Tôi vẫn luôn biết răng mình khác biệt mọi người. Hồi mười bốn, mười lăm tuổi, trong khi những đứa khác dành hết thời gian cho việc học ở trường, tôi lại thấy điều này nhạt nhẽo và chán chường. Không phải vì tôi là đứa muốn nổi loạn đâu; mà vì tôi thấy chuyện học hành chẳng có gì quan trọng hết. Chẳng ai màng đưa ra lời giải thích tại sao tôi phải học môn toán cấp ba trong khi tôi dở tệ môn toán cấp hai. Tôi đã nói chuyện với một số người lớn, và họ thú nhận rằng họ không sử dụng lấy một phần ba kiến thức mà họ đã học ở trường, và họ quên béng luôn hai phần ba kiến thức còn lại. Tôi không thích các môn học, tôi ghét việc xếp loại học lực, và tôi bực bội khi bị bắt buộc phải tuân theo nội quy.
Ba mẹ tôi ghé vào trường để nói chuyện với các chuyên viên tư vấn nhiều lần, và các vị đó đều trả lời giống nhau: "Nó đọc sách trong giờ toán, nó bỏ giờ khoa học, và nó không tham gia bất cứ hoạt động nào. Với điểm số của học kỳ vừa qua, nó bị thi lại nhiều môn, nhưng môn nào cũng rớt trừ môn tâm lý và luận văn".
Tôi nhớ mình đã lầu bầu nói với ba mẹ:
- Con không thích các môn đó.
- Con không cần phải thích chúng, mà con phải học chúng.
Tôi nghĩ bụng, không đâu... Nhưng hình như tôi là kẻ nổi loạn thật rồi.
Tuy nhiên, tôi có những mục tiêu chẳng liên quan gì tới trường học cả. Một trong các mục tiêu đó là, vào năm 25 tuổi, tôi sẽ đọc hết các tác phẩm kinh điển mà tôi có thể tìm được. Tôi cũng muốn nghiên cứu về ngựa, rồi lấy một cái bằng trợ tá để tôi có thể làm việc cho các nhà dưỡng lão và viết một cuốn sách về các chuồng ngựa cũ ở miền đông Oregon. Tôi muốn làm thơ, muốn trả thành chuyên gia về các vấn đề của tuổi đôi mươi. Tôi thích ý nghĩa của giáo dục nhưng tôi không thích trường học. Bởi thế, sáu tháng trước ngày thi tốt nghiệp Tú Tài, tôi bỏ học luôn.
Tôi nhớ tâm trạng kích động của mình vào lúc đó. Tôi được tự do! Tự do học hỏi và nghiên cứu những gì mà cuộc sống hứa hẹn. Tôi muốn dang rộng đôi cánh và bay lên cao.
Nhưng cuối cùng đôi cánh của tôi chỉ là đôi cánh gãy.
- Con sẽ không bao giờ làm được điều gì đâu.
- Ba mẹ rất thất vọng về con.
- Xin lỗi Teri, mẹ tôi không muốn tôi đánh bè đánh lũ với bạn nữa.
- Ba mẹ không nghĩ con sẽ là kẻ thất bại.
Sau những năm tháng từ chối học các môn khoa học xã hội ở nhà trường, tôi chỉ còn lại chút lòng tự trọng cỏn con, thế mà tôi cũng đánh mất nó luôn kể từ khi thôi học. Tôi cho phép mọi người định nghĩa về tôi bằng một câu nói ngắn gọn. Tôi biết họ đã sai. Tôi biết tôi được giáo dục tốt hơn nhiều người có bằng cấp, nhưng tôi đã chán đấu tranh với điều đó rồi.
Năm đó, tôi đã đánh mất một điều thật quý giá. Nó khiến tôi nghi ngờ mọi quyết định của mình, và vì vậy mà tôi cứ đưa ra hết quyết định sai lầm này đến quyết định sai lầm khác. Tôi lấy một người chồng không thích hợp, tôi dọn đến một nơi không thích hợp, tôi nhận những công việc không thích hợp.
Năm 23 tuổi, tôi hoàn toàn kiệt sức, ngã gục và tuyệt vọng. Tôi co rúm người lại mỗi khi phải điền vào tờ đơn xin việc, phải đánh dấu chữ "không" bên dưới ô bằng cấp Tú Tài - biết rằng người ta sẽ sắp xếp và phần loại tôi vào một nhóm nào đó. Tôi che giấu sự thấp kém của mình bằng tiệc tùng và men rượu, và tôi thất vọng vì không còn thấy hình ảnh cô thiếu nữ dám bỏ học nay muốn học lại lần nữa.
Nhưng tôi đã làm được điều đó.
Tôi bỏ người chồng đầu tiên - anh ta đã biến thành kẻ nghiện rượu, gặp gỡ và lấy người chồng thứ hai. Trong mắt người chồng sau, anh thấy tôi là một phụ nữ thông minh núp bóng dưới hình hài một đứa trẻ sợ hãi.
Sau nhiều năm trời, việc lấy anh là quyết định tốt đẹp đầu tiên của tôi. Tiếp theo, tôi dấn thêm một bước nữa bằng cách sinh cho anh hai đứa con xinh đẹp. Mỗi một năm qua đi, tôi lấy lại một chút tự tin về cho bản thân, và khi hai đứa nhỏ đủ lán để bắt đầu đến trường, tôi khao khát muốn đích thân dạy dỗ chúng ở nhà.
Tôi nhớ khuya hôm đó tôi đã thì thào điều mong ước và sự nghi ngờ vào tai chồng tôi.
- Em muốn lắm, nhưng em có nên không? Chồng tôi thì thào đáp lại:
- Em nên.
- Liệu em có thể không?
- Em có thể.
Hóa ra đó là quyết định tốt đẹp nhất trong đời chúng tôi, cho hai đứa con và cho bản thân tôi.
Chúng tôi biến ngôi trường nhỏ của ba mẹ con thành một nơi thiêng liêng để học tập. Tôi quan sát khi chúng tập đếm, hoan hỉ khi chúng tập đọc. Khi nghiên cứu đến bộ lạc da đỏ và những người tiên phong, chúng tôi làm chén dĩa bằng đất sét, may mũ bằng da gấu trúc (giả), và lang thang khắp các viện bảo tàng để xem vũ khí của người tiên phong. Khi học sinh vật, chúng tôi tìm hiểu lũ sứa, đám cua, và các loại cây cỏ độc đáo sống trong những hồ nước lớn. Chúng tôi nuôi nòng nọc trong ao nước nhỏ, thích thú quan sát chúng phát triển thành những con ếch hoàn hảo. Chúng tôi bỏ ra nhiều giờ ở thư viện đến khi chúng thuộc lòng tên của các thủ thư, và điều này nhắc tôi nhớ đến sự thu hút bí ẩn của những cuốn sách trong thời tôi còn đi học. Giờ đây chúng tôi làm công việc tình nguyện tại thư việc, nhận sách vào và xếp chúng lên kệ.
