Giống Rồng
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ mười:
Bá Nam mượn rượu mắng Vương thứ sử.
Chung Đạt giết quan huyện đoạt Tống Bình.
Chương 10.1 Buổi bình minh gặp mặt, Vương Thăng Triều thử tâm dạ Sĩ Giao
Đỗ Sĩ Giao ở lại châu Phong suốt ba tháng mà không thấy phía châu Phong có động tĩnh, Dương Thanh liền cho gọi Sĩ Giao trở về Trường Châu. Sĩ Giao gửi một lá thư để Dương Thanh yên dạ, cho Bá Nam thêm thời gian. Quân tình đã chuẩn bị chu đáo, các tướng lĩnh tại các châu huyện đều đã sẵn sàng chờ tin của Sĩ Giao mang quân đánh trận lớn nhất từ lúc Dương Thanh cầm binh trở lại chiếm châu Trường.
Dương Thanh sai Phạm Đan cầm thủy quân ba nghìn người đóng trại ở lưu vực phía đông sông Đáy. Số thuyền chiến lên đến trăm hai mươi chiếc lớn nhỏ. Phạm Đan phải chia nửa số quân đi đến sông Xích Đằng, chiếm lại vùng đất chài lưới, buôn bán tích lũy thêm lương thảo.
Chí Liệt cầm quân tiên phong trấn giữ thành Đỗ Động, cho quân lính đắp thành cao ba trượng, dựng hàng rào cọc tre cao hai thước bên cạnh hào nước sâu bao quanh thành Đỗ Động. Triệu Cường, Dương Diện Gã Quỷ đóng quân tại chân núi Tản, dựng một lũy nhỏ phía trước thành huyện Thái Bình do thành cũ đã bị tàn phá nặng nề. Hai đạo quân tạo thế gọng không cho địch đi từ phía đông tới. Quân lính châu Phong cũng vì thế mà không lấn thêm đất của họ Dương.
Các tướng Lý Toàn, Ma Cao Dực, Mã Tước, Đặng Hoài trấn giữ đất các khê động Man Hoàng, binh lương tiếp tế chu cấp không thiếu một binh tốt, một hạt lương thảo. Nga Tú Du Thủy Lý Toàn được phân trọng trách vận chuyển quân lương từ Man Hoàng tới châu Trường, hễ cần có điều động, Dương Thanh lại tin tưởng giao cho Lý Toàn lên kế hoạch điều binh, cấp lương chưa bao giờ chậm trễ.
Trường Châu cứ điểm Dương Thanh cho Phụng Quán trấn giữ mặt biển thông thương với đám thuyền buôn nước ngoài, hay có cướp biển, ngoại bang tới tranh chấp. Phía đông bắc giáp Võ An Châu và huyện Chu Diên. Dân chúng ở chỗ đó không ưa sự bành trướng của các thế lực khác ảnh hưởng đến quyền lợi của họ tại Tống Bình nên chưa bao giờ chịu khuất phục Dương Thanh, kể cả khi Dương Thanh đã từng có thời gian nắm trị sở đô hộ.
Dương Thanh giữ tám nghìn quân bao gồm cả lính kỵ tám trăm, bản bộ năm nghìn cùng thủy binh đóng từ cửa Đại An vào đến vùng hạ lưu sông Đáy, sông Hoàng Giang, và bãi đầm Vân Long.
Bấy giờ, triều đình Nhà Đường đương lúc rối ren, hoạn quan lộng hành, các quan đại thần Vương Thủ Trừng, Lý Phùng Cát, Bùi Độ,… bè phái trong triều, giết chóc không kể xiết. Vua Đường Kính Tông Lý Đam hoang dâm vô độ, ưa chơi bời, thích đá cầu, đánh vật nên sức khỏe sa sút không có tâm sức mà trị triều đình phương bắc. Các quan lại ở các châu quận xa xôi ra sức lộng hành, vơ vét, đàn áp nhân dân.
Lý Nguyên Gia bắt đầu cảm thấy những áp lực từ phía người Giao Chỉ. Cái uy của thiên triều đã không còn ảnh hưởng đến các tầng lớp nhân dân xứ Lĩnh Nam. Lý Nguyên Gia chỉ còn biết lắc đầu ngán ngẩm, lao vào vui thú hoan lạc ở Tống Bình.
Các tướng lĩnh dưới trướng Nguyên Gia đều tỏ vẻ không bằng lòng với nhau, với chính vị quan đô hộ nên không ít lần xảy ra những tranh cãi lớn nhỏ khiến Nguyên Gia đau đầu.
Những lúc như vậy, Nguyên Gia lại tìm đến gái đẹp, rượu ngon vùng Tống Bình mà làm nhẹ bớt đi những u não muộn phiền. Từ Hãn Xương sau khi dùng lời lẽ vỗ về châu Phong đã ung dung an lòng, ngày lên công đường, tối về lầu quán vui thú với đám kỹ nữ phấn son trong thành huyện mà không hề hay biết Kiều Chung Đạt đã đổi ý muốn gói Tống Bình vào túi riêng.
Sau bảy bảy bốn mươi chín ngày cúng cơm cho con trai, Chung Đạt nuôi chí báo thù bèn đem lời tấu lên tới Vương Thăng Triều. Thăng Triều nghe tin lấy làm giận lắm mới cho gọi Chung Đạt lên. Triều chỉ nhẹ nhàng mà nói với Chung Đạt:
- Chung Đạt với ta tình như thủ túc đã biết bao nhiêu năm nay. Vậy mà lại để cho kẻ ngoài mượn cớ để ta gây hấn với Tống Bình. Gương Dương Thanh vẫn còn đó, chẳng phải là để cho thiên hạ cười chê. Người châu Phong trọng nghĩa khí, khảng khái, đường đường chính chính có điều gì mà lo ngại. Chỉ là có kẻ rắp tâm rèm pha khiến Chung Đạt lay lòng. Xin chớ vì những thứ đó mà hất đổ hết thảy những công lao mà ta và Chung Đạt đã gây dựng.
Chung Đạt nghe Thăng Triều nói mà tỏ ý muộn phiền, muốn từ nay Chung Đạt không bàn đến chuyện trả thù. Hai ngày sau, với giọng điệu thống thiết, Chung Đạt giãi bày với Thăng Triều:
“Hạ quan xin bẩm Vương thứ sử. Ta vẫn thường gọi ông là Thăng Triều, cái tên mà gắn bó với hai ta suốt bao nhiêu năm tháng. Vậy nên ta cứ gọi ông là Thăng Triều cho thuận tai. So về tuổi tôi hơn ông bốn tuổi. Nay đã ngũ thập cái tuổi mà tri thiên mệnh, thấu hết lẽ sự đời, lẽ phải điều hay. Tôi với ông lập đất tổ cha anh mà dựng nghiệp, gặp đất vượng mà công danh lừng lẫy. Há chẳng có điều gì lấy làm phiền muộn.
Nhưng xót thay, dòng sông chỉ chảy mãi một dòng về biển lớn. Tổ ta ở đất này vẫn còn khóc lệ hằng đêm, cháu con bị người ta trà đạp chèn ép, hỏi cha ông có lấy làm yên lòng.
Hay cứ mỗi độ xuân về, hoa trên núi ấy lại kém sắc, nước ở khe suối kia mà thêm nhiều. Liệu có phải chăng nỗi lòng của đất mẹ cứ đổ dồn theo thác lũ đổ về biển lớn mênh mông.
Thăng Triều hãy nghĩ mà xem, từng giọt máu của nòi giống tiên rồng đã thấm xuống đất nam ta chỉ mong cây cối sinh sôi màu mỡ, ruộng đồng xanh tốt trĩu bông. Ấy vậy mà có kẻ nỡ lòng nào đạp lên vai dân nam ta mà đứng, ngồi trên đầu những kẻ lũi lầm. Đun máu nóng trong chảo mồ hôi, trên ngọn lửa hung ác bắt dân ta lên rừng xuống biển kiểm sản vật, dị thú, chim muông. Xương dân ta cho báo cọp gặm xé, máu thịt dân ta làm mồi cho bọn lang sói.
Ta noi gương những người đi trước, Trưng Vương, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Vương Quang Phục, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng giữ bờ cõi non sông mà tổ tiên ta gây dựng bao đời nay. Cứu dân khỏi lầm than đói khổ, kéo dân ra khỏi vũng bùn đỏ máu.
Nhà Đường kia đã quẫn cùng, xứ Giao Châu ta chúng không thể gánh nổi. Đất Phong châu binh hùng, lương mạnh, lại thêm những kẻ anh hùng đang sẵn sàng theo ta mà dấy binh khởi nghĩa đấy chẳng phải là điều đáng nên mừng. Mọi sự đều đã như sắp đặt cho chúng ta từ trước. Còn khi nào mới thỏa chí anh hùng mà cái thời niên thiếu hai chúng ta cùng ước mong.
Chén rượu cay đã nồng lại còn chát, dòng hồng huyết chưa nhỏ đã đỏ sông. Bằng tâm can xin Thăng Triều hiểu rõ, triệu ba quân đứng dậy, quyết mang cả Lĩnh Nam thuộc về ta, cõi nam ta sẽ quy về một mối. Dẫu có chết cũng không hối hận điều gì.”
Thăng Triều đêm không ngon giấc nghĩ đến những lời của Chung Đạt mà trằn trọc, sáng sớm tinh mơ đã cưỡi ngựa mũ giáp chỉnh tề tới Mê Linh gặp Đạt nhân lễ thất tuần con trai Đạt.
Vượt ngã ba Tam Đái, gặp một chàng trai trẻ, đầu vấn khăn xếp bạc màu, áo nâu gụ đang ung dung thưởng ngoạn ánh bình minh. Chàng cầm chiếc quạt đề bài thơ, ngâm nga trên con đò lênh đênh, chòng chành theo sóng vỗ đôi bờ sông Cái:
“Cồn cao nước trắng ngập đồng
Vũng lầy cùng quẫn giống rồng bùn đen
Trông lên rạng rỡ ánh đèn
Cúi nhìn leo lắt giữa nền mờ sương
Cánh én vội vã qua đường
Sải ưng thong thả muôn phương vẫy vùng
Phong Châu thỏa chí anh hùng
An Nam một cõi lẫy lừng thiên thu.”
Cảnh vật tĩnh lặng, ngàn cơn sóng dữ như lắng lại nghe tiếng chàng trai thư sinh nhỏ nhắn đứng trên chiếc đò nhỏ giữa mênh mang mây trời, sông nước. Vương Thăng Triều búi cao mái tóc, khuôn mặt rạng rỡ, ánh mắt xa trông gọi vang:
- Kẻ sĩ hiên ngang giữa mây trời non nước kia, phải chăng là thần tiên giáng thế.
Sĩ Giao quay lại nheo mắt nhìn về phía tả ngạn sông Cái, bóng người cao lớn, nét mặt vuông vức, mặc giáp trụ màu đồng, ánh bạc lấp lánh dưới ban mai. Thương dài, duỗi thẳng uy nghi trên lưng Tuyết Mã như thần tướng trong truyền thuyết. Sĩ Giao vội vã quay trở vào bãi đất ven sông, từ tốn buông lời chào Vương thứ sử:
- Vãn bối cúi chào đại tướng quân. Dáng đứng hiên ngang của bậc thần tướng, bộ giáp phục hào nhoáng, ánh thương sáng lòa trong tia nắng buổi bình minh. Oai vũ vô cùng. Chẳng hay đại tướng có việc gì qua sông từ buổi sớm tinh mơ.
Thăng Triều vỗ ngực, đu cương ngựa hý vang, giọng nói trầm ấm, như rền trong tai:
- Kẻ dũng chỉ được cái vẻ bề ngoài. Nhìn tiên sinh ta cứ ngỡ lạc vào chốn tiên thần. Chẳng hay tiên sinh là người từ đâu tới, giữa tinh mơ sấm đánh bên tai những lời của bậc anh hùng.
Sĩ Giao cúi thấp người, bái kiến, mặt mừng rỡ hồ hởi:
- Vãn sinh là kẻ nho đọc sách, ngày đi rong ruổi bán thuốc cứu đời. Hiện đang tá túc nhờ chỗ của Chung Đạt đại nhân. Canh giấc không tròn nên cưỡi ngựa tới đất Tam Đái giang thấy cảnh vật thiên địa, cây nước như tranh vẽ mà nổi hứng ngâm bài thơ. Nếu có điều chi khiến tướng quân chê cười xin bỏ quá cho.
Vương Thăng Triều nhảy xuống ngựa, ôm lấy bờ vai mảnh khảnh của chàng, đập mạnh liên hồi. Giọng nói trầm trầm, vang vang, Thăng Triều hỏi Sĩ Giao:
- Nhà anh tên họ thế nào. Nghe giọng anh hẳn không phải người ở đất châu ta.
Sĩ Giao phong thái đĩnh đạc, đường hoàng, giọng nói ôn tồn bẩm với Thăng Triều:
- Kẻ nho họ Đỗ tên Sĩ Giao, người huyện Yên Thành, châu Lục. Tổ tiên họ Đỗ gốc ở Ái Châu.
Lời nói Sĩ Giao khiến Thăng Triều ngờ ngợ, Thăng Triều lắng lại một chút rồi quay ra hỏi:
- Nhà anh chính là Bá Nam quân sư của Dương Thanh. Tiếng tăm lừng lẫy Giao Châu, dâng kế lấy Tống Bình, giết chết Tượng Cổ tàn bạo, xông pha trận mạc cả trăm trận đánh, quân lính triều đình hễ nghe tiếng Bá Nam quân sư mà kinh hãi muôn phần.
- Đại nhân đã quá khen, phận làm tôi cho tướng chủ mà được tiếng thơm lây. Vãn sinh tới đất châu Phong đã hai mùa xuân hạ, gặp được tướng quân chỗ này thật là vinh hạnh.
Thăng Triều hồ hởi gọi mời:
- Ta đương có việc tới Mê Linh, chỗ của Kiều Chung Đạt. Anh có định quay lại đó hay không? Sĩ Giao không chút chần chừ, nhận lời đi cùng Thăng Triều tới phủ của họ Kiều. Đoạn đường ngắn ngủi không thể cho hai người giãi bày hết những câu chuyện. Đi tới đoạn Hát Môn, Sĩ Giao xin cáo đi đường khác.
Ở Mê Linh, Kiều Chung Đạt nghe tin Thăng Triều đích thân tới tìm liền sai người tiếp đón linh đình, mổ trâu giết gà để dâng bữa mới thứ sử.
Đám vũ nữ áo yếm nuột nà, tay chân thoăn thoắt, ánh mắt đong đưa, voan áo buông lơi trong tiếng đàn tiếng kép của điệu nhạc dân gian. Rượu cả trăm chum xếp dài giữa hai hàng quân lính giương cung nỏ, giáo gươm theo quân lệnh uy vang.
Tiệc đến quá trưa, mặt đỏ gắt như mặt trời mới sáng, Thăng Triều cầm ly rượu hỏi ý Chung Đạt giữa văn võ dự tiệc:
- Phó thứ sử Kiều Chung có nam tử là Tiềm, mới bị quân Tống Bình lấy cớ phản nghịch mà giết đi. Ta nghe mà đau xót thay cho ông. Xót thay, xót thay.
Như trúng tâm can họ Kiều, Chung Đạt gạt nước mắt mà giọng rung rung:
- Kẻ làm con chưa trọn hiếu đạo, lại gây ra tội lớn tày trời với rắn hổ. Dẫu có thương xót mà cũng chẳng thể làm gì hơn.
Thăng Triều hẹm giọng, liếc mắt nhìn Toán Hoa Tài. Toán Hoa Tài giật mình ấp úng cúi gằm mặt xuống bàn. Thấy Toán Hoa Tài sợ sệt, Vương Thăng Triều nhìn sang Lý Do Độc. Đêm trước được lệnh triệu tới, Do Độc thúc ngựa tới Mê Linh cũng góp mặt ở tiệc rượu, đứng ra trước đám văn võ trong tiệc, nói lời tỏ ra trách móc Chung Đạt:
"Đấy là cái gương cho những kẻ khác ngồi đây. Làm mệnh quan triều đình, chữ trung hiếu làm đầu. Nay nam tử Kiều Chung không nghe lời cha dạy đó là bất hiếu. Chỉ trích quan trên, nói lời vu khống khiến lòng dân biến loạn đó là tội bất trung. Đó không phải tư cách của bậc tôn trưởng, càng không xứng với cái trung nghĩa mà người châu Phong ta vẫn tôn thờ.
Dù gì thì hắn cũng là con trai của bậc quan thứ sử châu Phong làm ra tội thì đáng phải nhận hình phạt. Quan đô hộ rộng lượng thứ tội cho mà đi đường mải mê uống rượu với đám phu xe mà thân chìm dưới Tô Lịch giang.Thân là phó thứ sử châu Phong để cho con cái ra như vậy, mong Kiều đại nhân làm gương cho kẻ khác. Không phải một lẽ tư thù cá nhân mà rước họa cho dân chúng Phong Châu năm huyện cùng với hơn bốn mươi cơ mi thuộc vào."
Sĩ Giao ngồi phía sau họ Kiều phe phẩy quạt mo, ngậm ly rượu cười khểnh. Đám quan lại bàn tán xi xào, Chung Đạt thẳng lưng, tay lau đi dòng nước mắt, ánh mắt hằn học nhìn về phía Do Độc mà không thể buông một lời. Thăng Triều ngà ngà say, quắc mắt nhìn về phía chỗ Sĩ Giao, thấy Giao cười mà cất lời dò hỏi:
- Anh chàng ngồi nấp chỗ góc phải phía xa kia là binh nho thế nào? Sao lại ngồi chỗ đó cười khểnh vọng vào mắt ta.
Sĩ Giao toan cất lời, Chung Đạt gạt đi, bẩm với Thăng Triều:
- Bẩm Vương đại nhân. Anh ta là thầy thuốc họ Đỗ, tới đây để trị bệnh cho tôi và người nhà. Là vị môn khách của tư gia.
Thăng Triều nổi cơn giận, quát mắng:
- Chung Đạt đau xót rơi nước mắt. Lý tướng quân lấy lời an ủi. Cớ sao anh lại cười khểnh. Chẳng hay muốn chém đầu.
Sĩ Giao vờ như không biết họ Vương, chắp tay bái lậy rồi đi ra trước tiệc giọng nói lè nhè như gã say rượu:
- Cúi chào thứ sử châu Phong cùng các vị quan tướng. Tiểu nhân là Đỗ Giao, người Lục Châu huyện Yên Thành. Ngày nhỏ ham đọc sách nho nên người làng gọi là Sĩ Giao.
Lý Do Độc cúi chào Sĩ Giao, đám người châu Phong rì rầm. Toán Hoa Tài trước mặt Thăng Triều, Chung Đạt nói lớn:
- Ra là Bá Nam quân sư của Dương Thanh. Ta nghe nói từ khi Quế Trọng Vũ chiếm lại Tống Bình, nhà ngươi cùng tên Chí Liệt cứ ở đất Chu Diên. Sau lại bị quan đô hộ Lý Nguyên Hỷ đánh dẹp, tướng Tồn Thành châu Ái bị Đoàn Uyển gọi về. Thân kẻ làm anh mà để cho huynh đệ dứt bỏ mà về. Chí Liệt cùng ngươi không có đất trú thân, không có tướng giỏi bên cạnh nên mới chạy tới Vũ Bình lục lạy đám Man Hoàng chiếm thành Đỗ Động. Nếu không phải phải đám Man Hoàng chiếm được Trường Châu không thì Chí Liệt gã đó cũng chết dưới binh đao Tống Bình từ lâu. Nay lại tới châu Phong có mưu đồ chiếm đất hay sao.
Sĩ Giao chỉ tay vào mặt Toán Hoa Tài mà trách lời:
"Là Toán Hoa Tài tướng quân phải chăng. Toán tướng quân thân làm tướng quân cũng biết rõ, thắng thua là lẽ thường của nhà binh. Chủ Dương Thanh tôi uy trấn giết chết bọn tàn ác, châu Phong cũng vì thế mà được bớt đi phần sưu thuế nặng nề hàng năm phải cống tiến.
Dương tướng chủ lại nghĩ đến đất tổ tông ở châu Phong mà tăng thêm tướng giỏi Do Độc, Trình Kỷ, Đàm Thức,… viện binh mã lên đến cả vạn quân tới châu Phong này. Bởi thế mà châu Phong hùng mạnh hơn khi trước bị chèn ép bởi chính quyền đô hộ Đường triều.
Sau đó họ Quế dùng tiền bạc, chức tước mà dụ dỗ đám tiểu nhân dưới trướng, chủ tướng tôi mới bị đám kẻ dưới vì mưu cầu lợi kỷ mà bán chủ cho giặc, bậc trượng nghĩa như Châu Phong há chăng lại đứng ngoài cuộc nhìn kẻ ngoại bang tiếp tục đè đầu cưỡi cổ dân nam ta. Thật thấy hổ thẹn thay.
Em tôi Tồn Thành làm tướng đánh nhiều trận giúp Chí Liệt chiếm lại cả vùng đất rộng lớn phía đồng bằng châu thổ. Hổ dữ chẳng bỏ được con, Đoàn Uyển dụng mưu hèn mà triệu tập em ta trở về châu Ái. Bị giam lỏng ở châu Ái, nhìn cảnh dân nam bị những bàn tay bẩn thỉu nối dài của chính quyền phương bắc chèn ép, Tồn Thành thấy mà phiền lòng bỏ quan về làm lão nông.
Còn về phía thiếu chủ Chí Liệt anh dũng ngoan cường chống lại đám cường bạo phủ đô hộ mà xông pha trận mạc, vì dân nam, vì cháu con nòi rồng mà đâu tiếc tấm thân. Bọn ta dẫu có bại trận, chết ngoài sa trường ấy cũng là cái tâm hướng tới chúng dân, ghét bỏ đám ngoại bang đè nén dân ta bấy lâu. Chứ đâu như châu Phong trượng nghĩa mà chỉ no cái bụng của mình mà không có chút thương cảm cho con dân đang bị giày xéo ngoài kia."
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ mười:
Bá Nam mượn rượu mắng Vương thứ sử.
Chung Đạt giết quan huyện đoạt Tống Bình.
Chương 10.1 Buổi bình minh gặp mặt, Vương Thăng Triều thử tâm dạ Sĩ Giao
Đỗ Sĩ Giao ở lại châu Phong suốt ba tháng mà không thấy phía châu Phong có động tĩnh, Dương Thanh liền cho gọi Sĩ Giao trở về Trường Châu. Sĩ Giao gửi một lá thư để Dương Thanh yên dạ, cho Bá Nam thêm thời gian. Quân tình đã chuẩn bị chu đáo, các tướng lĩnh tại các châu huyện đều đã sẵn sàng chờ tin của Sĩ Giao mang quân đánh trận lớn nhất từ lúc Dương Thanh cầm binh trở lại chiếm châu Trường.
Dương Thanh sai Phạm Đan cầm thủy quân ba nghìn người đóng trại ở lưu vực phía đông sông Đáy. Số thuyền chiến lên đến trăm hai mươi chiếc lớn nhỏ. Phạm Đan phải chia nửa số quân đi đến sông Xích Đằng, chiếm lại vùng đất chài lưới, buôn bán tích lũy thêm lương thảo.
Chí Liệt cầm quân tiên phong trấn giữ thành Đỗ Động, cho quân lính đắp thành cao ba trượng, dựng hàng rào cọc tre cao hai thước bên cạnh hào nước sâu bao quanh thành Đỗ Động. Triệu Cường, Dương Diện Gã Quỷ đóng quân tại chân núi Tản, dựng một lũy nhỏ phía trước thành huyện Thái Bình do thành cũ đã bị tàn phá nặng nề. Hai đạo quân tạo thế gọng không cho địch đi từ phía đông tới. Quân lính châu Phong cũng vì thế mà không lấn thêm đất của họ Dương.
Các tướng Lý Toàn, Ma Cao Dực, Mã Tước, Đặng Hoài trấn giữ đất các khê động Man Hoàng, binh lương tiếp tế chu cấp không thiếu một binh tốt, một hạt lương thảo. Nga Tú Du Thủy Lý Toàn được phân trọng trách vận chuyển quân lương từ Man Hoàng tới châu Trường, hễ cần có điều động, Dương Thanh lại tin tưởng giao cho Lý Toàn lên kế hoạch điều binh, cấp lương chưa bao giờ chậm trễ.
Trường Châu cứ điểm Dương Thanh cho Phụng Quán trấn giữ mặt biển thông thương với đám thuyền buôn nước ngoài, hay có cướp biển, ngoại bang tới tranh chấp. Phía đông bắc giáp Võ An Châu và huyện Chu Diên. Dân chúng ở chỗ đó không ưa sự bành trướng của các thế lực khác ảnh hưởng đến quyền lợi của họ tại Tống Bình nên chưa bao giờ chịu khuất phục Dương Thanh, kể cả khi Dương Thanh đã từng có thời gian nắm trị sở đô hộ.
Dương Thanh giữ tám nghìn quân bao gồm cả lính kỵ tám trăm, bản bộ năm nghìn cùng thủy binh đóng từ cửa Đại An vào đến vùng hạ lưu sông Đáy, sông Hoàng Giang, và bãi đầm Vân Long.
Bấy giờ, triều đình Nhà Đường đương lúc rối ren, hoạn quan lộng hành, các quan đại thần Vương Thủ Trừng, Lý Phùng Cát, Bùi Độ,… bè phái trong triều, giết chóc không kể xiết. Vua Đường Kính Tông Lý Đam hoang dâm vô độ, ưa chơi bời, thích đá cầu, đánh vật nên sức khỏe sa sút không có tâm sức mà trị triều đình phương bắc. Các quan lại ở các châu quận xa xôi ra sức lộng hành, vơ vét, đàn áp nhân dân.
Lý Nguyên Gia bắt đầu cảm thấy những áp lực từ phía người Giao Chỉ. Cái uy của thiên triều đã không còn ảnh hưởng đến các tầng lớp nhân dân xứ Lĩnh Nam. Lý Nguyên Gia chỉ còn biết lắc đầu ngán ngẩm, lao vào vui thú hoan lạc ở Tống Bình.
Các tướng lĩnh dưới trướng Nguyên Gia đều tỏ vẻ không bằng lòng với nhau, với chính vị quan đô hộ nên không ít lần xảy ra những tranh cãi lớn nhỏ khiến Nguyên Gia đau đầu.
Những lúc như vậy, Nguyên Gia lại tìm đến gái đẹp, rượu ngon vùng Tống Bình mà làm nhẹ bớt đi những u não muộn phiền. Từ Hãn Xương sau khi dùng lời lẽ vỗ về châu Phong đã ung dung an lòng, ngày lên công đường, tối về lầu quán vui thú với đám kỹ nữ phấn son trong thành huyện mà không hề hay biết Kiều Chung Đạt đã đổi ý muốn gói Tống Bình vào túi riêng.
Sau bảy bảy bốn mươi chín ngày cúng cơm cho con trai, Chung Đạt nuôi chí báo thù bèn đem lời tấu lên tới Vương Thăng Triều. Thăng Triều nghe tin lấy làm giận lắm mới cho gọi Chung Đạt lên. Triều chỉ nhẹ nhàng mà nói với Chung Đạt:
- Chung Đạt với ta tình như thủ túc đã biết bao nhiêu năm nay. Vậy mà lại để cho kẻ ngoài mượn cớ để ta gây hấn với Tống Bình. Gương Dương Thanh vẫn còn đó, chẳng phải là để cho thiên hạ cười chê. Người châu Phong trọng nghĩa khí, khảng khái, đường đường chính chính có điều gì mà lo ngại. Chỉ là có kẻ rắp tâm rèm pha khiến Chung Đạt lay lòng. Xin chớ vì những thứ đó mà hất đổ hết thảy những công lao mà ta và Chung Đạt đã gây dựng.
Chung Đạt nghe Thăng Triều nói mà tỏ ý muộn phiền, muốn từ nay Chung Đạt không bàn đến chuyện trả thù. Hai ngày sau, với giọng điệu thống thiết, Chung Đạt giãi bày với Thăng Triều:
“Hạ quan xin bẩm Vương thứ sử. Ta vẫn thường gọi ông là Thăng Triều, cái tên mà gắn bó với hai ta suốt bao nhiêu năm tháng. Vậy nên ta cứ gọi ông là Thăng Triều cho thuận tai. So về tuổi tôi hơn ông bốn tuổi. Nay đã ngũ thập cái tuổi mà tri thiên mệnh, thấu hết lẽ sự đời, lẽ phải điều hay. Tôi với ông lập đất tổ cha anh mà dựng nghiệp, gặp đất vượng mà công danh lừng lẫy. Há chẳng có điều gì lấy làm phiền muộn.
Nhưng xót thay, dòng sông chỉ chảy mãi một dòng về biển lớn. Tổ ta ở đất này vẫn còn khóc lệ hằng đêm, cháu con bị người ta trà đạp chèn ép, hỏi cha ông có lấy làm yên lòng.
Hay cứ mỗi độ xuân về, hoa trên núi ấy lại kém sắc, nước ở khe suối kia mà thêm nhiều. Liệu có phải chăng nỗi lòng của đất mẹ cứ đổ dồn theo thác lũ đổ về biển lớn mênh mông.
Thăng Triều hãy nghĩ mà xem, từng giọt máu của nòi giống tiên rồng đã thấm xuống đất nam ta chỉ mong cây cối sinh sôi màu mỡ, ruộng đồng xanh tốt trĩu bông. Ấy vậy mà có kẻ nỡ lòng nào đạp lên vai dân nam ta mà đứng, ngồi trên đầu những kẻ lũi lầm. Đun máu nóng trong chảo mồ hôi, trên ngọn lửa hung ác bắt dân ta lên rừng xuống biển kiểm sản vật, dị thú, chim muông. Xương dân ta cho báo cọp gặm xé, máu thịt dân ta làm mồi cho bọn lang sói.
Ta noi gương những người đi trước, Trưng Vương, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Vương Quang Phục, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng giữ bờ cõi non sông mà tổ tiên ta gây dựng bao đời nay. Cứu dân khỏi lầm than đói khổ, kéo dân ra khỏi vũng bùn đỏ máu.
Nhà Đường kia đã quẫn cùng, xứ Giao Châu ta chúng không thể gánh nổi. Đất Phong châu binh hùng, lương mạnh, lại thêm những kẻ anh hùng đang sẵn sàng theo ta mà dấy binh khởi nghĩa đấy chẳng phải là điều đáng nên mừng. Mọi sự đều đã như sắp đặt cho chúng ta từ trước. Còn khi nào mới thỏa chí anh hùng mà cái thời niên thiếu hai chúng ta cùng ước mong.
