Tiếng pháo vang rền, chấn động cả con phố Đông Hoa.
Phố Đông Hoa là con phố đậm chất thi thư nhất trong Hoàng thành, hai bên đường phố không phải là Thư quán thì cũng là cầm quán, không phải cửa hàng nghiên mực thì cũng là quầy hàng thư họa. Đến cả trong khách điếm tửu lâu cũng thấy cảnh tài tử giai nhân ứng đối ngâm thơ.
Một ngày nọ, trước cửa một căn nhà lớn nằm ở vị trí tốt nhất phố Đông Hoa bỗng trở nên huyên náo, thì ra có một cửa hiệu mới được khai trương.
Tam cô lục bà ở các phố xung quanh cũng chạy đến góp vui, trong nhà ngoài cửa đều chật ních người, nước chảy cũng không lọt. Trên lầu hai tửu lâu đối diện cũng đông nghịt, tiểu nhị kinh hãi, cầm gậy trúc run rẩy chống cửa sổ đang bị lung lay, chỉ sợ lát nữa nhiều người quá sẽ rơi xuống mất.
Rốt cuộc thì tại sao lại náo nhiệt đến vậy? Nhìn lại chỗ đoàn người lúc này, trước tòa nhà khí phái kia có một bạch y nam tử đứng trước gió nhẹ phiêu phiêu, hắn chắp tay thi lễ với đoàn người bao vây bên ngoài, kéo theo một tràng thét chói tai ầm ĩ.
Đám cô nương chen chúc vây xem trên lầu hai đều luôn miệng hô lớn: “Bạch Hiểu Phong!”.
Mấy vị công tử bên dưới cũng cảm thấy xót xa, ghen tỵ nói: “Chẳng phải cũng bình thường thôi sao? Anh tuấn đến đâu chứ…”.
Vừa mở miệng, lập tức nhận được một loạt ánh mắt “sát nhân” hừng hực từ bốn phương phóng tới, các cô nương đồng loạt thét vang: “Đẹp hơn ngươi nhiều! Không thích thì biến! Đừng có chiếm chỗ người khác!”.
Vẫn có câu hảo nam bất đấu nữ, mấy thư sinh kia bại trận chỉ biết đen mặt bỏ đi.
Chuyện kể rằng, Bạch Hiểu Phong này không chỉ là nhân vật phong lưu bậc nhất Hoàng thành, mà hắn còn có rất nhiều giai thoại.
Đầu tiên, hắn là hậu nhân danh môn, phụ thân là Tể tướng Bạch Mộc Thiên, dù đã quy ẩn rồi nhưng vẫn có đến một nửa quan viên trong triều hiện nay đều là môn sinh của hắn.
Tiếp đó, bản thân Bạch Hiểu Phong lại là Trạng Nguyên lang, có được danh hào Đệ nhất tài tử đương triều.
Theo lẽ thường, một người chỉ cần có hai điểm tốt này đã có thể làm Thiên chi kiêu tử (1), đủ để khiến người ta phải ghen tỵ đến chết mất. Vậy mà, hết lần này đến lần khác, ông trời lại cứ chuyên sủng một mình hắn, ban cho hắn một khuôn mặt anh tuấn đệ nhất hoàng thành, thậm chí là đệ nhất thiên hạ! Hơn nữa, tính cách Bạch Hiểu Phong còn ôn hòa nhã nhặn, hiền hậu dễ gần, mỗi cử chỉ giơ tay nhấc chân đều toát lên vẻ tiêu dao tuấn nhã, khẽ mỉm cười cũng có thể làm điên đảo chúng sinh. Chẳng thế mà cả hoàng thành này, từ cụ già tám mươi đến trẻ nhỏ tám, chín tuổi đều thần tượng hắn, đó gọi là nhất hô bách ứng (2).
Bạch Hiểu Phong bây giờ là thần minh của nữ tử, kẻ thù của nam nhân, danh tiếng chẳng thể nào đo đếm được.
Cũng bởi vậy, những chuyện thường nhật của Bạch Hiểu Phong, đặc biệt là những chuyện liên quan đến tình yêu hay tiêu chuẩn chọn bạn đời của hắn luôn là đề tài bàn luận nóng hổi nhất của thành.
Sở dĩ hôm nay náo nhiệt như vậy, chủ yếu là bởi Bạch Hiểu Phong vốn nổi tiếng chẳng có chút chí làm quan nào này lại đột nhiên nổi hứng mà mở “Thư quán Hiểu Phong” ở phố Đông Hoa. Hôm nay là ngày đầu tiên khai trương, nghe nói chỉ nhận có mười nam sinh cùng mười nữ sinh, tiêu chuẩn nhập viện rất cao, học phí đương nhiên cũng cực đắt.
Bạch Hiểu Phong còn tự mình đứng lớp, nghe nói nhân số nhập học cũng được xác nhận phân nửa, tất cả nếu không phải là Hoàng thân quốc thích thì cũng là con cái hào môn thế gia, giờ chỉ còn mấy suất nhưng thi vào cũng cực khó, yêu cầu lại rất cao!
Bạch Hiểu Phong rất coi trọng chất lượng, không phải cứ có tiền là có thể vào được, người muốn nhập học nhất định phải có tài năng thực sự.
Một tràng pháo nổ đã xong, nghi thức khai viện đơn giản cũng sắp hoàn thành, Bạch Hiểu Phong khẽ động cánh tay, ống áo thuần trắng tinh tế trước gió trong sự trông ngóng của bách tính toàn thành. Quả nhiên, không phụ sự mong đợi của mọi người, vạt áo được gió thổi bay để lộ ra phần cổ tay trắng muốt, dẫn tới tiếng hò hét liên hồi của những người vây quanh.
Năm ngón tay thon dài của Bạch Hiểu Phong nhẹ nhàng kéo rơi mảnh lụa đỏ mềm mại thượng hạng, để lộ ra tấm biển có đề bốn chữ như rồng bay phượng múa “Thư quán Hiểu Phong”. Nét chữ cứng cáp hữu lực này do Hoàng thượng đích thân ngự bút ban cho, sáng sớm nay đã sai người mang tới, đúng là nói không hết phần khí phái.
Bạch Hiểu Phong đưa mảnh lụa đỏ cho gia nô bên cạnh, sau đó ưu nhã chỉnh lại ống tay áo một chút, cười thật dịu dàng với đám người hổ báo dưới kia rồi mới xoay bước vào trong, chỉ để lại bóng lưng tuyệt mĩ có mang theo gió nhẹ ngát hương và một đám người vây xem đang hò hét chói tai.
***
Trong Hoàng cung.
Buổi triều sớm vốn đã tan lâu lắm rồi nhưng văn võ bá quan vẫn không ai chịu rời đi, đang tập trung tại Kim điện, người đánh cờ, kẻ chuyện phiếm nhưng động tác thì rất đồng bộ, đều thỉnh thoảng đánh mắt ngó ra ngoài cửa.
Đương kim thánh thượng nghiêng mình dựa vào Long ỷ, ngáp ngắn ngáp dài hỏi tiểu thái giám bên cạnh: “Tử Khiêm vẫn chưa tới à?”.
Tiểu thái giám kiễng chân nhìn ra thử xem, thấy một bóng người đang từ xa chạy lại, vội vàng chỉ ra ngoài, nói: “Trình đại nhân tới rồi!”.
Bá quan đang uể oải bên dưới bỗng lên tinh thần, đồng loạt ngẩng đầu nhìn xem.
Lúc này, chỉ thấy trước thềm đá trắng tinh bên ngoài Kim điện xuất hiện một người trẻ tuổi mặc quan phục đỏ thẫm, tay cầm mũ quan, tay ôm tư liệu, nhìn vô cùng thú vị, đang từ tốn bước tới.
Vị quan này chỉ hơn hai mươi tuổi, mặt trắng nõn, nhã nhặn tư văn. Hắn tên Trình Tử Khiêm, cũng là Sử quan của hoàng triều.
Trình Tử Khiêm văn hay chữ tốt, đỗ cùng khoa với Bạch Hiểu Phong, Hoàng thượng đặc biệt coi trọng tốc độ viết chữ nhanh như gió lại rất tỉ mỉ của hắn, mới để hắn làm Sử quan.
Khi Bạch Hiểu Phong mở Thư quán đã mời Trình Tử Khiêm đến dạy thư pháp. Trình Tử Khiêm đương nhiên là vui vẻ nhận lời. Ai ngờ, giữa chừng lại bị Hoàng thượng cướp đến, giao cho hắn làm mật thám ở Thư quán Hiểu Phong, ghi chép lại những chuyện lý thú, tùy thời bẩm báo.
***
“Khởi tấu Hoàng thượng…”. Trình Tử Khiêm bước nhanh đến, vội vàng kiềm bước dừng trước Kim điện, cách long ỷ khoảng một trượng, đội lại mũ quan định hành lễ. Hoàng đế nhanh chóng xua tay: “Miễn miễn miễn, thế nào rồi?”.
“Bẩm…”. Trình Tử Khiêm lật vội xấp giấy ghi chép dày cộp trong tay, bẩm báo: “Số người nhập học viện đến nay có chín, bốn nam năm nữ, thí sinh khác chờ đợi dự thi thì nữ có đến ba ngàn, chọn năm người, nam sinh cũng có hơn hai ngàn, chọn sáu người.”.
“Nhiều như vậy à?”. Hoàng thượng sờ cằm, lại hỏi tiếp: “Năm nữ sinh kia là ai? Có Nguyệt Như cùng Yên nhi nhà ta không?”.
“Bẩm có.”. Trình Tử Khiêm gật đầu một cái: “Tam công chúa Đường Nguyệt Như cùng Thất công chúa Đường Nguyệt Yên đều nằm trong tốp đầu.”.
Đường Nguyệt Như cùng Đường Nguyệt Yên đều là hai vị công chúa đương triều.
Tam công chúa Đường Nguyệt Như là chất nữ đương kim Hoàng đế.
Ngai vị Hoàng đế bản triều không phải là cha truyền con nối, mà là huynh truyền cho đệ. Tiên hoàng sớm băng hà, chỉ lưu lại một nhi nữ giao cho Hoàng đệ, cũng chính là Đương kim thánh thượng chăm sóc.
Tình cảm của Hoàng thượng cùng huynh trưởng rất sâu đậm, trước giờ đều vô cùng yêu thương Đường Nguyệt Như, coi như minh châu cẩn thận cất giữ trên tay.
Đường Nguyệt Như tinh thông cầm kỳ thi họa, rất có bản lĩnh, còn là là Băng mỹ nhân trời sinh, nhưng tính cách thì khỏi chê. Nếu cố tìm ra một khuyết điểm, thì chỉ có thể kể đến tuổi tác hơi lớn chút, năm nay hai mươi lăm tuổi, mười năm liền vẫn luôn thầm thương trộm nhớ Bạch Hiểu Phong.
Còn Đường Nguyệt Yên lại là con ruột Hoàng đế, càng được yêu chiều hơn.
Năm nay Đường Nguyệt Yên vừa tròn mười tám, đương tuổi xuân thì, lại do Lệ quý phi được Hoàng thượng sủng ái nhất, có thế lực nhất hậu cung sinh ra, ngoại hình vừa dễ thương còn vừa mang đến cảm giác thật ngọt ngào, tính cách cũng lanh lợi đáng yêu. Hoàng đế có năm hoàng tử lại chỉ có một công chúa cho nên càng hết mực cưng chiều.
Đường Nguyệt Yên cùng Đường Nguyệt Như trên danh nghĩa là tỷ muội thân sinh, nhưng thực tế chỉ là đường tỷ muội, hơn nữa, quan hệ của hai người cũng không tốt đẹp lắm, nguyên do đều bởi cùng thích Bạch Hiểu Phong, khó mà tránh khỏi ghen tuông.
“Hoàng thượng, ngài ủng hộ ai?”. Tả Thừa tướng hỏi.
“Ừm…”. Hoàng đế hơi khó nghĩ: “Lòng bàn tay là thịt mà mu bàn tay cũng là thịt.”. Vừa nói vừa quay xuống hỏi Trình Tử Khiêm: “Còn ba người kia là ai vậy?”.
“Hồi bẩm Hoàng thượng, một người có thể loại trừ, đó là Bạch Hiểu Nguyệt, thân muội của Bạch Hiểu Phong.”.
“A…”. Văn võ bá quan trong triều gật đầu, ánh mắt ai nấy đều bắt đầu sáng rực lên: “Là đại mỹ nhân Bạch Hiểu Nguyệt đó phải không?”.
Trình Tử Khiêm cười khan: “Đúng vậy, đúng vậy!”.
“Ái chà, Bạch Hiểu Nguyệt này bình thường khuông bước ra khỏi cửa, sao lần này lại đến Thư quán nhỉ?”. Quần thần nhao nhao hỏi thăm, nhanh chóng cử người về xem nhi tử mình có tham gia thi vào Thư quán hay không.
Trình Tử Khiêm nhìn trời: “Hai ngàn nam sinh kia hẳn là đều tới vì Bạch Hiểu Nguyệt rồi, danh sách có hạn, Bạch Hiểu Nguyệt này ta có quen biết, còn soi mói bắt bẻ hơn cả Bạch Hiểu Phong, hơn nữa tính tình cũng rất kỳ quái.”.
“Khoan đã!”. Hoàng thượng chợt nhớ ra chuyện gì đó: “Tinh Trị, nhi tử của ta cũng vào Thư quán rồi đúng không?”.
Trình Tử Khiêm lại lật lật lật, nói: “Lục Hoàng tử cũng vào rồi.”.
Hoàng thượng sờ sờ râu, khẽ cau mày: “Đừng nói đến đám nam sinh vội, nói tiếp chuyện trừ Bạch Hiểu Nguyệt ra thì hai cô nương còn lại là ai vậy?”.
“Một người là Nguyên Bảo Bảo.”. Trình Tử Khiêm trả lời.
Quần thần đều ngớ người, đồng thanh hỏi: “Nguyên Bảo Bảo là ai?”.
“À, nàng ấy là con gái duy nhất của ‘Bố vương’ Giang Nam, Nguyên Kha. Nguyên Kha là…”.
Trình Tử Khiêm còn chưa kịp nói hết, Hoàng thượng đã nhịn không được mà bĩu môi: “Cái tên được xưng là nhiều bạc hơn cả Trẫm kia sao, thì ra là hắn.”.
“Nguyên Bảo Bảo vì đến học ở Thư quán Hiểu Phong mà mua cả một tòa nhà lớn trên phố Đông Hoa, đúng là rất hào phóng.”. Trình Tử Khiêm lật xem ghi chép hắn điều tra được, nói tiếp: “Nghe nói tòa nhà kia có giá mười mấy vạn lượng vàng nữa.”.
Hoàng thượng cố gắng để không giật mí mắt, nói: “Nguyên Kha kia có giỏi thì cứ đem vàng mà mua lại cả Hoàng cung đi, người tiếp theo!”.
“Người tiếp theo tên là Hạ Mẫn.”. Trình Tử Khiêm trả lời: “Là một đại tài nữ.”.
“Là nhi nữ của Hạ Y Chí đúng không?”. Văn võ bá quan cả triều đều biết, Hạ Y Chí là một đại văn hào, nhi nữ Hạ Mẫn của hắn đầy bụng kinh thư học thức, kỳ thi năm trước còn phá lệ cho nàng tham gia, kết quả nàng đậu Trạng nguyên, bài thi còn tốt hơn nhiều so với đám nam nhân, đúng là Đệ nhất nữ tài tử thiên triều.
“Có cảm giác rất xứng đôi với Bạch Hiểu Phong.”. Hoàng thượng sờ cằm, nói: “Ngươi xem, Đệ nhất tài tử rất xứng với Đệ nhất tài nữ.”.
“Nhưng nghe nói ngoại hình Hạ Mẫn rất xấu.”.
“Vậy sao…”.
Lúc này, có một tiểu thái giám chạy vào, trong tay còn cầm thêm một xấp giấy: “Hoàng thượng, các Nương nương ở Hậu cung đã chọn xong rồi.”.
“Để ta xem.”. Hoàng thượng nhận lấy xấp giấy Tuyên Thành có viết đầy chữ “Chính” mà nghiền ngẫm: “Ồ? Ủng hộ Nguyệt Yên nhiều hơn Nguyệt Như sao?”.
“Dạ vâng, Lệ Qúy phi cùng Hoàng hậu nương cũng ủng hộ công chúa Nguyệt Yên.”. Tiểu thái giám nhỏ giọng bẩm báo: “Chỉ có Vương Qúy phi là ủng hộ Tam công chúa thôi.”.
Hoàng thượng sờ sờ cằm, quả nhiên không phải thân sinh, mấy phi tần kia đang tính chú ý đến họ hàng gần xa. Lệ Qúy phi cùng Hoàng Hậu nương nương là tỷ muội thân sinh, hai người đều ủng hộ Nguyệt Yên thì căn bản là cả Hậu cung đều chọn Nguyệt Yên rồi! Nghĩ xong, Hoàng thượng liền cầm bút lông, chấm mực đỏ trên bàn rồi viết vào sau tên của Đường Nguyệt Như một chữ “Chính”, lại nói: “Trẫm chọn Nguyệt Như thắng!”.
Chúng thần lại bắt đầu xì xào bàn tán, Trình Tử Khiêm liền nhanh chóng ghi chép - Tin tức mới nhất, Hoàng thượng chọn Tam công chúa, Đường Nguyệt Như có chỗ dựa vững chắc nhất!
“Đúng rồi!”. Hoàng thượng lại hỏi: “Ngoại trừ nhi tử Tinh Trị của ta ra, ba nam sinh còn lại là ai?”.
“Hồi bẩm Hoàng thượng, một người là nhi tử của Yến vương, Tiểu Vương gia Hồ Khai.”. Trình Tử Khiêm trả lời: “Một người là Đại tài tử Giang Nam, Thạch Minh Lượng, còn một người nữa là nhi tử của Thuyền vương, Cát Phạm.”.
Hoàng thượng lại ngớ người: “Hồ Khai, Thạch Minh Lượng cùng Cát Phạm này không phải huynh đệ kết nghĩa của Tinh Trị sao? Tại sao cũng chạy tất vào Thư quán chứ? Huynh đệ tốt mà lại tranh nữ nhân của nhau, như vậy không tốt chút nào.”.
Tiểu thái giám bên cạnh liền nhỏ giọng nói với Hoàng thượng: “Họ đi cùng với Lục Hoàng tử, đến giúp một tay chứ không phải đến cạnh tranh đâu ạ!”.
“À!” Hoàng thượng lại nhếch mày: “Vậy chẳng phải phần thắng của nhi tử ta sẽ rất cao sao?”.
“Tình hình trước mắt đúng là như vậy.”. Trình Tử Khiêm cất đống ghi chép đi.
Sau khi tan triều, văn võ bá quan đều mang theo cái tin tức sốt dẻo này về phủ tiếp tục buôn chuyện, Hoàng thượng một mình trở lại thư phòng, chắp tay sau lưng đi đi lại lại.
Trong lòng Hoàng thượng hiểu rất rõ, Tinh Trị cùng Nguyệt Yên từ nhỏ cùng lớn lên bên nhau, tình cảm cực tốt, chẳng cần hỏi cũng biết Tinh Trị nhất định sẽ giúp Nguyệt Yên cướp Bạch Hiểu Phong, vậy thì chẳng phải Nguyệt Như sẽ không có cơ hội sao?
Là một phụ thân, hắn tính toán thế này, Nguyệt Như dù sao cũng đã lớn tuổi rồi, nó lại yêu thương tên kia mười mấy năm, ngộ nhỡ bị người ta đoạt đi mất, e là Nguyệt Như sẽ đau khổ cả đời, muốn tìm một người khác lại càng khó khăn hơn. Nếu như Nguyệt Như không thể gả đi được, sau này hắn còn mặt mũi nào gặp Hoàng huynh của mình nữa đây? Dù sao thì Nguyệt Yên vẫn còn nhỏ, tương lai cơ hội vẫn còn!
Nghĩ đến đây, hắn khẽ động tâm, ngoắc tay gọi Tiểu thái giám kia: “Ngươi đến quân doanh, gọi Sách La Định đến đây cho ta.”.
Tiểu thái giám run cầm cập: “Đại…. Đại tướng quân Sách La Định ạ?”.
Hoàng đế nhướng mày một cái: “Còn có một Sách La Định thứ hai sao?”.
“Vâng…. Vâng!”. Tiểu Thái giám run rẩy chạy đi.
Mà vị Sách La Định này cũng là một nhân vật nổi tiếng chẳng kém Bạch Hiểu Phong, cũng là đề tài buôn chuyện của dân chúng Hoàng thành.
***
Chú thích:
(1) Thiên chi kiêu tử - Con cưng của trời: Câu thành ngữ có xuất xứ từ “Hán thư –Truyện Hung Nô”, ban đầu nó được dùng để chỉ người Hung Nô là con cưng của trời, sau này được mở rộng rộng ra chỉ những người nhận được mọi sự ưu ái của trời đất. Hai chữ “Kiêu tử” trong Hán văn cổ vốn có nghĩa là “con cưng”.
(2) Nhất hô bách ứng – Một người kêu gọi, trăm người nghe theo: Câu này ám chỉ tầm quan trọng của một người với những người xung quanh, là người có khả năng hiệu triệu và khiến người khác tin yêu, nghe theo lời mình.
Phố Đông Hoa là con phố đậm chất thi thư nhất trong Hoàng thành, hai bên đường phố không phải là Thư quán thì cũng là cầm quán, không phải cửa hàng nghiên mực thì cũng là quầy hàng thư họa. Đến cả trong khách điếm tửu lâu cũng thấy cảnh tài tử giai nhân ứng đối ngâm thơ.
Một ngày nọ, trước cửa một căn nhà lớn nằm ở vị trí tốt nhất phố Đông Hoa bỗng trở nên huyên náo, thì ra có một cửa hiệu mới được khai trương.
Tam cô lục bà ở các phố xung quanh cũng chạy đến góp vui, trong nhà ngoài cửa đều chật ních người, nước chảy cũng không lọt. Trên lầu hai tửu lâu đối diện cũng đông nghịt, tiểu nhị kinh hãi, cầm gậy trúc run rẩy chống cửa sổ đang bị lung lay, chỉ sợ lát nữa nhiều người quá sẽ rơi xuống mất.
Rốt cuộc thì tại sao lại náo nhiệt đến vậy? Nhìn lại chỗ đoàn người lúc này, trước tòa nhà khí phái kia có một bạch y nam tử đứng trước gió nhẹ phiêu phiêu, hắn chắp tay thi lễ với đoàn người bao vây bên ngoài, kéo theo một tràng thét chói tai ầm ĩ.
Đám cô nương chen chúc vây xem trên lầu hai đều luôn miệng hô lớn: “Bạch Hiểu Phong!”.
Mấy vị công tử bên dưới cũng cảm thấy xót xa, ghen tỵ nói: “Chẳng phải cũng bình thường thôi sao? Anh tuấn đến đâu chứ…”.
Vừa mở miệng, lập tức nhận được một loạt ánh mắt “sát nhân” hừng hực từ bốn phương phóng tới, các cô nương đồng loạt thét vang: “Đẹp hơn ngươi nhiều! Không thích thì biến! Đừng có chiếm chỗ người khác!”.
Vẫn có câu hảo nam bất đấu nữ, mấy thư sinh kia bại trận chỉ biết đen mặt bỏ đi.
Chuyện kể rằng, Bạch Hiểu Phong này không chỉ là nhân vật phong lưu bậc nhất Hoàng thành, mà hắn còn có rất nhiều giai thoại.
Đầu tiên, hắn là hậu nhân danh môn, phụ thân là Tể tướng Bạch Mộc Thiên, dù đã quy ẩn rồi nhưng vẫn có đến một nửa quan viên trong triều hiện nay đều là môn sinh của hắn.
Tiếp đó, bản thân Bạch Hiểu Phong lại là Trạng Nguyên lang, có được danh hào Đệ nhất tài tử đương triều.
Theo lẽ thường, một người chỉ cần có hai điểm tốt này đã có thể làm Thiên chi kiêu tử (1), đủ để khiến người ta phải ghen tỵ đến chết mất. Vậy mà, hết lần này đến lần khác, ông trời lại cứ chuyên sủng một mình hắn, ban cho hắn một khuôn mặt anh tuấn đệ nhất hoàng thành, thậm chí là đệ nhất thiên hạ! Hơn nữa, tính cách Bạch Hiểu Phong còn ôn hòa nhã nhặn, hiền hậu dễ gần, mỗi cử chỉ giơ tay nhấc chân đều toát lên vẻ tiêu dao tuấn nhã, khẽ mỉm cười cũng có thể làm điên đảo chúng sinh. Chẳng thế mà cả hoàng thành này, từ cụ già tám mươi đến trẻ nhỏ tám, chín tuổi đều thần tượng hắn, đó gọi là nhất hô bách ứng (2).
Bạch Hiểu Phong bây giờ là thần minh của nữ tử, kẻ thù của nam nhân, danh tiếng chẳng thể nào đo đếm được.
Cũng bởi vậy, những chuyện thường nhật của Bạch Hiểu Phong, đặc biệt là những chuyện liên quan đến tình yêu hay tiêu chuẩn chọn bạn đời của hắn luôn là đề tài bàn luận nóng hổi nhất của thành.
Sở dĩ hôm nay náo nhiệt như vậy, chủ yếu là bởi Bạch Hiểu Phong vốn nổi tiếng chẳng có chút chí làm quan nào này lại đột nhiên nổi hứng mà mở “Thư quán Hiểu Phong” ở phố Đông Hoa. Hôm nay là ngày đầu tiên khai trương, nghe nói chỉ nhận có mười nam sinh cùng mười nữ sinh, tiêu chuẩn nhập viện rất cao, học phí đương nhiên cũng cực đắt.
Bạch Hiểu Phong còn tự mình đứng lớp, nghe nói nhân số nhập học cũng được xác nhận phân nửa, tất cả nếu không phải là Hoàng thân quốc thích thì cũng là con cái hào môn thế gia, giờ chỉ còn mấy suất nhưng thi vào cũng cực khó, yêu cầu lại rất cao!
Bạch Hiểu Phong rất coi trọng chất lượng, không phải cứ có tiền là có thể vào được, người muốn nhập học nhất định phải có tài năng thực sự.
Một tràng pháo nổ đã xong, nghi thức khai viện đơn giản cũng sắp hoàn thành, Bạch Hiểu Phong khẽ động cánh tay, ống áo thuần trắng tinh tế trước gió trong sự trông ngóng của bách tính toàn thành. Quả nhiên, không phụ sự mong đợi của mọi người, vạt áo được gió thổi bay để lộ ra phần cổ tay trắng muốt, dẫn tới tiếng hò hét liên hồi của những người vây quanh.
Năm ngón tay thon dài của Bạch Hiểu Phong nhẹ nhàng kéo rơi mảnh lụa đỏ mềm mại thượng hạng, để lộ ra tấm biển có đề bốn chữ như rồng bay phượng múa “Thư quán Hiểu Phong”. Nét chữ cứng cáp hữu lực này do Hoàng thượng đích thân ngự bút ban cho, sáng sớm nay đã sai người mang tới, đúng là nói không hết phần khí phái.
Bạch Hiểu Phong đưa mảnh lụa đỏ cho gia nô bên cạnh, sau đó ưu nhã chỉnh lại ống tay áo một chút, cười thật dịu dàng với đám người hổ báo dưới kia rồi mới xoay bước vào trong, chỉ để lại bóng lưng tuyệt mĩ có mang theo gió nhẹ ngát hương và một đám người vây xem đang hò hét chói tai.
***
Trong Hoàng cung.
Buổi triều sớm vốn đã tan lâu lắm rồi nhưng văn võ bá quan vẫn không ai chịu rời đi, đang tập trung tại Kim điện, người đánh cờ, kẻ chuyện phiếm nhưng động tác thì rất đồng bộ, đều thỉnh thoảng đánh mắt ngó ra ngoài cửa.
Đương kim thánh thượng nghiêng mình dựa vào Long ỷ, ngáp ngắn ngáp dài hỏi tiểu thái giám bên cạnh: “Tử Khiêm vẫn chưa tới à?”.
Tiểu thái giám kiễng chân nhìn ra thử xem, thấy một bóng người đang từ xa chạy lại, vội vàng chỉ ra ngoài, nói: “Trình đại nhân tới rồi!”.
Bá quan đang uể oải bên dưới bỗng lên tinh thần, đồng loạt ngẩng đầu nhìn xem.
Lúc này, chỉ thấy trước thềm đá trắng tinh bên ngoài Kim điện xuất hiện một người trẻ tuổi mặc quan phục đỏ thẫm, tay cầm mũ quan, tay ôm tư liệu, nhìn vô cùng thú vị, đang từ tốn bước tới.
Vị quan này chỉ hơn hai mươi tuổi, mặt trắng nõn, nhã nhặn tư văn. Hắn tên Trình Tử Khiêm, cũng là Sử quan của hoàng triều.
Trình Tử Khiêm văn hay chữ tốt, đỗ cùng khoa với Bạch Hiểu Phong, Hoàng thượng đặc biệt coi trọng tốc độ viết chữ nhanh như gió lại rất tỉ mỉ của hắn, mới để hắn làm Sử quan.
Khi Bạch Hiểu Phong mở Thư quán đã mời Trình Tử Khiêm đến dạy thư pháp. Trình Tử Khiêm đương nhiên là vui vẻ nhận lời. Ai ngờ, giữa chừng lại bị Hoàng thượng cướp đến, giao cho hắn làm mật thám ở Thư quán Hiểu Phong, ghi chép lại những chuyện lý thú, tùy thời bẩm báo.
***
“Khởi tấu Hoàng thượng…”. Trình Tử Khiêm bước nhanh đến, vội vàng kiềm bước dừng trước Kim điện, cách long ỷ khoảng một trượng, đội lại mũ quan định hành lễ. Hoàng đế nhanh chóng xua tay: “Miễn miễn miễn, thế nào rồi?”.
“Bẩm…”. Trình Tử Khiêm lật vội xấp giấy ghi chép dày cộp trong tay, bẩm báo: “Số người nhập học viện đến nay có chín, bốn nam năm nữ, thí sinh khác chờ đợi dự thi thì nữ có đến ba ngàn, chọn năm người, nam sinh cũng có hơn hai ngàn, chọn sáu người.”.
“Nhiều như vậy à?”. Hoàng thượng sờ cằm, lại hỏi tiếp: “Năm nữ sinh kia là ai? Có Nguyệt Như cùng Yên nhi nhà ta không?”.
“Bẩm có.”. Trình Tử Khiêm gật đầu một cái: “Tam công chúa Đường Nguyệt Như cùng Thất công chúa Đường Nguyệt Yên đều nằm trong tốp đầu.”.
Đường Nguyệt Như cùng Đường Nguyệt Yên đều là hai vị công chúa đương triều.
Tam công chúa Đường Nguyệt Như là chất nữ đương kim Hoàng đế.
Ngai vị Hoàng đế bản triều không phải là cha truyền con nối, mà là huynh truyền cho đệ. Tiên hoàng sớm băng hà, chỉ lưu lại một nhi nữ giao cho Hoàng đệ, cũng chính là Đương kim thánh thượng chăm sóc.
Tình cảm của Hoàng thượng cùng huynh trưởng rất sâu đậm, trước giờ đều vô cùng yêu thương Đường Nguyệt Như, coi như minh châu cẩn thận cất giữ trên tay.
Đường Nguyệt Như tinh thông cầm kỳ thi họa, rất có bản lĩnh, còn là là Băng mỹ nhân trời sinh, nhưng tính cách thì khỏi chê. Nếu cố tìm ra một khuyết điểm, thì chỉ có thể kể đến tuổi tác hơi lớn chút, năm nay hai mươi lăm tuổi, mười năm liền vẫn luôn thầm thương trộm nhớ Bạch Hiểu Phong.
Còn Đường Nguyệt Yên lại là con ruột Hoàng đế, càng được yêu chiều hơn.
Năm nay Đường Nguyệt Yên vừa tròn mười tám, đương tuổi xuân thì, lại do Lệ quý phi được Hoàng thượng sủng ái nhất, có thế lực nhất hậu cung sinh ra, ngoại hình vừa dễ thương còn vừa mang đến cảm giác thật ngọt ngào, tính cách cũng lanh lợi đáng yêu. Hoàng đế có năm hoàng tử lại chỉ có một công chúa cho nên càng hết mực cưng chiều.
Đường Nguyệt Yên cùng Đường Nguyệt Như trên danh nghĩa là tỷ muội thân sinh, nhưng thực tế chỉ là đường tỷ muội, hơn nữa, quan hệ của hai người cũng không tốt đẹp lắm, nguyên do đều bởi cùng thích Bạch Hiểu Phong, khó mà tránh khỏi ghen tuông.
“Hoàng thượng, ngài ủng hộ ai?”. Tả Thừa tướng hỏi.
“Ừm…”. Hoàng đế hơi khó nghĩ: “Lòng bàn tay là thịt mà mu bàn tay cũng là thịt.”. Vừa nói vừa quay xuống hỏi Trình Tử Khiêm: “Còn ba người kia là ai vậy?”.
“Hồi bẩm Hoàng thượng, một người có thể loại trừ, đó là Bạch Hiểu Nguyệt, thân muội của Bạch Hiểu Phong.”.
“A…”. Văn võ bá quan trong triều gật đầu, ánh mắt ai nấy đều bắt đầu sáng rực lên: “Là đại mỹ nhân Bạch Hiểu Nguyệt đó phải không?”.
Trình Tử Khiêm cười khan: “Đúng vậy, đúng vậy!”.
“Ái chà, Bạch Hiểu Nguyệt này bình thường khuông bước ra khỏi cửa, sao lần này lại đến Thư quán nhỉ?”. Quần thần nhao nhao hỏi thăm, nhanh chóng cử người về xem nhi tử mình có tham gia thi vào Thư quán hay không.
Trình Tử Khiêm nhìn trời: “Hai ngàn nam sinh kia hẳn là đều tới vì Bạch Hiểu Nguyệt rồi, danh sách có hạn, Bạch Hiểu Nguyệt này ta có quen biết, còn soi mói bắt bẻ hơn cả Bạch Hiểu Phong, hơn nữa tính tình cũng rất kỳ quái.”.
“Khoan đã!”. Hoàng thượng chợt nhớ ra chuyện gì đó: “Tinh Trị, nhi tử của ta cũng vào Thư quán rồi đúng không?”.
Trình Tử Khiêm lại lật lật lật, nói: “Lục Hoàng tử cũng vào rồi.”.
Hoàng thượng sờ sờ râu, khẽ cau mày: “Đừng nói đến đám nam sinh vội, nói tiếp chuyện trừ Bạch Hiểu Nguyệt ra thì hai cô nương còn lại là ai vậy?”.
“Một người là Nguyên Bảo Bảo.”. Trình Tử Khiêm trả lời.
Quần thần đều ngớ người, đồng thanh hỏi: “Nguyên Bảo Bảo là ai?”.
“À, nàng ấy là con gái duy nhất của ‘Bố vương’ Giang Nam, Nguyên Kha. Nguyên Kha là…”.
Trình Tử Khiêm còn chưa kịp nói hết, Hoàng thượng đã nhịn không được mà bĩu môi: “Cái tên được xưng là nhiều bạc hơn cả Trẫm kia sao, thì ra là hắn.”.
“Nguyên Bảo Bảo vì đến học ở Thư quán Hiểu Phong mà mua cả một tòa nhà lớn trên phố Đông Hoa, đúng là rất hào phóng.”. Trình Tử Khiêm lật xem ghi chép hắn điều tra được, nói tiếp: “Nghe nói tòa nhà kia có giá mười mấy vạn lượng vàng nữa.”.
Hoàng thượng cố gắng để không giật mí mắt, nói: “Nguyên Kha kia có giỏi thì cứ đem vàng mà mua lại cả Hoàng cung đi, người tiếp theo!”.
“Người tiếp theo tên là Hạ Mẫn.”. Trình Tử Khiêm trả lời: “Là một đại tài nữ.”.
“Là nhi nữ của Hạ Y Chí đúng không?”. Văn võ bá quan cả triều đều biết, Hạ Y Chí là một đại văn hào, nhi nữ Hạ Mẫn của hắn đầy bụng kinh thư học thức, kỳ thi năm trước còn phá lệ cho nàng tham gia, kết quả nàng đậu Trạng nguyên, bài thi còn tốt hơn nhiều so với đám nam nhân, đúng là Đệ nhất nữ tài tử thiên triều.
“Có cảm giác rất xứng đôi với Bạch Hiểu Phong.”. Hoàng thượng sờ cằm, nói: “Ngươi xem, Đệ nhất tài tử rất xứng với Đệ nhất tài nữ.”.
“Nhưng nghe nói ngoại hình Hạ Mẫn rất xấu.”.
“Vậy sao…”.
Lúc này, có một tiểu thái giám chạy vào, trong tay còn cầm thêm một xấp giấy: “Hoàng thượng, các Nương nương ở Hậu cung đã chọn xong rồi.”.
