Giống như những người bạn, đồ vật cũ kỹ thường mang nhiều ý nghĩa nhất đối với ta.
- Khuyết Danh
Cách đây bốn mươi năm, chồng tôi và tôi hăm hở bước vào một cửa tiệm bán đồ gỗ - quảng cáo rằng họ sẽ giảm giá trong ngày lễ Lao Động. Chúng tôi cần một cái ghế dựa, và đã để dành tiền trong suốt nhiều tháng để mua một cái. Cưới nhau mới vài năm, chúng tôi thường tính toán cẩn thận khi mua từng món đồ một. Chúng tôi cho rằng, lần này sẽ là món đầu tư hòi nhất.
Công việc của chồng tôi cần phải đứng trong nhiều giờ liên tục, bởi thế, chiếc ghế dựa là giấc mơ sắp trở thành sự thật của ảnh. Ánh nói về chương trình giảm giá hàng tuần liền. Có lẽ đối với ảnh, việc mua một chiếc ghế dựa sẽ giới thiệu cho cuộc sống mới này biết ảnh là một người chồng, người cha, và là trụ cột của gia đình.
Cái bàn gỗ màu đỏ đang dựa sát vào bức tường. Vừa bước vào cửa tiệm, tôi để ý thấy nó ngay. Đột nhiên tôi cảm thấy có sự gắn bó lạ lùng với nó vì tôi không thể quay lưng bước đi. Cái bàn cao lán, bệ vệ với những ngăn tủ duyên dáng và một khoảng không gian nhỏ bé. Tôi lượn lờ quanh nó thật lâu, ghi nhớ từng đường nét trong cấu trúc của nó. Không có cách gì giải thích được khoảnh khắc chóp nhoáng giữa cái bàn gỗ màu đỏ và tôi. Thậm chí tôi cũng không thể diễn tả điều đó cho chồng tôi biết được.
Để ý thấy vẻ mặt của tôi, ảnh nói:
- Món đồ gỗ này hay đấy. Anh chưa từng nhìn thấy cái gì đồ sộ như nó. Đúng là một Quý Bà To Lớn.
Cả hai chúng tôi đều liếc nhìn bảng giá tiền của nó. Vượt quá khả năng của chúng tôi rồi. Ngần ngừ đôi chút, tôi rồi khỏi cái bàn gỗ màu đỏ để xem xét những cái ghế dựa nhưng thật lòng tôi không hứng thú lắm. Chồng tôi ngồi thử hết cái ghế dựa này đến cái ghế dựa khác, nhưng dường như anh chưa quyết định được gì. Anh nói:
- Ở đây không có gì đáng mua. Lần khác chúng ta sẽ trở lại.
- Nhưng vẫn còn nhiều thứ để anh lựa mà? Ánh lắc đầu:
- Nhưng không có thứ mà anh muốn mua.
Trên đường ra, chúng tôi đi ngang cái bàn màu đỏ một lần nữa. Tôi không thể ngăn được lòng mình. Tôi phải chạm vào nó cho thỏa nỗi mong ước. Những ngón tay của tôi dịu dàng lướt trên các đường nét lộng lẫy của nó. Tôi không phải là người coi trọng đồ đạc vật chất, nhưng lần này thì khác. Tôi cảm thấy cái bàn gỗ màu đỏ có điều gì muốn nói với tôi. Tôi có thể thấy hình ảnh mình ngồi nơi bàn, và đang viết cuốn tiểu thuyết đầu tay. Tôi có thể thấy đứa con gái lớn đang mở hai cánh cửa tủ để phát hiện những bí ẩn đang chờ đợi nó. Tôi nghĩ cái bàn có điều gì đó muốn chia sẻ với tôi. Nó thuộc về cuộc đời tôi. Thế nhưng khía cạnh thực tế của tôi đã lấn áp sự mong muốn này, tôi lẩm bẩm một mình:
- Có những món đồ được làm ra để ngắm, mình không cần phải sở hữu nó.
Khoảng hai tuần sau, một chiếc xe tải giao hàng đậu trước nhà tôi, và họ mang vào nhà tôi cái bàn gỗ màu đỏ. Chồng tôi đã mua nó trả góp mà tôi hoàn toàn không hay biết gì cả. Ánh chỉ đơn giản nói với tôi:
- Quý Bà To Lớn và em thuộc về nhau.
Trong giây phút đó, dù cưới nhau chỉ vài năm, tôi biết mình sẽ không cần phải bộc lộ bản thân ra với ảnh. Ánh hiểu từng thông điệp trong ánh mắt tôi. Chúng tôi không sắm được ghế dựa hoặc ghế dài, nhưng chúng tôi không hề tiếc nuối. Quý Bà To Lớn được đặt ở đâu thì căn phòng đó sáng rực lên. Nhờ có cái bàn gỗ màu đỏ, không gian đó trở nên đặc biệt. Và mỗi giấc mộng dường như trở thành hiện thực. Mỗi khi thất vọng về một điều gì, tôi cẩn thận lau bụi cho nó và nhớ lại ngày đầu tiên nó được mang đến nhà tôi. Thỉnh thoảng, chồng tôi đặt cái mũ của ảnh lên mặt bàn, hoặc lấp đầy khoảng không gian nhỏ bé bằng những món đồ lặt vặt. Đám trẻ thường để sách vở, cặp táp, hoặc đồ chơi lên đó cứ như mặt bàn là chiếc xe đẩy trong siêu thị vậy. Quý Bà To Lớn tỏ ra rất kiên nhẫn với chúng tôi.
Khi con trai tôi dọn về căn hộ riêng của nó, đồ đạc của nó rất ít. Nó hỏi tôi:
- Mẹ ơi? Con có thể mượn cái bàn gỗ màu đỏ được không?
Đó là món đồ gỗ duy nhất mà nó muốn. Tôi biết con trai tôi cần gì nơi Quý Bà To Lớn. Với số tiền ít ỏi, căn hộ nhỏ xíu, đồ đạc tầm tầm, con trai tôi cần giá trị của cái bàn gỗ bệ vệ để giữ giá trị của nó. Quý Bà To Lớn có cách riêng để làm điều đó cho người khác. Nâng giá trị của họ lên. Cho họ hy vọng. Cái bàn mang theo một phần con người tôi, tham gia vào cuộc hành trình mới mẻ với con trai tôi.
Tôi thường đến thăm cái bàn gỗ màu đỏ. Tôi biết nó gặp khó khăn khi sống chung với một chàng trai độc thân. Rất nhiều lần tôi nhìn thấy nó chất đầy sách vở và giấy tờ, trông nó giống một bãi chứa rác hơn một món trang sức thanh nhã. Nhưng với tôi, vẻ đẹp của nó không hề phai tàn. Khi con trai tôi có vợ và dọn về ngôi nhà mới của nó, tôi biết mình phải lấy lại Quý Bà To Lớn của tôi.
Nó cũng biết điều đó. Nó nói:
- Con không có chỗ trống dành cho cái bàn gỗ màu đỏ nữa.
