Vân xuất nguy tụ đãng tiêu tiểu,
Thủy nhập thanh lâm mộng khách hương.
Sở Hành Vân không để ý tới hắn, Khổng Tử nói: “Chỉ nữ tử và tiểu nhân mới khó nuôi”, có thể thấy được tiểu nhân và nữ tử là giống nhau. Đã biết Tạ Lưu Thủy là tiểu nhân, mà nữ tử thì quá câu nệ tiểu tiết, cho nên Tạ Lưu Thủy đang bới lông tìm vết, chọn xương trong trứng gà.
Vừa suy luận như vậy, nếp nhăn trong lòng tự nhiên được vuốt phẳng. Nhưng tiểu nhân khó chơi, quân tử chỉ đành đi trước. Sở Hành Vân tắm gội qua loa, đứng dậy ra khỏi thùng, Tạ Lưu Thủy bỗng nhiên kéo nhẹ y lại, chậm rãi nói:
“Sở hiệp khách, tắm không phải như ngươi tắm, ngươi như vậy là đang ngâm người…” Nói rồi dùng ánh mắt lộ liễu ngang ngược đảo quanh cặp chân dài của Sở Hành Vân, “Ngươi xem, tiểu Sở Hành Vân của ngươi còn chưa được rửa đây. Chỉ cần lau thêm một chút, nắn nắn, xoa xoa…”
Sở Hành Vân đánh một chưởng xuống nước, tay kia kéo khăn quấn người, đáp lại: “Đêm hôm trước, người nào đó dùng miệng liếm sạch sẽ lắm rồi, ta đây không cần rửa nữa.” Dứt lời bèn quay đầu mặc áo vào, lập tức bỏ đi.
Tơ dắt hồn bị kéo căng, Tạ Lưu Thủy bị lôi vào phòng ngủ, nhìn thấy bộ quần áo mới Sở Hành Vân chọn đang treo trên giá, hắn liền đến gần xem.
Lụa trắng như bạc, áo sáng như trăng, hơi lất phất đã kéo ra vầng sáng ôn nhuận, rìa tay áo là một dải phấn đào nhàn nhạt, phối thêm thắt lưng ngọc xanh lam, thanh mà quý, nhã mà tao. Tạ Lưu Thủy cúi đầu nhìn hắc y bằng vải bố thô ráp, thắt lưng dây thừng quấn ba vòng trên người mình, nhất thời trong lòng đầy ắp những phát biểu thù giàu.
Rồi lại nhìn sang giường, cũng quý giá dọa người. Không chỉ rộng rãi quá mức như chứa đủ tam cung lục viện, mà còn là một tấm giường gỗ lê hoa vàng lân thổ ngọc thư (*). Đệm chăn mặc dù xoắn như bánh quai chẻo, mà dù sao cũng là lụa tơ tằm. Sở Hành Vân nghĩ tới đêm nay phải đến cắm chốt ở Lý phủ, chỉ có thể tranh thủ ban ngày để nghỉ ngơi dưỡng sức, thời gian là vàng, bèn xốc chăn lên, đổ nhào xuống ngủ.
(*) hình vẽ may mắn trong truyền thống Trung Quốc, tương truyền khi Khổng Tử ra đời có kỳ lân giáng thế phun ngọc và sách trước cửa, biểu thịt có thánh nhân xuất thế, về sau chỉ nhà có con trai.
Thế nhưng Tạ Lưu Thủy lại giật mình, ngay một sát na chăn bị vén lên, hắn đã nhìn thấy rõ ràng bên trong đống chăn như một ngọn núi là một con gấu to tướng.
Một con gấu bông.
Tạ Lưu Thủy thấy vậy liền bật cười, hắn trôi vào trong giường, muốn tìm hiểu ngọn ngành.
Con gấu bông này vô cùng lớn, còn cực kỳ xấu, xấu đến độ làm Tạ Lưu Thủy phải hoài nghi rằng đây là Sở Hành Vân tự tay làm, bằng không sao có thể có chức nữ nào làm ra thứ xấu như vậy tàn phá ánh mắt người khác. Trên cái cổ thô to treo một phiến lá cây, đường may xiêu vẹo, hai con mắt đen thêu còn chẳng đối xứng. Cũng may, từ đầu đến chân nó đều bị che bên trong một đống đệm chăn, nên sẽ không làm xấu mắt người ngoài.