Chén rượu cay đã nồng lại còn chát, dòng hồng huyết chưa nhỏ đã đỏ sông. Bằng tâm can xin Thăng Triều hiểu rõ, triệu ba quân đứng dậy, quyết mang cả Lĩnh Nam thuộc về ta, cõi nam ta sẽ quy về một mối. Dẫu có chết cũng không hối hận điều gì.”
Thăng Triều đêm không ngon giấc nghĩ đến những lời của Chung Đạt mà trằn trọc, sáng sớm tinh mơ đã cưỡi ngựa mũ giáp chỉnh tề tới Mê Linh gặp Đạt nhân lễ thất tuần con trai Đạt.
Vượt ngã ba Tam Đái, gặp một chàng trai trẻ, đầu vấn khăn xếp bạc màu, áo nâu gụ đang ung dung thưởng ngoạn ánh bình minh. Chàng cầm chiếc quạt đề bài thơ, ngâm nga trên con đò lênh đênh, chòng chành theo sóng vỗ đôi bờ sông Cái:
“Cồn cao nước trắng ngập đồng
Vũng lầy cùng quẫn giống rồng bùn đen
Trông lên rạng rỡ ánh đèn
Cúi nhìn leo lắt giữa nền mờ sương
Cánh én vội vã qua đường
Sải ưng thong thả muôn phương vẫy vùng
Phong Châu thỏa chí anh hùng
An Nam một cõi lẫy lừng thiên thu.”
Cảnh vật tĩnh lặng, ngàn cơn sóng dữ như lắng lại nghe tiếng chàng trai thư sinh nhỏ nhắn đứng trên chiếc đò nhỏ giữa mênh mang mây trời, sông nước. Vương Thăng Triều búi cao mái tóc, khuôn mặt rạng rỡ, ánh mắt xa trông gọi vang:
- Kẻ sĩ hiên ngang giữa mây trời non nước kia, phải chăng là thần tiên giáng thế.
Sĩ Giao quay lại nheo mắt nhìn về phía tả ngạn sông Cái, bóng người cao lớn, nét mặt vuông vức, mặc giáp trụ màu đồng, ánh bạc lấp lánh dưới ban mai. Thương dài, duỗi thẳng uy nghi trên lưng Tuyết Mã như thần tướng trong truyền thuyết. Sĩ Giao vội vã quay trở vào bãi đất ven sông, từ tốn buông lời chào Vương thứ sử:
- Vãn bối cúi chào đại tướng quân. Dáng đứng hiên ngang của bậc thần tướng, bộ giáp phục hào nhoáng, ánh thương sáng lòa trong tia nắng buổi bình minh. Oai vũ vô cùng. Chẳng hay đại tướng có việc gì qua sông từ buổi sớm tinh mơ.
Thăng Triều vỗ ngực, đu cương ngựa hý vang, giọng nói trầm ấm, như rền trong tai:
- Kẻ dũng chỉ được cái vẻ bề ngoài. Nhìn tiên sinh ta cứ ngỡ lạc vào chốn tiên thần. Chẳng hay tiên sinh là người từ đâu tới, giữa tinh mơ sấm đánh bên tai những lời của bậc anh hùng.
Sĩ Giao cúi thấp người, bái kiến, mặt mừng rỡ hồ hởi:
- Vãn sinh là kẻ nho đọc sách, ngày đi rong ruổi bán thuốc cứu đời. Hiện đang tá túc nhờ chỗ của Chung Đạt đại nhân. Canh giấc không tròn nên cưỡi ngựa tới đất Tam Đái giang thấy cảnh vật thiên địa, cây nước như tranh vẽ mà nổi hứng ngâm bài thơ. Nếu có điều chi khiến tướng quân chê cười xin bỏ quá cho.
Vương Thăng Triều nhảy xuống ngựa, ôm lấy bờ vai mảnh khảnh của chàng, đập mạnh liên hồi. Giọng nói trầm trầm, vang vang, Thăng Triều hỏi Sĩ Giao:
- Nhà anh tên họ thế nào. Nghe giọng anh hẳn không phải người ở đất châu ta.
Sĩ Giao phong thái đĩnh đạc, đường hoàng, giọng nói ôn tồn bẩm với Thăng Triều:
- Kẻ nho họ Đỗ tên Sĩ Giao, người huyện Yên Thành, châu Lục. Tổ tiên họ Đỗ gốc ở Ái Châu.
Lời nói Sĩ Giao khiến Thăng Triều ngờ ngợ, Thăng Triều lắng lại một chút rồi quay ra hỏi:
- Nhà anh chính là Bá Nam quân sư của Dương Thanh. Tiếng tăm lừng lẫy Giao Châu, dâng kế lấy Tống Bình, giết chết Tượng Cổ tàn bạo, xông pha trận mạc cả trăm trận đánh, quân lính triều đình hễ nghe tiếng Bá Nam quân sư mà kinh hãi muôn phần.
- Đại nhân đã quá khen, phận làm tôi cho tướng chủ mà được tiếng thơm lây. Vãn sinh tới đất châu Phong đã hai mùa xuân hạ, gặp được tướng quân chỗ này thật là vinh hạnh.
Thăng Triều hồ hởi gọi mời:
- Ta đương có việc tới Mê Linh, chỗ của Kiều Chung Đạt. Anh có định quay lại đó hay không? Sĩ Giao không chút chần chừ, nhận lời đi cùng Thăng Triều tới phủ của họ Kiều. Đoạn đường ngắn ngủi không thể cho hai người giãi bày hết những câu chuyện. Đi tới đoạn Hát Môn, Sĩ Giao xin cáo đi đường khác.