Giờ đây Quý Bà To Lớn ngự trong một góc phòng, lúc nào cũng có một đám cháu nội cháu ngoại vây quanh. Giấy gói kẹo thường xuyên được vứt tung tóe trên mặt bàn. Nó cùng tôi chia sẻ quãng đời góa bụa, giai đoạn khó khăn khi vượt qua chứng bệnh ung thư. Mỗi lần nhìn cái bàn gỗ màu đỏ, tâm trí tôi lại hiện lên hình ảnh một chàng trai đáng yêu, người đã từ bỏ giấc mơ của chàng để tôi có thể có được giấc mơ của tôi.
Ngôi nhà của cha mẹ tôi
Sống với cha mẹ khi đã bước qua tuổi "băm" là điều làm tôi bực bội và khó chịu hết sức. Xét cho cùng, vào lúc đó, tôi nên có một ngôi nhà riêng thì hơn.
Tôi không có ý định làm rối tung cuộc sống của mình và sống chung với ba mẹ suốt đời. Nhưng tôi quá nông nổi, và hầu hết các hành động của tôi đều được dẫn dắt bởi những tình cảm luôn thay đổi. Ví dụ, hồi tôi gặp một chàng trai quyến rũ ở tuổi mười chín, tôi lấy anh ta ngay thay vì phải tốt nghiệp đại học. Khi vẫn còn trong thời kỳ đầu của hôn nhân, tôi biết mình có thai. Đó là một sự kiện đáng hoan nghênh, nhưng không phải là sự kiện được kế hoạch trước.
Thế là ở tuổi hai mươi, tôi sinh một đứa con trai và đặt tên là Shane - theo tên một người hùng miền viễn tây của tôi.
Con trai của tôi tội nghiệp lắm. Năm nó lên ba, cha nó và tôi ly dị nhau. Sau đó, Shane ở với tôi và dường như tôi không bao giờ có đủ tiền để làm điều chúng tôi cần, hoặc muốn làm.
Tôi cố gắng tìm nhà, nhưng ở đâu chúng tôi cũng cảm thấy không thích hợp. Căn hộ đầu tiên của chúng tôi có một phòng ngủ. Mặc dù đã thôi nôi, con trai tôi vẫn ngủ trong cái nôi cũ và chúng tôi chia sẻ căn phòng ngủ bé xíu đó. Đầu óc tôi bận bịu quá nhiều chuyện đến mức tôi không nghĩ tới việc mua cho Shane một cái giường lớn hơn. Nó vẫn ngủ trong cái nôi tí hơn khi chúng tôi chuyển sang căn hộ thứ hai - một tòa nhà chung cư với đường ống nước đông cứng lại vào mùa đông - và hành lang trống trải là phòng ngủ của con trai tôi.
Nhưng Shane không hề than phiền chuyện nó ngủ ở đâu hoặc chúng tôi sống ở đâu. Nó cũng chẳng than phiền chuyện nó không có cha. Đáng buồn là, ngay khi tôi bắt đầu hẹn hò với một người đàn ông khác thì tôi lại chuyển nhà thêm lần nữa. Lần này là một chiếc nhà xe lưu động cho thuê. Cuộc sống thiếu thốn của con trai tôi và tôi trong chiếc rờ-mooc đủ để dập tắt ý muốn ra riêng của tôi.
Mang tâm trạng nhẹ nhõm, tôi quay trở về nhà cha mẹ. Họ nhân ái đón nhận tôi và cháu ngoại của họ vào nhà. Ớ đó, lò sưởi được mở hăm bốn giờ mỗi ngày và đường ống nước không bị đông cúng. Con trai tôi có phòng riêng, và một cái giường phù hợp với chiều cao của nó. Cha mẹ luôn có mặt đề giúp đỡ hai má con tôi. Bốn người anh trai cũng vậy. Mỗi khi ghé vào thăm, họ đều chơi với đứa cháu nhỏ và cho nó thấy tình phụ tử là như thế nào, giống như cha tôi vậy.
Nhưng, mặc cho mọi tình thương bao trùm quanh Shane, tôi vẫn không vui. Mặc cho bao thăng trầm đến và đi trong cuộc đời, tôi vẫn chưa rút ra bài học rằng mọi điều trong cuộc sống không thể và không chỉ dành cho một mình tôi. Nói thật, trong khi ngồi ngoài hiên với mẹ, tôi đã than vãn đủ thứ một cách cay đắng.
Mẹ tôi kiên nhẫn lắng nghe trong khi tôi không tiếc lời thương xót cho thân phận mình. Rồi, nhìn về phía con đường im vắng phía trước, bà khẽ hỏi tôi:
- Có bao giờ con nghĩ rằng cuộc sống của con ở đây không phải là vì con?
Tôi im lặng. Bà lặng lẽ nói tiếp:
- Thượng Đế đã sắp đặt hết rồi. Người thu xếp để con và Shane sống ở nơi nào là vì lợi ích của Shane, không phải vì lợi ích của con.
Vì lợi ích của Shane, không phải vì lợi ích của con. Giờ đây tôi vẫn còn nhớ những lời nói thông thái của mẹ tôi. Với cái nhìn từng trải, bà nhận ra rằng khi tôi không có sẵn kế hoạch nào thì Thượng Đế sẽ lập kế hoạch cho tôi. Bà hiểu ngôi nhà của cha mẹ là để Shane ổn định cuộc sống, không phải để dành cho sự ích kỷ của tôi.
Trong khi tôi nói chuyện với mẹ ở ngoài hiên, Shane đang bận rộn bên dưới tầng hầm của ông ngoại nó. Trong tầng hầm đầy những đồ phụ tùng xe hơi và nhiều vật dụng linh tinh khác cung cấp đủ một cuộc phiêu lưu mạo hiểm. Và trong ngày hôm đó, tôi không nhớ rõ Shane đã dành bao nhiêu thời gian ở dưới tầng hầm khi tôi mải mê với sự nản lòng, nản chí. Cuối cùng, khi bước ra khỏi thế giới đầy đồ nghề dụng cụ của ông ngoại, Shane mang theo một miếng gỗ mỏng. Lẳng lặng và đầy tự hào, con trai tôi dựa tác phẩm của nó vào lề đường, ngay trước nhà ông bà ngoại. Trên tấm bảng, nét bút nghiêng nghiêng màu đỏ của nó hiện rõ hàng chữ: NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT.
Công việc thật sự
Người ta không đánh giá bạn qua dự tính, mà qua kết quả.
- Annie Morita
Trong nhiều năm liên, tôi đã trải qua các công việc được trả lương cao, và công việc nào tôi cũng thích. Nhưng giờ đây, tôi đang làm công việc "thật sự" của tôi, là nuôi dạy sáu đứa con nhỏ. Đã có một thời gian tôi làm việc vì tiền, còn lúc này tôi chỉ làm việc vì tình cảm và trách nhiệm với gia đình.
Đôi khi người ta hỏi tôi: "Bà làm nghề gì?" Tôi trả lời đơn giản: "Làm đủ thứ". Tuy nhiên, không ai có thể trả lời cho câu hỏi đó.
Khi đi làm ngoài công sở, tôi nhận được rất nhiều kính trọng. Trong gia đình, mọi người giúp đỡ nhau nhiều hơn, và chồng tôi đối xử với tôi có phần tôn trọng hơn - mặc dù ảnh thường chối điều đó. Tôi được nghỉ ngơi và thư giãn thường xuyên hơn. Nhưng từ khi tôi gạt bỏ tất cả để chuyển sang toàn tâm toàn ý nuôi dạy con cái, vị trí của tôi sụt giảm nhiều trong ánh mắt của người khác. Ô, chẳng sao, chúng tôi sẽ không mời những người đó đến ăn tối nữa. Và họ sẽ không còn dịp đánh giá món ăn nọ món ăn kia bằng một thái độ xét nét.
Tôi biết, một ngày nào đó tôi sẽ là con số không to tướng của xã hội này, nhưng tôi sẵn sàng cống hiến toàn bộ bản thân tôi cho những công việc vô danh - mà rất quan trọng đối với tôi. Tôi thích cái mệt bã người sau khi phơi xong một chậu quần áo đầy nhóc. Tôi thích mở miệng than thở câu: "Đêm qua tôi thức suốt vì con nhỏ khóc quấy quá". Than thở mà giống như khoe khoang, bởi đó là loại công việc không phải ai cũng làm được - trừ người mẹ.
Xét cho cùng, tôi không thể loại bỏ chính mình ra khỏi công việc "thật sự" này. Mới tuần trước, tôi cảm thấy kiệt sức và nản lòng với công việc nội trợ bạc bẽo tới mức tôi bỏ đi ra ngoài và trốn trong chiếc xe tải. Tôi chui người ngồi giữa băng ghế sau và thả tấm che nắng xuống. Tôi nảy ra một ý nghĩ điên khùng khi biết bình xăng còn đầy và chắc chắn không ai ngăn cản tôi lái xe chạy đi. Đi thật xa. Thoát khỏi cuộc sống bận rộn với bầy con sáu đứa đông đúc.
Nhưng rồi đứa út hai tuổi mở toang cánh cửa trước của chiếc xe. Tôi cố gắng không thèm nghe tiếng nó, nhưng bản năng người mẹ vẫn nhạy bén mặc dù thần kinh của tôi đã chai lỳ và thanh quản của tôi đã tắt tiếng. Nhiều năm kinh nghiệm cho tôi biết rằng con bé không mang giày và chẳng ai để mắt tới nó.
Tôi thở dài và quyết định rằng, khi tôi đã mang "nghiệp" làm mẹ thì chạy trốn là điều không thể có được. Sẽ không ai khác làm được công việc nội trợ này đâu. Và tôi cũng dứt khoát không cho họ nhận lấy điều đó.
Tôi sẽ không khóc
Tôi nhận trách nhiệm làm mẹ chỉ mới mười chín năm rưỡi - không là bao, so với những gì ba mẹ tôi đã từng trải qua - nhưng cũng đủ lâu để khó mà nhớ lại khoảng thời gian hồi tôi còn là một phụ nữ "độc thân vui tính".
Mặc dù tôi yêu các con nhiều như các bà hàng xóm, đôi khi tôi chẳng hề khóc trong khi những bà mẹ khác lại khóc ròng.
Tôi có bị chuyện gì không vậy? Tôi có gặp khuyết điểm khi làm mẹ không vậy? Tôi là người có trái tim bằng đá hay sao? Chẳng lẽ tôi là người thiếu tình cảm với các con?
Tôi chợt nghĩ ra rằng mình không phù hợp các quy định làm mẹ khi cô bạn tôi (và hàng xóm của tôi) bắt đầu chịu đựng chứng kích động vì đau khổ, trước viễn cảnh sáu tháng nữa (!) con gái họ sẽ tốt nghiệp trung học, rồi khỏi nhà, và đi học đại học.
Tôi thì khác, tôi sốt ruột muốn đứa con trai làm mau mau làm điều đó. (ít ra, tôi hy vọng nó sẽ thực hiện được điều đó. Tôi không muốn nó lẩn quẩn trong nhà như người đàn ông trong đoạn phim quảng cáo, ông ta ngồi mọc rễ trên chiếc ghế sofa nhà cha mẹ, luôn miệng đời ăn món khoai tây chiên. Đó mới là điều để đáng khóc!)
Cô bạn tôi quẫn trí vì chuyến-đi-sắp-xảy-ra của con gái đến mức, một buổi tối nọ, trong lúc lái xe về nhà, cô ta nổi con kích động và không thể điều khiển tay lái được. Chiếc xe chạy ngoằn ngoèo giữa đường. Một xe tuần tiễu tình cờ xuất hiện phía sau cô ta. Họ bắt cô ta tấp xe vào lề đường, yêu cầu cô ta đo nồng độ cồn trong hơi thở.
Vậy là người bạn tội nghiệp của tôi phải cố gắng giải thích với các nhân viên công lực rằng cô ta không say xỉn, mà chỉ đang trải qua cơn khủng khoảng của một người mẹ trước viễn ảnh chia tay.
Ngày đứa con trai lớn tốt nghiệp trung học, tôi không hề nhỏ xuống một giọt nước mắt. Thật ra, tôi hết sức phấn khởi trước viễn cảnh này. Tôi xúc động - cho nó - và cho vợ chồng tôi. Một cảm giác nhẹ nhõm lan khắp thân thể khi tôi thấy nó đứng thắng trong hàng, nét mặt trịnh trọng với nào áo thụng, nào mũ miện. Nó đã hoàn tất chương trình, nó đã làm xong công việc đó, và bây giờ người ta nhìn thấy tên của nó trên tấm bằng tốt nghiệp lấp lánh. Tôi nghĩ đã đến lúc tôi có thể thở ra một hơi nhẹ nhõm.
Khi người ta hỏi tôi: "Cô có buồn khi nó tốt nghiệp không?", "Cô có nhớ nó vì nó phải đi xa để học đại học không?", "Cô có cảm thấy cô đơn khi vắng nó không?". Tôi rất muốn trả lời chân thật, muốn nói "Không" cho những câu hỏi trên. Nhưng tôi nghĩ, câu trả lời như vậy sẽ làm người ta nhìn tôi như một người ngoài hành tinh, thành ra tôi nói dối: "Có".
Tôi chợt nghĩ ra rằng, chuyện tôi sẵn sàng cho các con tôi bay nhảy không phải là điều mới mẻ. Khi đứa con trai lớn mới ba tuổi rưỡi, tôi đã nắm tay nó dẫn đến nhà trẻ, nơi người ta chỉ nhận trẻ con bốn tuổi thôi.
Cách đây mười bốn năm, trong khi bạn bè điên cuồng lên vì con cái họ phải đi nhà trẻ, thì tôi lại thắc mắc những câu như: "Sao tụi nhỏ chỉ được học có nửa ngày vậy? Tụi nó không thể học nguyên một ngày sao?"
Tôi cho rằng mình lúc nào cũng sẵn sàng chuyển sang giai đoạn tiếp theo, và tôi không nghĩ đó là điều xấu, tôi chỉ nghĩ đó là tiến trình tự nhiên của cuộc sống.
Vợ chồng tôi thường thảo luận về sự sẵn sàng của mình. Đó là một khiếm khuyết về tính cách phải không? Chúng tôi có ít bản chất cha mẹ han những ông bố bà mẹ luôn mắc chứng bệnh cảm thấy nhà cửa trống trải khi con cái ra đi? Tôi không nghĩ vậy.
Làm một người mẹ, đó là công việc an phước nhất và tuyệt vời nhất mà tôi đảm nhận trong đời. Tôi cống hiến toàn bộ khả năng và sức lực của tôi cho nhiệm vụ này, để rồi khi tới thời điểm nào đó, các con tôi và tôi hoàn toàn đồng ý với nhau, rằng đã đến lúc chúng thu xếp hành lý và lên đường tiếp tục cuộc sống! Nếu các con tôi trở nên những con người trưởng thành và đứng đắn, coi như nhiệm vụ của tôi đã hoàn tất và làm rất tốt.
Và, vâng, tôi có khóc đấy chứ. Thật ra, chồng tôi cho rằng tôi là một phụ nữ mít ướt. Nhưng tôi sẽ không khóc vì con cái tôi sắp bước vào giai đoạn tiếp theo của cuộc đời chúng. Không. Tôi chỉ khóc khi chúng bị tổn thương hoặc bị đối xử không đúng. Tôi chỉ khóc khi chúng xét đoán sai lầm về người khác hoặc tự đánh giá thấp bản thân. Tôi chỉ khóc khi chúng làm những điều nguy hiểm hoặc ngu ngốc. Nhưng tôi sẽ không bao giờ khóc khi chúng muốn xoãi rộng đôi cánh và tiếp tục cuộc sống riêng.
Vợ chồng tôi là người xây dựng cái tổ ấm trống rỗng trước khi chúng tôi nhận biết điều đó.
Cuộc sống sẽ như thế nào khi bọn trẻ tung cánh bay đi khắp bốn phương trời, chỉ còn lại hai con người già nua này? Không còn sự ồn ào. Không phải làm trọng tài cho các cuộc tranh cãi. Không còn những đêm thức khuya, thở dài sườn sượt, chẳng biết thằng nhỏ đang ở đâu và nó có nhớ giữ ấm cơ thể hay không.
Tôi sẽ làm những gì với khoảng thời gian trước đây dành cho giặt ủi quần áo, dàn xếp chuyện lủng cũng nội bộ và can thiệp vào cuộc khủng hoảng?
Hừmmm... Thôi thì tôi cứ chờ xem, nhưng có lẽ tôi sẽ thấy mọi việc đều tốt đẹp!
Tin nhắn tình yêu
Tình yêu là điều duy nhất giúp tôi suy nghĩ đúng mực.
- Sue Townsend
Trong những cách mà vợ chồng tôi cố gắng gìn giữ nét lãng mạn là để lại cho nhau những tin nhắn tình yêu. Đôi khi chúng nằm ở chỗ rất dễ thấy, đôi khi chúng tôi nhét chúng ở đâu đó để "phe kia" nhận được một bất ngờ thích thú. Các tin nhắn thường rất ngắn ngủi. Nhưng chúng nhắc chúng tôi nhớ rõ lý do vì sao chúng tôi chọn nhau.
Tôi thường giấu tin nhắn tình yêu trong vali của ảnh mỗi khi ảnh đi công tác, kín đáo nhét dưới chồng quần áo để ảnh bói tìm mãi mới thấy. Tôi cũng phát hiện ra những tin nhắn như vậy trong vali của tôi. Có lần, tôi đi chơi với đám bạn bè vào một buổi tối, tờ tin nhắn được nhét vào trong trái banh bô-linh của tôi một cách bí mật...
Tôi đang nhận một công việc với giờ giấc rất linh động, tôi có thể đến trễ rồi sau đó làm bù lại đến lúc xong việc thì thôi. Bởi vậy, thường thì thời tiết sẽ quyết định tôi đi làm lúc mấy giờ. Mới hôm rồi, tôi thức dậy thì thấy tuyết rơi xuống dày khoảng 15 cm. Tôi nghĩ mình sẽ đợi nghe bản tin dự báo thời tiết và đợi đến khi tuyết tan rồi hãy lên đường. Tuy nhiên, tôi vẫn rón rén ra ngoài và phủi sạch lớp tuyết phủ trắng trên xe. Khi tôi quay vào trong nhà, chồng tôi vừa mặc xong chiếc áo khoác và ảnh chuẩn bị đi làm. Một cái ôm, một nụ hôn và rồi ảnh biến mất thật nhanh. Cà phê đã pha xong rồi, tôi rót nó vào chiếc ca nhựa vẫn thường uống. Chiếc ca nhựa này được xem như chuẩn mực dành riêng cho tôi. Tôi dùng nó để đo lường nước vừa đủ uống. Tôi thêm đường, thêm kem vào và khuấy đều. Tôi đậy nắp ca trong khi khuấy vì đôi khi tôi cảm thấy mình hành động hơi vụng về, lụp chụp.
Vẫn còn ít thời gian rảnh rỗi, tôi kiểm tra e-mail và xục xạo trong mạng Internet một lát. Tuyết vẫn còn rơi nên tôi không quan tâm tới thời gian. Bản tin dự báo thời tiết cho rằng có khả năng tuyết sẽ còn rơi thêm một tấc nữa. Nghe vậy, tôi quyết định hôm nay nghỉ một ngày chơi cho đã. Trong khoảng thời gian đó, tôi liên tục uống cạn cà phê trong chiếc ca. Có một ngụm nào đó đắng hơn những ngụm khác, nhưng tôi cho rằng tại mình khuấy không đều.
Vừa thoát ra khỏi mạng Internet, tôi nghe tiếng chuông điện thoại reng lên. Chồng tôi gọi về đấy. Ánh rất mừng khi nghe rằng tôi vẫn bình yên ở trong nhà. Chúng tôi tán dóc với nhau một lát thì ảnh hỏi:
- Em đọc tin nhắn của anh chưa?
Tôi chẳng thấy mảnh giấy tin nhắn nào cả nên hỏi lại:
- Ủa, anh để nó ở đâu?
- Anh để nó trong ca cà phê của em.
Nghe nói vậy, tôi bắt đầu cười to lên và cười sặc sụa. Tôi mở nắp ca cà phê lên và vớt ra một mảnh giấy cùng với những gì còn lại của nó. Khó nhọc lắm tôi mới đọc được những dòng chữ sau đây: "Ch... em. Anh hy V... em sẽ ngủ th... ngon. Tối nay ch... ta gặp lại. .. au nhé. Yêu... nhiều".
- Khuyết Danh
Cách đây bốn mươi năm, chồng tôi và tôi hăm hở bước vào một cửa tiệm bán đồ gỗ - quảng cáo rằng họ sẽ giảm giá trong ngày lễ Lao Động. Chúng tôi cần một cái ghế dựa, và đã để dành tiền trong suốt nhiều tháng để mua một cái. Cưới nhau mới vài năm, chúng tôi thường tính toán cẩn thận khi mua từng món đồ một. Chúng tôi cho rằng, lần này sẽ là món đầu tư hòi nhất.
Công việc của chồng tôi cần phải đứng trong nhiều giờ liên tục, bởi thế, chiếc ghế dựa là giấc mơ sắp trở thành sự thật của ảnh. Ánh nói về chương trình giảm giá hàng tuần liền. Có lẽ đối với ảnh, việc mua một chiếc ghế dựa sẽ giới thiệu cho cuộc sống mới này biết ảnh là một người chồng, người cha, và là trụ cột của gia đình.
Cái bàn gỗ màu đỏ đang dựa sát vào bức tường. Vừa bước vào cửa tiệm, tôi để ý thấy nó ngay. Đột nhiên tôi cảm thấy có sự gắn bó lạ lùng với nó vì tôi không thể quay lưng bước đi. Cái bàn cao lán, bệ vệ với những ngăn tủ duyên dáng và một khoảng không gian nhỏ bé. Tôi lượn lờ quanh nó thật lâu, ghi nhớ từng đường nét trong cấu trúc của nó. Không có cách gì giải thích được khoảnh khắc chóp nhoáng giữa cái bàn gỗ màu đỏ và tôi. Thậm chí tôi cũng không thể diễn tả điều đó cho chồng tôi biết được.
Để ý thấy vẻ mặt của tôi, ảnh nói:
- Món đồ gỗ này hay đấy. Anh chưa từng nhìn thấy cái gì đồ sộ như nó. Đúng là một Quý Bà To Lớn.
Cả hai chúng tôi đều liếc nhìn bảng giá tiền của nó. Vượt quá khả năng của chúng tôi rồi. Ngần ngừ đôi chút, tôi rồi khỏi cái bàn gỗ màu đỏ để xem xét những cái ghế dựa nhưng thật lòng tôi không hứng thú lắm. Chồng tôi ngồi thử hết cái ghế dựa này đến cái ghế dựa khác, nhưng dường như anh chưa quyết định được gì. Anh nói:
- Ở đây không có gì đáng mua. Lần khác chúng ta sẽ trở lại.
- Nhưng vẫn còn nhiều thứ để anh lựa mà? Ánh lắc đầu:
- Nhưng không có thứ mà anh muốn mua.
Trên đường ra, chúng tôi đi ngang cái bàn màu đỏ một lần nữa. Tôi không thể ngăn được lòng mình. Tôi phải chạm vào nó cho thỏa nỗi mong ước. Những ngón tay của tôi dịu dàng lướt trên các đường nét lộng lẫy của nó. Tôi không phải là người coi trọng đồ đạc vật chất, nhưng lần này thì khác. Tôi cảm thấy cái bàn gỗ màu đỏ có điều gì muốn nói với tôi. Tôi có thể thấy hình ảnh mình ngồi nơi bàn, và đang viết cuốn tiểu thuyết đầu tay. Tôi có thể thấy đứa con gái lớn đang mở hai cánh cửa tủ để phát hiện những bí ẩn đang chờ đợi nó. Tôi nghĩ cái bàn có điều gì đó muốn chia sẻ với tôi. Nó thuộc về cuộc đời tôi. Thế nhưng khía cạnh thực tế của tôi đã lấn áp sự mong muốn này, tôi lẩm bẩm một mình:
- Có những món đồ được làm ra để ngắm, mình không cần phải sở hữu nó.
Khoảng hai tuần sau, một chiếc xe tải giao hàng đậu trước nhà tôi, và họ mang vào nhà tôi cái bàn gỗ màu đỏ. Chồng tôi đã mua nó trả góp mà tôi hoàn toàn không hay biết gì cả. Ánh chỉ đơn giản nói với tôi:
- Quý Bà To Lớn và em thuộc về nhau.
Trong giây phút đó, dù cưới nhau chỉ vài năm, tôi biết mình sẽ không cần phải bộc lộ bản thân ra với ảnh. Ánh hiểu từng thông điệp trong ánh mắt tôi. Chúng tôi không sắm được ghế dựa hoặc ghế dài, nhưng chúng tôi không hề tiếc nuối. Quý Bà To Lớn được đặt ở đâu thì căn phòng đó sáng rực lên. Nhờ có cái bàn gỗ màu đỏ, không gian đó trở nên đặc biệt. Và mỗi giấc mộng dường như trở thành hiện thực. Mỗi khi thất vọng về một điều gì, tôi cẩn thận lau bụi cho nó và nhớ lại ngày đầu tiên nó được mang đến nhà tôi. Thỉnh thoảng, chồng tôi đặt cái mũ của ảnh lên mặt bàn, hoặc lấp đầy khoảng không gian nhỏ bé bằng những món đồ lặt vặt. Đám trẻ thường để sách vở, cặp táp, hoặc đồ chơi lên đó cứ như mặt bàn là chiếc xe đẩy trong siêu thị vậy. Quý Bà To Lớn tỏ ra rất kiên nhẫn với chúng tôi.
Khi con trai tôi dọn về căn hộ riêng của nó, đồ đạc của nó rất ít. Nó hỏi tôi:
- Mẹ ơi? Con có thể mượn cái bàn gỗ màu đỏ được không?
Đó là món đồ gỗ duy nhất mà nó muốn. Tôi biết con trai tôi cần gì nơi Quý Bà To Lớn. Với số tiền ít ỏi, căn hộ nhỏ xíu, đồ đạc tầm tầm, con trai tôi cần giá trị của cái bàn gỗ bệ vệ để giữ giá trị của nó. Quý Bà To Lớn có cách riêng để làm điều đó cho người khác. Nâng giá trị của họ lên. Cho họ hy vọng. Cái bàn mang theo một phần con người tôi, tham gia vào cuộc hành trình mới mẻ với con trai tôi.
Tôi thường đến thăm cái bàn gỗ màu đỏ. Tôi biết nó gặp khó khăn khi sống chung với một chàng trai độc thân. Rất nhiều lần tôi nhìn thấy nó chất đầy sách vở và giấy tờ, trông nó giống một bãi chứa rác hơn một món trang sức thanh nhã. Nhưng với tôi, vẻ đẹp của nó không hề phai tàn. Khi con trai tôi có vợ và dọn về ngôi nhà mới của nó, tôi biết mình phải lấy lại Quý Bà To Lớn của tôi.
Nó cũng biết điều đó. Nó nói:
- Con không có chỗ trống dành cho cái bàn gỗ màu đỏ nữa.