Đều nói nữ tử luôn muốn gả cho nam tử hơi lớn tuổi, bởi vì nam tử cùng tuổi trong mắt bọn họ đều là một đám quỷ ấu trĩ. Tạ Lưu Thủy vốn luôn khịt mũi coi thường luận điệu này, nhưng nhìn Sở Hành Vân hai mươi ba tuổi ôm gấu bông ngủ trước mắt, đầu còn phải vùi vào ngực nó, hắn lập tức phải thán phục trí thông minh của nữ tử.
Hắn đi vòng quanh Sở Hành Vân một vòng, thấy y nhắm hai mắt, không để ý tới mình, rồi lại nhìn ổ chó trên giường, không muốn cùng chăn cùng gối, bèn thẳng thắn co vào trong bức tường, cuộn tròn lại ngủ.
Ngủ rồi là một vòng trăng mênh mang, tựa như giọt nước mắt trên giấy, ẩm ướt mơ hồ mờ nhòe. Làm trần thế chư viễn, hư thực mơ hồ, là “Trong mộng không biết thân là khách, một buổi tham hoan” (*)
(*) câu thơ trong bài Lãng Đào Sa Lệnh của Lý Dục, quốc quân của Nam Đường thời thời Ngũ Đại Thập Quốc.
Tạ Lưu Thủy đi giữa ngàn tầng sương mịt mờ, bừng tỉnh không biết hôm nay ngày nào, mà vẫn muốn đi bộ ra khí độ nhàn nhã.
Cuối cùng, lớp màn sương mù hé ra, hiện ra một hàng giá sách kéo dài không nhìn thấy tận cùng, trông rất giống với tàng thư các trong nhà hồi còn bé. Hắn bỗng nhiên có hứng thú đi lục, từ sau khi mẹ hắn qua đời, đủ món nhã hứng thi thư nhạc họa đều đốt đi, tâm chỉ còn lại đống tro tàn, trông mong năm tháng thổi đi.
Chỉ đến ngày giỗ hằng năm là vẫn còn viết một trang giấy thơ không ra thơ văn không ra văn, lấy chuyện trò làm an ủi. Lúc này như thể có bàn tay vân vê đống tro tàn, tuy không đến mức cháy lại, nhưng cũng khuyến khích hắn muốn rút từ giá sách xuống một cuốn đọc thử.
Tạ Lưu Thủy rút cuốn sách nằm ngoài cùng trên giá, mở ra, chỉ nhìn thấy một đứa bé sơ sinh, mở to con mắt nhìn hắn từ trong sách, làm hắn giật mình đóng sách lại.
Bình tĩnh một hồi, lại tiếp mở ra, thì ra trong sách tự có quang cảnh khác, trong sách tự có nhân sinh khác. Đứa bé sơ sinh này không phải ai khác, chính là Sở Hành Vân, chỉ là lúc này y chưa có tên, cha mẹ đứng quanh tã lót, cha y nói: “Đệ ta mới vừa sinh con trai, đặt tên là Sở Thiên, nàng nói xem con chúng ta tên là gì thì hay?”
Sở nương đáp: “Vân thiên cao nghị, nghĩa bạc vân thiên, vậy gọi là Sở Vân đi.”
Sở cha đã gần gật đầu, lại bỗng nhiên ngẩng lên: “Không được không được, Sở Vân nghe hơi nữ tính, đặt vậy thì thằng nhóc Sở Thiên kia sẽ áp con chúng ta một bậc, chúng ta phải lấy cái tên khí thế một chút, ừm… côn bằng giương cánh, cánh trải cửu thiên, hùng vĩ vô cùng, hiếm thấy trên đời, chúng ta đặt tên con là… Sở Đại Điểu đi.”
“…” Sở nương nhanh chóng ngăn cản, ” Đi theo dòng nước chảy, ngồi ngắm áng mây bay. Khoáng ý tự tại, hành vân lưu thủy, vậy cứ gọi là Sở Hành Vân đi, nếu như sinh thêm một bé gái, thì gọi là Sở Tú Vân, quyết định như vậy, không cho lão điên nhà ông đổi loạn!”
“Được được được, nương tử ta tài hoa hơn người, nghe nàng hết nghe nàng hết, chỉ là, vi phụ mong con gái sốt ruột, chờ cũng không đến, chọn ngày không bằng gặp ngày, hôm nay nương tử cùng ta làm ra Tiểu Tú Vân luôn đi, có được không?”
“Này! Ông đã là người làm cha rồi, có còn biết xấu hổ nữa không! Hành Vân mới chỉ lớn có vậy, thêm ba năm năm năm nữa hẵng… A!”
Tạ Lưu Thủy ngượng ngùng khép sách lại.