“Để ta xem.”. Hoàng thượng nhận lấy xấp giấy Tuyên Thành có viết đầy chữ “Chính” mà nghiền ngẫm: “Ồ? Ủng hộ Nguyệt Yên nhiều hơn Nguyệt Như sao?”.
“Dạ vâng, Lệ Qúy phi cùng Hoàng hậu nương cũng ủng hộ công chúa Nguyệt Yên.”. Tiểu thái giám nhỏ giọng bẩm báo: “Chỉ có Vương Qúy phi là ủng hộ Tam công chúa thôi.”.
Hoàng thượng sờ sờ cằm, quả nhiên không phải thân sinh, mấy phi tần kia đang tính chú ý đến họ hàng gần xa. Lệ Qúy phi cùng Hoàng Hậu nương nương là tỷ muội thân sinh, hai người đều ủng hộ Nguyệt Yên thì căn bản là cả Hậu cung đều chọn Nguyệt Yên rồi! Nghĩ xong, Hoàng thượng liền cầm bút lông, chấm mực đỏ trên bàn rồi viết vào sau tên của Đường Nguyệt Như một chữ “Chính”, lại nói: “Trẫm chọn Nguyệt Như thắng!”.
Chúng thần lại bắt đầu xì xào bàn tán, Trình Tử Khiêm liền nhanh chóng ghi chép - Tin tức mới nhất, Hoàng thượng chọn Tam công chúa, Đường Nguyệt Như có chỗ dựa vững chắc nhất!
“Đúng rồi!”. Hoàng thượng lại hỏi: “Ngoại trừ nhi tử Tinh Trị của ta ra, ba nam sinh còn lại là ai?”.
“Hồi bẩm Hoàng thượng, một người là nhi tử của Yến vương, Tiểu Vương gia Hồ Khai.”. Trình Tử Khiêm trả lời: “Một người là Đại tài tử Giang Nam, Thạch Minh Lượng, còn một người nữa là nhi tử của Thuyền vương, Cát Phạm.”.
Hoàng thượng lại ngớ người: “Hồ Khai, Thạch Minh Lượng cùng Cát Phạm này không phải huynh đệ kết nghĩa của Tinh Trị sao? Tại sao cũng chạy tất vào Thư quán chứ? Huynh đệ tốt mà lại tranh nữ nhân của nhau, như vậy không tốt chút nào.”.
Tiểu thái giám bên cạnh liền nhỏ giọng nói với Hoàng thượng: “Họ đi cùng với Lục Hoàng tử, đến giúp một tay chứ không phải đến cạnh tranh đâu ạ!”.
“À!” Hoàng thượng lại nhếch mày: “Vậy chẳng phải phần thắng của nhi tử ta sẽ rất cao sao?”.
“Tình hình trước mắt đúng là như vậy.”. Trình Tử Khiêm cất đống ghi chép đi.
Sau khi tan triều, văn võ bá quan đều mang theo cái tin tức sốt dẻo này về phủ tiếp tục buôn chuyện, Hoàng thượng một mình trở lại thư phòng, chắp tay sau lưng đi đi lại lại.
Trong lòng Hoàng thượng hiểu rất rõ, Tinh Trị cùng Nguyệt Yên từ nhỏ cùng lớn lên bên nhau, tình cảm cực tốt, chẳng cần hỏi cũng biết Tinh Trị nhất định sẽ giúp Nguyệt Yên cướp Bạch Hiểu Phong, vậy thì chẳng phải Nguyệt Như sẽ không có cơ hội sao?
Là một phụ thân, hắn tính toán thế này, Nguyệt Như dù sao cũng đã lớn tuổi rồi, nó lại yêu thương tên kia mười mấy năm, ngộ nhỡ bị người ta đoạt đi mất, e là Nguyệt Như sẽ đau khổ cả đời, muốn tìm một người khác lại càng khó khăn hơn. Nếu như Nguyệt Như không thể gả đi được, sau này hắn còn mặt mũi nào gặp Hoàng huynh của mình nữa đây? Dù sao thì Nguyệt Yên vẫn còn nhỏ, tương lai cơ hội vẫn còn!
Nghĩ đến đây, hắn khẽ động tâm, ngoắc tay gọi Tiểu thái giám kia: “Ngươi đến quân doanh, gọi Sách La Định đến đây cho ta.”.
Tiểu thái giám run cầm cập: “Đại…. Đại tướng quân Sách La Định ạ?”.
Hoàng đế nhướng mày một cái: “Còn có một Sách La Định thứ hai sao?”.
“Vâng…. Vâng!”. Tiểu Thái giám run rẩy chạy đi.
Mà vị Sách La Định này cũng là một nhân vật nổi tiếng chẳng kém Bạch Hiểu Phong, cũng là đề tài buôn chuyện của dân chúng Hoàng thành.
***
Chú thích:
(1) Thiên chi kiêu tử - Con cưng của trời: Câu thành ngữ có xuất xứ từ “Hán thư –Truyện Hung Nô”, ban đầu nó được dùng để chỉ người Hung Nô là con cưng của trời, sau này được mở rộng rộng ra chỉ những người nhận được mọi sự ưu ái của trời đất. Hai chữ “Kiêu tử” trong Hán văn cổ vốn có nghĩa là “con cưng”.
(2) Nhất hô bách ứng – Một người kêu gọi, trăm người nghe theo: Câu này ám chỉ tầm quan trọng của một người với những người xung quanh, là người có khả năng hiệu triệu và khiến người khác tin yêu, nghe theo lời mình.
Danh sách chương