Giờ đây Quý Bà To Lớn ngự trong một góc phòng, lúc nào cũng có một đám cháu nội cháu ngoại vây quanh. Giấy gói kẹo thường xuyên được vứt tung tóe trên mặt bàn. Nó cùng tôi chia sẻ quãng đời góa bụa, giai đoạn khó khăn khi vượt qua chứng bệnh ung thư. Mỗi lần nhìn cái bàn gỗ màu đỏ, tâm trí tôi lại hiện lên hình ảnh một chàng trai đáng yêu, người đã từ bỏ giấc mơ của chàng để tôi có thể có được giấc mơ của tôi.
Ngôi nhà của cha mẹ tôi
Sống với cha mẹ khi đã bước qua tuổi "băm" là điều làm tôi bực bội và khó chịu hết sức. Xét cho cùng, vào lúc đó, tôi nên có một ngôi nhà riêng thì hơn.
Tôi không có ý định làm rối tung cuộc sống của mình và sống chung với ba mẹ suốt đời. Nhưng tôi quá nông nổi, và hầu hết các hành động của tôi đều được dẫn dắt bởi những tình cảm luôn thay đổi. Ví dụ, hồi tôi gặp một chàng trai quyến rũ ở tuổi mười chín, tôi lấy anh ta ngay thay vì phải tốt nghiệp đại học. Khi vẫn còn trong thời kỳ đầu của hôn nhân, tôi biết mình có thai. Đó là một sự kiện đáng hoan nghênh, nhưng không phải là sự kiện được kế hoạch trước.
Thế là ở tuổi hai mươi, tôi sinh một đứa con trai và đặt tên là Shane - theo tên một người hùng miền viễn tây của tôi.
Con trai của tôi tội nghiệp lắm. Năm nó lên ba, cha nó và tôi ly dị nhau. Sau đó, Shane ở với tôi và dường như tôi không bao giờ có đủ tiền để làm điều chúng tôi cần, hoặc muốn làm.
Tôi cố gắng tìm nhà, nhưng ở đâu chúng tôi cũng cảm thấy không thích hợp. Căn hộ đầu tiên của chúng tôi có một phòng ngủ. Mặc dù đã thôi nôi, con trai tôi vẫn ngủ trong cái nôi cũ và chúng tôi chia sẻ căn phòng ngủ bé xíu đó. Đầu óc tôi bận bịu quá nhiều chuyện đến mức tôi không nghĩ tới việc mua cho Shane một cái giường lớn hơn. Nó vẫn ngủ trong cái nôi tí hơn khi chúng tôi chuyển sang căn hộ thứ hai - một tòa nhà chung cư với đường ống nước đông cứng lại vào mùa đông - và hành lang trống trải là phòng ngủ của con trai tôi.
Nhưng Shane không hề than phiền chuyện nó ngủ ở đâu hoặc chúng tôi sống ở đâu. Nó cũng chẳng than phiền chuyện nó không có cha. Đáng buồn là, ngay khi tôi bắt đầu hẹn hò với một người đàn ông khác thì tôi lại chuyển nhà thêm lần nữa. Lần này là một chiếc nhà xe lưu động cho thuê. Cuộc sống thiếu thốn của con trai tôi và tôi trong chiếc rờ-mooc đủ để dập tắt ý muốn ra riêng của tôi.
Mang tâm trạng nhẹ nhõm, tôi quay trở về nhà cha mẹ. Họ nhân ái đón nhận tôi và cháu ngoại của họ vào nhà. Ớ đó, lò sưởi được mở hăm bốn giờ mỗi ngày và đường ống nước không bị đông cúng. Con trai tôi có phòng riêng, và một cái giường phù hợp với chiều cao của nó. Cha mẹ luôn có mặt đề giúp đỡ hai má con tôi. Bốn người anh trai cũng vậy. Mỗi khi ghé vào thăm, họ đều chơi với đứa cháu nhỏ và cho nó thấy tình phụ tử là như thế nào, giống như cha tôi vậy.
Nhưng, mặc cho mọi tình thương bao trùm quanh Shane, tôi vẫn không vui. Mặc cho bao thăng trầm đến và đi trong cuộc đời, tôi vẫn chưa rút ra bài học rằng mọi điều trong cuộc sống không thể và không chỉ dành cho một mình tôi. Nói thật, trong khi ngồi ngoài hiên với mẹ, tôi đã than vãn đủ thứ một cách cay đắng.
Mẹ tôi kiên nhẫn lắng nghe trong khi tôi không tiếc lời thương xót cho thân phận mình. Rồi, nhìn về phía con đường im vắng phía trước, bà khẽ hỏi tôi:
- Có bao giờ con nghĩ rằng cuộc sống của con ở đây không phải là vì con?
Tôi im lặng. Bà lặng lẽ nói tiếp:
- Thượng Đế đã sắp đặt hết rồi. Người thu xếp để con và Shane sống ở nơi nào là vì lợi ích của Shane, không phải vì lợi ích của con.
Vì lợi ích của Shane, không phải vì lợi ích của con. Giờ đây tôi vẫn còn nhớ những lời nói thông thái của mẹ tôi. Với cái nhìn từng trải, bà nhận ra rằng khi tôi không có sẵn kế hoạch nào thì Thượng Đế sẽ lập kế hoạch cho tôi. Bà hiểu ngôi nhà của cha mẹ là để Shane ổn định cuộc sống, không phải để dành cho sự ích kỷ của tôi.
Trong khi tôi nói chuyện với mẹ ở ngoài hiên, Shane đang bận rộn bên dưới tầng hầm của ông ngoại nó. Trong tầng hầm đầy những đồ phụ tùng xe hơi và nhiều vật dụng linh tinh khác cung cấp đủ một cuộc phiêu lưu mạo hiểm. Và trong ngày hôm đó, tôi không nhớ rõ Shane đã dành bao nhiêu thời gian ở dưới tầng hầm khi tôi mải mê với sự nản lòng, nản chí. Cuối cùng, khi bước ra khỏi thế giới đầy đồ nghề dụng cụ của ông ngoại, Shane mang theo một miếng gỗ mỏng. Lẳng lặng và đầy tự hào, con trai tôi dựa tác phẩm của nó vào lề đường, ngay trước nhà ông bà ngoại. Trên tấm bảng, nét bút nghiêng nghiêng màu đỏ của nó hiện rõ hàng chữ: NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT.
Công việc thật sự
Người ta không đánh giá bạn qua dự tính, mà qua kết quả.
- Annie Morita
Trong nhiều năm liên, tôi đã trải qua các công việc được trả lương cao, và công việc nào tôi cũng thích. Nhưng giờ đây, tôi đang làm công việc "thật sự" của tôi, là nuôi dạy sáu đứa con nhỏ. Đã có một thời gian tôi làm việc vì tiền, còn lúc này tôi chỉ làm việc vì tình cảm và trách nhiệm với gia đình.
Đôi khi người ta hỏi tôi: "Bà làm nghề gì?" Tôi trả lời đơn giản: "Làm đủ thứ". Tuy nhiên, không ai có thể trả lời cho câu hỏi đó.