Dần dà, trong khi dạy các con, tôi lấy lại được không chỉ tình yêu đối với việc học tập, mà còn niềm tin rằng tôi có thể học và làm bất cứ điều gì tôi nghĩ ra trong đầu. Đe nêu một tấm gương cho các con, tôi mong mình sẽ tặng cho chúng món quà vô giá đó. Tôi muốn chúng biết rằng, dù người ta nhận được bất cứ loại giáo dục nào, thì học vấn là điều họ phải tìm kiếm lấy cho bản thân họ, không phải điều người khác áp đặt lên bản thân họ.
Một hôm, chúng tôi đang ở công viên và tình cờ tôi nghe lỏm câu chuyện giữa con trai tôi với một thằng bé khác. Thằng bé hỏi con trai tôi học ở trường nào. Con trai tôi trả lời nó chỉ học ở nhà. Thằng bé lên giọng rất chảnh:
- Mẹ tao nói, mày sẽ không thể làm gì nếu mày không có bằng Tú Tài.
Con trai tôi đính chính:
- Tao có thể. Mày cứ nhìn mẹ tao đi. Mẹ tao không có bằng Tú Tài, nhưng mẹ tao có thể làm được rất nhiều việc. Không có bằng cấp thì đã sao? Điều đó chẳng ngăn cản được mẹ tao đâu.
Tôi nghĩ tới tất cả những điều tôi đã làm và đã học, nghĩ tới hai đứa con thông minh và xinh đẹp của tôi, nghĩ tới sự thành ở nghề nghiệp đã chọn, và tôi khẽ thì thào:
- Đúng rồi. Điều đó không ngăn cản được mình.
Giáng Sinh vẫn ở đó
Mẹ à? Con gọi điện để báo với mẹ rằng con sẽ không về nhà vào Giáng Sinh năm nay.
Thông báo của đứa con trai làm tôi bị sốc, và trái tim tôi tê cứng lại! Trong 35 năm qua, đây sẽ là mùa Giáng Sinh đầu tiên gia đình tôi không thể sum họp cùng nhau. Con gái tôi - đang có bầu và dự báo sẽ lâm bồn vào ngày 29 tháng Mười Hai - muốn có một ngày lễ yên tĩnh với chồng nó. Còn vừa tức thời, con trai tôi - đang sống ở vùng biển khác - báo rằng chức vụ mới của nó tại hãng Hàng Không không cho phép nó nghỉ ngơi trong mùa lễ bận rộn này.
Ớ nhà chúng tôi, Giáng Sinh mang ý nghĩa rất quan trọng. Chúng tôi sống vì Giáng Sinh. Tôi đi mua sắm và lựa quà Giáng Sinh trong suốt một năm ròng rã. Sau ngày lễ Tạ ơn (cuối tháng Mười Một) là tôi bắt đầu nướng bánh, nào bánh nhân táo, nào bánh nhân thịt, nào bánh quy, bánh mì đủ loại và cuối cùng là bánh kem phết sôcôla. Buổi tối của đêm trước Giáng Sinh (24 tháng Mười Hai), chúng tôi tổ chức tiệc tùng bằng các món ăn bu-phê và chỉ mở một gói quà tượng trưng thôi. Buổi sáng ngày Giáng Sinh (25 tháng Mười Hai), chúng tôi mở hết những gói quà còn lại và dùng bữa điểm tâm gia đình. Khoảng xế chiều, chúng tôi tiệc tùng thêm một lần nữa, và lần này có cả một con gà tây. Sau đó chúng tôi xúm quanh bàn tròn và chơi bài với nhau, những ván bài luôn đầy ắp tiếng cười và tiếng la ó khi có kẻ ăn gian...
Sau khi nhận được hai cú điện thoại không mong đợi, hai vợ chồng tôi buồn bã ngồi thảo luận về chuyện đi mua cây thông Nô-en, mua những món đồ trang trí, về chuyện nướng bánh, chuẩn bị con gà tây và gói quà. Cuối cùng chúng tôi quyết định năm nay - năm đầu tiên kể từ khi các con tôi chào đời - chúng tôi sẽ bỏ qua không khí tưng bùng của ngày lễ và đi ăn tối ở ngoài.
Đột nhiên Bob, chồng tôi, có vẻ già sọm hẳn. Thỉnh thoảng ảnh thở dài và nhìn chằm chằm vào khoảng không. Thời gian trôi qua, khi tháng Mười Hai tới gần, tôi có cảm tưởng mình chẳng còn tinh thần phấn khởi dành cho ngày lễ. Tuyệt vọng, tôi cảm thấy dường như mình đã mất một người thân yêu nào đó. Xét cho cùng, chúng tôi đã thuộc lòng câu nói "nếu không có gia đình thì Giáng Sinh chẳng còn là Giáng Sinh". Các tạp chí tấn công chứng tôi tới tấp bằng những bài báo ca ngợi giờ phút sum họp gia đình. Chương trình TV phát những phóng sự về niềm vui sướng của các người thân gặp gỡ nhau trong dịp lễ. Nhưng năm nay chúng tôi không có ai. Không một ai. Chúng tôi đánh mất Giáng Sinh rồi!
Một ngày đầu tháng Mười Hai, con gái tôi gọi về nhà:
- Mẹ, vậy mẹ định làm gì? Trong tủ đông của mẹ chất đầy thức ăn chưa?
Buồn bã, tôi nói cho nó biết kế hoạch của chúng tôi. Nó cất tiếng hỏi:
- Trước khi tụi con chào đời, ba và mẹ thường làm gì trong ngày lễ?
Đó là lúc tôi nhớ lại những năm đầu sau ngày cưới - không tiền bạc và sống cách xa gia đình những hai ngàn dặm. Đột nhiên tôi cảm thấy kích động! Tại sao vợ chồng tôi không thể có một ngày vui không cần con cái bên cạnh? Rốt lại, chúng tôi vẫn có thể gọi điện cho chúng. Chúng tôi vẫn có thể nướng bánh, làm kẹo và gỏi cho chúng - coi như lời thăm hỏi từ quê nhà. Tôi biết mùa lễ năm nay sẽ khó khăn cho chúng hơn là cho vợ chồng tôi. Tư tưởng ích kỷ của tôi hoàn toàn tan biến khi tôi lục lọi trong tủ để tìm mớ hũ thiếc đựng bánh quy.
Bob huýt sáo vang khi ảnh lôi những cuộn dây đèn Giáng Sinh ra ngoài và bắt đầu trang trí mặt tiền ngôi nhà. Chẳng bao lâu, mùi thơm lừng của quế và hạt nhục đậu khấu lan tỏa khắp ngôi nhà. Chúng tôi trang trí quanh máng cỏ bằng cành lá xanh cắt từ cây thông ngoài vườn.
Buổi tối của đêm trước Giáng Sinh, Bob và tôi cùng ăn những món bu-phê với nhau. Chúng tôi mở một gói quà tượng trưng, ngồi thư giãn trước lò sưởi ấm áp, và lắng nghe album nhạc mừng Nô-en của Bing Crosby.
