Trong huyết quản Ái Lan luân lưu dòng máu hiền thục của mẹ hòa lẫn với bản chất nghĩa hiệp nhân từ của cha. Tiếc thay là bà Minh đã mất được gần mười năm nay sau một cơn bạo bệnh. Lòng nhớ thương vợ hiền, ông Minh đem trút lại cả cho đứa con gái yêu độc nhất. Việc học hành của Ái Lan được ông trông coi săn sóc rất chu đáo. Trong thâm tâm, ông Minh vẫn âm thầm hãnh diện là đã truyền lại được cho con cái trí thông minh sáng suốt và cái thói quen tốt là suy nghĩ về vấn đề gì cũng thật chính chắn và xét đoán sự việc bao giờ cũng thật vô tư.
Vì thế, thêm cái đức tính kín đáo, Ái Lan tuy chưa đầy mười sáu tuổi mà đã được ông Minh hỏi ý kiến và bàn cãi về nhiều vụ kiện tụng quan trọng.
Em lại còn thường thấy cha tiếp chuyện một số các thám tử nổi tiếng, đến xin ý kiến và học hỏi những kinh nghiệm già dặn của luật sư Minh trong nhiều vụ điều tra quan trọng.
Ái Lan say mê theo dõi cuộc đối thoại giữa cha và các nhà thám tử. Các ông khách này chỉ nói ít nhưng nghe thì thật nhiều. Họ như ghi tâm từng lời nói của người đàn anh. Những lời nói rất quý báu giúp được họ thành công trong sứ mạng cao quý : bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân lương thiện.
Gặp một việc gì mờ ám là thế nào Ái Lan cũng tìm bằng được cách dúng tay vào và chỉ chịu nghỉ ngơi khi đã khám phá được điều bí mật. Chính ông Minh đã nhiều lần, nhờ nghe theo ý kiến của em, mà đạt được kết quả mong muốn trong một vài vụ mà chính ông cũng chưa tìm ra cách giải quyết. Ông thường nhủ thầm một cách thích thú câu : "Con bé đôi khi có nhiều ý kiến thật độc đáo" và ông mệnh danh những ý kiến độc đáo đó là những trực giác.
Thế rồi, khi nghe dân chúng xầm xì về vụ gia tài của cụ Phạm Tú Doanh, Ái Lan đã chú tâm đặc biệt. Và để ý nghe ngóng đây đó, em nghi là bên trong đã có một điều gì bí mật.
Đột nhiên em cất tiếng hỏi ông Minh :
- Ba này ! Theo ba thì thật ra cụ Doanh đã viết tờ di chúc thứ hai đó chưa, hả ba ?
Ông Minh bật reo lên :
- Chà ! Con hỏi gì mà khó quá, như ông Tòa hỏi cung vậy ? - Nét mặt ông hiện lên vẻ đùa vui chế diễu, nhưng kỳ thực trong lòng ông cảm thấy hân hoan thích thú khi nghe câu hỏi rất thông minh của đứa con yêu. - Thì ba cũng chỉ biết đại khái như con vậy thôi ! Chứ có hơn gì đâu !
Nhưng sau gần nửa phút im lặng, chợt ông bảo Ái Lan :
- A ! Có một điểm này... À ! Nhưng thôi, chẳng nên cho con biết vì thực ra thì cũng không có gì là rõ rệt lắm.
Ái Lan nhảy chồm ngay lên :
- Điểm gì đó ba ? Ba nói sao ? Có điểm gì mà ba định nói rồi lại thôi vậy ? Nói đi ba ! Nói cho con biết đi, ba !
- Đây, chỉ có thế này : hỏi năm ngoái, có một bữa, ba gặp cụ Doanh đi cùng với luật sư Nguyễn Hữu Công tới Ngân hàng Di Linh.
- A ! Luật sư Công chuyên coi về các chứng thư, tờ di chúc về gia tài di sản đó hả ba ?
- Đúng đó con ! Ba thấy rõ ràng ông Công cùng với cụ Doanh đang chăm chú hỏi việc gì đó, nơi ô cửa bên cạnh kế ô cửa của ba. Ba cũng không có ý định nghe lén chuyện riêng của người khác, nhưng vì hai người kề sát gần bên quá, nên lời đối thoại của họ rõ mồn một lọt vào tai ba. Thì ra hai người đang nói về một tờ chúc thơ gì đó. Ba không để ý lắm nhưng có một câu cụ Doanh nói khá lớn : cụ hẹn với luật sư Công ngày mai cụ sẽ tới văn phòng ông.
- Nếu vậy thì quả là cụ Doanh đã quyết định làm một tờ di chúc khác rồi đó ba à !
- Ừ ! Khi nghe cụ Doanh hẹn gặp ông Công như thế, ba cũng chợt có ý nghĩ như con vậy đó !
Ái Lan nét mặt đăm chiêu lẩm bẩm :
- Năm ngoái, năm ngoái cụ Doanh hẹn đến tìm luật sư Công ! Nghĩa là hai năm sau khi cụ Doanh viết lời di ngôn để lại của cải cho gia đình Phạm Văn Phàm thừa hưởng ! Phải vậy không, ba ?
- Đúng đó con ! Đúng là cụ già Doanh đã muốn thay đổi lại một vài điểm trong lá chúc thư thứ nhất, và ba chắc rằng cụ có ý truất quyền thừa hưởng toàn phần di sản của cụ hiện ở trong tay ông Phàm. Nhưng có một điều gay nhất là không hiểu cụ thực hành cái ý định đó chưa ?
Ái Lan chợt hỏi :
- Ông luật sư Công có quen ba không hả ba ?
- Quen chứ ! Ông ấy và ba cùng học Trường Luật một khóa mà !
- Thế à ! Vậy thì tại sao ba không hỏi thẳng ông Công là cụ Doanh đã nhờ ông làm tờ di chúc thứ hai chưa ?
- Hỏi thẳng ông Công chuyện đó ? Ba ngại một điều họ sẽ ình là tò mò tọc mạch, khi không lại xía vô chuyện riêng tư của người ta làm gì !
Ái Lan nhìn thẳng mặt người cha yêu quý, giọng nói của em nghe chắc nịch :
- Con chắc không khi nào luật sư Công lại dám nói với ba như thế đâu ! Bây giờ ba đang nổi tiếng, thì nếu ba có nhúng tay vào việc gì của các luật sư bạn bè của ba, con cho rằng các ông ấy lại lấy làm thích thú hơn nữa ấy chứ. Ba ơi ! Ba cứ hỏi luật sư Công chuyện đó đi nghe, ba ! Chiều con chút đi, ba !
- Cưng của ba, nghe đây này ! Ba không hứa chắc với con là ba sẽ đột ngột hỏi thẳng luật sư Công về một vấn đề quan trọng ông đang nắm trong tay như vậy... Nhưng ba muốn biết tại
Vì thế, thêm cái đức tính kín đáo, Ái Lan tuy chưa đầy mười sáu tuổi mà đã được ông Minh hỏi ý kiến và bàn cãi về nhiều vụ kiện tụng quan trọng.
Em lại còn thường thấy cha tiếp chuyện một số các thám tử nổi tiếng, đến xin ý kiến và học hỏi những kinh nghiệm già dặn của luật sư Minh trong nhiều vụ điều tra quan trọng.
Ái Lan say mê theo dõi cuộc đối thoại giữa cha và các nhà thám tử. Các ông khách này chỉ nói ít nhưng nghe thì thật nhiều. Họ như ghi tâm từng lời nói của người đàn anh. Những lời nói rất quý báu giúp được họ thành công trong sứ mạng cao quý : bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân lương thiện.
Gặp một việc gì mờ ám là thế nào Ái Lan cũng tìm bằng được cách dúng tay vào và chỉ chịu nghỉ ngơi khi đã khám phá được điều bí mật. Chính ông Minh đã nhiều lần, nhờ nghe theo ý kiến của em, mà đạt được kết quả mong muốn trong một vài vụ mà chính ông cũng chưa tìm ra cách giải quyết. Ông thường nhủ thầm một cách thích thú câu : "Con bé đôi khi có nhiều ý kiến thật độc đáo" và ông mệnh danh những ý kiến độc đáo đó là những trực giác.
Thế rồi, khi nghe dân chúng xầm xì về vụ gia tài của cụ Phạm Tú Doanh, Ái Lan đã chú tâm đặc biệt. Và để ý nghe ngóng đây đó, em nghi là bên trong đã có một điều gì bí mật.
Đột nhiên em cất tiếng hỏi ông Minh :
- Ba này ! Theo ba thì thật ra cụ Doanh đã viết tờ di chúc thứ hai đó chưa, hả ba ?