Hắn lật sách về phía sau, Sở nương quả nhiên lại mang thai, nhưng bọn họ chung quy vẫn không đợi được Tiểu Tú Vân ra đời, trong thôn bùng phát dịch bệnh, Sở cha Sở nương song song qua đời, trước lúc lâm chung, đã cậy nhờ một người tử tế đưa nhà chạy nạn, trao Sở Hành Vân cùng với gia sản, mang đến cho người em trai sống ngàn dặm ngoài núi.
Tay chân đứt đoạn, bi thống khó nhịn, cho nên cả gia đình người em trai lại càng tỉ mỉ chu đáo chăm sóc đứa bé sơ sinh này hơn, lấy đó để an ủi huynh trưởng. Theo lý, Sở Hành Vân nên gọi bọn họ là chú thím, mà vì đã coi như con đẻ, cho nên cũng dạy y gọi cha gọi mẹ.
Người lớn luôn cho rằng trẻ con không hiểu gì cả, thực ra cho dù có là trẻ sơ sinh mấy tháng cũng có tâm trí. Có câu nói, con có khóc mẹ mới biết cho bú, Sở sơ sinh dường như cũng biết mình không phải con ruột, cho nên cực kỳ giỏi khóc, dùng điều này để tranh thủ thêm nhiều tình thương.
Phàm Sở Thiên khóc, y sẽ khóc càng to tiếng hơn, khóc to át cả tiếng Sở Thiên khóc, để cha mẹ đi tới chăm sóc mình. Vừa thấy Sở Thiên có đồ chơi, y sẽ khóc sụt sùi, nức nở như con vật nhỏ, như thể chịu oan ức bằng trời, cha mẹ nhìn thấy liền vội vàng đưa đồ chơi trong tay Sở Thiên cho y.
“Oa” một tiếng muốn uống sữa, “hức” một tiếng muốn người chơi cùng, “oe” một tiếng tè ra quần, đòi có người ở bên dỗ dành ôm ôm, làm cho chú thìm rồi thì bảy cô tám dì vây quanh y, đợi đến khi ngươi mệt đến đến mức thấy chán ghét đứa bé này, nó sẽ lại nở nụ cười ngọt ngào, khiến lòng ngươi muốn tan chảy, chết cũng cam tâm.
Cứ nuôi như vậy đến ba tuổi, Sở Hành Vân đã thành báu vật của cả nhà, y thời nhỏ khác một trời một vực với hiện tại, vừa lanh lợi đáng yêu lại vừa bá đạo. Đi ra khỏi cửa, gặp mấy người thân bằng hảo hữu, từ xa đã “Cháu chào bà! Cháu chào ông! A? Bác à hôm nay bác đi đây vậy? Thím sắp đi chợ sao?”, không hề sợ người lạ chút nào, mau mồm mau miệng như con chim chiền chiện.
So sánh với Sở Hành Vân, Sở Thiên lại trầm lắng hơn, căn bản không phân biệt được bối phận cách gọi, chỉ khi cha hắn bảo hắn gọi cô bà, cô gia, mới bắt đầu đọc ra như vẹt. Thế là có gì ăn ngon chơi hay, người trong thôn đều thích cho Sở Hành Vân, Tiểu Hành Vân sẽ chọn ra thứ mình không thích, mang đi cho Sở Thiên, lần nào cũng khiến người làm anh như Sở Thiên cảm động.
Ban đêm ngủ cùng một giường, Sở Hành Vân giang rộng tay chân, như hình như đại chiếm thiên hạ, Sở Thiên thì lại co người lại, nhường địa bàn cho y, như vậy vẫn chưa đủ, Sở Hành Vân ngủ mơ còn đạp chân, làm anh lăn tới mép giường. Sở Thiên sợ em mình ngủ không thoải mái, thế là chủ động chen chúc ngủ cùng cha, để Sở đệ đệ độc chiếm cả một cái giường.
Đến năm sáu tuổi, Sở Hành Vân còn hơn cả thế nữa, vừa là báu vật cả nhà nâng trong tay, vừa là đại vương của đám trẻ con trong thôn, trên trời dưới đất mình ta vô địch. Dẫn theo một đám con nít, trèo cây trộm trứng, xuống sông mò cá, bắn chim bắt mèo bẫy thỏ, chạy loạn như con ngựa hoang đứt cương khắp núi.
Tạ Lưu Thủy xem mà liên tục hoài nghi rằng Sở Hành Vân lớn đến một nửa đã bị ai đó ly miêu tráo thái tử, bằng không đứa bé nghịch ngợm trong sách sao có thể lớn lên, trở thành bộ dạng thờ ơ không thèm để ý đến người khác như bây giờ. Trái lại là anh trai y – Sở Thiên, lại có bộ dạng trầm lặng kín tiếng cao lãnh của Sở Hành Vân hiện tại.