Khi đi làm ngoài công sở, tôi nhận được rất nhiều kính trọng. Trong gia đình, mọi người giúp đỡ nhau nhiều hơn, và chồng tôi đối xử với tôi có phần tôn trọng hơn - mặc dù ảnh thường chối điều đó. Tôi được nghỉ ngơi và thư giãn thường xuyên hơn. Nhưng từ khi tôi gạt bỏ tất cả để chuyển sang toàn tâm toàn ý nuôi dạy con cái, vị trí của tôi sụt giảm nhiều trong ánh mắt của người khác. Ô, chẳng sao, chúng tôi sẽ không mời những người đó đến ăn tối nữa. Và họ sẽ không còn dịp đánh giá món ăn nọ món ăn kia bằng một thái độ xét nét.
Tôi biết, một ngày nào đó tôi sẽ là con số không to tướng của xã hội này, nhưng tôi sẵn sàng cống hiến toàn bộ bản thân tôi cho những công việc vô danh - mà rất quan trọng đối với tôi. Tôi thích cái mệt bã người sau khi phơi xong một chậu quần áo đầy nhóc. Tôi thích mở miệng than thở câu: "Đêm qua tôi thức suốt vì con nhỏ khóc quấy quá". Than thở mà giống như khoe khoang, bởi đó là loại công việc không phải ai cũng làm được - trừ người mẹ.
Xét cho cùng, tôi không thể loại bỏ chính mình ra khỏi công việc "thật sự" này. Mới tuần trước, tôi cảm thấy kiệt sức và nản lòng với công việc nội trợ bạc bẽo tới mức tôi bỏ đi ra ngoài và trốn trong chiếc xe tải. Tôi chui người ngồi giữa băng ghế sau và thả tấm che nắng xuống. Tôi nảy ra một ý nghĩ điên khùng khi biết bình xăng còn đầy và chắc chắn không ai ngăn cản tôi lái xe chạy đi. Đi thật xa. Thoát khỏi cuộc sống bận rộn với bầy con sáu đứa đông đúc.
Nhưng rồi đứa út hai tuổi mở toang cánh cửa trước của chiếc xe. Tôi cố gắng không thèm nghe tiếng nó, nhưng bản năng người mẹ vẫn nhạy bén mặc dù thần kinh của tôi đã chai lỳ và thanh quản của tôi đã tắt tiếng. Nhiều năm kinh nghiệm cho tôi biết rằng con bé không mang giày và chẳng ai để mắt tới nó.
Tôi thở dài và quyết định rằng, khi tôi đã mang "nghiệp" làm mẹ thì chạy trốn là điều không thể có được. Sẽ không ai khác làm được công việc nội trợ này đâu. Và tôi cũng dứt khoát không cho họ nhận lấy điều đó.
Tôi sẽ không khóc
Tôi nhận trách nhiệm làm mẹ chỉ mới mười chín năm rưỡi - không là bao, so với những gì ba mẹ tôi đã từng trải qua - nhưng cũng đủ lâu để khó mà nhớ lại khoảng thời gian hồi tôi còn là một phụ nữ "độc thân vui tính".
Mặc dù tôi yêu các con nhiều như các bà hàng xóm, đôi khi tôi chẳng hề khóc trong khi những bà mẹ khác lại khóc ròng.
Tôi có bị chuyện gì không vậy? Tôi có gặp khuyết điểm khi làm mẹ không vậy? Tôi là người có trái tim bằng đá hay sao? Chẳng lẽ tôi là người thiếu tình cảm với các con?
Tôi chợt nghĩ ra rằng mình không phù hợp các quy định làm mẹ khi cô bạn tôi (và hàng xóm của tôi) bắt đầu chịu đựng chứng kích động vì đau khổ, trước viễn cảnh sáu tháng nữa (!) con gái họ sẽ tốt nghiệp trung học, rồi khỏi nhà, và đi học đại học.
Tôi thì khác, tôi sốt ruột muốn đứa con trai làm mau mau làm điều đó. (ít ra, tôi hy vọng nó sẽ thực hiện được điều đó. Tôi không muốn nó lẩn quẩn trong nhà như người đàn ông trong đoạn phim quảng cáo, ông ta ngồi mọc rễ trên chiếc ghế sofa nhà cha mẹ, luôn miệng đời ăn món khoai tây chiên. Đó mới là điều để đáng khóc!)
Cô bạn tôi quẫn trí vì chuyến-đi-sắp-xảy-ra của con gái đến mức, một buổi tối nọ, trong lúc lái xe về nhà, cô ta nổi con kích động và không thể điều khiển tay lái được. Chiếc xe chạy ngoằn ngoèo giữa đường. Một xe tuần tiễu tình cờ xuất hiện phía sau cô ta. Họ bắt cô ta tấp xe vào lề đường, yêu cầu cô ta đo nồng độ cồn trong hơi thở.
Vậy là người bạn tội nghiệp của tôi phải cố gắng giải thích với các nhân viên công lực rằng cô ta không say xỉn, mà chỉ đang trải qua cơn khủng khoảng của một người mẹ trước viễn ảnh chia tay.
Ngày đứa con trai lớn tốt nghiệp trung học, tôi không hề nhỏ xuống một giọt nước mắt. Thật ra, tôi hết sức phấn khởi trước viễn cảnh này. Tôi xúc động - cho nó - và cho vợ chồng tôi. Một cảm giác nhẹ nhõm lan khắp thân thể khi tôi thấy nó đứng thắng trong hàng, nét mặt trịnh trọng với nào áo thụng, nào mũ miện. Nó đã hoàn tất chương trình, nó đã làm xong công việc đó, và bây giờ người ta nhìn thấy tên của nó trên tấm bằng tốt nghiệp lấp lánh. Tôi nghĩ đã đến lúc tôi có thể thở ra một hơi nhẹ nhõm.
Khi người ta hỏi tôi: "Cô có buồn khi nó tốt nghiệp không?", "Cô có nhớ nó vì nó phải đi xa để học đại học không?", "Cô có cảm thấy cô đơn khi vắng nó không?". Tôi rất muốn trả lời chân thật, muốn nói "Không" cho những câu hỏi trên. Nhưng tôi nghĩ, câu trả lời như vậy sẽ làm người ta nhìn tôi như một người ngoài hành tinh, thành ra tôi nói dối: "Có".
Tôi chợt nghĩ ra rằng, chuyện tôi sẵn sàng cho các con tôi bay nhảy không phải là điều mới mẻ. Khi đứa con trai lớn mới ba tuổi rưỡi, tôi đã nắm tay nó dẫn đến nhà trẻ, nơi người ta chỉ nhận trẻ con bốn tuổi thôi.
Cách đây mười bốn năm, trong khi bạn bè điên cuồng lên vì con cái họ phải đi nhà trẻ, thì tôi lại thắc mắc những câu như: "Sao tụi nhỏ chỉ được học có nửa ngày vậy? Tụi nó không thể học nguyên một ngày sao?"
