

Con người kỳ lạ như vậy đấy, nếu được người khác quá quan tâm, mình sẽ cảm thấy phiền, nhưng nếu người khác không hỏi nữa, mình lại cảm thấy nhàm chán.

Tôi không muốn đề tài cứ ở trên người mình nữa, vì vậy hỏi sang: "Vậy tại sao trước kia anh lại chọn nhiếp ảnh?"

Khuôn mặt anh ẩn hiện sau làn hơi nước, nói: "Chắc là lúc đó còn chưa đủ chín chắn, muốn nhìn ngắm chân tướng của thế giới vô biên này."

Ta cười, nói: "Vậy hẳn anh cũng thấy nhiều " chân tướng " sau khi bước chân vào giới giải trí này rồi nhỉ."

Anh thờ dài trước câu trêu đùa của tôi: "Thôi đừng nói nữa, bây giờ tôi còn chuyên nghiệp hơn cả bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ rồi."

"Thấy nhiều người đẹp như vậy cũng không động lòng sao......"

Trên mặt anh không có một tia kiêu ngạo hay coi thường, anh chỉ nhàn nhạt nói: "Vẻ bề ngoài rồi sẽ hao mòn, chỉ có linh hồn là trường tồn vĩnh viễn."

Tôi chỉ có thể nâng ly rượu, bội phục nói: "Anh không vào khoa Tiếng Trung thật tiếc quá......"
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện