“Cái gọi là làm lợi cho người, tức là có lợi đối với người khác. Nói dễ hiểu hơn chính là sự tồn tại của bản thân có ích với người khác”.
“Nói tiếp đi”.
“Hoàng thượng, theo người tại sao con hổ luôn sống đơn độc?”.
Chiêu Doãn ngẫm nghĩ: “Hừm… vì nó mạnh mẽ?”.
“Vậy tại sao loài người mạnh hơn loài hổ lại quần cư?”.
Chiêu Doãn chưa trả lời, Khương Trầm Ngư đã lập tức đưa ra lời giải thích: “Bởi, loài người vì muốn bảo vệ cho nhau, yêu thương lẫn nhau nên đã ở cùng một chỗ, mới có thể sáng tạo ra chủng tộc đời đời tiếp nối, vạn cổ văn minh”.
Chiêu Doãn ngẩn người nhìn nàng, không biết là vì chấn động hay là vì tán thành.
“Những năm cuối triều Tần tổng cộng có hơn 2000 vạn người, nhưng đến đầu thời Hán chỉ còn lại hai, ba nghìn hộ, thậm chí xuất hiện cảnh ‘thiên tử không có xe bốn ngựa để đi, thừa tướng ngồi xe trâu, dân chúng không có cái ăn cái mặc’. Thời Tam Quốc, chiến sự liên miên, sau trận Xích Bích chỉ còn 90 vạn người. Thời Đường Vũ Tông, đất nước có 496 vạn hộ, nhưng đến thời Chu Thế Tông chỉ còn 120 vạn hộ… Có thể nói như thế này, mỗi lần chiến tranh sẽ khiến dân số giảm đột ngột lại dẫn đến nền kinh tế, văn minh của thời kỳ đó trở nên trống rỗng. Khi nhân loại không còn tương trợ lẫn nhau, khi nhân loại bắt đầu tàn sát lẫn nhau, xã hội không những ngừng tiến lên phía trước, mà thậm chí còn thụt lùi. Vì thế, là một phần tử trong dòng chảy lịch sử mênh mang, cho dù có nhỏ nhoi biết mấy, thần thiếp cũng nên có ích cho người khác, có ích với đời - Đây chính là đáp án mà thần thiếp kiếm tìm”.
Chiêu Doãn trầm ngâm rất lâu, sau đó hít một hơi thật sâu, nói nhỏ: “Nàng… trưởng thành rồi. Trầm Ngư”.
Nữ tử trước mắt đã không còn là cô thiếu nữ tóc búi lệch, tự mình dâng thư tiến cử trước mặt y thưở nào nữa, mà nói năng đĩnh đạc, toàn thân tỏa ra hào quang trí tuệ khiến người ta không dám coi thường. Khương Trầm Ngư khi đó có lẽ chỉ là to gan mà thôi, còn Khương Trầm Ngư của bây giờ lại có trí tuệ ở tầng cao hơn, nghiễm nhiên sánh ngang với Cơ Anh.
Nhớ đến Cơ Anh, lòng Chiêu Doãn lại nhói đau, y bỗng buột miệng: “Cơ Anh… hắn đi có nhanh không?”.
Khương Trầm Ngư nhìn y chằm chằm, bất động một lúc.
Chiêu Doãn bị ánh mắt của nàng chiếu thẳng, bỗng cảm thấy gai người, vô thức nói: “Sao thế?”.
Rèm mi của Khương Trầm Ngư run run một lát, rồi bằng một giọng điệu trấn tĩnh lạ thường mà lại có chút lạnh lùng, nàng nói: “Mặt của Kỳ Úc hầu, chẳng phải hoàng thượng đã nhìn thấy rồi sao?”.
Chiêu Doãn kinh ngạc, câu thứ hai của Khương Trầm Ngư nối tiếp ngay sau đó: “Còn như vì sao ngài ấy phải ra đi, hoàng thượng và thần thiếp đều biết rõ nhất… phải không?”.
Câu nói này hiển nhiên đã đâm trúng nỗi đau của Chiêu Doãn, cơn giận bùng lên trong đôi mắt của vị đế vương trẻ tuổi, khi y đang định khiển trách phi tử vô lễ thì lại kinh ngạc nhìn thấy hai hàng nước mắt trong suốt không một tiếng động, không chút sức sống trào ra khỏi đôi mắt, lăn dài trên gương mặt nàng. Rõ ràng Khương Trầm Ngư đang khóc, nhưng không phải đau thương, mà giống như thương xót.
Mà sự thương xót này lại bất ngờ làm tan biến cơn giận của Chiêu Doãn, khiến y cũng thấy thương xót.
Bởi y không thể khóc vì Cơ Anh, cho nên nhìn thấy Khương Trầm Ngư khóc, giống như nỗi bi thương của mình cũng được giải tỏa theo nước mắt của nàng; mà cũng vì y và nàng thực ra xuất phát từ hoàn cảnh giống nhau, nên càng có thể cảm nhận được giây phút này nàng có thể khóc trước mặt người khác là điều khó khăn xiết bao.
