Giống Rồng
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ hai mươi
Người La Thành rộn rã tiếng hoan ca
Xứ ải giới chim hoang sa chĩnh gạo
Chương 20.5 Tâm tình của những kẻ tha hương
Tay chủ quán bước vào phía trong, mụ Đoan nhìn mặt hắn mà mặt mày nhăn nhó. Giọng mụ đon đả đón khách khác hẳn so với khi nãy. Đoàn người chạy vào lùng sục thứ gì đó, tay chủ quán chỉ dám ngồi yên mà chẳng dám ho he lấy một lời.
Một người mày mỏng, miệng rộng, mắt sáng người cao tầm tầm như mọi dân nam khác bước nói giọng đĩnh đạc:
- Anh Huân, chị Đoan đấy à. Thằng em đã thất lễ khiến hai anh chị thất kinh sợ hãi.
Mụ Đoan và tay chủ quán miệng há hốc, mắt trợn to nói chỉ tay về cùng một phía lắp bắp nói:
- Trương... Trương Tính!
Mụ Đoan đổi giọng, chạy ra hồ hởi chạm vào vai áo, phủi bụi nắn bóp khiến tay chủ quán tỏ vẻ không ưa. Mụ nói:
- Chú em đi đâu suốt cả chục ngày nay. Mà bộ dạng chú trông thật khác. Nhìn oai phong hẳn ra đấy. Thế nào? Chú giờ làm gì rồi? Có mánh làm ăn nào mách cho chị đấy nhé!
Tính đặt kiếm xuống bàn, cời chiếc giáp áo rồi bông đùa với hai người kia rằng Tính theo họ Hàn mà họ Hàn bỏ trốn khỏi La Thành. Lúc nghĩa quân vào thành, Trương Tính trông giống một viên tướng đã chết của nghĩa quân nên được nghĩa quân nhận làm tướng thay cho hắn. Cái số họ Trương nó may như vậy đấy nên chắc hai người kia gật gà gật gù mà bĩu môi ganh tỵ.
Gặp nhau tay bắt mặt mừng được một lúc, họ Trương mới quay ra hỏi tay chủ quán, sắc mặt thay đổi, ánh mắt nghiêm nghị nhìn hai người:
- Thế cho Trương Tính tôi hỏi, rốt cuộc thì hai người có phải là vợ chồng hay không mà câu trước câu sau người gọi là thím, kẻ xưng là tôi. Mà cái tuổi anh Huân chưa được tuổi băm, gọi lão nghe lố bịch chẳng thấy hợp cho lắm.
Bốn con mắt nhìn nhau, nhìn nốt hai con mắt của Tính đang đảo liên tục nhìn hai người. Huân cười nhạt tay chỉ vào mụ Đoan:
- Đi mà hỏi mụ ấy!
Mụ Đoan nhoen miệng cười, chao ôi cái nốt ruồi duyên to như hạt đậu hõm vào theo cái má núm đồng tiền nay trông thật khác lạ so với mọi khi mụ đứng cửa chào mời khách. Tính đang chờ một lời đáp nghiêm túc thì mụ tung váy đụm lên, có một cơn gió lọt qua khe cửa khiến mụ chẳng kịp trở tay, ngồn ngộn một đống xì xì trước mặt Tính, Huân và đám lính.
Bọn lính lâu ngày chẳng trông thấy đàn bà được phen mở to con mắt. Mụ bối rối, đỏ mặt như đứa con gái mới gặp người thương lần đầu nhưng với cái từng trải ở đất này, làm cái nghề này suốt cả chục năm nay, mụ còn ngại ngùng cái nỗi gì. Mụ đập tan cái suy nghĩ của đám lính và họ Trương bằng câu nói của một mụ tú bà:
- Ơ mẹ cha cái lão Huân ấy. Thím mày đây có cái gì thì dâng hết cả cho lão ấy, mà lão trơ trẽn đến nỗi quái đản.
Trương Tính hẹm giọng, mụ Đoan khẽ hạ giọng xuống nhưng tiếng vẫn con đanh đảnh bên tai:
- Đấy. Ý tôi xưng thím với mấy cái thằng tép diu này chứ không có ý nói chú. Chú xem, ai đời lừa con gái nhà người ta ngủ với mình, lại còn dỗ dành người ta bịt mắt làm cái trò ấy. Sau đó lại kéo cả đám quan binh ở đâu tới, từng thằng từng thằng một. Thế có khốn nạn không chứ? Đến lúc cái con mụ Đoan này biết thì cũng đã lỡ rồi. Thím này biết là vì cái thằng thứ ba làm với mụ nó lại chẳng phải là đàn ông. Râu thì chẳng có, người thì nhỏ con con. Mở mắt ra thì giồi ôi, cả một lũ nhồng nhộng, cái lão Huân khốn nạn này thì đang đếm bạc ngoài cửa cái kho chứa gạo hoang ở làng. Thế có nhục, có tức không cơ chứ.
Tính rung đùi mở lời hỏi:
- Thế rồi sao chị vẫn theo lão.
- Dài dài lắm. Có kể ra đến hết sáng mai chẳng thể kể hết. Lão này có cái tính háo sắc đến độ quái đản là thế nhưng được cái lão sống có trước có sau, có tình có nghĩa mà cái nữa là, là…
Lão Huân chêm lời:
- Thím thích bỏ cha đi ấy lại còn là là cái gì. Lần nào tôi bảo thím bịt mắt làm cái trò ấy, thím lần nào cũng chịu đấy thôi. Hai ba lần còn bị lừa được chứ, chứ đến dăm bảy bận thì nó là rõ một rồi đấy.
Hai con người ấy lời qua tiếng lại, đôi co khiến Trương Tính inh tai nhức óc. Tính giả vờ gà gật, tay gạt thanh kiếm rơi xuống đất. Một tiếng sắc lạnh dưới sàn khiến hai con người kia im bặt. Họ Trương mở mắt ra, miệng mở rộng, vươn vai như người còn đang ngái ngủ. Mắt ti hí như kẻ muốn ngủ, Tính trộm liếc nhìn hai người xem hai con người ấy hành xử ra sao.
Đám lính đi theo họ Trương kẻ nào kẻ nấy mắt trừng trừng nhìn hai vợ chồng nhà Huân. Mụ Đoan như đứa con gái mới lớn, bẽn lẽn, khuôn mặt nhợt nhạt, đôi môi mấp máy mà không thốt lên thành lời. Mụ lặng thinh ngồi quan sát lão Huân cúi thấp người nhặt kiếm lên cho Tính. Lão từ tốn, ân cần lồng bao và lưỡi kiếm vào nhau. Khẽ đặt lên bàn, Huân mở lời gọi Tính là chú như thường ngày.
Họ Trương chắc do mệt, khoanh tay trước ngực ngồi ngả nghiêng rồi ngáy khì khì. Thần thái của Tính trông chẳng giống người đang ngủ cho lắm khiến Huân tỏ vẻ nghi ngờ. Huân thay đổi cách gọi:
- Trương tướng quân. Trương đại nhân ơi.
Tính phì cười rồi mở mắt vỗ vai Huân:
- Ai gọi mà Trương Tính tôi nghe chẳng rõ.
Huân cũng nhoen miệng cười rồi tắt hẳn khi Tính nhìn thẳng vào mắt Huân. Tay chủ quán ghé sát tai nhả từng chữ nho nhỏ vào tai họ Trương. Họ Trương gật đầu rồi bước lên lầu quán.
Phía dưới mụ Đoan thì thào với Huân:
- Này lão. Thế là…
Huân kéo mụ Đoan vào góc, mụ Đoan nghĩ là Huân có ý đồ gì thì giằng tay không cho kéo đi. Mụ láu nháu:
- Cái lão này hay thật! Ở đây các đại nhân đang đứng, làm gì thế hả? Huân đưa miệng lên sát gò má cao của mụ, hít hít mùi gì đó khiến mụ Đoan gai cả người. Tay giữ chặt lấy mụ như đôi tình nhân ôm ấp nhau thắm thiết. Mụ chẳng giẫy được ú ở trong cổ họng, bấy giờ Huân dùng tay siết chặn vào hông mụ, vờn râu lướt qua gò má rồi nói khẽ vào tai mụ rằng:
- Khẽ thôi. Tay họ Trương này lần trước đi cùng với một người họ Dương. Chắc mụ biết tên Chí Trinh, con trai của Dương Thanh chứ. Cách đây gần chục năm trước tôi có gặp người này ở La Thành cũ, bấy giờ hắn cũng đi đâu đó việc công cho quan đô hộ. Hôm đó tôi hẹn mụ ở đầu làng Phú xong phải vào trong thành dâng thư cho hương trưởng lên huyện lệnh. Tôi gặp họ Dương ấy lúc hắn cùng đi đò với tôi vượt sông Tô. Chắc hắn không nhớ đâu nhưng tôi nhớ nét mặt và cái tay trái có sáu ngón của hắn. Họ Dương đó có lần bị bắt xong rồi chạy trốn được, không hiểu sao lại tới được La Thành gặp được tên Trương Tính đó. Mà cũng thật kỳ lạ là họ Dương đó có điều hiềm khích với lão Tô Hiền, cha vợ đã quá cố của họ Trương kia mà chúng lại có thể nói chuyện với nhau.
Mụ Đoan siết răng rồi đẩy Huân ra hỏi nhỏ:
- Lão ngu ngốc. Sao không báo quan để bắt bọn nó. Chẳng phải có tiền to rồi sao.
Huân bịt miệng mụ rồi vỗ vào mông mụ một cái. Bọn lính quay ra tò mò, lão lại cười cười gật gù nói với mụ:
- Thím mới dốt. Đi báo quan rồi nghĩa quân bọn chúng vào thành có mà chết cả lũ với nhau à. Đây, tôi nói cho thím nghe tiếp. Tên Chí Trinh này hôm trước có vào chung rèm với con Xuân, thì thào to nhỏ, sau đó họ Trương ngày nào cũng sang gặp gỡ con Xuân. Nay chắc quay lại là có chỗ để thỏa thuê ấy thôi. Mà tôi cũng nghĩ rồi, có tiền chuộc thân của mấy con như con Xuân, tôi với thím cũng đủ để đi chỗ khác kiếm nghề khác mà làm. Chứ ở La Thành này tôi sợ lắm rồi. Hôm trước nghe thầy phù thủy nói trên phố là cái thành này không bao giờ được yên đâu. Mà nghe đâu là do cái chuyện phong thủy gì đó. Dân ở đây cứ kiệt quệ mà sống. Thôi tốt nhất là mong có tiền rồi cuốn xéo khỏi đất này thôi thím ạ.
Mụ Đoan cũng ậm ừ, mụ nghĩ cái phận đàn bà, phấn phấn hương hương cũng chỉ có lứa có thì, chắc là phải nghe lão Huân thôi. Mà thế cũng phải thôi, chứ làm cái nghề này, La Thành bị dẹp hết cả rồi, Tình Xuân còn ở đây nên có mấy người như lão Huân vừa kể cho mụ bảo kê cho chứ. Chứ chẳng may bọn nó bắt con Xuân đi rồi đóng cửa cái thanh lâu này thì cả hai có mà ăn cám. Mụ nghĩ thôi chứ mụ biết sẽ phải làm gì ngoài việc đợi chờ họ Trương kia có ý chuộc Xuân ra.
Trong lúc tay chủ quán và tú bà thanh lâu bàn bạc, ở gác lửng, họ Trương đóng sập cửa bước vào bên trong. Vội vã, họ Trương chạy thẳng vào phía giường nơi Xuân đang đói lả nằm vật vờ như cái xác vô hồn. Tính ôm trầm lấy Xuân, người nóng ran tỏa hơi ấm vào tấm thân còn đang yếu ớt chờ ai đó mà đã mệt mỏi tâm can.
Họ Trương đâu có biết được Xuân đang ê mỏi, đầu óc lơ mơ chẳng hề hay biết sự có mặt của anh chàng. Phải đến khi chạm tay vào lồng ngực, Tính mới nhận ra hơi thở thều thào của Xuân. Anh chàng vội vã lay Xuân tỉnh dậy. Môi nhợt nhạt, ánh mắt đờ đẫn, Xuân khẽ nở nụ cười. Cánh tay yếu đuối víu chặt lấy vạt áo của họ Trương, rồi gục vào trong cánh tay sực nức hương vị của kẻ lăn lộn ngoài trận chiến.
Tính ôm chặt lấy lấy Xuân rồi khóc lên rưng rức:
- Hỡi Xuân nàng, ta hứa sẽ quay lại. Cớ sao nàng lại ủ rũ như vậy? Phải chăng nàng còn chưa tin lời ta nói. Mau tỉnh dậy, ta cùng nàng sẽ được cùng nhau, tự do tự tại thực hiện những lời thề. Hãy dựa vào ta ngủ một giấc thật ngon, rồi tỉnh giấc chúng ta là của nhau.
Xuân nghe thấy nhưng nàng mệt mà chẳng thể thốt lên được thành lời. Nàng ngất lịm đi, cả thân nàng tuột khỏi tay Trương Tính rơi xuống chiếc nệm cứng. Họ Trương hốt hoảng lấy tay víu lại chiếc áo mỏng đang mặc trên người nàng. Voan áo mỏng bị xé toạc, một vết thương ở phía dưới ngực trái, máu dấm từ bao giờ mà Tính nào có biết.
Tính cuống cuồng gọi người tìm khăn, tìm nước rồi sai tay chủ quán nấu cho niêu cháo thịt. Vừa thấm máu vừa băng bó vết thương, sắc mặt Tính xấu đi trông thấy, cái cảm giác dường như sắp bị mất đi cái thứ cuồng si, những người mà mình yêu quý nó như cả trăm ngàn mũi tên đâm trúng. Giáo mác nào có thể đau hơn, đao kiếm nào có thể khiến trái tim con người ta kinh hãi đến như vậy?
Chàng cố bấu níu những hơi thở yếu ớt của nàng, cố gọi nàng trong những cơ mê man mà ngay bản thân nàng còn không biết nàng đang thế nào. Chàng cố giữ những giọt lệ không cho lăn trên hai gò má đen xạm, mặt chàng méo xệch khi thấy nàng mắt cứ nhắm chặt suốt cả buổi chiều.
Cháo nóng quá, chàng thổi cho nguội mà miệng nàng cứ ngậm chặt rồi ứ đầy cháo trong miệng. Trương Tính đành phải lấy chiếc rèm mỏng cắt làm nhiều mảnh nhỏ cho cháo vào trong rồi vắt nước nhỏ lên miệng nàng.
Chàng thấm mệt, giữa đêm đã quá canh ba, nàng sốt người nóng ran từng cơn co giật, đôi hàm nghiến siết chặt nhau ken két khiến họ Trương tỉnh giấc. Họ Trương tá hóa gọi người lo liệu, lúc bấy giờ bọn con gái ở tửu lầu có mấy đứa ở cùng với Xuân chăm sóc, pha nước ấm, dùng khăn bông để cho Tính chườm lên người Xuân giúp nàng khỏi sốt.
Sáng tinh mơ, nồi thịt tần cách thủy hương vị đủ đầy đã sát cạnh, Trương Tính đút từng miếng nhỏ đưa vào miệng cho Xuân. Đôi môi nhợt nhạt khiến chàng không khỏi chạnh lòng xót xa. Điều kỳ diệu từ đâu tới với Xuân, nàng mở mắt ra ngắm họ Trương một hồi lâu. Mấy đứa con gái đứng cạnh nhí nhéo thấy Xuân dậy cũng cả mừng rạng rỡ. Con bé tên Liên đon đả nói với hai người:
- Nhất con Xuân đấy chúng mày nhỉ. Cả đêm có vị tướng quân kia chăm chút. Bọn tao thật ghen tỵ với nó.
Trương Tính quay ra nói bông đùa:
- Các nàng ăn giúp ta niêu đó, công các nàng ta sẽ ghi nhớ từng người.
Bọn con gái hiểu ý bưng mấy chiếc niêu ra khỏi căn gác, Tình Xuân khẽ nhổm dậy mà phía dưới ngực còn đau nhức. Trương Tính vòng tay qua ôm lấy nàng rồi thủ thỉ bên tai:
- Nàng cứ tĩnh dưỡng, có Trương Tính ta ở đây. Nàng thật chẳng thương ta mà nghĩ sao dại dột. Ta có nói việc lớn xong ta sẽ quay lại tìm nàng.
Tình Xuân e thẹn như cái thuở còn xuân xanh mơn mởn. Nàng khẽ núp vào phía sau tay Trương Tính, tận hưởng hương vị của cảm giác tình quân tử giai nhân. Nàng ôm lấy cánh tay rám đầy vết sẹo bỏng mỡ của một tay đầu bếp cừ khôi. Nàng hỏi:
- Phận thiếp hèn kém chẳng dám mơ cao sang. Chỉ mong chàng đừng chối bỏ, dẫu sau này số kiếp có ra sao, cũng chỉ mong chàng nhớ tới ngày này.
Trương Tính thường ngày vẫn khéo léo đối đáp với kẻ trên người dưới, bao nhiêu những loại người ở cái xứ An Nam này. Ấy thế mà lúc nàng Xuân e ấp, nói những lời êm mượt đầu môi, chàng lại ấp a ấp úng như thằng trẻ con mới lên ba:
- À ừ thì, ta đâu có ý đó. Chỉ là như thế ấy mà thôi.
Xuân thẹn thùng ôm lấy Tính từ phía sau, nàng tận hưởng những cảm xúc thăng hoa mà phận làm vui cho thiên hạ nàng chưa từng nếm trải. Đoạn tới lúc ban trưa, có người gọi Tính tới phủ quan, nàng mới mở lời hỏi họ Trương:
- Chuyện chàng theo nghĩa quân người Nam, thiếp chẳng dám bàn. Chỉ tò mò chẳng biết quan đô hộ và đám tay sai bọn chúng giờ thế nào?
Nhắc đến chuyện chí lớn của kẻ làm trai, Trương Tính mừng rỡ nói với Tình Xuân rằng bảy ngày trước, họ Trương cùng Chí Trinh anh họ của nàng đã vào trong phủ quan đô hộ ép hắn phải từ bỏ chức đô hộ, cút khỏi La Thành để tránh cảnh đầu rơi. Bọn chúng rời La Thành tới đất Mê Linh.
Nghe đâu đó ở đấy có viên tưởng giỏi tên là Giản Tâm. Dương Chí Liệt, cũng là chỗ người thân của nàng, anh ta cùng với Đỗ Sĩ Giao giăng bẫy ở hồ Điển Triệt. Thêm vào đó được sự giúp sức của cánh quân từ phía huyện Chu Diên, Ninh Hải và Luy Lâu, Giản Tâm ở huyện Bình Đạo rơi vào thế cô lập hoàn toàn. Quân chưa đến một vạn binh tinh nhuệ, tránh sao khỏi sức ép từ châu Phong.
Thế bị kìm kẹp bốn phía thì ba phía là quân Nam, Giản Tâm cũng cùng đường chiến đấu giành thắng lợi được trên vài mặt trận phía đông. Đỗ quân sư lại sai các cánh quân phía đông giữ chắc phòng tuyến, không cần xâm đất Bình Đạo tránh bị thiệt hại về quân. Trận ở hồ Điển Triệt, Chí Liệt cùng với Triệu Cường gặp được “thần đế họ Lý” báo mộng phải bắt được họ Giản kia thì mới có thể tồn tại được lâu.
Dương Thanh nghe chuyện cũng lệnh bắt sống nên giằng co suốt mấy ngày không xong. Nhân lúc ấy, Giản Tâm mở được đường máu chạy thoát đến phía bắc châu Bình Nguyên. Dân chúng ở đấy có thấy Tâm tìm tới người cầm đầu đội quân áo đen rồi được ở chung lều với mấy tên thủ lĩnh xứ ải giới châu Ung.
Còn hai chú cháu họ Hàn, tên cháu là Hàn Lâm bị trúng mũi giáo của Cao Văn Trác chết không toàn thây. Họ Hàn trốn khỏi Mê Linh từ trước, trở về Trung Nguyên bị triều đình truy nã. Sống lay lắt ở một huyện nhỏ ở Ích Châu. Rồi dần dà sinh bệnh hoang tưởng, cứ nhắc tới chữ Nam là Ước lại đau đầu. Nghe đâu đó họ Hàn chết sớm ở tuổi chưa được năm mươi.
Nhắc tới chuyện của họ Hàn, Trương Tính tặng Tình Xuân một bài thơ mà trẻ con ở trong La Thành vẫn thường giễu rằng:
“Lúc tới La Thành cả vạn binh
Chiêng chiêng trống trống đánh uỳnh uỳnh
Ngày ngày tướng sĩ lê la phố
Tối tối quan quân ghé quán xanh
Lửa Thái Bình hằn nguyên vết sẹo
Nước Điển Triệt đâu thể lãng nhanh?
Hai chữ An Nam sao nhức nhối
Người về chốn cũ hồn quẩn quanh.”
Hai ánh mắt trìu mến nhìn nhau, những cảm xúc lại dâng trào trong ánh đèn đã thắp. Ở cạnh nhau được mấy lúc cảm như thời gian đang ngừng lại ấy vậy mà sao cũng trôi thật quá nhanh. Nàng đã thấy vui trong tiếng hoan ca của dân chúng dưới thành, còn chàng cũng khấp khởi chờ tin chia thưởng mừng công.
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ hai mươi
Người La Thành rộn rã tiếng hoan ca
Xứ ải giới chim hoang sa chĩnh gạo
Chương 20.5 Tâm tình của những kẻ tha hương
Tay chủ quán bước vào phía trong, mụ Đoan nhìn mặt hắn mà mặt mày nhăn nhó. Giọng mụ đon đả đón khách khác hẳn so với khi nãy. Đoàn người chạy vào lùng sục thứ gì đó, tay chủ quán chỉ dám ngồi yên mà chẳng dám ho he lấy một lời.
Một người mày mỏng, miệng rộng, mắt sáng người cao tầm tầm như mọi dân nam khác bước nói giọng đĩnh đạc:
- Anh Huân, chị Đoan đấy à. Thằng em đã thất lễ khiến hai anh chị thất kinh sợ hãi.
Mụ Đoan và tay chủ quán miệng há hốc, mắt trợn to nói chỉ tay về cùng một phía lắp bắp nói:
- Trương... Trương Tính!
Mụ Đoan đổi giọng, chạy ra hồ hởi chạm vào vai áo, phủi bụi nắn bóp khiến tay chủ quán tỏ vẻ không ưa. Mụ nói:
- Chú em đi đâu suốt cả chục ngày nay. Mà bộ dạng chú trông thật khác. Nhìn oai phong hẳn ra đấy. Thế nào? Chú giờ làm gì rồi? Có mánh làm ăn nào mách cho chị đấy nhé!
Tính đặt kiếm xuống bàn, cời chiếc giáp áo rồi bông đùa với hai người kia rằng Tính theo họ Hàn mà họ Hàn bỏ trốn khỏi La Thành. Lúc nghĩa quân vào thành, Trương Tính trông giống một viên tướng đã chết của nghĩa quân nên được nghĩa quân nhận làm tướng thay cho hắn. Cái số họ Trương nó may như vậy đấy nên chắc hai người kia gật gà gật gù mà bĩu môi ganh tỵ.
Gặp nhau tay bắt mặt mừng được một lúc, họ Trương mới quay ra hỏi tay chủ quán, sắc mặt thay đổi, ánh mắt nghiêm nghị nhìn hai người:
- Thế cho Trương Tính tôi hỏi, rốt cuộc thì hai người có phải là vợ chồng hay không mà câu trước câu sau người gọi là thím, kẻ xưng là tôi. Mà cái tuổi anh Huân chưa được tuổi băm, gọi lão nghe lố bịch chẳng thấy hợp cho lắm.
Bốn con mắt nhìn nhau, nhìn nốt hai con mắt của Tính đang đảo liên tục nhìn hai người. Huân cười nhạt tay chỉ vào mụ Đoan:
- Đi mà hỏi mụ ấy!
Mụ Đoan nhoen miệng cười, chao ôi cái nốt ruồi duyên to như hạt đậu hõm vào theo cái má núm đồng tiền nay trông thật khác lạ so với mọi khi mụ đứng cửa chào mời khách. Tính đang chờ một lời đáp nghiêm túc thì mụ tung váy đụm lên, có một cơn gió lọt qua khe cửa khiến mụ chẳng kịp trở tay, ngồn ngộn một đống xì xì trước mặt Tính, Huân và đám lính.
Bọn lính lâu ngày chẳng trông thấy đàn bà được phen mở to con mắt. Mụ bối rối, đỏ mặt như đứa con gái mới gặp người thương lần đầu nhưng với cái từng trải ở đất này, làm cái nghề này suốt cả chục năm nay, mụ còn ngại ngùng cái nỗi gì. Mụ đập tan cái suy nghĩ của đám lính và họ Trương bằng câu nói của một mụ tú bà:
- Ơ mẹ cha cái lão Huân ấy. Thím mày đây có cái gì thì dâng hết cả cho lão ấy, mà lão trơ trẽn đến nỗi quái đản.
Trương Tính hẹm giọng, mụ Đoan khẽ hạ giọng xuống nhưng tiếng vẫn con đanh đảnh bên tai:
- Đấy. Ý tôi xưng thím với mấy cái thằng tép diu này chứ không có ý nói chú. Chú xem, ai đời lừa con gái nhà người ta ngủ với mình, lại còn dỗ dành người ta bịt mắt làm cái trò ấy. Sau đó lại kéo cả đám quan binh ở đâu tới, từng thằng từng thằng một. Thế có khốn nạn không chứ? Đến lúc cái con mụ Đoan này biết thì cũng đã lỡ rồi. Thím này biết là vì cái thằng thứ ba làm với mụ nó lại chẳng phải là đàn ông. Râu thì chẳng có, người thì nhỏ con con. Mở mắt ra thì giồi ôi, cả một lũ nhồng nhộng, cái lão Huân khốn nạn này thì đang đếm bạc ngoài cửa cái kho chứa gạo hoang ở làng. Thế có nhục, có tức không cơ chứ.
Tính rung đùi mở lời hỏi:
- Thế rồi sao chị vẫn theo lão.
- Dài dài lắm. Có kể ra đến hết sáng mai chẳng thể kể hết. Lão này có cái tính háo sắc đến độ quái đản là thế nhưng được cái lão sống có trước có sau, có tình có nghĩa mà cái nữa là, là…
Lão Huân chêm lời:
- Thím thích bỏ cha đi ấy lại còn là là cái gì. Lần nào tôi bảo thím bịt mắt làm cái trò ấy, thím lần nào cũng chịu đấy thôi. Hai ba lần còn bị lừa được chứ, chứ đến dăm bảy bận thì nó là rõ một rồi đấy.