Trong buổi lễ Mass lúc nửa đêm, vị cha xứ trẻ đứng trước bàn thờ được tô điểm lộng lẫy bằng cành cây lá đỏ và cành thông xanh, từng lời nói của cha xứ thấm sâu vào lòng tôi: "Các người đừng sợ hãi, vì ta sẽ mang đến các người một tin vui lớn lao... "
Trong buổi sáng Giáng Sinh, chúng tôi mở hết những gói quà còn lại và chuẩn bị nướng con gà tây đã được nhồi nhét gia vị. Rồi hoàng hôn buông xuống, khung cảnh bình yên vây quanh vợ chồng tôi khi chúng tôi tay trong tay, chậm bước băng qua bãi cỏ và quan sát bầu trời bắt đầu sáng rực những vì sao. Cơn gió nhẹ thổi rì rào qua bóng tối của hàng cây linh sam. Làn khói từ lò sưởi của các nhà hàng xóm bốc lên cao làm trắng xóa cả không khí. Cảnh tượng mới êm đềm làm sao!
Rốt lại, chúng tôi đâu có đánh mất Giáng Sinh. Tinh thần của ngày lễ luôn có mặt ở đó, chờ đợi chúng tôi trong đêm thánh yên lành.
Tấm thiệp mừng
Tôi nghe nói nhiêu cặp vợ chuồng yêu nhau thắm thiết đến mức họ có thể đọc được ý nghĩ của nhau. Hồi còn trẻ, tôi mơ tưởng tới loại tình cảm gắn bó như vậy, khi trưởng thành, tôi đã tìm thấy nó qua mối quan hệ với người chồng của tôi. Chúng tôi có một ngôn ngữ không lời, và có sự đồng cảm về nhau. Ánh nói lên điều mà tôi mở miệng định nói. Ánh gọi điện cho tôi khi tôi sắp cầm máy lên để gọi cho ảnh. Thậm chí chúng tôi có những giấc mơ giống nhau. Chúng tôi biết đó là món quà đặc biệt nên hết sức nâng niu và gìn giữ. Tuy nhiên, khi kỷ niệm ngày cưới lần thứ bảy của chúng tôi đến gần, quan hệ của chúng tôi bắt đầu thay đổi, và chúng tôi cảm thấy một khoảng cách lớn dần lên giữa hai đứa.
Xét theo một khía cạnh, khoảng cách là điều quá rõ ràng. Hầu như chúng tôi rất ít khi gặp mặt
nhau. Mỗi buổi sáng, chồng tôi ra đi trước lúc bình minh, lái xe một tiếng đồng hồ tới chỗ làm, nhận phiên trực kéo dài tám tiếng rưỡi đồng hồ, rồi lái xe một tiếng đồng hồ để về nhà. Chúng tôi trao đổi một nụ hôn nhanh tạm biệt nơi ngưỡng cửa và tôi ra đi để nhận phiên trực đêm toàn-thời- gian của tôi. Vợ chồng tôi biết rõ khi phần công như vậy, chúng tôi mới có đủ tiền bạc lo cho con cái, nhưng cuộc hôn nhân của chúng tôi lại chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Chúng tôi gọi điện cho nhau mỗi ngày, nhưng cuộc trò chuyện càng lúc càng gượng ép và đi theo kịch bản. Thí dụ tôi hỏi:
- Chuyến đi về nhà của anh thế nào?
- Bình thường. Như mọi ngày.
- Ngoài đường kẹt xe nhiều không?
- Không nhiều lắm. Buổi tối của em thế nào?
- Bình thường. Không có gì đặc biệt. Buổi tối anh muốn ăn gì?
- Ăn gì cũng được. Em nấu sao thì anh ăn vậy.
Chúng tôi tiếp tục trò chuyện như vậy đến khi ai đó ở chỗ làm gọi ảnh, hay bọn trẻ gọi tôi.
Tôi nhớ những buổi thảo luận mà chúng tôi thường dành cho nhau. Giờ đây chúng tôi không còn nhắc tới chuyện thời sự và chính trị nữa. Chúng tôi cũng không nhắc tới công việc của ảnh vì sếp của ảnh ngồi làm việc gần đó. Chúng tôi cũng không nhắc đến sách báo và phim ảnh, vì lâu lắm rồi tôi không đọc sách hay xem bộ phim nào.
Chúng tôi vẫn gặp mặt nhau vào ngày nghỉ cuối tuần, nhưng hầu như chúng tôi chẳng nói ra những điều chúng tôi cần nói. Sự căng thẳng của tuần lễ làm việc khiến chúng tôi mệt nhoài và cáu kỉnh, thế là chúng tôi dành thời gian để cãi nhau mỗi khi "gặp nhau cuối tuần".
Ngoài khoảng cách về vật chất, dường như tình cảm của chúng tôi cũng không còn gắn bó như xưa. Câu nói "Anh yêu em! Em yêu anh" chỉ là đầu môi chót lưỡi chứ chẳng có ý nghĩa gì hết. Chúng tôi không có thời gian bộc bạch tâm hồn hay chia sẻ những giấc mơ. Chúng tôi quá bận rộn và quá mệt mỏi, chẳng còn muốn cải thiện lại mối quan hệ tình cảm nữa. Giờ đây chúng tôi giống hệt hai người chỉ muốn "góp gạo nấu cơm chung".
Sự xa cách về tình cảm mở ra những tức giận ngấm ngầm trong lòng tôi. Theo hoàn cảnh, tôi phải dành hết thời gian của ban ngày để chăm sóc con cái và nhà cửa. Dọn bữa ăn chiều xong, tôi đi làm đến tận ba giờ sáng hôm sau mới về nhà. Tôi ganh tị với chồng tôi. Buổi tối ảnh có nhiều thời gian rảnh sau khi dỗ dành mấy đứa nhỏ ngủ. Ánh có thể đọc sách, xem TV, và lăn ra giường đánh một giấc ngon lành. Tôi cảm thấy xấu hổ vì ý nghĩ này nên không hé môi cho ảnh biết. Nhưng sự chịu đựng thầm lặng này càng làm vấn đề trầm trọng hơn.
Nỗi tuyệt vọng đè nặng lên tôi khi tiệc mừng kỷ niệm ngày cưới lần thứ bảy đến gần.
Trước ngày đó, tôi lết bộ tới tiệm bán thiệp để tìm kiếm một cái thích hợp. Trong thâm tâm, tôi tự thuyết phục mình rằng đây sẽ là tấm thiệp cuối cùng mà tôi tặng ảnh. Khi đọc qua dòng chữ tha thiết trong từng tấm thiệp một, mắt tôi chợt nhòa lệ. Tôi cảm thấy vừa yêu thương, vừa lo sợ mình sẽ đánh mất người đàn ông có ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi. Tôi hiểu mình cần phải nói cho ảnh biết mọi tâm tư tình cảm để tôi có thể vượt qua nỗi đau và sợ hãi. Tôi phải nghĩ ra cách để xoay mối quan hệ của chúng tôi trở lại trạng thái cũ. Tôi cần phải nhớ hồi đó chúng tôi gắn bó với nhau như thế nào.