Có lúc Sở Dã Vân mang theo Sở Muộn Thiên đi gây chuyện, về nhà không tránh được một trận đòn no. Cũng may chú thím y đều là người mồm miệng dữ dằn mà lòng dạ mềm yếu, thích mềm không thích cứng, thế là Sở Hành Vân có thể phát huy được cái tính ranh mãnh trong xương từ cha đẻ y, vô sự tự thông sử dụng ba món pháp bảo: thứ nhất, tuyệt không tranh luận, thứ hai, bảo quỳ thì quỳ, thứ ba, liều mạng xin tha.
Chỉ thấy thím y đứng ở đó, roi mây còn chưa giơ lên, Sở sáu tuổi đã khóc thành cho người đẫm nước mắt, bàn tay nhỏ khẽ giật góc áo thím mình, bi bô van xin: “A Vân sai rồi, A Vân không bao giờ dám nữa, nương đừng đánh con đi mà được không, A Vân sợ đau, đau quá, nương ơi, nương ─── nương ─── ”
Tiếng gọi nương non nớt kéo dài đủ dài, thím y nghe thấy mà lòng dạ cứng như đá cũng mềm thành miếng thịt trai, roi mây gõ một cái bên trái, một cái bên phải, không đánh vào Sở Hành Vân chút nào, chỉ đánh cho sàn nhà vang lên lẹp bẹp.
Thực sự phạm phải chuyện lớn, không trốn được, thì sẽ đánh một cái cho có lệ, Sở Hành Vân bi thương nức nở lên một tiếng, như chim con gẫy mất cánh, làm thím nhìn vào thấy đau lòng vô cùng, đánh vào người con cái, đau lại trong lòng cha mẹ, như thể đánh một roi lên thịt trai, đau đến mức cả trái tim đều thắt lại, liền vội vàng ném roi mây dìu Tiểu Hành Vân đi ăn cơm, rồi nhìn thấy đầu gối y quỳ cho đỏ ửng, đầy đầu lại càng là “biết sai mà thay đổi thì còn gì tốt hơn nữa”, “con người đâu phải thánh hiền ai có thể không mắc lỗi”, rồi lại tự kiểm điểm xem liệu mình có quá hà khắc với đứa bé này hay không.
Sở Thiên thì khác hẳn, chảy trong xương hắn là dòng máu ăn mềm không chịu thua của cha mẹ hắn, lại bị “đầu độc” bởi tư tưởng “Chảy máu không rơi lệ”, “Uy vũ bất năng phục”, càng quật cường.
Cha mẹ mắng chửi, hắn sống lưng kiên cường đối hoàng thiên(*); cha mẹ bảo quỳ, hắn dưới gối nam nhi có hoàng kim; cha mẹ muốn đánh, hắn tan xương nát thịt vẫn không sợ. Còn có thêm ba đại pháp bảo: thứ nhất: “Con không sai!”, thứ hai: “Có giỏi cứ đánh chết con!”, thứ ba: “Đúng, đúng là con cánh cứng rồi!”
(*) là câu thơ trong bài “Hòa Tào Đông Cốc Vận” của Tạ Phương Đắc (1226-1289), thi sĩ đời Tống.
Sở Hành Vân mỗi lần nghe thấy đều lắc đầu liên tục trong lòng: Lão ca à, tự nộp mạng rồi tự nộp mạng rồi. Thím y nghe thấy, đầy đầu toàn là “thương cho roi cho vọt, ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”, kiên định cho rằng con hư phải đánh, vung roi mây lên vun vút, vút ra từng cơn gió. Không giống như Sở Hành Vân sấm ì ùng mây tí tách, Sở Thiên đầu này là cả người mảng xanh mảng tím, từng mảng đều hàng thật giá thật.
Thế nhưng kệ ngươi đại trượng phu không dễ rơi lệ, mưa bom bão đạn cũng phải gắng gượng chống đỡ, người khác lại chỉ biết rằng trẻ con biết khóc mới có sữa uống. Hàng xóm chỉ nghe thấy Sở Hành Vân khóc, đã thấy quá đáng thương, nhà đông chia ít kẹo, nhà tây đưa chút bánh, đến làm y vui.
Sở Hành Vân chia một miếng cho anh trai, lại thành sự tích em trai ngoan cảm động lòng người, đưa than sưởi ấm trong ngày tuyết rơi, hoạn nạn thấy chân tình, từ đó về sau, Sở Hành Vân muốn một thước, Sở Thiên sẽ lùi ba trượng nhường y.