Hai con người ấy lời qua tiếng lại, đôi co khiến Trương Tính inh tai nhức óc. Tính giả vờ gà gật, tay gạt thanh kiếm rơi xuống đất. Một tiếng sắc lạnh dưới sàn khiến hai con người kia im bặt. Họ Trương mở mắt ra, miệng mở rộng, vươn vai như người còn đang ngái ngủ. Mắt ti hí như kẻ muốn ngủ, Tính trộm liếc nhìn hai người xem hai con người ấy hành xử ra sao.
Đám lính đi theo họ Trương kẻ nào kẻ nấy mắt trừng trừng nhìn hai vợ chồng nhà Huân. Mụ Đoan như đứa con gái mới lớn, bẽn lẽn, khuôn mặt nhợt nhạt, đôi môi mấp máy mà không thốt lên thành lời. Mụ lặng thinh ngồi quan sát lão Huân cúi thấp người nhặt kiếm lên cho Tính. Lão từ tốn, ân cần lồng bao và lưỡi kiếm vào nhau. Khẽ đặt lên bàn, Huân mở lời gọi Tính là chú như thường ngày.
Họ Trương chắc do mệt, khoanh tay trước ngực ngồi ngả nghiêng rồi ngáy khì khì. Thần thái của Tính trông chẳng giống người đang ngủ cho lắm khiến Huân tỏ vẻ nghi ngờ. Huân thay đổi cách gọi:
- Trương tướng quân. Trương đại nhân ơi.
Tính phì cười rồi mở mắt vỗ vai Huân:
- Ai gọi mà Trương Tính tôi nghe chẳng rõ.
Huân cũng nhoen miệng cười rồi tắt hẳn khi Tính nhìn thẳng vào mắt Huân. Tay chủ quán ghé sát tai nhả từng chữ nho nhỏ vào tai họ Trương. Họ Trương gật đầu rồi bước lên lầu quán.
Phía dưới mụ Đoan thì thào với Huân:
- Này lão. Thế là…
Huân kéo mụ Đoan vào góc, mụ Đoan nghĩ là Huân có ý đồ gì thì giằng tay không cho kéo đi. Mụ láu nháu:
- Cái lão này hay thật! Ở đây các đại nhân đang đứng, làm gì thế hả? Huân đưa miệng lên sát gò má cao của mụ, hít hít mùi gì đó khiến mụ Đoan gai cả người. Tay giữ chặt lấy mụ như đôi tình nhân ôm ấp nhau thắm thiết. Mụ chẳng giẫy được ú ở trong cổ họng, bấy giờ Huân dùng tay siết chặn vào hông mụ, vờn râu lướt qua gò má rồi nói khẽ vào tai mụ rằng:
- Khẽ thôi. Tay họ Trương này lần trước đi cùng với một người họ Dương. Chắc mụ biết tên Chí Trinh, con trai của Dương Thanh chứ. Cách đây gần chục năm trước tôi có gặp người này ở La Thành cũ, bấy giờ hắn cũng đi đâu đó việc công cho quan đô hộ. Hôm đó tôi hẹn mụ ở đầu làng Phú xong phải vào trong thành dâng thư cho hương trưởng lên huyện lệnh. Tôi gặp họ Dương ấy lúc hắn cùng đi đò với tôi vượt sông Tô. Chắc hắn không nhớ đâu nhưng tôi nhớ nét mặt và cái tay trái có sáu ngón của hắn. Họ Dương đó có lần bị bắt xong rồi chạy trốn được, không hiểu sao lại tới được La Thành gặp được tên Trương Tính đó. Mà cũng thật kỳ lạ là họ Dương đó có điều hiềm khích với lão Tô Hiền, cha vợ đã quá cố của họ Trương kia mà chúng lại có thể nói chuyện với nhau.
Mụ Đoan siết răng rồi đẩy Huân ra hỏi nhỏ:
- Lão ngu ngốc. Sao không báo quan để bắt bọn nó. Chẳng phải có tiền to rồi sao.
Huân bịt miệng mụ rồi vỗ vào mông mụ một cái. Bọn lính quay ra tò mò, lão lại cười cười gật gù nói với mụ:
- Thím mới dốt. Đi báo quan rồi nghĩa quân bọn chúng vào thành có mà chết cả lũ với nhau à. Đây, tôi nói cho thím nghe tiếp. Tên Chí Trinh này hôm trước có vào chung rèm với con Xuân, thì thào to nhỏ, sau đó họ Trương ngày nào cũng sang gặp gỡ con Xuân. Nay chắc quay lại là có chỗ để thỏa thuê ấy thôi. Mà tôi cũng nghĩ rồi, có tiền chuộc thân của mấy con như con Xuân, tôi với thím cũng đủ để đi chỗ khác kiếm nghề khác mà làm. Chứ ở La Thành này tôi sợ lắm rồi. Hôm trước nghe thầy phù thủy nói trên phố là cái thành này không bao giờ được yên đâu. Mà nghe đâu là do cái chuyện phong thủy gì đó. Dân ở đây cứ kiệt quệ mà sống. Thôi tốt nhất là mong có tiền rồi cuốn xéo khỏi đất này thôi thím ạ.