Ánh mắt Chiêu Doãn lóe sáng, từ từ đưa tay ra… Khương Trầm Ngư run run nắm lấy.
Tay hai người nhẹ nhàng nắm lấy nhau như thế.
Tay của Chiêu Doãn lạnh lẽo, không giống như tay của Cơ Anh - lúc nào cũng ấm áp, khiến người ta cảm nhận được một sức mạnh vững chãi và hiền hòa. Thế nhưng, đây lại là cánh tay cao quý nhất, quyền lực nhất thiên hạ Bích quốc ngày nay.
Khương Trầm Ngư chăm chú nhìn ngón tay của mình và y đan vào nhau, ánh mắt sâu thăm thẳm, trào dâng những cảm xúc khó hiểu, khoảnh khắc sau, nàng ngẩng đầu, mỉm cười rạng rỡ với Chiêu Doãn.
Thế là Chiêu Doãn cũng cười, nắm tay nàng tiếp tục đi về phía trước.
Khương Trầm Ngư khẽ nói: “Hoàng thượng…”.
“Hả?”.
“Sư Tẩu chết rồi”.
“Ừ”. Đến lông mi cũng chẳng buồn động đậy, về tình hình của hai ám vệ, Chiêu Doãn đương nhiên đã biết từ lâu: Nghe nói tên xui xẻo vì bảo vệ Khương Trầm Ngư mà mất một cánh tay hai cái chân, sau khi hấp hối trên giường một tháng trời, cuối cùng đã chết trên đường về đế đô.
“Nàng còn cần ám vệ à? Vậy cấp cho nàng hai tên nữa”.
Khương Trầm Ngư ngẩng đầu nói: “Hoàng thượng còn có thể cho thần thiếp xuất cung nữa không?”.
Chiêu Doãn hỏi vặn lại: “Nàng muốn xuất cung sao?”.
Khương Trầm Ngư không hề do dự trả lời: “Muốn”.
Chiêu Doãn nhìn nàng, lại cười, giọng điệu có chút yêu chiều nói: “Cũng không chịu an phận nhỉ”. Dừng một lát, lại tiếp: “Có điều đúng là không nên nhốt nàng. Hoàng cung này… thực sự quá nhỏ”.
Khương Trầm Ngư lờ mờ nhận ra gì đó trong lời nói của y, không kìm được hỏi: “Hoàng thượng cũng muốn ra ngoài?”.
Trong tích tắc ánh mắt Chiêu Doãn hơi sầm lại: “Không. Trẫm không đi”.
Tuy sắc mặt y không vui, nhưng có thể cảm thấy y tức giận như vậy không phải là vì nàng đã hỏi điều không nên hỏi, mà dường như là vì câu hỏi không thể trả lời đó khiến y bực bội với chính mình.
Chiêu Doãn… hình như… chưa bao giờ ra khỏi hoàng cung thì phải? Khi y dung túng cho nàng ra ngoài va chạm với mọi thứ, có phải là y đang gửi gắm vào nàng một phần khát vọng mà mình không thể thực hiện được hay không?
Nghĩ đến điểm này, trong lòng Khương Trầm Ngư giây phút ấy không biết có cảm giác gì.
“Ngày mai, hãy cùng trẫm thiết triều sáng đi”. Chiêu Doãn bỗng nói.
Khương Trầm Ngư sững người, lập tức đáp: “Thưa vâng”.
Cái gọi là “cùng” của Chiêu Doãn không phải cùng y xuất hiện, là quân sư cho hoàng đế, khi đế vương lên triều, nàng phải đứng trong phòng tối ở bên cạnh lắng nghe. Mà Hàn lâm bát trí đã chết cả trước đó, bây giờ chính là lúc chọn người mới. Chiêu Doãn nói như thế, rõ ràng ám chỉ nàng sẽ là một trong số đó.
Đây… có được coi là được công nhận không?
Khóe môi Khương Trầm Ngư nhếch lên một nụ cười chua chát, vốn là một chuyện đáng vui mừng, nhưng vì nguyên nhân dẫn đến việc nàng bước lên con đường làm mưu sĩ này đã tiêu vong, nên niềm vui ấy đã biến thành nỗi đau thương vô cùng.
Nhớ ban đầu, nghìn lần cứng cỏi, vạn phần chấp niệm, đều là vì người ấy.
Mà nay “muốn phép Ma Cô thay thương hải, một chén sương xuân lạnh giá này”[1]… nàng chợt nhớ đến một chuyện, liền vội buông tay Chiêu Doãn. Chiêu Doãn sửng sốt quay đầu lại thấy nàng rút một cuốn sổ nhỏ từ trong người ra, cung kính dâng lên: “Không thể hoàn thành nhiệm vụ hoàng thượng giao phó, xin hoàng thượng trách tội”. Nói đoạn quỳ sụp xuống đất.
[1] Bài “Yết sơn” của Lý Thương Ẩn, Hoàng Giáp Tôn dịch. Ma cô là tiên nữ, tự xưng có thể làm cho biển xanh biến thành nương dâu trong thời gian ngắn, vì thế nhà thơ nhận định rằng biển xanh thuộc về Ma Cô, muốn hỏi xin mua cả biển xanh, tức là có thể chiếm trọn thời gian, không còn hận vì thời gian khiến mọi thứ đổi thay nữa, nhưng tiếc thay không thể, biển lớn đã biến thành chén nước sương lạnh giá của mùa xuân.
Chiêu Doãn cầm lấy cuốn sổ, mở ra nhìn lướt, nhíu mày nói: “Thuật luyện thép của Trình quốc… Nàng đang xin trẫm ban thưởng cho nàng sao?”.
“Không thể hỏi cưới được công chúa, là thần thiếp thất trách…”.
“Được rồi”. Chiêu Doãn kéo nàng đứng dậy, đuôi mày khóe mắt đều tươi cười: “Ả Di Thù đó ai cũng có thể lấy làm chồng, chỉ giỏi cắm sừng người khác, sao trẫm nỡ chà đạp Giang ái khanh và Phan ái khanh”.
Khương Trầm Ngư nghe y nhận xét Di Thù như vậy, biết rõ là chê bai, nhưng vẫn không nhịn được cười “phì” thành tiếng.
Cứ vừa đi vừa nói chuyện vừa cười như thế cho đến Dao Quang cung, Chiêu Doãn mới buông tay, nói: “Nàng đi đường xa chắc là mệt rồi, quay về nghỉ ngơi đi”.
Khương Trầm Ngư khấu bái rồi quay người đi vào cổng cung. Vừa bước vào cổng liền chạm phải một đôi mắt âm u lạnh lẽo, giống như mắt loài sói vậy.
Khương Trầm Ngư sững ra một lát mới phản ứng lại: “Tỉ tỉ?”.
Người đó chậm rãi bước ra, ánh đèn phía trước hành lang chiếu xuyên qua bóng cây loang lổ, rớt xuống khuôn mặt trắng bệch không chút huyết sắc, chiếu rõ ánh mắt của nàng ta đang tỏa ra oán hận - quả nhiên là Họa Nguyệt.
“Tỉ tỉ?”. Khương Trầm Ngư nắm lấy tay nàng ta theo bản năng, nhưng bị nàng ta gạt phắt ra. Khương Họa Nguyệt chẳng thèm nói gì, chỉ lạnh lùng trừng mắt nhìn nàng… rồi rảo bước rời đi.
Bấy giờ, Ác Du mới từ trong nhà chạy ra, sắc mặt lo lắng, thấp giọng nói khẽ: “Đại tiểu thư đến đã chừng nửa tuần nhang rồi, đang định đi thì nhìn thấy…”.
Khương Trầm Ngư tuyệt vọng nhắm mắt lại.
Tỉ tỉ nhất định là nghe nói mình hồi cung lại nghĩ tới tin đồn “Thục phi nhiễm bệnh, đưa đến Bích Thủy sơn trang tĩnh dưỡng” trước đây, lo lắng nàng chưa hồi phục, nên vội vàng muốn đến hỏi thăm. Chẳng ngờ lại bắt gặp cảnh hoàng thượng đích thân đưa nàng về cung, còn nắm tay trò chuyện cười nói suốt dọc đường… Cho nên, vốn từ lo lắng đã trở thành căm hận đố kỵ, mới lườm nàng bằng ánh mắt tràn ngập hận thù như thế.
Nhất thời, trái tim nàng nặng trĩu, ngàn cảm xúc khó nói thành lời, Ác Du lại nói thêm một câu càng khiến nàng khó mà bình tĩnh nổi: “Còn nữa tiểu thư… lão gia cũng đến rồi, đang đợi tiểu thư ở trong phòng”.
Khương Trầm Ngư quay đầu nhìn bóng người cao gầy đang đứng phía trong cột cửa chạm khắc rồng phượng, thoáng thấy văn nhược giản dị, giống như một thư sinh trung niên bình thường, nhưng trên thế gian này, không có ai hiểu rõ người đó hơn nàng…
Người này mới là Dạ đế thực sự của Bích quốc.
Hữu tướng đương triều – Khương Trọng.
Phụ thân… của nàng.
Ve mùa thu kêu ra rả.
Ô cửa sổ bằng lụa màu xanh biếc đóng im ỉm, bên trong nhà buông rèm thật thấp, ánh nến trong chiếc đèn hình rồng cuộn bằng sứ trắng cháy sáng chiếu rõ đồng tử của Khương Trầm Ngư giống như một ngọn lửa sáng rực.
Nàng nhẹ nhàng nhấc chiếc chụp đèn, khêu nhẹ bấc đèn bằng cái khêu vàng cán dài, rồi lại đậy chụp đèn bằng thủy tinh lại, mặt nàng hơi cúi xuống, mang theo một chút lười biếng hờ hững, không để tâm.
Trong phòng im ắng đến khó tả.
Cho đến khi Hoài Cẩn bưng trà vào, mùi thanh mát của loại danh trà cực phẩm theo làn gió nhẹ bay tới cùng giọng nói ngọt ngào của Hoài Cẩn phá vỡ bầu không khí gượng gạo: “Lão gia, đây là trà cúc Đại Khê mang từ Trình quốc về, mời lão gia thưởng thức”.
Khương Trọng cười nói: “Được”. Nói đoạn nhấp một ngụm, thong thả bảo: “Mùi vị này thật khiến người ta nhớ mãi… Nhớ lần trước ta đến Trình quốc uống loại trà này, đã là chuyện của hơn mười năm trước rồi…”.
Khương Trầm Ngư nhếch môi nói: “Phụ thân đại nhân muốn uống trà của Trình quốc, cũng chỉ cần nói một câu thôi. Lẽ nào vị cựu thành chủ Hồi thành thông quyền đạt biến, khi về kinh bái kiến ân sư, đến món lễ vật cũng không có hay sao?”.
Khương Trọng bị nàng mỉa mai nhưng cũng không tức giận, chỉ cười nhạt: “Hắn có đem lễ vật đến hay không, chẳng phải con rõ nhất hay sao? Thiên hạ ngày nay, chẳng có thứ gì khiến ta thích thú hơn món lễ vật đó”.
Bàn tay đang giữ chiếc khêu của Khương Trầm Ngư bỗng dừng giữa không trung, lòng bàn tay như đang bị đốt giữa đống lửa, cảm giác bỏng rát đến mức chiếc khêu cũng bị nung chảy.
Lễ vật mà phụ thân nói chính là Cơ Anh.
Rõ ràng đến thời khắc đàm phán quan trọng, bất cứ sự khiếp nhược nào cũng biến thành lý do thất bại, thế nhưng, Cơ Anh vẫn là điểm yếu của nàng. Mà Khương Trọng hiển nhiên biết rõ điểm này, cho nên, mới không hề sợ hãi, tự tin có thừa.
Con người này… lại là phụ thân của nàng.
Con người này… tại sao lại là phụ thân của nàng?
Vết thương trong sâu thẳm cõi lòng, một lần nữa lại vỡ òa, máu chảy ào ạt, còn Khương Trầm Ngư phải đè nén nỗi đau xé gan xé phổi xuống chằm chằm nhìn Khương Trọng, nhẹ nhàng nói: “Vậy phụ thân có biết, món lễ vật mà phụ thân thích nhất đã có thể giết chết con gái của người - là con hay không?”. Khương Trọng nheo mắt lại, trầm giọng nói: “Con trưởng thành rồi, Trầm Ngư. Cho nên, con biết, con có thể chết, nhưng, con sẽ không chết”.
Khương Trầm Ngư không khêu được bật cười, cười được nửa chừng lại biến thành phẫn nộ, cuối cùng đặt chiếc khêu xuống mặt bàn “cạch” một tiếng, quay người đứng phắt dậy hét lên: “Bởi vì con không thể chết, cho nên phụ thân đại nhân có thể thoải mái làm tổn thương con, hủy hoại con, giày vò con phải không?”.
Khương Trọng không do dự vung tay tát thẳng vào mặt nàng.
Hoài Cẩn đứng bên cạnh chứng kiến cảnh tượng này, sợ đến mức chiếc khay trong tay rớt xuống đất.
Khương Trọng cũng không buồn quay lại mà dặn dò: “Hoài Cẩn, ra ngoài canh cửa, không cho phép bất cứ người nào vào”.
Hoài Cẩn nhìn ông ta, rồi lại nhìn Khương Trầm Ngư ngã nhoài trên mặt đất vì ăn một cái tát đó, do dự mấy hồi rồi vẫn lui ra.
Cửa phòng đóng chặt, hoàn toàn cách ly với thế giới bên ngoài. Ban đêm nóng bức, ánh nến nhảy nhót. Ánh mắt Khương Trầm Ngư vô hồn nhìn mặt đất lạnh như băng giá, má phải đau rát nhắc nhở nàng đây là cái tát đầu tiên trong cuộc đời nàng, hơn nữa, người đánh nàng không phải ai khác mà chính là phụ thân của nàng.
Khương Trọng bước đến trước mặt nàng, từ trên cao nhìn xuống, ra lệnh: “Ngẩng đầu lên”.
Khương Trầm Ngư chầm chậm ngẩng đầu lên, bởi nhìn ngửa, cho nên gương mặt phụ thân lại càng uy nghiêm khôn xiết. Mà sự uy nghiêm này, suốt mười lăm năm qua, nàng chưa từng thấy. Hay nói cách khác, ông chưa bao giờ bộc lộ với nàng.
Có phải khi đối mặt với thuộc hạ ông cũng như thế này không?
Những cỗ máy giết người tình cảm thì tê liệt mà thân thủ siêu phàm đó, đều được con người này huấn luyện ra chăng?
“Nói tiếp đi”.
“Hoàng thượng, theo người tại sao con hổ luôn sống đơn độc?”.
Chiêu Doãn ngẫm nghĩ: “Hừm… vì nó mạnh mẽ?”.
“Vậy tại sao loài người mạnh hơn loài hổ lại quần cư?”.
Chiêu Doãn chưa trả lời, Khương Trầm Ngư đã lập tức đưa ra lời giải thích: “Bởi, loài người vì muốn bảo vệ cho nhau, yêu thương lẫn nhau nên đã ở cùng một chỗ, mới có thể sáng tạo ra chủng tộc đời đời tiếp nối, vạn cổ văn minh”.
Chiêu Doãn ngẩn người nhìn nàng, không biết là vì chấn động hay là vì tán thành.
“Những năm cuối triều Tần tổng cộng có hơn 2000 vạn người, nhưng đến đầu thời Hán chỉ còn lại hai, ba nghìn hộ, thậm chí xuất hiện cảnh ‘thiên tử không có xe bốn ngựa để đi, thừa tướng ngồi xe trâu, dân chúng không có cái ăn cái mặc’. Thời Tam Quốc, chiến sự liên miên, sau trận Xích Bích chỉ còn 90 vạn người. Thời Đường Vũ Tông, đất nước có 496 vạn hộ, nhưng đến thời Chu Thế Tông chỉ còn 120 vạn hộ… Có thể nói như thế này, mỗi lần chiến tranh sẽ khiến dân số giảm đột ngột lại dẫn đến nền kinh tế, văn minh của thời kỳ đó trở nên trống rỗng. Khi nhân loại không còn tương trợ lẫn nhau, khi nhân loại bắt đầu tàn sát lẫn nhau, xã hội không những ngừng tiến lên phía trước, mà thậm chí còn thụt lùi. Vì thế, là một phần tử trong dòng chảy lịch sử mênh mang, cho dù có nhỏ nhoi biết mấy, thần thiếp cũng nên có ích cho người khác, có ích với đời - Đây chính là đáp án mà thần thiếp kiếm tìm”.
Chiêu Doãn trầm ngâm rất lâu, sau đó hít một hơi thật sâu, nói nhỏ: “Nàng… trưởng thành rồi. Trầm Ngư”.
Nữ tử trước mắt đã không còn là cô thiếu nữ tóc búi lệch, tự mình dâng thư tiến cử trước mặt y thưở nào nữa, mà nói năng đĩnh đạc, toàn thân tỏa ra hào quang trí tuệ khiến người ta không dám coi thường. Khương Trầm Ngư khi đó có lẽ chỉ là to gan mà thôi, còn Khương Trầm Ngư của bây giờ lại có trí tuệ ở tầng cao hơn, nghiễm nhiên sánh ngang với Cơ Anh.
Nhớ đến Cơ Anh, lòng Chiêu Doãn lại nhói đau, y bỗng buột miệng: “Cơ Anh… hắn đi có nhanh không?”.
Khương Trầm Ngư nhìn y chằm chằm, bất động một lúc.
Chiêu Doãn bị ánh mắt của nàng chiếu thẳng, bỗng cảm thấy gai người, vô thức nói: “Sao thế?”.
Rèm mi của Khương Trầm Ngư run run một lát, rồi bằng một giọng điệu trấn tĩnh lạ thường mà lại có chút lạnh lùng, nàng nói: “Mặt của Kỳ Úc hầu, chẳng phải hoàng thượng đã nhìn thấy rồi sao?”.
Chiêu Doãn kinh ngạc, câu thứ hai của Khương Trầm Ngư nối tiếp ngay sau đó: “Còn như vì sao ngài ấy phải ra đi, hoàng thượng và thần thiếp đều biết rõ nhất… phải không?”.
Câu nói này hiển nhiên đã đâm trúng nỗi đau của Chiêu Doãn, cơn giận bùng lên trong đôi mắt của vị đế vương trẻ tuổi, khi y đang định khiển trách phi tử vô lễ thì lại kinh ngạc nhìn thấy hai hàng nước mắt trong suốt không một tiếng động, không chút sức sống trào ra khỏi đôi mắt, lăn dài trên gương mặt nàng. Rõ ràng Khương Trầm Ngư đang khóc, nhưng không phải đau thương, mà giống như thương xót.
Mà sự thương xót này lại bất ngờ làm tan biến cơn giận của Chiêu Doãn, khiến y cũng thấy thương xót.
Bởi y không thể khóc vì Cơ Anh, cho nên nhìn thấy Khương Trầm Ngư khóc, giống như nỗi bi thương của mình cũng được giải tỏa theo nước mắt của nàng; mà cũng vì y và nàng thực ra xuất phát từ hoàn cảnh giống nhau, nên càng có thể cảm nhận được giây phút này nàng có thể khóc trước mặt người khác là điều khó khăn xiết bao.
Ánh mắt Chiêu Doãn lóe sáng, từ từ đưa tay ra… Khương Trầm Ngư run run nắm lấy.
Tay hai người nhẹ nhàng nắm lấy nhau như thế.
Tay của Chiêu Doãn lạnh lẽo, không giống như tay của Cơ Anh - lúc nào cũng ấm áp, khiến người ta cảm nhận được một sức mạnh vững chãi và hiền hòa. Thế nhưng, đây lại là cánh tay cao quý nhất, quyền lực nhất thiên hạ Bích quốc ngày nay.
Khương Trầm Ngư chăm chú nhìn ngón tay của mình và y đan vào nhau, ánh mắt sâu thăm thẳm, trào dâng những cảm xúc khó hiểu, khoảnh khắc sau, nàng ngẩng đầu, mỉm cười rạng rỡ với Chiêu Doãn.
Thế là Chiêu Doãn cũng cười, nắm tay nàng tiếp tục đi về phía trước.
Khương Trầm Ngư khẽ nói: “Hoàng thượng…”.
“Hả?”.
“Sư Tẩu chết rồi”.
“Ừ”. Đến lông mi cũng chẳng buồn động đậy, về tình hình của hai ám vệ, Chiêu Doãn đương nhiên đã biết từ lâu: Nghe nói tên xui xẻo vì bảo vệ Khương Trầm Ngư mà mất một cánh tay hai cái chân, sau khi hấp hối trên giường một tháng trời, cuối cùng đã chết trên đường về đế đô.
“Nàng còn cần ám vệ à? Vậy cấp cho nàng hai tên nữa”.
Khương Trầm Ngư ngẩng đầu nói: “Hoàng thượng còn có thể cho thần thiếp xuất cung nữa không?”.
Chiêu Doãn hỏi vặn lại: “Nàng muốn xuất cung sao?”.
Khương Trầm Ngư không hề do dự trả lời: “Muốn”.
Chiêu Doãn nhìn nàng, lại cười, giọng điệu có chút yêu chiều nói: “Cũng không chịu an phận nhỉ”. Dừng một lát, lại tiếp: “Có điều đúng là không nên nhốt nàng. Hoàng cung này… thực sự quá nhỏ”.
Khương Trầm Ngư lờ mờ nhận ra gì đó trong lời nói của y, không kìm được hỏi: “Hoàng thượng cũng muốn ra ngoài?”.
Trong tích tắc ánh mắt Chiêu Doãn hơi sầm lại: “Không. Trẫm không đi”.
Tuy sắc mặt y không vui, nhưng có thể cảm thấy y tức giận như vậy không phải là vì nàng đã hỏi điều không nên hỏi, mà dường như là vì câu hỏi không thể trả lời đó khiến y bực bội với chính mình.
Chiêu Doãn… hình như… chưa bao giờ ra khỏi hoàng cung thì phải? Khi y dung túng cho nàng ra ngoài va chạm với mọi thứ, có phải là y đang gửi gắm vào nàng một phần khát vọng mà mình không thể thực hiện được hay không?
Nghĩ đến điểm này, trong lòng Khương Trầm Ngư giây phút ấy không biết có cảm giác gì.
“Ngày mai, hãy cùng trẫm thiết triều sáng đi”. Chiêu Doãn bỗng nói.
Khương Trầm Ngư sững người, lập tức đáp: “Thưa vâng”.
Cái gọi là “cùng” của Chiêu Doãn không phải cùng y xuất hiện, là quân sư cho hoàng đế, khi đế vương lên triều, nàng phải đứng trong phòng tối ở bên cạnh lắng nghe. Mà Hàn lâm bát trí đã chết cả trước đó, bây giờ chính là lúc chọn người mới. Chiêu Doãn nói như thế, rõ ràng ám chỉ nàng sẽ là một trong số đó.
Đây… có được coi là được công nhận không?
Khóe môi Khương Trầm Ngư nhếch lên một nụ cười chua chát, vốn là một chuyện đáng vui mừng, nhưng vì nguyên nhân dẫn đến việc nàng bước lên con đường làm mưu sĩ này đã tiêu vong, nên niềm vui ấy đã biến thành nỗi đau thương vô cùng.
Nhớ ban đầu, nghìn lần cứng cỏi, vạn phần chấp niệm, đều là vì người ấy.
Mà nay “muốn phép Ma Cô thay thương hải, một chén sương xuân lạnh giá này”[1]… nàng chợt nhớ đến một chuyện, liền vội buông tay Chiêu Doãn. Chiêu Doãn sửng sốt quay đầu lại thấy nàng rút một cuốn sổ nhỏ từ trong người ra, cung kính dâng lên: “Không thể hoàn thành nhiệm vụ hoàng thượng giao phó, xin hoàng thượng trách tội”. Nói đoạn quỳ sụp xuống đất.
