Giống Rồng
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ sáu:
Thành Đại La, Lý Nguyên Gia lo ốm.
Đất Đằng Châu, Tồn Thành đấu anh tài.
Chương 6.4 Tâm tình của Tồn Thành Đô úy
Đến quá trưa, không thấy Đan về, Thành cho người đi dò hỏi, thì tin báo về đám quan quân quét qua làng cũ. Già trẻ, đàn bà đều bị bắt bớ. Đến khi chiều tối lại có thêm ba bốn chục đàn bà cùng trẻ con mặt mũi lấm lét chạy đến. Hỏi ra thì cả làng bị bọn quân Tống Bình đốt phá. Có người mách cho bọn chúng, người làng Nhất Dạ đã giúp giặc chạy trốn. Đám thanh niên nghe tin mà cáu giận cả trăm người, trời sắp tối la lối om xòm đòi quay lại làng cũ mà báo thù cho những người đã nằm xuống. Thành lệnh cho mọi người bình tĩnh chờ tin mới báo về.
Nửa đêm, tiếng vó ngựa cùng đoàn người rầm rầm. Thành cho đám lính phục kích, bắt được đám đà bà, trẻ con lên đến nghìn người. Đám thanh niên trai tráng hồ hởi tìm nhận vợ con. Có những kẻ chẳng may vợ con bị tàn sát mím môi, cắn lợi đi chặt tre làm mũi giáo liều chết chạy lại làng cũ. Thành không kiểm soát được, sai bọn lính chặn đầu. Có giọng nói ầm vang từ phía bờ sông, Thành mừng vui chạy tới. Đan giục giã:
- Mọi người hãy mau mau chạy theo Đỗ tướng quân về đất Hiến. Còn những anh em này, mọi người hãy cùng ta đi phía sau chặn hậu cho mọi người. Đám lính cầm đầu là tên Long Trạch, dũng mãnh như hổ cọp, giết người không hề chớp mắt. Mau mau chạy đi.
Hơn ba nghìn người, già trẻ, gái trai nheo nhóc đang đêm chạy xuôi theo dòng chảy Xích Đằng về đất Hiến. Hơn một trăm người ở lại hò hét quyết chặn đứng đám lính hung hãn từ phía Tống Bình chảy xuống. Thành còn ngập ngừng chưa đi, Đan giục giã:
- Tướng quân mau đi. Việc nơi này cứ để bọn ta lo.
Thành cáo biệt cáo lui, thúc ngựa dẫn đoàn người chạy về đất Hiến. Đan sai đám người ở lại chặt tre vót nhọn cắm vào những cây chuối lớn cùng lá dứa gai ném ngổn ngang trên đường đi. Lại dùng lưới cụ, gậy gộc sẵn sàng núp vào các bụi gai ven đường chờ quân lính đến xông ra mà đánh.
Có một phụ nữ cắp theo hai đứa trẻ, chân dẻo bước trên đường. Đan nhận ra vợ mình vội vàng xua chỗ bụi gai gọi vào núp. Chử Thị hốt hoảng ú ớ kêu lên. Nàng nhận ra chồng, bình tĩnh trở lại. Đan hỏi:
- Còn ai ở phía sau không? - Có. Toàn là lính.
- Cha đâu, anh cả, chị dâu, các cháu đâu. Còn Chử Minh nó đâu.
Nàng đặt tay lên ngực mà thở, hai đứa trẻ buống xuống ôm lấy chân Đan. Đứa con gái khóc lóc:
- Chú ơi. Cô ơi. Cứu ông nội, bố mẹ cùng em cháu. Bọn nó bắt ông nội và cha cháu đi rồi.
Thị nhìn hai đứa, tóc rũ rượi. Tiếng thở nhẹ dần, Thị ôm đứa bé vào lòng, tay vỗ nhẹ lưng nó mà trả lời Đan:
- Anh Thoán cùng cha bị bọn nó bắt đi cả rồi. Chị dâu dắt tay thằng Minh và thằng Thoan đi đến đoạn thành cũ huyện Cao Lăng thì bị một đám người bắt đi. Em mang theo hai đứa nhỏ chạy miết, tới chỗ này gặp chàng.
- Em cùng hai con chạy đi. Chỗ này ta lo.
Bọn trẻ con khóc thé xé toang không gian tĩnh lặng. Đan giương roi tre lên, hai đứa nín ngay. Thị nhìn quay lại nhìn chồng, nước mắt ngắn dài ôm hai đứa chạy cúi mặt chạy về đông nam.
Sáng ngày sau, đám lính đuổi đến đất nam Xích Đằng, dân gọi xứ ấy là Đằng Châu. Quân của Sĩ Giao chờ tại đó đánh tan, đuổi được lính Tống Bình. Long Trạch liền rút quân theo huyện cũ Cao Lăng về huyện Nam Định. Sĩ Giao gặp chàng trai khi đêm đã chặn địch, liền xin ý dụ Chí Liệt phong cho chàng đất đó mà lập.
Chí Liệt nghe vậy mà lòng mừng vui khôn xiết, cho gọi chàng. Chàng tới nhận ý dụ mặt mày không vui. Chí Liệt hỏi:
- Anh lập được công lớn. Ta thưởng cho anh. Cớ sao mặt mày ủ rũ.
- Bẩm tướng quân. Cha tôi cùng huynh trưởng bị bọn người đó bắt đi. Chị dâu cùng các cháu còn chưa rõ nơi nào. Đánh đuổi được bọn nó nhưng lòng còn chưa dứt nghĩ.
Chí Liệt nghe liền sai người đi khắp nơi dò hỏi. Đến tối muộn, tin báo về có người phụ nữ cùng hai đứa trẻ được người Ngọc Đường trang bắt được. Đan liền thúc ngựa tìm Phạm gia để hỏi tin. Gặp được ba người đó, Đan đưa về ngay đất Đằng Châu.
Nhiều ngày trôi qua, không có tin tức về cha, và chồng. Đàm Thị bỏ hai đứa trẻ ở lại với Đan đi tìm chồng. Bọn trẻ con không có cha mẹ ở bên, cũng đi lang thang. Đan phải cho người kiếm về, ngày đêm coi xét kỹ càng.
Đan cùng vợ giữ đất Đằng Châu, ngày ngày cùng đám trai tráng dẫn thuyền ra sông. Chàng đứng tấn đợi cá cắn câu, tung cước kéo cần. Thuyền đầy ắp cá tôm, thẳng hàng thẳng lối như dàn trận trên sông, khoảng cách đủ an toàn để các thuyền hỗ trợ cho nhau, cũng đủ xa để lưới giăng khoảng rộng. Lưới cụ phía trên, giáo gươm đáy thuyền. Đêm về, kẻ thức người ngủ canh gác nghiêm ngặt, cá tôm đủ đầy, chẳng thất thoát một con nào. Những bà, những mẹ đi cùng trẻ con đi khắp các chợ Chu Diên đổi lấy thóc lúa, lợn gà, bò trâu chẳng khi nào thiếu đói. Bấy giờ dải đất đông nam đã yên.
Tiếng chim kêu trên rặng tre rủ bóng xuống dòng sông mát rượi. Bóng tre tha thướt tựa cô gái đang buông tóc dài ghé xuống mặt nước lăn tăn những gợn nhỏ đang chảy về đông. Tồn Thành ném đá xuống mặt nước xua đàn cá nhỏ đang bơi tung tăng phía sát bờ sông. Một chú cá nhảy lên khoảnh đất gần đó nằm im bất động. Chàng nghĩ rằng cá yếu sắp chết thịt sẽ chẳng ngon nên không bắt về. Chàng dùng sáo trúc thổi vang bài ca sông Mã khi xưa chàng cùng quân lính bộ hành khắp dải đất Ái Châu. Sĩ Giao cho gọi Tồn Thành tới trại bàn chuyện.
Dứt tiếng sáo trong veo, chàng đi qua chỗ con cá đang nằm. Kiến bâu đầy mình, trật ra cả thịt cá đỏ bên trong vảy đen đốm nâu đất. Chàng dùng que tre gẩy gẩy vào mình nó, nó quẫy mạnh nhảy xuống nước sông chỗ đám cá con đang bơi. Đám kiến bâu trên người nó theo người nó mà rơi hết xuống mặt nước. Đám cá con bơi lên mặt nước thi nhau ăn lấy ăn để dường như đã quá đói từ rất lâu.
Chàng mỉm cười, phủi bụi đất trên tay từ tốn bước vào phía trong trại cùng quân sư. Sĩ Giao mặt mày nghiêm nghị, chăm chú đọc sách. Thành nhìn xung quanh, sách giấy ngổn ngang. Thành cười giỡn cợt vị quân sư trẻ tuổi:
- Lần cuối cùng ta thấy Đỗ quân sư lộn xộn thế này là khi ta còn nhỏ xíu. Khi đó cha anh theo Đỗ Anh Hàn nghĩa quân mà để lại hai anh em huynh cho Đỗ Đại. Lúc đó Đỗ Đại oanh liệt khắp vùng bị tên trọc phú Văn Sình đổ cho cái tội đánh thằng con gã vì tội trêu gái làng. Ba người bị bắt nhốt, khi đó ta cùng huynh còn đang lục sách cũ ra đọc, bừa bộn hai gian nhà Đỗ Đại.Cũng may có người mách tin, Đỗ Anh Sách sai người đến bắt họ Văn kia mà các anh thoát tội. Sau này Văn Sính con trai gã vẫn nhắc mãi chuyện đó. Hắn cưới được Bùi Thị xinh đẹp nhất vùng. Số hắn đúng là số sướng, trứng nước đã được cưng chiều, lớn lên lại lấy được vợ đẹp, con trai hắn nghe đâu cũng sành sỏi buôn buôn bán bán, lẻo mép chẳng kém cha và ông hắn. Đã lâu rồi không về lại đất cũ, bôn ba từ bãi bờ Đông Bắc, lại đi khắp Giao Châu, Ái Châu mà chưa hề biết một chữ yên bình nó ra sao. Chí trai chưa thỏa thật chẳng thể ngẩng mặt nhìn đám huynh đệ năm xưa.
Sĩ Giao vẫn chăm chú nhìn vào sách miệng lẩm rẩm. Dường như chàng không nghe thấy lời Thành vừa nói. Bá Nam hỏi lại:
- Khi nãy chú nói điều chi mà liên can đến Bùi Thị.
- Anh không nghe ta nói gì sao. Ta nói anh thật đang bừa bộn lắm đó. Có điều chi khiến anh còn đãng trí.
- Chú đến mà anh quên mất. Khi nãy có người nói giọng châu Ái đến tìm gặp thiếu chủ. Mà thiếu chủ chưa nói gì với ta. Lại cho người đó hai lượng bạc cùng ngựa đi rồi.
- Bình Nam thiện tướng có điều chi lại không nói ngay với anh. Trước giờ chuyện gì cũng nói ngay với Bá Nam. Phải chăng có chuyện cá nhân gì khó nói chăng.
- Vừa nhắc thì ngài đấy tới.
Có tiếng chân bước vội phía ngoài. Giọng nói Chí Liệt có vẻ nghiêm trọng. Chí Liệt xua Thành ra ngoài. Vị tướng nói Sĩ Giao:
- Ta nghe nói Tồn Thành trước tự ý mang quân đi đánh, thua trận bị chết hơn nghìn quân, trong khi đó Thành mang hai nghìn lính. Quân sư biết điều này chăng.
- Chẳng phải hai nghìn lính ấy là lính Đằng Châu hay sao. Giờ Phạm Đan đang giữ.
- Sĩ Giao quả thật không biết sao. Hắn bị đánh cho thua ở đầm Nhất Dạ, được Phạm Đan cùng dân xứ đó theo giúp nên mới được cơ sự như thế. Làm tướng nhất thời nóng giận mà suýt nữa bỏ mạng lãng nhách. Thật là đáng tội.
Sĩ Giao thầm nghĩ trong bụng "Rõ là khi trước, Chí Liệt cũng biết điều đó nhưng vì có công dâng tướng tốt Phạm Đan cùng đám lính thủy quân mà không nhắc đến tội của Thành. Nay hẳn có điều chi khuất tất."
Thấy Sĩ Giao mặt mày thất thần. Chí Liệt lại hỏi chàng:
- Quân sư chớ niệm tình mà bỏ qua chuyện này. Dù hơn nửa số quân lính ở đây là quân Ái Châu của Thành nhưng cũng không thể để làm gương xấu về sau. Ta nghe Đoàn Uyển cho điều động quân lính Ái Châu để đề phòng đám người Trường Châu, Võ An. Không rõ bụng ý của Thành thế nào.
- Ra là anh lo lắng điều đó. Tồn Thành cùng ta đã kinh qua biết bao nhiêu trận mạc. Đánh bắc dẹp đông, bình định Giao Châu, lại dốc lòng mà mang quân Ái Châu phò giúp chúng ta. Chớ vì mấy kẻ rèm pha mà nghi lòng chú ấy.
Chí Liệt đưa cho Sĩ Giao lá thư của người nhà Tồn Thành ở huyện thành Cửu Chân. Lá thư viết "Thủ Trừng hai tháng nay mắc bệnh lạ. Sáng ra đứng trước chum nước mưa hò hét. Khi trưa nắng lên thằng nhỏ lẻn ra khỏi phủ mang lửa đi đốt các hàng quán trong thành khiến đám dân, quan lại bất yên. Tối đến nó lại mang kiếm của cha tặng nó đi dọa nạt đám trẻ con trong thành. Người nhà trói bắt thì Trừng cậy là thiếu gia mà nằng nặc không chịu, dọa rằng cha nó về sẽ bắt giết bọn nô tỳ nên chúng phải thả ra. Quan quân phải đến đứng vây chặt cửa phủ.
Hai tuần nay, Trừng không được ra ngoài nên khí tiết bức bối, gầy ốm sa sút. Các lang trong châu đến khám thì Trừng dùng kim đâm vào ngón tay lang mà không cho bắt mạch. Thuốc sắc lên đều bị thằng nhỏ hất đi. Bọn nô tỳ dỗ uống được thì nó ngậm trong miệng, phun lên mặt chúng rồi cười khach khách suốt ngày.
Ngày qua, thằng nhỏ không ăn uống được gì nằm mệt. Lang Mường nói nó đi chơi với lũ trẻ con vào núi bị dân ở đấy bỏ bùa mà như vậy. Lão quản gia cũng cho mời thầy cúng bắt ma trừ tà mà thằng bé không dứt. Lại có người mách mời già làng trong núi ra cúng lá tre, đốt cùng lá mít hòa vào nước tiểu bò sắc với ruột ngựa trong vòng hai canh giờ cho uống thì sẽ khỏi. Uống được ba ngày thấy đỡ nhưng lại chẳng chịu uống, ăn thêm. Tình hình nguy cấp, chỉ có thể kể ra được chừng đó. Tướng quân sớm về Cửu Chân, chỉ e có chuyện xấu xảy đến với thiếu gia."
Sĩ Giao cầm lá thư mặt mày sọng đỏ. Chí Liệt hỏi ý Bá Nam quân sư xem sự tình giải quyết thế nào. Sĩ Giao nói:
- E là Đoàn Uyển muốn Thành mang quân trở về châu Ái. Để em hỏi ý Thành. Khi đó thuận theo ý chú ấy mà làm, dù sao tướng lĩnh quân sĩ dưới trướng Thành đều là người của Uyển.
Sĩ Giao gọi Tồn Thành vào mà trần tình. Thành nhận ra chữ trên thư là của quản gia Thịnh Sầm. Thành lập tức xin với Quân sư Sĩ Giao trở về Ái Châu thăm thằng bé, kẻo chẳng có cơ hội mà gặp lại con trai. Sĩ Giao canh ba, đến ngỏ ý với thiện tướng Bình Nam. Chí Liệt hiểu ý liền tức tốc sai người cùng ngựa khỏe đưa Thành về Ái Châu.
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ sáu:
Thành Đại La, Lý Nguyên Gia lo ốm.
Đất Đằng Châu, Tồn Thành đấu anh tài.
Chương 6.4 Tâm tình của Tồn Thành Đô úy
Đến quá trưa, không thấy Đan về, Thành cho người đi dò hỏi, thì tin báo về đám quan quân quét qua làng cũ. Già trẻ, đàn bà đều bị bắt bớ. Đến khi chiều tối lại có thêm ba bốn chục đàn bà cùng trẻ con mặt mũi lấm lét chạy đến. Hỏi ra thì cả làng bị bọn quân Tống Bình đốt phá. Có người mách cho bọn chúng, người làng Nhất Dạ đã giúp giặc chạy trốn. Đám thanh niên nghe tin mà cáu giận cả trăm người, trời sắp tối la lối om xòm đòi quay lại làng cũ mà báo thù cho những người đã nằm xuống. Thành lệnh cho mọi người bình tĩnh chờ tin mới báo về.
Nửa đêm, tiếng vó ngựa cùng đoàn người rầm rầm. Thành cho đám lính phục kích, bắt được đám đà bà, trẻ con lên đến nghìn người. Đám thanh niên trai tráng hồ hởi tìm nhận vợ con. Có những kẻ chẳng may vợ con bị tàn sát mím môi, cắn lợi đi chặt tre làm mũi giáo liều chết chạy lại làng cũ. Thành không kiểm soát được, sai bọn lính chặn đầu. Có giọng nói ầm vang từ phía bờ sông, Thành mừng vui chạy tới. Đan giục giã:
- Mọi người hãy mau mau chạy theo Đỗ tướng quân về đất Hiến. Còn những anh em này, mọi người hãy cùng ta đi phía sau chặn hậu cho mọi người. Đám lính cầm đầu là tên Long Trạch, dũng mãnh như hổ cọp, giết người không hề chớp mắt. Mau mau chạy đi.
Hơn ba nghìn người, già trẻ, gái trai nheo nhóc đang đêm chạy xuôi theo dòng chảy Xích Đằng về đất Hiến. Hơn một trăm người ở lại hò hét quyết chặn đứng đám lính hung hãn từ phía Tống Bình chảy xuống. Thành còn ngập ngừng chưa đi, Đan giục giã:
- Tướng quân mau đi. Việc nơi này cứ để bọn ta lo.
Thành cáo biệt cáo lui, thúc ngựa dẫn đoàn người chạy về đất Hiến. Đan sai đám người ở lại chặt tre vót nhọn cắm vào những cây chuối lớn cùng lá dứa gai ném ngổn ngang trên đường đi. Lại dùng lưới cụ, gậy gộc sẵn sàng núp vào các bụi gai ven đường chờ quân lính đến xông ra mà đánh.
Có một phụ nữ cắp theo hai đứa trẻ, chân dẻo bước trên đường. Đan nhận ra vợ mình vội vàng xua chỗ bụi gai gọi vào núp. Chử Thị hốt hoảng ú ớ kêu lên. Nàng nhận ra chồng, bình tĩnh trở lại. Đan hỏi:
- Còn ai ở phía sau không? - Có. Toàn là lính.
- Cha đâu, anh cả, chị dâu, các cháu đâu. Còn Chử Minh nó đâu.
Nàng đặt tay lên ngực mà thở, hai đứa trẻ buống xuống ôm lấy chân Đan. Đứa con gái khóc lóc:
- Chú ơi. Cô ơi. Cứu ông nội, bố mẹ cùng em cháu. Bọn nó bắt ông nội và cha cháu đi rồi.
Thị nhìn hai đứa, tóc rũ rượi. Tiếng thở nhẹ dần, Thị ôm đứa bé vào lòng, tay vỗ nhẹ lưng nó mà trả lời Đan:
- Anh Thoán cùng cha bị bọn nó bắt đi cả rồi. Chị dâu dắt tay thằng Minh và thằng Thoan đi đến đoạn thành cũ huyện Cao Lăng thì bị một đám người bắt đi. Em mang theo hai đứa nhỏ chạy miết, tới chỗ này gặp chàng.
- Em cùng hai con chạy đi. Chỗ này ta lo.
Bọn trẻ con khóc thé xé toang không gian tĩnh lặng. Đan giương roi tre lên, hai đứa nín ngay. Thị nhìn quay lại nhìn chồng, nước mắt ngắn dài ôm hai đứa chạy cúi mặt chạy về đông nam.
Sáng ngày sau, đám lính đuổi đến đất nam Xích Đằng, dân gọi xứ ấy là Đằng Châu. Quân của Sĩ Giao chờ tại đó đánh tan, đuổi được lính Tống Bình. Long Trạch liền rút quân theo huyện cũ Cao Lăng về huyện Nam Định. Sĩ Giao gặp chàng trai khi đêm đã chặn địch, liền xin ý dụ Chí Liệt phong cho chàng đất đó mà lập.
Chí Liệt nghe vậy mà lòng mừng vui khôn xiết, cho gọi chàng. Chàng tới nhận ý dụ mặt mày không vui. Chí Liệt hỏi:
- Anh lập được công lớn. Ta thưởng cho anh. Cớ sao mặt mày ủ rũ.
- Bẩm tướng quân. Cha tôi cùng huynh trưởng bị bọn người đó bắt đi. Chị dâu cùng các cháu còn chưa rõ nơi nào. Đánh đuổi được bọn nó nhưng lòng còn chưa dứt nghĩ.
Chí Liệt nghe liền sai người đi khắp nơi dò hỏi. Đến tối muộn, tin báo về có người phụ nữ cùng hai đứa trẻ được người Ngọc Đường trang bắt được. Đan liền thúc ngựa tìm Phạm gia để hỏi tin. Gặp được ba người đó, Đan đưa về ngay đất Đằng Châu.
Nhiều ngày trôi qua, không có tin tức về cha, và chồng. Đàm Thị bỏ hai đứa trẻ ở lại với Đan đi tìm chồng. Bọn trẻ con không có cha mẹ ở bên, cũng đi lang thang. Đan phải cho người kiếm về, ngày đêm coi xét kỹ càng.
Đan cùng vợ giữ đất Đằng Châu, ngày ngày cùng đám trai tráng dẫn thuyền ra sông. Chàng đứng tấn đợi cá cắn câu, tung cước kéo cần. Thuyền đầy ắp cá tôm, thẳng hàng thẳng lối như dàn trận trên sông, khoảng cách đủ an toàn để các thuyền hỗ trợ cho nhau, cũng đủ xa để lưới giăng khoảng rộng. Lưới cụ phía trên, giáo gươm đáy thuyền. Đêm về, kẻ thức người ngủ canh gác nghiêm ngặt, cá tôm đủ đầy, chẳng thất thoát một con nào. Những bà, những mẹ đi cùng trẻ con đi khắp các chợ Chu Diên đổi lấy thóc lúa, lợn gà, bò trâu chẳng khi nào thiếu đói. Bấy giờ dải đất đông nam đã yên.
Tiếng chim kêu trên rặng tre rủ bóng xuống dòng sông mát rượi. Bóng tre tha thướt tựa cô gái đang buông tóc dài ghé xuống mặt nước lăn tăn những gợn nhỏ đang chảy về đông. Tồn Thành ném đá xuống mặt nước xua đàn cá nhỏ đang bơi tung tăng phía sát bờ sông. Một chú cá nhảy lên khoảnh đất gần đó nằm im bất động. Chàng nghĩ rằng cá yếu sắp chết thịt sẽ chẳng ngon nên không bắt về. Chàng dùng sáo trúc thổi vang bài ca sông Mã khi xưa chàng cùng quân lính bộ hành khắp dải đất Ái Châu. Sĩ Giao cho gọi Tồn Thành tới trại bàn chuyện.