Thủy nhập thanh lâm mộng khách hương.
Sở Hành Vân không để ý tới hắn, Khổng Tử nói: “Chỉ nữ tử và tiểu nhân mới khó nuôi”, có thể thấy được tiểu nhân và nữ tử là giống nhau. Đã biết Tạ Lưu Thủy là tiểu nhân, mà nữ tử thì quá câu nệ tiểu tiết, cho nên Tạ Lưu Thủy đang bới lông tìm vết, chọn xương trong trứng gà.
Vừa suy luận như vậy, nếp nhăn trong lòng tự nhiên được vuốt phẳng. Nhưng tiểu nhân khó chơi, quân tử chỉ đành đi trước. Sở Hành Vân tắm gội qua loa, đứng dậy ra khỏi thùng, Tạ Lưu Thủy bỗng nhiên kéo nhẹ y lại, chậm rãi nói:
“Sở hiệp khách, tắm không phải như ngươi tắm, ngươi như vậy là đang ngâm người…” Nói rồi dùng ánh mắt lộ liễu ngang ngược đảo quanh cặp chân dài của Sở Hành Vân, “Ngươi xem, tiểu Sở Hành Vân của ngươi còn chưa được rửa đây. Chỉ cần lau thêm một chút, nắn nắn, xoa xoa…”
Sở Hành Vân đánh một chưởng xuống nước, tay kia kéo khăn quấn người, đáp lại: “Đêm hôm trước, người nào đó dùng miệng liếm sạch sẽ lắm rồi, ta đây không cần rửa nữa.” Dứt lời bèn quay đầu mặc áo vào, lập tức bỏ đi.
Tơ dắt hồn bị kéo căng, Tạ Lưu Thủy bị lôi vào phòng ngủ, nhìn thấy bộ quần áo mới Sở Hành Vân chọn đang treo trên giá, hắn liền đến gần xem.
Lụa trắng như bạc, áo sáng như trăng, hơi lất phất đã kéo ra vầng sáng ôn nhuận, rìa tay áo là một dải phấn đào nhàn nhạt, phối thêm thắt lưng ngọc xanh lam, thanh mà quý, nhã mà tao. Tạ Lưu Thủy cúi đầu nhìn hắc y bằng vải bố thô ráp, thắt lưng dây thừng quấn ba vòng trên người mình, nhất thời trong lòng đầy ắp những phát biểu thù giàu.
Rồi lại nhìn sang giường, cũng quý giá dọa người. Không chỉ rộng rãi quá mức như chứa đủ tam cung lục viện, mà còn là một tấm giường gỗ lê hoa vàng lân thổ ngọc thư (*). Đệm chăn mặc dù xoắn như bánh quai chẻo, mà dù sao cũng là lụa tơ tằm. Sở Hành Vân nghĩ tới đêm nay phải đến cắm chốt ở Lý phủ, chỉ có thể tranh thủ ban ngày để nghỉ ngơi dưỡng sức, thời gian là vàng, bèn xốc chăn lên, đổ nhào xuống ngủ.
(*) hình vẽ may mắn trong truyền thống Trung Quốc, tương truyền khi Khổng Tử ra đời có kỳ lân giáng thế phun ngọc và sách trước cửa, biểu thịt có thánh nhân xuất thế, về sau chỉ nhà có con trai.
Thế nhưng Tạ Lưu Thủy lại giật mình, ngay một sát na chăn bị vén lên, hắn đã nhìn thấy rõ ràng bên trong đống chăn như một ngọn núi là một con gấu to tướng.
Một con gấu bông.
Tạ Lưu Thủy thấy vậy liền bật cười, hắn trôi vào trong giường, muốn tìm hiểu ngọn ngành.
Con gấu bông này vô cùng lớn, còn cực kỳ xấu, xấu đến độ làm Tạ Lưu Thủy phải hoài nghi rằng đây là Sở Hành Vân tự tay làm, bằng không sao có thể có chức nữ nào làm ra thứ xấu như vậy tàn phá ánh mắt người khác. Trên cái cổ thô to treo một phiến lá cây, đường may xiêu vẹo, hai con mắt đen thêu còn chẳng đối xứng. Cũng may, từ đầu đến chân nó đều bị che bên trong một đống đệm chăn, nên sẽ không làm xấu mắt người ngoài.
Đều nói nữ tử luôn muốn gả cho nam tử hơi lớn tuổi, bởi vì nam tử cùng tuổi trong mắt bọn họ đều là một đám quỷ ấu trĩ. Tạ Lưu Thủy vốn luôn khịt mũi coi thường luận điệu này, nhưng nhìn Sở Hành Vân hai mươi ba tuổi ôm gấu bông ngủ trước mắt, đầu còn phải vùi vào ngực nó, hắn lập tức phải thán phục trí thông minh của nữ tử.