Ông Minh bật reo lên :
- Chà ! Con hỏi gì mà khó quá, như ông Tòa hỏi cung vậy ? - Nét mặt ông hiện lên vẻ đùa vui chế diễu, nhưng kỳ thực trong lòng ông cảm thấy hân hoan thích thú khi nghe câu hỏi rất thông minh của đứa con yêu. - Thì ba cũng chỉ biết đại khái như con vậy thôi ! Chứ có hơn gì đâu !
Nhưng sau gần nửa phút im lặng, chợt ông bảo Ái Lan :
- A ! Có một điểm này... À ! Nhưng thôi, chẳng nên cho con biết vì thực ra thì cũng không có gì là rõ rệt lắm.
Ái Lan nhảy chồm ngay lên :
- Điểm gì đó ba ? Ba nói sao ? Có điểm gì mà ba định nói rồi lại thôi vậy ? Nói đi ba ! Nói cho con biết đi, ba !
- Đây, chỉ có thế này : hỏi năm ngoái, có một bữa, ba gặp cụ Doanh đi cùng với luật sư Nguyễn Hữu Công tới Ngân hàng Di Linh.
- A ! Luật sư Công chuyên coi về các chứng thư, tờ di chúc về gia tài di sản đó hả ba ?
- Đúng đó con ! Ba thấy rõ ràng ông Công cùng với cụ Doanh đang chăm chú hỏi việc gì đó, nơi ô cửa bên cạnh kế ô cửa của ba. Ba cũng không có ý định nghe lén chuyện riêng của người khác, nhưng vì hai người kề sát gần bên quá, nên lời đối thoại của họ rõ mồn một lọt vào tai ba. Thì ra hai người đang nói về một tờ chúc thơ gì đó. Ba không để ý lắm nhưng có một câu cụ Doanh nói khá lớn : cụ hẹn với luật sư Công ngày mai cụ sẽ tới văn phòng ông.
- Nếu vậy thì quả là cụ Doanh đã quyết định làm một tờ di chúc khác rồi đó ba à !
- Ừ ! Khi nghe cụ Doanh hẹn gặp ông Công như thế, ba cũng chợt có ý nghĩ như con vậy đó !
Ái Lan nét mặt đăm chiêu lẩm bẩm :
- Năm ngoái, năm ngoái cụ Doanh hẹn đến tìm luật sư Công ! Nghĩa là hai năm sau khi cụ Doanh viết lời di ngôn để lại của cải cho gia đình Phạm Văn Phàm thừa hưởng ! Phải vậy không, ba ?
- Đúng đó con ! Đúng là cụ già Doanh đã muốn thay đổi lại một vài điểm trong lá chúc thư thứ nhất, và ba chắc rằng cụ có ý truất quyền thừa hưởng toàn phần di sản của cụ hiện ở trong tay ông Phàm. Nhưng có một điều gay nhất là không hiểu cụ thực hành cái ý định đó chưa ?
Ái Lan chợt hỏi :
- Ông luật sư Công có quen ba không hả ba ?
- Quen chứ ! Ông ấy và ba cùng học Trường Luật một khóa mà !
- Thế à ! Vậy thì tại sao ba không hỏi thẳng ông Công là cụ Doanh đã nhờ ông làm tờ di chúc thứ hai chưa ?
- Hỏi thẳng ông Công chuyện đó ? Ba ngại một điều họ sẽ ình là tò mò tọc mạch, khi không lại xía vô chuyện riêng tư của người ta làm gì !
Ái Lan nhìn thẳng mặt người cha yêu quý, giọng nói của em nghe chắc nịch :
- Con chắc không khi nào luật sư Công lại dám nói với ba như thế đâu ! Bây giờ ba đang nổi tiếng, thì nếu ba có nhúng tay vào việc gì của các luật sư bạn bè của ba, con cho rằng các ông ấy lại lấy làm thích thú hơn nữa ấy chứ. Ba ơi ! Ba cứ hỏi luật sư Công chuyện đó đi nghe, ba ! Chiều con chút đi, ba !
- Cưng của ba, nghe đây này ! Ba không hứa chắc với con là ba sẽ đột ngột hỏi thẳng luật sư Công về một vấn đề quan trọng ông đang nắm trong tay như vậy... Nhưng ba muốn biết tại
Danh sách chương