Dứt tiếng sáo trong veo, chàng đi qua chỗ con cá đang nằm. Kiến bâu đầy mình, trật ra cả thịt cá đỏ bên trong vảy đen đốm nâu đất. Chàng dùng que tre gẩy gẩy vào mình nó, nó quẫy mạnh nhảy xuống nước sông chỗ đám cá con đang bơi. Đám kiến bâu trên người nó theo người nó mà rơi hết xuống mặt nước. Đám cá con bơi lên mặt nước thi nhau ăn lấy ăn để dường như đã quá đói từ rất lâu.
Chàng mỉm cười, phủi bụi đất trên tay từ tốn bước vào phía trong trại cùng quân sư. Sĩ Giao mặt mày nghiêm nghị, chăm chú đọc sách. Thành nhìn xung quanh, sách giấy ngổn ngang. Thành cười giỡn cợt vị quân sư trẻ tuổi:
- Lần cuối cùng ta thấy Đỗ quân sư lộn xộn thế này là khi ta còn nhỏ xíu. Khi đó cha anh theo Đỗ Anh Hàn nghĩa quân mà để lại hai anh em huynh cho Đỗ Đại. Lúc đó Đỗ Đại oanh liệt khắp vùng bị tên trọc phú Văn Sình đổ cho cái tội đánh thằng con gã vì tội trêu gái làng. Ba người bị bắt nhốt, khi đó ta cùng huynh còn đang lục sách cũ ra đọc, bừa bộn hai gian nhà Đỗ Đại.Cũng may có người mách tin, Đỗ Anh Sách sai người đến bắt họ Văn kia mà các anh thoát tội. Sau này Văn Sính con trai gã vẫn nhắc mãi chuyện đó. Hắn cưới được Bùi Thị xinh đẹp nhất vùng. Số hắn đúng là số sướng, trứng nước đã được cưng chiều, lớn lên lại lấy được vợ đẹp, con trai hắn nghe đâu cũng sành sỏi buôn buôn bán bán, lẻo mép chẳng kém cha và ông hắn. Đã lâu rồi không về lại đất cũ, bôn ba từ bãi bờ Đông Bắc, lại đi khắp Giao Châu, Ái Châu mà chưa hề biết một chữ yên bình nó ra sao. Chí trai chưa thỏa thật chẳng thể ngẩng mặt nhìn đám huynh đệ năm xưa.
Sĩ Giao vẫn chăm chú nhìn vào sách miệng lẩm rẩm. Dường như chàng không nghe thấy lời Thành vừa nói. Bá Nam hỏi lại:
- Khi nãy chú nói điều chi mà liên can đến Bùi Thị.
- Anh không nghe ta nói gì sao. Ta nói anh thật đang bừa bộn lắm đó. Có điều chi khiến anh còn đãng trí.
- Chú đến mà anh quên mất. Khi nãy có người nói giọng châu Ái đến tìm gặp thiếu chủ. Mà thiếu chủ chưa nói gì với ta. Lại cho người đó hai lượng bạc cùng ngựa đi rồi.
- Bình Nam thiện tướng có điều chi lại không nói ngay với anh. Trước giờ chuyện gì cũng nói ngay với Bá Nam. Phải chăng có chuyện cá nhân gì khó nói chăng.
- Vừa nhắc thì ngài đấy tới.
Có tiếng chân bước vội phía ngoài. Giọng nói Chí Liệt có vẻ nghiêm trọng. Chí Liệt xua Thành ra ngoài. Vị tướng nói Sĩ Giao:
- Ta nghe nói Tồn Thành trước tự ý mang quân đi đánh, thua trận bị chết hơn nghìn quân, trong khi đó Thành mang hai nghìn lính. Quân sư biết điều này chăng.
- Chẳng phải hai nghìn lính ấy là lính Đằng Châu hay sao. Giờ Phạm Đan đang giữ.
- Sĩ Giao quả thật không biết sao. Hắn bị đánh cho thua ở đầm Nhất Dạ, được Phạm Đan cùng dân xứ đó theo giúp nên mới được cơ sự như thế. Làm tướng nhất thời nóng giận mà suýt nữa bỏ mạng lãng nhách. Thật là đáng tội.