Sau một tiếng đồng hồ đọc từng tấm thiệp, tôi chọn được một cái khá hoàn hảo. Những dòng chữ trong tấm thiệp nói lên hết tình cảm trong lòng tôi. Cứ như chính tay tôi đã viết ra nó vậy. Nó nói về tình yêu và lời cam kết trong cuộc hôn nhân. Nó nhắc nhở hai người yêu nhau phải chia sẻ với nhau hy vọng và ước mơ, trở ngại và thất vọng. Nó khuyến khích đôi vợ chồng hâm nóng lại mối quan hệ để mỗi ngày của họ sẽ tuyệt vời như một ngày kỷ niệm.
Buổi sáng của ngày kỷ niệm lần thứ bảy, tôi nhét tấm thiệp đó vào trong cặp táp của ảnh rồi lê chân vào phòng ngủ.
Tỉnh dậy, tôi bước xuống cầu thang và thấy một phong bì đề tên tôi đặt trên bàn trong nhà bếp. Mở phong bì ra, tôi thấy một tấm thiệp y chẳng tấm thiệp mà tôi đã tặng ảnh. Những dòng chữ tha thiết vẫn còn đọng lại trong tâm trí tôi. Chúng tôi đã mua cùng một tấm thiệp để tặng nhau. Khi tôi chộp lấy điện thoại định gọi cho ảnh thì tiếng chuông bất chợt reng lên. Tôi trả lời:
- Alô?
Giọng nói của ảnh từ bên kia đầu dây:
- Anh yêu em nhiều.
Đầu mũi tôi nóng lên và ánh mắt tôi cay cay. Miệng tôi buột ra câu trả lời nghẹn ngào:
- Em cũng yêu anh.
- Anh đã xin nghỉ hôm nay để chúng ta có thể ở bên nhau. Tối nay em xin nghỉ được không?
- Em sẽ xin nghỉ ngay sau khi chúng ta cúp máy.
- Vậy chúng ta sẽ gặp nhau trong một tiếng nữa nhé?
-Em sốt ruột chờ anh đây.
Đột nhiên khoảng cách thu hẹp lại. Khi ảnh về nhà, chúng tôi nói chuyện say sưa, cười vang dòn dã và tận hưởng sự hiện diện của nhau giống như những ngày xưa cũ. Tôi thật sự tin rằng những người có thể đọc được ý nghĩ của nhau chính là những người đang yêu nhau thắm thiết.
Một Dawn mới của tôi
Mỗi một đứa bé chào đời là một thông điệp gởi đến nhân loại, rằng thế giới này vẫn tồn tại.
- Khuyết Danh
Lần đầu tiên khi nghe Laura, con gái tôi, báo tin
nó sắp là một người mẹ - còn tôi sắp là một bà ngoại - tôi đã khóc với những giọt nước mắt hạnh phúc. Nhưng rồi tận dưới đáy lòng tôi, một điều gì thầm kín đang khuấy động.
Bốn năm trước, Dawn, con gái tôi và là em gái Laura, chết vì tai nạn giao thông ở tuổi mười bảy. Cái chết của nó đã biến tôi từ một người mẹ sung sướng trở thành một người mẹ đau buồn và tuyệt vọng. Tôi chỉ muốn chết theo, bởi vì tôi không thể chịu đựng nổi sự đau khổ. Nhưng ý nghĩ về những đứa con khác đã giữ tôi lại với cuộc sống, mặc dù lúc đó, cuộc sống của tôi thật mong manh như sợi tơ trời.
Nhưng giờ đây, một thành viên mới sắp được chào đời trong gia đình chúng tôi. Tin vui này khiến tôi nhớ đến giấc mơ đã xảy ra vài tháng sau khi Dawn chết. Trong giấc mơ, tôi thấy Dawn đang ngồi ở một chốn thật bình yên, chung quanh nó là hằng hà vô số trẻ con mới sinh ra, giống như nó đang ngồi giữa một cánh đồng toàn bông cúc dại. Qua nét mặt, tôi biết nó thật sự sung sướng. Giấc mơ ngắn ngủi đó đã tặng tôi một món quà của bình yên.
Nhưng khi Laura thông báo rằng, nếu đứa bé là con gái, nó sẽ được đặt tên là Dawn để tưởng nhớ đến người dì vắn số, thì tôi thấy lòng mình như sóng trào. Tôi đã biết điều này chưa? Tại sao tôi không biết điều này? Lẽ ra tôi phải biết điều này dù chẳng có ai nói tới.
Tôi cố gắng làm ra vẻ hài lòng, nhưng đó là sự hài lòng giả tạo bởi vì đầu óc tôi đang bận "tiêu hóa" cái tin mà tôi cho là kinh khủng đó. Tôi muốn kêu to: Khoan đã, đó là tên của con gái của mẹ mà. Con không hiểu điều đó sao? Làm sao mẹ có thể nhìn vào mắt đứa bé sơ sinh và gọi nó là Dawn Michelle, và không rơi lệ mỗi khi nghe cái tên đó được gọi lên? Tôi thấy mình vật vã với ý tưởng đó, và hầu như muốn chống đối ý định tốt đẹp của chính mình.
Một buổi sáng mùa xuân, điện thoại réo lên gọi tôi tới bệnh viện thật nhanh. Nhưng hóa ra sự vội vã lại không cần thiết, vì đứa bé nhất định không chịu chào đời. Sau hai ngày một đêm chuyển bụng, nét mặt Laura không còn sinh khí nữa. Thỉnh thoảng, tôi mỏi mệt động viên nó, lau mồ hôi trán và xoa bóp hai cổ chân sung phồng lên của nó. Ron (chồng nó) và tôi hầu như túc trực ở hai bên thành giường của nó. Chúng tôi quan sát Laura mỗi lúc một kiệt sức vì cuộc chuyển dạ kéo dài. Cuối cùng, nhắm không thể chịu đựng nổi sự tra tấn, và muốn đứa bé chào đời thật nhanh, nó quyết định sanh mổ.
Sau khi Laura được đẩy đi, con rể tôi đầu hàng mọi cảm xúc, và thế là hai dòng lệ chảy ròng ròng trên mặt nó. Tôi cũng chẳng thể làm khác đi. Một lúc sau, tôi nhìn sang chỗ Ron và hứa với nó: "Laura khỏe mạnh lắm. Rồi mẹ tròn con vuông thôi".
Giây lát sau, từ phòng bên vọng ra tiếng trẻ sơ sinh khóc oa oa. Cuối cùng thì con bé cũng chịu chào đời. Chúng tôi được phép bước vào trong đó, kịp lúc nhìn thấy cô mụ đặt một bé gái đỏ hon và khỏe mạnh xuống ngực Laura. Quàng tay ôm lấy đứa con gái mới sinh, trên khuôn mặt mệt nhoài của Laura lóe sáng lên một niềm vui sướng.