Hắn đi vòng quanh Sở Hành Vân một vòng, thấy y nhắm hai mắt, không để ý tới mình, rồi lại nhìn ổ chó trên giường, không muốn cùng chăn cùng gối, bèn thẳng thắn co vào trong bức tường, cuộn tròn lại ngủ.
Ngủ rồi là một vòng trăng mênh mang, tựa như giọt nước mắt trên giấy, ẩm ướt mơ hồ mờ nhòe. Làm trần thế chư viễn, hư thực mơ hồ, là “Trong mộng không biết thân là khách, một buổi tham hoan” (*)
(*) câu thơ trong bài Lãng Đào Sa Lệnh của Lý Dục, quốc quân của Nam Đường thời thời Ngũ Đại Thập Quốc.
Tạ Lưu Thủy đi giữa ngàn tầng sương mịt mờ, bừng tỉnh không biết hôm nay ngày nào, mà vẫn muốn đi bộ ra khí độ nhàn nhã.
Cuối cùng, lớp màn sương mù hé ra, hiện ra một hàng giá sách kéo dài không nhìn thấy tận cùng, trông rất giống với tàng thư các trong nhà hồi còn bé. Hắn bỗng nhiên có hứng thú đi lục, từ sau khi mẹ hắn qua đời, đủ món nhã hứng thi thư nhạc họa đều đốt đi, tâm chỉ còn lại đống tro tàn, trông mong năm tháng thổi đi.
Chỉ đến ngày giỗ hằng năm là vẫn còn viết một trang giấy thơ không ra thơ văn không ra văn, lấy chuyện trò làm an ủi. Lúc này như thể có bàn tay vân vê đống tro tàn, tuy không đến mức cháy lại, nhưng cũng khuyến khích hắn muốn rút từ giá sách xuống một cuốn đọc thử.
Tạ Lưu Thủy rút cuốn sách nằm ngoài cùng trên giá, mở ra, chỉ nhìn thấy một đứa bé sơ sinh, mở to con mắt nhìn hắn từ trong sách, làm hắn giật mình đóng sách lại.
Bình tĩnh một hồi, lại tiếp mở ra, thì ra trong sách tự có quang cảnh khác, trong sách tự có nhân sinh khác. Đứa bé sơ sinh này không phải ai khác, chính là Sở Hành Vân, chỉ là lúc này y chưa có tên, cha mẹ đứng quanh tã lót, cha y nói: “Đệ ta mới vừa sinh con trai, đặt tên là Sở Thiên, nàng nói xem con chúng ta tên là gì thì hay?”
Sở nương đáp: “Vân thiên cao nghị, nghĩa bạc vân thiên, vậy gọi là Sở Vân đi.”
Sở cha đã gần gật đầu, lại bỗng nhiên ngẩng lên: “Không được không được, Sở Vân nghe hơi nữ tính, đặt vậy thì thằng nhóc Sở Thiên kia sẽ áp con chúng ta một bậc, chúng ta phải lấy cái tên khí thế một chút, ừm… côn bằng giương cánh, cánh trải cửu thiên, hùng vĩ vô cùng, hiếm thấy trên đời, chúng ta đặt tên con là… Sở Đại Điểu đi.”
“…” Sở nương nhanh chóng ngăn cản, ” Đi theo dòng nước chảy, ngồi ngắm áng mây bay. Khoáng ý tự tại, hành vân lưu thủy, vậy cứ gọi là Sở Hành Vân đi, nếu như sinh thêm một bé gái, thì gọi là Sở Tú Vân, quyết định như vậy, không cho lão điên nhà ông đổi loạn!”
“Được được được, nương tử ta tài hoa hơn người, nghe nàng hết nghe nàng hết, chỉ là, vi phụ mong con gái sốt ruột, chờ cũng không đến, chọn ngày không bằng gặp ngày, hôm nay nương tử cùng ta làm ra Tiểu Tú Vân luôn đi, có được không?”
“Này! Ông đã là người làm cha rồi, có còn biết xấu hổ nữa không! Hành Vân mới chỉ lớn có vậy, thêm ba năm năm năm nữa hẵng… A!”
Tạ Lưu Thủy ngượng ngùng khép sách lại.