[1] Bài “Yết sơn” của Lý Thương Ẩn, Hoàng Giáp Tôn dịch. Ma cô là tiên nữ, tự xưng có thể làm cho biển xanh biến thành nương dâu trong thời gian ngắn, vì thế nhà thơ nhận định rằng biển xanh thuộc về Ma Cô, muốn hỏi xin mua cả biển xanh, tức là có thể chiếm trọn thời gian, không còn hận vì thời gian khiến mọi thứ đổi thay nữa, nhưng tiếc thay không thể, biển lớn đã biến thành chén nước sương lạnh giá của mùa xuân.
Chiêu Doãn cầm lấy cuốn sổ, mở ra nhìn lướt, nhíu mày nói: “Thuật luyện thép của Trình quốc… Nàng đang xin trẫm ban thưởng cho nàng sao?”.
“Không thể hỏi cưới được công chúa, là thần thiếp thất trách…”.
“Được rồi”. Chiêu Doãn kéo nàng đứng dậy, đuôi mày khóe mắt đều tươi cười: “Ả Di Thù đó ai cũng có thể lấy làm chồng, chỉ giỏi cắm sừng người khác, sao trẫm nỡ chà đạp Giang ái khanh và Phan ái khanh”.
Khương Trầm Ngư nghe y nhận xét Di Thù như vậy, biết rõ là chê bai, nhưng vẫn không nhịn được cười “phì” thành tiếng.
Cứ vừa đi vừa nói chuyện vừa cười như thế cho đến Dao Quang cung, Chiêu Doãn mới buông tay, nói: “Nàng đi đường xa chắc là mệt rồi, quay về nghỉ ngơi đi”.
Khương Trầm Ngư khấu bái rồi quay người đi vào cổng cung. Vừa bước vào cổng liền chạm phải một đôi mắt âm u lạnh lẽo, giống như mắt loài sói vậy.
Khương Trầm Ngư sững ra một lát mới phản ứng lại: “Tỉ tỉ?”.
Người đó chậm rãi bước ra, ánh đèn phía trước hành lang chiếu xuyên qua bóng cây loang lổ, rớt xuống khuôn mặt trắng bệch không chút huyết sắc, chiếu rõ ánh mắt của nàng ta đang tỏa ra oán hận - quả nhiên là Họa Nguyệt.
“Tỉ tỉ?”. Khương Trầm Ngư nắm lấy tay nàng ta theo bản năng, nhưng bị nàng ta gạt phắt ra. Khương Họa Nguyệt chẳng thèm nói gì, chỉ lạnh lùng trừng mắt nhìn nàng… rồi rảo bước rời đi.
Bấy giờ, Ác Du mới từ trong nhà chạy ra, sắc mặt lo lắng, thấp giọng nói khẽ: “Đại tiểu thư đến đã chừng nửa tuần nhang rồi, đang định đi thì nhìn thấy…”.
Khương Trầm Ngư tuyệt vọng nhắm mắt lại.
Tỉ tỉ nhất định là nghe nói mình hồi cung lại nghĩ tới tin đồn “Thục phi nhiễm bệnh, đưa đến Bích Thủy sơn trang tĩnh dưỡng” trước đây, lo lắng nàng chưa hồi phục, nên vội vàng muốn đến hỏi thăm. Chẳng ngờ lại bắt gặp cảnh hoàng thượng đích thân đưa nàng về cung, còn nắm tay trò chuyện cười nói suốt dọc đường… Cho nên, vốn từ lo lắng đã trở thành căm hận đố kỵ, mới lườm nàng bằng ánh mắt tràn ngập hận thù như thế.
Nhất thời, trái tim nàng nặng trĩu, ngàn cảm xúc khó nói thành lời, Ác Du lại nói thêm một câu càng khiến nàng khó mà bình tĩnh nổi: “Còn nữa tiểu thư… lão gia cũng đến rồi, đang đợi tiểu thư ở trong phòng”.
Khương Trầm Ngư quay đầu nhìn bóng người cao gầy đang đứng phía trong cột cửa chạm khắc rồng phượng, thoáng thấy văn nhược giản dị, giống như một thư sinh trung niên bình thường, nhưng trên thế gian này, không có ai hiểu rõ người đó hơn nàng…
Người này mới là Dạ đế thực sự của Bích quốc.
Hữu tướng đương triều – Khương Trọng.
Phụ thân… của nàng.
Ve mùa thu kêu ra rả.
Ô cửa sổ bằng lụa màu xanh biếc đóng im ỉm, bên trong nhà buông rèm thật thấp, ánh nến trong chiếc đèn hình rồng cuộn bằng sứ trắng cháy sáng chiếu rõ đồng tử của Khương Trầm Ngư giống như một ngọn lửa sáng rực.
Nàng nhẹ nhàng nhấc chiếc chụp đèn, khêu nhẹ bấc đèn bằng cái khêu vàng cán dài, rồi lại đậy chụp đèn bằng thủy tinh lại, mặt nàng hơi cúi xuống, mang theo một chút lười biếng hờ hững, không để tâm.
Trong phòng im ắng đến khó tả.