Tôi cúi người xuống ôm lấy vai Laura và hôn vào vầng trán còn rịn mồ hôi của nó. Hai má con chúng tôi nhìn nhau rồi bật khóc. Những giọt nước mắt ngọt ngào của hạnh phúc, trộn lẫn với một chút xót xa. Nhưng không sao, mọi việc rồi cũng ổn cả, bởi vì một Dawn mới của tôi đã xuất hiện. Khi tôi gạt nước mắt, mỉm cười với con gái tôi và cháu ngoại tôi, dường như cuộc sống khẽ lên tiếng thì thầm vào tai tôi: "Đó, thấy chưa? Bà có mừng là vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay không?"
Ba mẹ tôi ghé vào trường để nói chuyện với các chuyên viên tư vấn nhiều lần, và các vị đó đều trả lời giống nhau: "Nó đọc sách trong giờ toán, nó bỏ giờ khoa học, và nó không tham gia bất cứ hoạt động nào. Với điểm số của học kỳ vừa qua, nó bị thi lại nhiều môn, nhưng môn nào cũng rớt trừ môn tâm lý và luận văn".
Tôi nhớ mình đã lầu bầu nói với ba mẹ:
- Con không thích các môn đó.
- Con không cần phải thích chúng, mà con phải học chúng.
Tôi nghĩ bụng, không đâu... Nhưng hình như tôi là kẻ nổi loạn thật rồi.
Tuy nhiên, tôi có những mục tiêu chẳng liên quan gì tới trường học cả. Một trong các mục tiêu đó là, vào năm 25 tuổi, tôi sẽ đọc hết các tác phẩm kinh điển mà tôi có thể tìm được. Tôi cũng muốn nghiên cứu về ngựa, rồi lấy một cái bằng trợ tá để tôi có thể làm việc cho các nhà dưỡng lão và viết một cuốn sách về các chuồng ngựa cũ ở miền đông Oregon. Tôi muốn làm thơ, muốn trả thành chuyên gia về các vấn đề của tuổi đôi mươi. Tôi thích ý nghĩa của giáo dục nhưng tôi không thích trường học. Bởi thế, sáu tháng trước ngày thi tốt nghiệp Tú Tài, tôi bỏ học luôn.
Tôi nhớ tâm trạng kích động của mình vào lúc đó. Tôi được tự do! Tự do học hỏi và nghiên cứu những gì mà cuộc sống hứa hẹn. Tôi muốn dang rộng đôi cánh và bay lên cao.
Nhưng cuối cùng đôi cánh của tôi chỉ là đôi cánh gãy.
- Con sẽ không bao giờ làm được điều gì đâu.
- Ba mẹ rất thất vọng về con.
- Xin lỗi Teri, mẹ tôi không muốn tôi đánh bè đánh lũ với bạn nữa.
- Ba mẹ không nghĩ con sẽ là kẻ thất bại.
Sau những năm tháng từ chối học các môn khoa học xã hội ở nhà trường, tôi chỉ còn lại chút lòng tự trọng cỏn con, thế mà tôi cũng đánh mất nó luôn kể từ khi thôi học. Tôi cho phép mọi người định nghĩa về tôi bằng một câu nói ngắn gọn. Tôi biết họ đã sai. Tôi biết tôi được giáo dục tốt hơn nhiều người có bằng cấp, nhưng tôi đã chán đấu tranh với điều đó rồi.
Năm đó, tôi đã đánh mất một điều thật quý giá. Nó khiến tôi nghi ngờ mọi quyết định của mình, và vì vậy mà tôi cứ đưa ra hết quyết định sai lầm này đến quyết định sai lầm khác. Tôi lấy một người chồng không thích hợp, tôi dọn đến một nơi không thích hợp, tôi nhận những công việc không thích hợp.
Năm 23 tuổi, tôi hoàn toàn kiệt sức, ngã gục và tuyệt vọng. Tôi co rúm người lại mỗi khi phải điền vào tờ đơn xin việc, phải đánh dấu chữ "không" bên dưới ô bằng cấp Tú Tài - biết rằng người ta sẽ sắp xếp và phần loại tôi vào một nhóm nào đó. Tôi che giấu sự thấp kém của mình bằng tiệc tùng và men rượu, và tôi thất vọng vì không còn thấy hình ảnh cô thiếu nữ dám bỏ học nay muốn học lại lần nữa.
Nhưng tôi đã làm được điều đó.
Tôi bỏ người chồng đầu tiên - anh ta đã biến thành kẻ nghiện rượu, gặp gỡ và lấy người chồng thứ hai. Trong mắt người chồng sau, anh thấy tôi là một phụ nữ thông minh núp bóng dưới hình hài một đứa trẻ sợ hãi.
Sau nhiều năm trời, việc lấy anh là quyết định tốt đẹp đầu tiên của tôi. Tiếp theo, tôi dấn thêm một bước nữa bằng cách sinh cho anh hai đứa con xinh đẹp. Mỗi một năm qua đi, tôi lấy lại một chút tự tin về cho bản thân, và khi hai đứa nhỏ đủ lán để bắt đầu đến trường, tôi khao khát muốn đích thân dạy dỗ chúng ở nhà.
Tôi nhớ khuya hôm đó tôi đã thì thào điều mong ước và sự nghi ngờ vào tai chồng tôi.
- Em muốn lắm, nhưng em có nên không? Chồng tôi thì thào đáp lại:
- Em nên.
- Liệu em có thể không?
- Em có thể.
Hóa ra đó là quyết định tốt đẹp nhất trong đời chúng tôi, cho hai đứa con và cho bản thân tôi.
Chúng tôi biến ngôi trường nhỏ của ba mẹ con thành một nơi thiêng liêng để học tập. Tôi quan sát khi chúng tập đếm, hoan hỉ khi chúng tập đọc. Khi nghiên cứu đến bộ lạc da đỏ và những người tiên phong, chúng tôi làm chén dĩa bằng đất sét, may mũ bằng da gấu trúc (giả), và lang thang khắp các viện bảo tàng để xem vũ khí của người tiên phong. Khi học sinh vật, chúng tôi tìm hiểu lũ sứa, đám cua, và các loại cây cỏ độc đáo sống trong những hồ nước lớn. Chúng tôi nuôi nòng nọc trong ao nước nhỏ, thích thú quan sát chúng phát triển thành những con ếch hoàn hảo. Chúng tôi bỏ ra nhiều giờ ở thư viện đến khi chúng thuộc lòng tên của các thủ thư, và điều này nhắc tôi nhớ đến sự thu hút bí ẩn của những cuốn sách trong thời tôi còn đi học. Giờ đây chúng tôi làm công việc tình nguyện tại thư việc, nhận sách vào và xếp chúng lên kệ.
Dần dà, trong khi dạy các con, tôi lấy lại được không chỉ tình yêu đối với việc học tập, mà còn niềm tin rằng tôi có thể học và làm bất cứ điều gì tôi nghĩ ra trong đầu. Đe nêu một tấm gương cho các con, tôi mong mình sẽ tặng cho chúng món quà vô giá đó. Tôi muốn chúng biết rằng, dù người ta nhận được bất cứ loại giáo dục nào, thì học vấn là điều họ phải tìm kiếm lấy cho bản thân họ, không phải điều người khác áp đặt lên bản thân họ.