Tôi cho rằng mình lúc nào cũng sẵn sàng chuyển sang giai đoạn tiếp theo, và tôi không nghĩ đó là điều xấu, tôi chỉ nghĩ đó là tiến trình tự nhiên của cuộc sống.
Vợ chồng tôi thường thảo luận về sự sẵn sàng của mình. Đó là một khiếm khuyết về tính cách phải không? Chúng tôi có ít bản chất cha mẹ han những ông bố bà mẹ luôn mắc chứng bệnh cảm thấy nhà cửa trống trải khi con cái ra đi? Tôi không nghĩ vậy.
Làm một người mẹ, đó là công việc an phước nhất và tuyệt vời nhất mà tôi đảm nhận trong đời. Tôi cống hiến toàn bộ khả năng và sức lực của tôi cho nhiệm vụ này, để rồi khi tới thời điểm nào đó, các con tôi và tôi hoàn toàn đồng ý với nhau, rằng đã đến lúc chúng thu xếp hành lý và lên đường tiếp tục cuộc sống! Nếu các con tôi trở nên những con người trưởng thành và đứng đắn, coi như nhiệm vụ của tôi đã hoàn tất và làm rất tốt.
Và, vâng, tôi có khóc đấy chứ. Thật ra, chồng tôi cho rằng tôi là một phụ nữ mít ướt. Nhưng tôi sẽ không khóc vì con cái tôi sắp bước vào giai đoạn tiếp theo của cuộc đời chúng. Không. Tôi chỉ khóc khi chúng bị tổn thương hoặc bị đối xử không đúng. Tôi chỉ khóc khi chúng xét đoán sai lầm về người khác hoặc tự đánh giá thấp bản thân. Tôi chỉ khóc khi chúng làm những điều nguy hiểm hoặc ngu ngốc. Nhưng tôi sẽ không bao giờ khóc khi chúng muốn xoãi rộng đôi cánh và tiếp tục cuộc sống riêng.
Vợ chồng tôi là người xây dựng cái tổ ấm trống rỗng trước khi chúng tôi nhận biết điều đó.
Cuộc sống sẽ như thế nào khi bọn trẻ tung cánh bay đi khắp bốn phương trời, chỉ còn lại hai con người già nua này? Không còn sự ồn ào. Không phải làm trọng tài cho các cuộc tranh cãi. Không còn những đêm thức khuya, thở dài sườn sượt, chẳng biết thằng nhỏ đang ở đâu và nó có nhớ giữ ấm cơ thể hay không.
Tôi sẽ làm những gì với khoảng thời gian trước đây dành cho giặt ủi quần áo, dàn xếp chuyện lủng cũng nội bộ và can thiệp vào cuộc khủng hoảng?
Hừmmm... Thôi thì tôi cứ chờ xem, nhưng có lẽ tôi sẽ thấy mọi việc đều tốt đẹp!
Tin nhắn tình yêu
Tình yêu là điều duy nhất giúp tôi suy nghĩ đúng mực.
- Sue Townsend
Trong những cách mà vợ chồng tôi cố gắng gìn giữ nét lãng mạn là để lại cho nhau những tin nhắn tình yêu. Đôi khi chúng nằm ở chỗ rất dễ thấy, đôi khi chúng tôi nhét chúng ở đâu đó để "phe kia" nhận được một bất ngờ thích thú. Các tin nhắn thường rất ngắn ngủi. Nhưng chúng nhắc chúng tôi nhớ rõ lý do vì sao chúng tôi chọn nhau.
Tôi thường giấu tin nhắn tình yêu trong vali của ảnh mỗi khi ảnh đi công tác, kín đáo nhét dưới chồng quần áo để ảnh bói tìm mãi mới thấy. Tôi cũng phát hiện ra những tin nhắn như vậy trong vali của tôi. Có lần, tôi đi chơi với đám bạn bè vào một buổi tối, tờ tin nhắn được nhét vào trong trái banh bô-linh của tôi một cách bí mật...
Tôi đang nhận một công việc với giờ giấc rất linh động, tôi có thể đến trễ rồi sau đó làm bù lại đến lúc xong việc thì thôi. Bởi vậy, thường thì thời tiết sẽ quyết định tôi đi làm lúc mấy giờ. Mới hôm rồi, tôi thức dậy thì thấy tuyết rơi xuống dày khoảng 15 cm. Tôi nghĩ mình sẽ đợi nghe bản tin dự báo thời tiết và đợi đến khi tuyết tan rồi hãy lên đường. Tuy nhiên, tôi vẫn rón rén ra ngoài và phủi sạch lớp tuyết phủ trắng trên xe. Khi tôi quay vào trong nhà, chồng tôi vừa mặc xong chiếc áo khoác và ảnh chuẩn bị đi làm. Một cái ôm, một nụ hôn và rồi ảnh biến mất thật nhanh. Cà phê đã pha xong rồi, tôi rót nó vào chiếc ca nhựa vẫn thường uống. Chiếc ca nhựa này được xem như chuẩn mực dành riêng cho tôi. Tôi dùng nó để đo lường nước vừa đủ uống. Tôi thêm đường, thêm kem vào và khuấy đều. Tôi đậy nắp ca trong khi khuấy vì đôi khi tôi cảm thấy mình hành động hơi vụng về, lụp chụp.
Vẫn còn ít thời gian rảnh rỗi, tôi kiểm tra e-mail và xục xạo trong mạng Internet một lát. Tuyết vẫn còn rơi nên tôi không quan tâm tới thời gian. Bản tin dự báo thời tiết cho rằng có khả năng tuyết sẽ còn rơi thêm một tấc nữa. Nghe vậy, tôi quyết định hôm nay nghỉ một ngày chơi cho đã. Trong khoảng thời gian đó, tôi liên tục uống cạn cà phê trong chiếc ca. Có một ngụm nào đó đắng hơn những ngụm khác, nhưng tôi cho rằng tại mình khuấy không đều.
Vừa thoát ra khỏi mạng Internet, tôi nghe tiếng chuông điện thoại reng lên. Chồng tôi gọi về đấy. Ánh rất mừng khi nghe rằng tôi vẫn bình yên ở trong nhà. Chúng tôi tán dóc với nhau một lát thì ảnh hỏi:
- Em đọc tin nhắn của anh chưa?
Tôi chẳng thấy mảnh giấy tin nhắn nào cả nên hỏi lại:
- Ủa, anh để nó ở đâu?
- Anh để nó trong ca cà phê của em.
Nghe nói vậy, tôi bắt đầu cười to lên và cười sặc sụa. Tôi mở nắp ca cà phê lên và vớt ra một mảnh giấy cùng với những gì còn lại của nó. Khó nhọc lắm tôi mới đọc được những dòng chữ sau đây: "Ch... em. Anh hy V... em sẽ ngủ th... ngon. Tối nay ch... ta gặp lại. .. au nhé. Yêu... nhiều".
Danh sách chương