Cho đến khi Hoài Cẩn bưng trà vào, mùi thanh mát của loại danh trà cực phẩm theo làn gió nhẹ bay tới cùng giọng nói ngọt ngào của Hoài Cẩn phá vỡ bầu không khí gượng gạo: “Lão gia, đây là trà cúc Đại Khê mang từ Trình quốc về, mời lão gia thưởng thức”.
Khương Trọng cười nói: “Được”. Nói đoạn nhấp một ngụm, thong thả bảo: “Mùi vị này thật khiến người ta nhớ mãi… Nhớ lần trước ta đến Trình quốc uống loại trà này, đã là chuyện của hơn mười năm trước rồi…”.
Khương Trầm Ngư nhếch môi nói: “Phụ thân đại nhân muốn uống trà của Trình quốc, cũng chỉ cần nói một câu thôi. Lẽ nào vị cựu thành chủ Hồi thành thông quyền đạt biến, khi về kinh bái kiến ân sư, đến món lễ vật cũng không có hay sao?”.
Khương Trọng bị nàng mỉa mai nhưng cũng không tức giận, chỉ cười nhạt: “Hắn có đem lễ vật đến hay không, chẳng phải con rõ nhất hay sao? Thiên hạ ngày nay, chẳng có thứ gì khiến ta thích thú hơn món lễ vật đó”.
Bàn tay đang giữ chiếc khêu của Khương Trầm Ngư bỗng dừng giữa không trung, lòng bàn tay như đang bị đốt giữa đống lửa, cảm giác bỏng rát đến mức chiếc khêu cũng bị nung chảy.
Lễ vật mà phụ thân nói chính là Cơ Anh.
Rõ ràng đến thời khắc đàm phán quan trọng, bất cứ sự khiếp nhược nào cũng biến thành lý do thất bại, thế nhưng, Cơ Anh vẫn là điểm yếu của nàng. Mà Khương Trọng hiển nhiên biết rõ điểm này, cho nên, mới không hề sợ hãi, tự tin có thừa.
Con người này… lại là phụ thân của nàng.
Con người này… tại sao lại là phụ thân của nàng?
Vết thương trong sâu thẳm cõi lòng, một lần nữa lại vỡ òa, máu chảy ào ạt, còn Khương Trầm Ngư phải đè nén nỗi đau xé gan xé phổi xuống chằm chằm nhìn Khương Trọng, nhẹ nhàng nói: “Vậy phụ thân có biết, món lễ vật mà phụ thân thích nhất đã có thể giết chết con gái của người - là con hay không?”. Khương Trọng nheo mắt lại, trầm giọng nói: “Con trưởng thành rồi, Trầm Ngư. Cho nên, con biết, con có thể chết, nhưng, con sẽ không chết”.
Khương Trầm Ngư không khêu được bật cười, cười được nửa chừng lại biến thành phẫn nộ, cuối cùng đặt chiếc khêu xuống mặt bàn “cạch” một tiếng, quay người đứng phắt dậy hét lên: “Bởi vì con không thể chết, cho nên phụ thân đại nhân có thể thoải mái làm tổn thương con, hủy hoại con, giày vò con phải không?”.
Khương Trọng không do dự vung tay tát thẳng vào mặt nàng.
Hoài Cẩn đứng bên cạnh chứng kiến cảnh tượng này, sợ đến mức chiếc khay trong tay rớt xuống đất.
Khương Trọng cũng không buồn quay lại mà dặn dò: “Hoài Cẩn, ra ngoài canh cửa, không cho phép bất cứ người nào vào”.
Hoài Cẩn nhìn ông ta, rồi lại nhìn Khương Trầm Ngư ngã nhoài trên mặt đất vì ăn một cái tát đó, do dự mấy hồi rồi vẫn lui ra.
Cửa phòng đóng chặt, hoàn toàn cách ly với thế giới bên ngoài. Ban đêm nóng bức, ánh nến nhảy nhót. Ánh mắt Khương Trầm Ngư vô hồn nhìn mặt đất lạnh như băng giá, má phải đau rát nhắc nhở nàng đây là cái tát đầu tiên trong cuộc đời nàng, hơn nữa, người đánh nàng không phải ai khác mà chính là phụ thân của nàng.
Khương Trọng bước đến trước mặt nàng, từ trên cao nhìn xuống, ra lệnh: “Ngẩng đầu lên”.
Khương Trầm Ngư chầm chậm ngẩng đầu lên, bởi nhìn ngửa, cho nên gương mặt phụ thân lại càng uy nghiêm khôn xiết. Mà sự uy nghiêm này, suốt mười lăm năm qua, nàng chưa từng thấy. Hay nói cách khác, ông chưa bao giờ bộc lộ với nàng.
Có phải khi đối mặt với thuộc hạ ông cũng như thế này không?
Những cỗ máy giết người tình cảm thì tê liệt mà thân thủ siêu phàm đó, đều được con người này huấn luyện ra chăng?
Danh sách chương