Một hôm, chúng tôi đang ở công viên và tình cờ tôi nghe lỏm câu chuyện giữa con trai tôi với một thằng bé khác. Thằng bé hỏi con trai tôi học ở trường nào. Con trai tôi trả lời nó chỉ học ở nhà. Thằng bé lên giọng rất chảnh:
- Mẹ tao nói, mày sẽ không thể làm gì nếu mày không có bằng Tú Tài.
Con trai tôi đính chính:
- Tao có thể. Mày cứ nhìn mẹ tao đi. Mẹ tao không có bằng Tú Tài, nhưng mẹ tao có thể làm được rất nhiều việc. Không có bằng cấp thì đã sao? Điều đó chẳng ngăn cản được mẹ tao đâu.
Tôi nghĩ tới tất cả những điều tôi đã làm và đã học, nghĩ tới hai đứa con thông minh và xinh đẹp của tôi, nghĩ tới sự thành ở nghề nghiệp đã chọn, và tôi khẽ thì thào:
- Đúng rồi. Điều đó không ngăn cản được mình.
Giáng Sinh vẫn ở đó
Mẹ à? Con gọi điện để báo với mẹ rằng con sẽ không về nhà vào Giáng Sinh năm nay.
Thông báo của đứa con trai làm tôi bị sốc, và trái tim tôi tê cứng lại! Trong 35 năm qua, đây sẽ là mùa Giáng Sinh đầu tiên gia đình tôi không thể sum họp cùng nhau. Con gái tôi - đang có bầu và dự báo sẽ lâm bồn vào ngày 29 tháng Mười Hai - muốn có một ngày lễ yên tĩnh với chồng nó. Còn vừa tức thời, con trai tôi - đang sống ở vùng biển khác - báo rằng chức vụ mới của nó tại hãng Hàng Không không cho phép nó nghỉ ngơi trong mùa lễ bận rộn này.
Ớ nhà chúng tôi, Giáng Sinh mang ý nghĩa rất quan trọng. Chúng tôi sống vì Giáng Sinh. Tôi đi mua sắm và lựa quà Giáng Sinh trong suốt một năm ròng rã. Sau ngày lễ Tạ ơn (cuối tháng Mười Một) là tôi bắt đầu nướng bánh, nào bánh nhân táo, nào bánh nhân thịt, nào bánh quy, bánh mì đủ loại và cuối cùng là bánh kem phết sôcôla. Buổi tối của đêm trước Giáng Sinh (24 tháng Mười Hai), chúng tôi tổ chức tiệc tùng bằng các món ăn bu-phê và chỉ mở một gói quà tượng trưng thôi. Buổi sáng ngày Giáng Sinh (25 tháng Mười Hai), chúng tôi mở hết những gói quà còn lại và dùng bữa điểm tâm gia đình. Khoảng xế chiều, chúng tôi tiệc tùng thêm một lần nữa, và lần này có cả một con gà tây. Sau đó chúng tôi xúm quanh bàn tròn và chơi bài với nhau, những ván bài luôn đầy ắp tiếng cười và tiếng la ó khi có kẻ ăn gian...
Sau khi nhận được hai cú điện thoại không mong đợi, hai vợ chồng tôi buồn bã ngồi thảo luận về chuyện đi mua cây thông Nô-en, mua những món đồ trang trí, về chuyện nướng bánh, chuẩn bị con gà tây và gói quà. Cuối cùng chúng tôi quyết định năm nay - năm đầu tiên kể từ khi các con tôi chào đời - chúng tôi sẽ bỏ qua không khí tưng bùng của ngày lễ và đi ăn tối ở ngoài.
Đột nhiên Bob, chồng tôi, có vẻ già sọm hẳn. Thỉnh thoảng ảnh thở dài và nhìn chằm chằm vào khoảng không. Thời gian trôi qua, khi tháng Mười Hai tới gần, tôi có cảm tưởng mình chẳng còn tinh thần phấn khởi dành cho ngày lễ. Tuyệt vọng, tôi cảm thấy dường như mình đã mất một người thân yêu nào đó. Xét cho cùng, chúng tôi đã thuộc lòng câu nói "nếu không có gia đình thì Giáng Sinh chẳng còn là Giáng Sinh". Các tạp chí tấn công chứng tôi tới tấp bằng những bài báo ca ngợi giờ phút sum họp gia đình. Chương trình TV phát những phóng sự về niềm vui sướng của các người thân gặp gỡ nhau trong dịp lễ. Nhưng năm nay chúng tôi không có ai. Không một ai. Chúng tôi đánh mất Giáng Sinh rồi!
Một ngày đầu tháng Mười Hai, con gái tôi gọi về nhà:
- Mẹ, vậy mẹ định làm gì? Trong tủ đông của mẹ chất đầy thức ăn chưa?
Buồn bã, tôi nói cho nó biết kế hoạch của chúng tôi. Nó cất tiếng hỏi:
- Trước khi tụi con chào đời, ba và mẹ thường làm gì trong ngày lễ?
Đó là lúc tôi nhớ lại những năm đầu sau ngày cưới - không tiền bạc và sống cách xa gia đình những hai ngàn dặm. Đột nhiên tôi cảm thấy kích động! Tại sao vợ chồng tôi không thể có một ngày vui không cần con cái bên cạnh? Rốt lại, chúng tôi vẫn có thể gọi điện cho chúng. Chúng tôi vẫn có thể nướng bánh, làm kẹo và gỏi cho chúng - coi như lời thăm hỏi từ quê nhà. Tôi biết mùa lễ năm nay sẽ khó khăn cho chúng hơn là cho vợ chồng tôi. Tư tưởng ích kỷ của tôi hoàn toàn tan biến khi tôi lục lọi trong tủ để tìm mớ hũ thiếc đựng bánh quy.
Bob huýt sáo vang khi ảnh lôi những cuộn dây đèn Giáng Sinh ra ngoài và bắt đầu trang trí mặt tiền ngôi nhà. Chẳng bao lâu, mùi thơm lừng của quế và hạt nhục đậu khấu lan tỏa khắp ngôi nhà. Chúng tôi trang trí quanh máng cỏ bằng cành lá xanh cắt từ cây thông ngoài vườn.
Buổi tối của đêm trước Giáng Sinh, Bob và tôi cùng ăn những món bu-phê với nhau. Chúng tôi mở một gói quà tượng trưng, ngồi thư giãn trước lò sưởi ấm áp, và lắng nghe album nhạc mừng Nô-en của Bing Crosby.
Trong buổi lễ Mass lúc nửa đêm, vị cha xứ trẻ đứng trước bàn thờ được tô điểm lộng lẫy bằng cành cây lá đỏ và cành thông xanh, từng lời nói của cha xứ thấm sâu vào lòng tôi: "Các người đừng sợ hãi, vì ta sẽ mang đến các người một tin vui lớn lao... "
Trong buổi sáng Giáng Sinh, chúng tôi mở hết những gói quà còn lại và chuẩn bị nướng con gà tây đã được nhồi nhét gia vị. Rồi hoàng hôn buông xuống, khung cảnh bình yên vây quanh vợ chồng tôi khi chúng tôi tay trong tay, chậm bước băng qua bãi cỏ và quan sát bầu trời bắt đầu sáng rực những vì sao. Cơn gió nhẹ thổi rì rào qua bóng tối của hàng cây linh sam. Làn khói từ lò sưởi của các nhà hàng xóm bốc lên cao làm trắng xóa cả không khí. Cảnh tượng mới êm đềm làm sao!