Hắn lật sách về phía sau, Sở nương quả nhiên lại mang thai, nhưng bọn họ chung quy vẫn không đợi được Tiểu Tú Vân ra đời, trong thôn bùng phát dịch bệnh, Sở cha Sở nương song song qua đời, trước lúc lâm chung, đã cậy nhờ một người tử tế đưa nhà chạy nạn, trao Sở Hành Vân cùng với gia sản, mang đến cho người em trai sống ngàn dặm ngoài núi.
Tay chân đứt đoạn, bi thống khó nhịn, cho nên cả gia đình người em trai lại càng tỉ mỉ chu đáo chăm sóc đứa bé sơ sinh này hơn, lấy đó để an ủi huynh trưởng. Theo lý, Sở Hành Vân nên gọi bọn họ là chú thím, mà vì đã coi như con đẻ, cho nên cũng dạy y gọi cha gọi mẹ.
Người lớn luôn cho rằng trẻ con không hiểu gì cả, thực ra cho dù có là trẻ sơ sinh mấy tháng cũng có tâm trí. Có câu nói, con có khóc mẹ mới biết cho bú, Sở sơ sinh dường như cũng biết mình không phải con ruột, cho nên cực kỳ giỏi khóc, dùng điều này để tranh thủ thêm nhiều tình thương.
Phàm Sở Thiên khóc, y sẽ khóc càng to tiếng hơn, khóc to át cả tiếng Sở Thiên khóc, để cha mẹ đi tới chăm sóc mình. Vừa thấy Sở Thiên có đồ chơi, y sẽ khóc sụt sùi, nức nở như con vật nhỏ, như thể chịu oan ức bằng trời, cha mẹ nhìn thấy liền vội vàng đưa đồ chơi trong tay Sở Thiên cho y.
“Oa” một tiếng muốn uống sữa, “hức” một tiếng muốn người chơi cùng, “oe” một tiếng tè ra quần, đòi có người ở bên dỗ dành ôm ôm, làm cho chú thìm rồi thì bảy cô tám dì vây quanh y, đợi đến khi ngươi mệt đến đến mức thấy chán ghét đứa bé này, nó sẽ lại nở nụ cười ngọt ngào, khiến lòng ngươi muốn tan chảy, chết cũng cam tâm.
Cứ nuôi như vậy đến ba tuổi, Sở Hành Vân đã thành báu vật của cả nhà, y thời nhỏ khác một trời một vực với hiện tại, vừa lanh lợi đáng yêu lại vừa bá đạo. Đi ra khỏi cửa, gặp mấy người thân bằng hảo hữu, từ xa đã “Cháu chào bà! Cháu chào ông! A? Bác à hôm nay bác đi đây vậy? Thím sắp đi chợ sao?”, không hề sợ người lạ chút nào, mau mồm mau miệng như con chim chiền chiện.
So sánh với Sở Hành Vân, Sở Thiên lại trầm lắng hơn, căn bản không phân biệt được bối phận cách gọi, chỉ khi cha hắn bảo hắn gọi cô bà, cô gia, mới bắt đầu đọc ra như vẹt. Thế là có gì ăn ngon chơi hay, người trong thôn đều thích cho Sở Hành Vân, Tiểu Hành Vân sẽ chọn ra thứ mình không thích, mang đi cho Sở Thiên, lần nào cũng khiến người làm anh như Sở Thiên cảm động.
Ban đêm ngủ cùng một giường, Sở Hành Vân giang rộng tay chân, như hình như đại chiếm thiên hạ, Sở Thiên thì lại co người lại, nhường địa bàn cho y, như vậy vẫn chưa đủ, Sở Hành Vân ngủ mơ còn đạp chân, làm anh lăn tới mép giường. Sở Thiên sợ em mình ngủ không thoải mái, thế là chủ động chen chúc ngủ cùng cha, để Sở đệ đệ độc chiếm cả một cái giường.
Đến năm sáu tuổi, Sở Hành Vân còn hơn cả thế nữa, vừa là báu vật cả nhà nâng trong tay, vừa là đại vương của đám trẻ con trong thôn, trên trời dưới đất mình ta vô địch. Dẫn theo một đám con nít, trèo cây trộm trứng, xuống sông mò cá, bắn chim bắt mèo bẫy thỏ, chạy loạn như con ngựa hoang đứt cương khắp núi.
Tạ Lưu Thủy xem mà liên tục hoài nghi rằng Sở Hành Vân lớn đến một nửa đã bị ai đó ly miêu tráo thái tử, bằng không đứa bé nghịch ngợm trong sách sao có thể lớn lên, trở thành bộ dạng thờ ơ không thèm để ý đến người khác như bây giờ. Trái lại là anh trai y – Sở Thiên, lại có bộ dạng trầm lặng kín tiếng cao lãnh của Sở Hành Vân hiện tại.