Mụ Đoan cũng ậm ừ, mụ nghĩ cái phận đàn bà, phấn phấn hương hương cũng chỉ có lứa có thì, chắc là phải nghe lão Huân thôi. Mà thế cũng phải thôi, chứ làm cái nghề này, La Thành bị dẹp hết cả rồi, Tình Xuân còn ở đây nên có mấy người như lão Huân vừa kể cho mụ bảo kê cho chứ. Chứ chẳng may bọn nó bắt con Xuân đi rồi đóng cửa cái thanh lâu này thì cả hai có mà ăn cám. Mụ nghĩ thôi chứ mụ biết sẽ phải làm gì ngoài việc đợi chờ họ Trương kia có ý chuộc Xuân ra.
Trong lúc tay chủ quán và tú bà thanh lâu bàn bạc, ở gác lửng, họ Trương đóng sập cửa bước vào bên trong. Vội vã, họ Trương chạy thẳng vào phía giường nơi Xuân đang đói lả nằm vật vờ như cái xác vô hồn. Tính ôm trầm lấy Xuân, người nóng ran tỏa hơi ấm vào tấm thân còn đang yếu ớt chờ ai đó mà đã mệt mỏi tâm can.
Họ Trương đâu có biết được Xuân đang ê mỏi, đầu óc lơ mơ chẳng hề hay biết sự có mặt của anh chàng. Phải đến khi chạm tay vào lồng ngực, Tính mới nhận ra hơi thở thều thào của Xuân. Anh chàng vội vã lay Xuân tỉnh dậy. Môi nhợt nhạt, ánh mắt đờ đẫn, Xuân khẽ nở nụ cười. Cánh tay yếu đuối víu chặt lấy vạt áo của họ Trương, rồi gục vào trong cánh tay sực nức hương vị của kẻ lăn lộn ngoài trận chiến.
Tính ôm chặt lấy lấy Xuân rồi khóc lên rưng rức:
- Hỡi Xuân nàng, ta hứa sẽ quay lại. Cớ sao nàng lại ủ rũ như vậy? Phải chăng nàng còn chưa tin lời ta nói. Mau tỉnh dậy, ta cùng nàng sẽ được cùng nhau, tự do tự tại thực hiện những lời thề. Hãy dựa vào ta ngủ một giấc thật ngon, rồi tỉnh giấc chúng ta là của nhau.
Xuân nghe thấy nhưng nàng mệt mà chẳng thể thốt lên được thành lời. Nàng ngất lịm đi, cả thân nàng tuột khỏi tay Trương Tính rơi xuống chiếc nệm cứng. Họ Trương hốt hoảng lấy tay víu lại chiếc áo mỏng đang mặc trên người nàng. Voan áo mỏng bị xé toạc, một vết thương ở phía dưới ngực trái, máu dấm từ bao giờ mà Tính nào có biết.
Tính cuống cuồng gọi người tìm khăn, tìm nước rồi sai tay chủ quán nấu cho niêu cháo thịt. Vừa thấm máu vừa băng bó vết thương, sắc mặt Tính xấu đi trông thấy, cái cảm giác dường như sắp bị mất đi cái thứ cuồng si, những người mà mình yêu quý nó như cả trăm ngàn mũi tên đâm trúng. Giáo mác nào có thể đau hơn, đao kiếm nào có thể khiến trái tim con người ta kinh hãi đến như vậy?
Chàng cố bấu níu những hơi thở yếu ớt của nàng, cố gọi nàng trong những cơ mê man mà ngay bản thân nàng còn không biết nàng đang thế nào. Chàng cố giữ những giọt lệ không cho lăn trên hai gò má đen xạm, mặt chàng méo xệch khi thấy nàng mắt cứ nhắm chặt suốt cả buổi chiều.
Cháo nóng quá, chàng thổi cho nguội mà miệng nàng cứ ngậm chặt rồi ứ đầy cháo trong miệng. Trương Tính đành phải lấy chiếc rèm mỏng cắt làm nhiều mảnh nhỏ cho cháo vào trong rồi vắt nước nhỏ lên miệng nàng.
Chàng thấm mệt, giữa đêm đã quá canh ba, nàng sốt người nóng ran từng cơn co giật, đôi hàm nghiến siết chặt nhau ken két khiến họ Trương tỉnh giấc. Họ Trương tá hóa gọi người lo liệu, lúc bấy giờ bọn con gái ở tửu lầu có mấy đứa ở cùng với Xuân chăm sóc, pha nước ấm, dùng khăn bông để cho Tính chườm lên người Xuân giúp nàng khỏi sốt.
Sáng tinh mơ, nồi thịt tần cách thủy hương vị đủ đầy đã sát cạnh, Trương Tính đút từng miếng nhỏ đưa vào miệng cho Xuân. Đôi môi nhợt nhạt khiến chàng không khỏi chạnh lòng xót xa. Điều kỳ diệu từ đâu tới với Xuân, nàng mở mắt ra ngắm họ Trương một hồi lâu. Mấy đứa con gái đứng cạnh nhí nhéo thấy Xuân dậy cũng cả mừng rạng rỡ. Con bé tên Liên đon đả nói với hai người:
- Nhất con Xuân đấy chúng mày nhỉ. Cả đêm có vị tướng quân kia chăm chút. Bọn tao thật ghen tỵ với nó.
Trương Tính quay ra nói bông đùa:
- Các nàng ăn giúp ta niêu đó, công các nàng ta sẽ ghi nhớ từng người.