Rốt lại, chúng tôi đâu có đánh mất Giáng Sinh. Tinh thần của ngày lễ luôn có mặt ở đó, chờ đợi chúng tôi trong đêm thánh yên lành.
Tấm thiệp mừng
Tôi nghe nói nhiêu cặp vợ chuồng yêu nhau thắm thiết đến mức họ có thể đọc được ý nghĩ của nhau. Hồi còn trẻ, tôi mơ tưởng tới loại tình cảm gắn bó như vậy, khi trưởng thành, tôi đã tìm thấy nó qua mối quan hệ với người chồng của tôi. Chúng tôi có một ngôn ngữ không lời, và có sự đồng cảm về nhau. Ánh nói lên điều mà tôi mở miệng định nói. Ánh gọi điện cho tôi khi tôi sắp cầm máy lên để gọi cho ảnh. Thậm chí chúng tôi có những giấc mơ giống nhau. Chúng tôi biết đó là món quà đặc biệt nên hết sức nâng niu và gìn giữ. Tuy nhiên, khi kỷ niệm ngày cưới lần thứ bảy của chúng tôi đến gần, quan hệ của chúng tôi bắt đầu thay đổi, và chúng tôi cảm thấy một khoảng cách lớn dần lên giữa hai đứa.
Xét theo một khía cạnh, khoảng cách là điều quá rõ ràng. Hầu như chúng tôi rất ít khi gặp mặt
nhau. Mỗi buổi sáng, chồng tôi ra đi trước lúc bình minh, lái xe một tiếng đồng hồ tới chỗ làm, nhận phiên trực kéo dài tám tiếng rưỡi đồng hồ, rồi lái xe một tiếng đồng hồ để về nhà. Chúng tôi trao đổi một nụ hôn nhanh tạm biệt nơi ngưỡng cửa và tôi ra đi để nhận phiên trực đêm toàn-thời- gian của tôi. Vợ chồng tôi biết rõ khi phần công như vậy, chúng tôi mới có đủ tiền bạc lo cho con cái, nhưng cuộc hôn nhân của chúng tôi lại chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Chúng tôi gọi điện cho nhau mỗi ngày, nhưng cuộc trò chuyện càng lúc càng gượng ép và đi theo kịch bản. Thí dụ tôi hỏi:
- Chuyến đi về nhà của anh thế nào?
- Bình thường. Như mọi ngày.
- Ngoài đường kẹt xe nhiều không?
- Không nhiều lắm. Buổi tối của em thế nào?
- Bình thường. Không có gì đặc biệt. Buổi tối anh muốn ăn gì?
- Ăn gì cũng được. Em nấu sao thì anh ăn vậy.
Chúng tôi tiếp tục trò chuyện như vậy đến khi ai đó ở chỗ làm gọi ảnh, hay bọn trẻ gọi tôi.
Tôi nhớ những buổi thảo luận mà chúng tôi thường dành cho nhau. Giờ đây chúng tôi không còn nhắc tới chuyện thời sự và chính trị nữa. Chúng tôi cũng không nhắc tới công việc của ảnh vì sếp của ảnh ngồi làm việc gần đó. Chúng tôi cũng không nhắc đến sách báo và phim ảnh, vì lâu lắm rồi tôi không đọc sách hay xem bộ phim nào.
Chúng tôi vẫn gặp mặt nhau vào ngày nghỉ cuối tuần, nhưng hầu như chúng tôi chẳng nói ra những điều chúng tôi cần nói. Sự căng thẳng của tuần lễ làm việc khiến chúng tôi mệt nhoài và cáu kỉnh, thế là chúng tôi dành thời gian để cãi nhau mỗi khi "gặp nhau cuối tuần".
Ngoài khoảng cách về vật chất, dường như tình cảm của chúng tôi cũng không còn gắn bó như xưa. Câu nói "Anh yêu em! Em yêu anh" chỉ là đầu môi chót lưỡi chứ chẳng có ý nghĩa gì hết. Chúng tôi không có thời gian bộc bạch tâm hồn hay chia sẻ những giấc mơ. Chúng tôi quá bận rộn và quá mệt mỏi, chẳng còn muốn cải thiện lại mối quan hệ tình cảm nữa. Giờ đây chúng tôi giống hệt hai người chỉ muốn "góp gạo nấu cơm chung".
Sự xa cách về tình cảm mở ra những tức giận ngấm ngầm trong lòng tôi. Theo hoàn cảnh, tôi phải dành hết thời gian của ban ngày để chăm sóc con cái và nhà cửa. Dọn bữa ăn chiều xong, tôi đi làm đến tận ba giờ sáng hôm sau mới về nhà. Tôi ganh tị với chồng tôi. Buổi tối ảnh có nhiều thời gian rảnh sau khi dỗ dành mấy đứa nhỏ ngủ. Ánh có thể đọc sách, xem TV, và lăn ra giường đánh một giấc ngon lành. Tôi cảm thấy xấu hổ vì ý nghĩ này nên không hé môi cho ảnh biết. Nhưng sự chịu đựng thầm lặng này càng làm vấn đề trầm trọng hơn.
Nỗi tuyệt vọng đè nặng lên tôi khi tiệc mừng kỷ niệm ngày cưới lần thứ bảy đến gần.
Trước ngày đó, tôi lết bộ tới tiệm bán thiệp để tìm kiếm một cái thích hợp. Trong thâm tâm, tôi tự thuyết phục mình rằng đây sẽ là tấm thiệp cuối cùng mà tôi tặng ảnh. Khi đọc qua dòng chữ tha thiết trong từng tấm thiệp một, mắt tôi chợt nhòa lệ. Tôi cảm thấy vừa yêu thương, vừa lo sợ mình sẽ đánh mất người đàn ông có ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi. Tôi hiểu mình cần phải nói cho ảnh biết mọi tâm tư tình cảm để tôi có thể vượt qua nỗi đau và sợ hãi. Tôi phải nghĩ ra cách để xoay mối quan hệ của chúng tôi trở lại trạng thái cũ. Tôi cần phải nhớ hồi đó chúng tôi gắn bó với nhau như thế nào.
Sau một tiếng đồng hồ đọc từng tấm thiệp, tôi chọn được một cái khá hoàn hảo. Những dòng chữ trong tấm thiệp nói lên hết tình cảm trong lòng tôi. Cứ như chính tay tôi đã viết ra nó vậy. Nó nói về tình yêu và lời cam kết trong cuộc hôn nhân. Nó nhắc nhở hai người yêu nhau phải chia sẻ với nhau hy vọng và ước mơ, trở ngại và thất vọng. Nó khuyến khích đôi vợ chồng hâm nóng lại mối quan hệ để mỗi ngày của họ sẽ tuyệt vời như một ngày kỷ niệm.