Có lúc Sở Dã Vân mang theo Sở Muộn Thiên đi gây chuyện, về nhà không tránh được một trận đòn no. Cũng may chú thím y đều là người mồm miệng dữ dằn mà lòng dạ mềm yếu, thích mềm không thích cứng, thế là Sở Hành Vân có thể phát huy được cái tính ranh mãnh trong xương từ cha đẻ y, vô sự tự thông sử dụng ba món pháp bảo: thứ nhất, tuyệt không tranh luận, thứ hai, bảo quỳ thì quỳ, thứ ba, liều mạng xin tha.
Chỉ thấy thím y đứng ở đó, roi mây còn chưa giơ lên, Sở sáu tuổi đã khóc thành cho người đẫm nước mắt, bàn tay nhỏ khẽ giật góc áo thím mình, bi bô van xin: “A Vân sai rồi, A Vân không bao giờ dám nữa, nương đừng đánh con đi mà được không, A Vân sợ đau, đau quá, nương ơi, nương ─── nương ─── ”
Tiếng gọi nương non nớt kéo dài đủ dài, thím y nghe thấy mà lòng dạ cứng như đá cũng mềm thành miếng thịt trai, roi mây gõ một cái bên trái, một cái bên phải, không đánh vào Sở Hành Vân chút nào, chỉ đánh cho sàn nhà vang lên lẹp bẹp.
Thực sự phạm phải chuyện lớn, không trốn được, thì sẽ đánh một cái cho có lệ, Sở Hành Vân bi thương nức nở lên một tiếng, như chim con gẫy mất cánh, làm thím nhìn vào thấy đau lòng vô cùng, đánh vào người con cái, đau lại trong lòng cha mẹ, như thể đánh một roi lên thịt trai, đau đến mức cả trái tim đều thắt lại, liền vội vàng ném roi mây dìu Tiểu Hành Vân đi ăn cơm, rồi nhìn thấy đầu gối y quỳ cho đỏ ửng, đầy đầu lại càng là “biết sai mà thay đổi thì còn gì tốt hơn nữa”, “con người đâu phải thánh hiền ai có thể không mắc lỗi”, rồi lại tự kiểm điểm xem liệu mình có quá hà khắc với đứa bé này hay không.
Sở Thiên thì khác hẳn, chảy trong xương hắn là dòng máu ăn mềm không chịu thua của cha mẹ hắn, lại bị “đầu độc” bởi tư tưởng “Chảy máu không rơi lệ”, “Uy vũ bất năng phục”, càng quật cường.
Cha mẹ mắng chửi, hắn sống lưng kiên cường đối hoàng thiên(*); cha mẹ bảo quỳ, hắn dưới gối nam nhi có hoàng kim; cha mẹ muốn đánh, hắn tan xương nát thịt vẫn không sợ. Còn có thêm ba đại pháp bảo: thứ nhất: “Con không sai!”, thứ hai: “Có giỏi cứ đánh chết con!”, thứ ba: “Đúng, đúng là con cánh cứng rồi!”
(*) là câu thơ trong bài “Hòa Tào Đông Cốc Vận” của Tạ Phương Đắc (1226-1289), thi sĩ đời Tống.
Sở Hành Vân mỗi lần nghe thấy đều lắc đầu liên tục trong lòng: Lão ca à, tự nộp mạng rồi tự nộp mạng rồi. Thím y nghe thấy, đầy đầu toàn là “thương cho roi cho vọt, ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”, kiên định cho rằng con hư phải đánh, vung roi mây lên vun vút, vút ra từng cơn gió. Không giống như Sở Hành Vân sấm ì ùng mây tí tách, Sở Thiên đầu này là cả người mảng xanh mảng tím, từng mảng đều hàng thật giá thật.
Thế nhưng kệ ngươi đại trượng phu không dễ rơi lệ, mưa bom bão đạn cũng phải gắng gượng chống đỡ, người khác lại chỉ biết rằng trẻ con biết khóc mới có sữa uống. Hàng xóm chỉ nghe thấy Sở Hành Vân khóc, đã thấy quá đáng thương, nhà đông chia ít kẹo, nhà tây đưa chút bánh, đến làm y vui.
Sở Hành Vân chia một miếng cho anh trai, lại thành sự tích em trai ngoan cảm động lòng người, đưa than sưởi ấm trong ngày tuyết rơi, hoạn nạn thấy chân tình, từ đó về sau, Sở Hành Vân muốn một thước, Sở Thiên sẽ lùi ba trượng nhường y.
Danh sách chương