Bọn con gái hiểu ý bưng mấy chiếc niêu ra khỏi căn gác, Tình Xuân khẽ nhổm dậy mà phía dưới ngực còn đau nhức. Trương Tính vòng tay qua ôm lấy nàng rồi thủ thỉ bên tai:
- Nàng cứ tĩnh dưỡng, có Trương Tính ta ở đây. Nàng thật chẳng thương ta mà nghĩ sao dại dột. Ta có nói việc lớn xong ta sẽ quay lại tìm nàng.
Tình Xuân e thẹn như cái thuở còn xuân xanh mơn mởn. Nàng khẽ núp vào phía sau tay Trương Tính, tận hưởng hương vị của cảm giác tình quân tử giai nhân. Nàng ôm lấy cánh tay rám đầy vết sẹo bỏng mỡ của một tay đầu bếp cừ khôi. Nàng hỏi:
- Phận thiếp hèn kém chẳng dám mơ cao sang. Chỉ mong chàng đừng chối bỏ, dẫu sau này số kiếp có ra sao, cũng chỉ mong chàng nhớ tới ngày này.
Trương Tính thường ngày vẫn khéo léo đối đáp với kẻ trên người dưới, bao nhiêu những loại người ở cái xứ An Nam này. Ấy thế mà lúc nàng Xuân e ấp, nói những lời êm mượt đầu môi, chàng lại ấp a ấp úng như thằng trẻ con mới lên ba:
- À ừ thì, ta đâu có ý đó. Chỉ là như thế ấy mà thôi.
Xuân thẹn thùng ôm lấy Tính từ phía sau, nàng tận hưởng những cảm xúc thăng hoa mà phận làm vui cho thiên hạ nàng chưa từng nếm trải. Đoạn tới lúc ban trưa, có người gọi Tính tới phủ quan, nàng mới mở lời hỏi họ Trương:
- Chuyện chàng theo nghĩa quân người Nam, thiếp chẳng dám bàn. Chỉ tò mò chẳng biết quan đô hộ và đám tay sai bọn chúng giờ thế nào?
Nhắc đến chuyện chí lớn của kẻ làm trai, Trương Tính mừng rỡ nói với Tình Xuân rằng bảy ngày trước, họ Trương cùng Chí Trinh anh họ của nàng đã vào trong phủ quan đô hộ ép hắn phải từ bỏ chức đô hộ, cút khỏi La Thành để tránh cảnh đầu rơi. Bọn chúng rời La Thành tới đất Mê Linh.
Nghe đâu đó ở đấy có viên tưởng giỏi tên là Giản Tâm. Dương Chí Liệt, cũng là chỗ người thân của nàng, anh ta cùng với Đỗ Sĩ Giao giăng bẫy ở hồ Điển Triệt. Thêm vào đó được sự giúp sức của cánh quân từ phía huyện Chu Diên, Ninh Hải và Luy Lâu, Giản Tâm ở huyện Bình Đạo rơi vào thế cô lập hoàn toàn. Quân chưa đến một vạn binh tinh nhuệ, tránh sao khỏi sức ép từ châu Phong.
Thế bị kìm kẹp bốn phía thì ba phía là quân Nam, Giản Tâm cũng cùng đường chiến đấu giành thắng lợi được trên vài mặt trận phía đông. Đỗ quân sư lại sai các cánh quân phía đông giữ chắc phòng tuyến, không cần xâm đất Bình Đạo tránh bị thiệt hại về quân. Trận ở hồ Điển Triệt, Chí Liệt cùng với Triệu Cường gặp được “thần đế họ Lý” báo mộng phải bắt được họ Giản kia thì mới có thể tồn tại được lâu.
Dương Thanh nghe chuyện cũng lệnh bắt sống nên giằng co suốt mấy ngày không xong. Nhân lúc ấy, Giản Tâm mở được đường máu chạy thoát đến phía bắc châu Bình Nguyên. Dân chúng ở đấy có thấy Tâm tìm tới người cầm đầu đội quân áo đen rồi được ở chung lều với mấy tên thủ lĩnh xứ ải giới châu Ung.
Còn hai chú cháu họ Hàn, tên cháu là Hàn Lâm bị trúng mũi giáo của Cao Văn Trác chết không toàn thây. Họ Hàn trốn khỏi Mê Linh từ trước, trở về Trung Nguyên bị triều đình truy nã. Sống lay lắt ở một huyện nhỏ ở Ích Châu. Rồi dần dà sinh bệnh hoang tưởng, cứ nhắc tới chữ Nam là Ước lại đau đầu. Nghe đâu đó họ Hàn chết sớm ở tuổi chưa được năm mươi.
Nhắc tới chuyện của họ Hàn, Trương Tính tặng Tình Xuân một bài thơ mà trẻ con ở trong La Thành vẫn thường giễu rằng:
“Lúc tới La Thành cả vạn binh
Chiêng chiêng trống trống đánh uỳnh uỳnh
Ngày ngày tướng sĩ lê la phố
Tối tối quan quân ghé quán xanh
Lửa Thái Bình hằn nguyên vết sẹo
Nước Điển Triệt đâu thể lãng nhanh?
Hai chữ An Nam sao nhức nhối
Người về chốn cũ hồn quẩn quanh.”
Hai ánh mắt trìu mến nhìn nhau, những cảm xúc lại dâng trào trong ánh đèn đã thắp. Ở cạnh nhau được mấy lúc cảm như thời gian đang ngừng lại ấy vậy mà sao cũng trôi thật quá nhanh. Nàng đã thấy vui trong tiếng hoan ca của dân chúng dưới thành, còn chàng cũng khấp khởi chờ tin chia thưởng mừng công.
Danh sách chương