Buổi sáng của ngày kỷ niệm lần thứ bảy, tôi nhét tấm thiệp đó vào trong cặp táp của ảnh rồi lê chân vào phòng ngủ.
Tỉnh dậy, tôi bước xuống cầu thang và thấy một phong bì đề tên tôi đặt trên bàn trong nhà bếp. Mở phong bì ra, tôi thấy một tấm thiệp y chẳng tấm thiệp mà tôi đã tặng ảnh. Những dòng chữ tha thiết vẫn còn đọng lại trong tâm trí tôi. Chúng tôi đã mua cùng một tấm thiệp để tặng nhau. Khi tôi chộp lấy điện thoại định gọi cho ảnh thì tiếng chuông bất chợt reng lên. Tôi trả lời:
- Alô?
Giọng nói của ảnh từ bên kia đầu dây:
- Anh yêu em nhiều.
Đầu mũi tôi nóng lên và ánh mắt tôi cay cay. Miệng tôi buột ra câu trả lời nghẹn ngào:
- Em cũng yêu anh.
- Anh đã xin nghỉ hôm nay để chúng ta có thể ở bên nhau. Tối nay em xin nghỉ được không?
- Em sẽ xin nghỉ ngay sau khi chúng ta cúp máy.
- Vậy chúng ta sẽ gặp nhau trong một tiếng nữa nhé?
-Em sốt ruột chờ anh đây.
Đột nhiên khoảng cách thu hẹp lại. Khi ảnh về nhà, chúng tôi nói chuyện say sưa, cười vang dòn dã và tận hưởng sự hiện diện của nhau giống như những ngày xưa cũ. Tôi thật sự tin rằng những người có thể đọc được ý nghĩ của nhau chính là những người đang yêu nhau thắm thiết.
Một Dawn mới của tôi
Mỗi một đứa bé chào đời là một thông điệp gởi đến nhân loại, rằng thế giới này vẫn tồn tại.
- Khuyết Danh
Lần đầu tiên khi nghe Laura, con gái tôi, báo tin
nó sắp là một người mẹ - còn tôi sắp là một bà ngoại - tôi đã khóc với những giọt nước mắt hạnh phúc. Nhưng rồi tận dưới đáy lòng tôi, một điều gì thầm kín đang khuấy động.
Bốn năm trước, Dawn, con gái tôi và là em gái Laura, chết vì tai nạn giao thông ở tuổi mười bảy. Cái chết của nó đã biến tôi từ một người mẹ sung sướng trở thành một người mẹ đau buồn và tuyệt vọng. Tôi chỉ muốn chết theo, bởi vì tôi không thể chịu đựng nổi sự đau khổ. Nhưng ý nghĩ về những đứa con khác đã giữ tôi lại với cuộc sống, mặc dù lúc đó, cuộc sống của tôi thật mong manh như sợi tơ trời.
Nhưng giờ đây, một thành viên mới sắp được chào đời trong gia đình chúng tôi. Tin vui này khiến tôi nhớ đến giấc mơ đã xảy ra vài tháng sau khi Dawn chết. Trong giấc mơ, tôi thấy Dawn đang ngồi ở một chốn thật bình yên, chung quanh nó là hằng hà vô số trẻ con mới sinh ra, giống như nó đang ngồi giữa một cánh đồng toàn bông cúc dại. Qua nét mặt, tôi biết nó thật sự sung sướng. Giấc mơ ngắn ngủi đó đã tặng tôi một món quà của bình yên.
Nhưng khi Laura thông báo rằng, nếu đứa bé là con gái, nó sẽ được đặt tên là Dawn để tưởng nhớ đến người dì vắn số, thì tôi thấy lòng mình như sóng trào. Tôi đã biết điều này chưa? Tại sao tôi không biết điều này? Lẽ ra tôi phải biết điều này dù chẳng có ai nói tới.
Tôi cố gắng làm ra vẻ hài lòng, nhưng đó là sự hài lòng giả tạo bởi vì đầu óc tôi đang bận "tiêu hóa" cái tin mà tôi cho là kinh khủng đó. Tôi muốn kêu to: Khoan đã, đó là tên của con gái của mẹ mà. Con không hiểu điều đó sao? Làm sao mẹ có thể nhìn vào mắt đứa bé sơ sinh và gọi nó là Dawn Michelle, và không rơi lệ mỗi khi nghe cái tên đó được gọi lên? Tôi thấy mình vật vã với ý tưởng đó, và hầu như muốn chống đối ý định tốt đẹp của chính mình.
Một buổi sáng mùa xuân, điện thoại réo lên gọi tôi tới bệnh viện thật nhanh. Nhưng hóa ra sự vội vã lại không cần thiết, vì đứa bé nhất định không chịu chào đời. Sau hai ngày một đêm chuyển bụng, nét mặt Laura không còn sinh khí nữa. Thỉnh thoảng, tôi mỏi mệt động viên nó, lau mồ hôi trán và xoa bóp hai cổ chân sung phồng lên của nó. Ron (chồng nó) và tôi hầu như túc trực ở hai bên thành giường của nó. Chúng tôi quan sát Laura mỗi lúc một kiệt sức vì cuộc chuyển dạ kéo dài. Cuối cùng, nhắm không thể chịu đựng nổi sự tra tấn, và muốn đứa bé chào đời thật nhanh, nó quyết định sanh mổ.
Sau khi Laura được đẩy đi, con rể tôi đầu hàng mọi cảm xúc, và thế là hai dòng lệ chảy ròng ròng trên mặt nó. Tôi cũng chẳng thể làm khác đi. Một lúc sau, tôi nhìn sang chỗ Ron và hứa với nó: "Laura khỏe mạnh lắm. Rồi mẹ tròn con vuông thôi".
Giây lát sau, từ phòng bên vọng ra tiếng trẻ sơ sinh khóc oa oa. Cuối cùng thì con bé cũng chịu chào đời. Chúng tôi được phép bước vào trong đó, kịp lúc nhìn thấy cô mụ đặt một bé gái đỏ hon và khỏe mạnh xuống ngực Laura. Quàng tay ôm lấy đứa con gái mới sinh, trên khuôn mặt mệt nhoài của Laura lóe sáng lên một niềm vui sướng.
Tôi cúi người xuống ôm lấy vai Laura và hôn vào vầng trán còn rịn mồ hôi của nó. Hai má con chúng tôi nhìn nhau rồi bật khóc. Những giọt nước mắt ngọt ngào của hạnh phúc, trộn lẫn với một chút xót xa. Nhưng không sao, mọi việc rồi cũng ổn cả, bởi vì một Dawn mới của tôi đã xuất hiện. Khi tôi gạt nước mắt, mỉm cười với con gái tôi và cháu ngoại tôi, dường như cuộc sống khẽ lên tiếng thì thầm vào tai tôi: "Đó, thấy chưa? Bà có mừng là vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay không?"
Danh sách chương