Sĩ Giao thầm nghĩ trong bụng "Rõ là khi trước, Chí Liệt cũng biết điều đó nhưng vì có công dâng tướng tốt Phạm Đan cùng đám lính thủy quân mà không nhắc đến tội của Thành. Nay hẳn có điều chi khuất tất."
Thấy Sĩ Giao mặt mày thất thần. Chí Liệt lại hỏi chàng:
- Quân sư chớ niệm tình mà bỏ qua chuyện này. Dù hơn nửa số quân lính ở đây là quân Ái Châu của Thành nhưng cũng không thể để làm gương xấu về sau. Ta nghe Đoàn Uyển cho điều động quân lính Ái Châu để đề phòng đám người Trường Châu, Võ An. Không rõ bụng ý của Thành thế nào.
- Ra là anh lo lắng điều đó. Tồn Thành cùng ta đã kinh qua biết bao nhiêu trận mạc. Đánh bắc dẹp đông, bình định Giao Châu, lại dốc lòng mà mang quân Ái Châu phò giúp chúng ta. Chớ vì mấy kẻ rèm pha mà nghi lòng chú ấy.
Chí Liệt đưa cho Sĩ Giao lá thư của người nhà Tồn Thành ở huyện thành Cửu Chân. Lá thư viết "Thủ Trừng hai tháng nay mắc bệnh lạ. Sáng ra đứng trước chum nước mưa hò hét. Khi trưa nắng lên thằng nhỏ lẻn ra khỏi phủ mang lửa đi đốt các hàng quán trong thành khiến đám dân, quan lại bất yên. Tối đến nó lại mang kiếm của cha tặng nó đi dọa nạt đám trẻ con trong thành. Người nhà trói bắt thì Trừng cậy là thiếu gia mà nằng nặc không chịu, dọa rằng cha nó về sẽ bắt giết bọn nô tỳ nên chúng phải thả ra. Quan quân phải đến đứng vây chặt cửa phủ.
Hai tuần nay, Trừng không được ra ngoài nên khí tiết bức bối, gầy ốm sa sút. Các lang trong châu đến khám thì Trừng dùng kim đâm vào ngón tay lang mà không cho bắt mạch. Thuốc sắc lên đều bị thằng nhỏ hất đi. Bọn nô tỳ dỗ uống được thì nó ngậm trong miệng, phun lên mặt chúng rồi cười khach khách suốt ngày.
Ngày qua, thằng nhỏ không ăn uống được gì nằm mệt. Lang Mường nói nó đi chơi với lũ trẻ con vào núi bị dân ở đấy bỏ bùa mà như vậy. Lão quản gia cũng cho mời thầy cúng bắt ma trừ tà mà thằng bé không dứt. Lại có người mách mời già làng trong núi ra cúng lá tre, đốt cùng lá mít hòa vào nước tiểu bò sắc với ruột ngựa trong vòng hai canh giờ cho uống thì sẽ khỏi. Uống được ba ngày thấy đỡ nhưng lại chẳng chịu uống, ăn thêm. Tình hình nguy cấp, chỉ có thể kể ra được chừng đó. Tướng quân sớm về Cửu Chân, chỉ e có chuyện xấu xảy đến với thiếu gia."
Sĩ Giao cầm lá thư mặt mày sọng đỏ. Chí Liệt hỏi ý Bá Nam quân sư xem sự tình giải quyết thế nào. Sĩ Giao nói:
- E là Đoàn Uyển muốn Thành mang quân trở về châu Ái. Để em hỏi ý Thành. Khi đó thuận theo ý chú ấy mà làm, dù sao tướng lĩnh quân sĩ dưới trướng Thành đều là người của Uyển.
Sĩ Giao gọi Tồn Thành vào mà trần tình. Thành nhận ra chữ trên thư là của quản gia Thịnh Sầm. Thành lập tức xin với Quân sư Sĩ Giao trở về Ái Châu thăm thằng bé, kẻo chẳng có cơ hội mà gặp lại con trai. Sĩ Giao canh ba, đến ngỏ ý với thiện tướng Bình Nam. Chí Liệt hiểu ý liền tức tốc sai người cùng ngựa khỏe đưa Thành về Ái Châu.
Danh sách chương