Ở Mê Linh, Kiều Chung Đạt nghe tin Thăng Triều đích thân tới tìm liền sai người tiếp đón linh đình, mổ trâu giết gà để dâng bữa mới thứ sử.
Đám vũ nữ áo yếm nuột nà, tay chân thoăn thoắt, ánh mắt đong đưa, voan áo buông lơi trong tiếng đàn tiếng kép của điệu nhạc dân gian. Rượu cả trăm chum xếp dài giữa hai hàng quân lính giương cung nỏ, giáo gươm theo quân lệnh uy vang.
Tiệc đến quá trưa, mặt đỏ gắt như mặt trời mới sáng, Thăng Triều cầm ly rượu hỏi ý Chung Đạt giữa văn võ dự tiệc:
- Phó thứ sử Kiều Chung có nam tử là Tiềm, mới bị quân Tống Bình lấy cớ phản nghịch mà giết đi. Ta nghe mà đau xót thay cho ông. Xót thay, xót thay.
Như trúng tâm can họ Kiều, Chung Đạt gạt nước mắt mà giọng rung rung:
- Kẻ làm con chưa trọn hiếu đạo, lại gây ra tội lớn tày trời với rắn hổ. Dẫu có thương xót mà cũng chẳng thể làm gì hơn.
Thăng Triều hẹm giọng, liếc mắt nhìn Toán Hoa Tài. Toán Hoa Tài giật mình ấp úng cúi gằm mặt xuống bàn. Thấy Toán Hoa Tài sợ sệt, Vương Thăng Triều nhìn sang Lý Do Độc. Đêm trước được lệnh triệu tới, Do Độc thúc ngựa tới Mê Linh cũng góp mặt ở tiệc rượu, đứng ra trước đám văn võ trong tiệc, nói lời tỏ ra trách móc Chung Đạt:
"Đấy là cái gương cho những kẻ khác ngồi đây. Làm mệnh quan triều đình, chữ trung hiếu làm đầu. Nay nam tử Kiều Chung không nghe lời cha dạy đó là bất hiếu. Chỉ trích quan trên, nói lời vu khống khiến lòng dân biến loạn đó là tội bất trung. Đó không phải tư cách của bậc tôn trưởng, càng không xứng với cái trung nghĩa mà người châu Phong ta vẫn tôn thờ.
Dù gì thì hắn cũng là con trai của bậc quan thứ sử châu Phong làm ra tội thì đáng phải nhận hình phạt. Quan đô hộ rộng lượng thứ tội cho mà đi đường mải mê uống rượu với đám phu xe mà thân chìm dưới Tô Lịch giang.Thân là phó thứ sử châu Phong để cho con cái ra như vậy, mong Kiều đại nhân làm gương cho kẻ khác. Không phải một lẽ tư thù cá nhân mà rước họa cho dân chúng Phong Châu năm huyện cùng với hơn bốn mươi cơ mi thuộc vào."
Sĩ Giao ngồi phía sau họ Kiều phe phẩy quạt mo, ngậm ly rượu cười khểnh. Đám quan lại bàn tán xi xào, Chung Đạt thẳng lưng, tay lau đi dòng nước mắt, ánh mắt hằn học nhìn về phía Do Độc mà không thể buông một lời. Thăng Triều ngà ngà say, quắc mắt nhìn về phía chỗ Sĩ Giao, thấy Giao cười mà cất lời dò hỏi:
- Anh chàng ngồi nấp chỗ góc phải phía xa kia là binh nho thế nào? Sao lại ngồi chỗ đó cười khểnh vọng vào mắt ta.
Sĩ Giao toan cất lời, Chung Đạt gạt đi, bẩm với Thăng Triều:
- Bẩm Vương đại nhân. Anh ta là thầy thuốc họ Đỗ, tới đây để trị bệnh cho tôi và người nhà. Là vị môn khách của tư gia.
Thăng Triều nổi cơn giận, quát mắng:
- Chung Đạt đau xót rơi nước mắt. Lý tướng quân lấy lời an ủi. Cớ sao anh lại cười khểnh. Chẳng hay muốn chém đầu.
Sĩ Giao vờ như không biết họ Vương, chắp tay bái lậy rồi đi ra trước tiệc giọng nói lè nhè như gã say rượu:
- Cúi chào thứ sử châu Phong cùng các vị quan tướng. Tiểu nhân là Đỗ Giao, người Lục Châu huyện Yên Thành. Ngày nhỏ ham đọc sách nho nên người làng gọi là Sĩ Giao.
Lý Do Độc cúi chào Sĩ Giao, đám người châu Phong rì rầm. Toán Hoa Tài trước mặt Thăng Triều, Chung Đạt nói lớn:
- Ra là Bá Nam quân sư của Dương Thanh. Ta nghe nói từ khi Quế Trọng Vũ chiếm lại Tống Bình, nhà ngươi cùng tên Chí Liệt cứ ở đất Chu Diên. Sau lại bị quan đô hộ Lý Nguyên Hỷ đánh dẹp, tướng Tồn Thành châu Ái bị Đoàn Uyển gọi về. Thân kẻ làm anh mà để cho huynh đệ dứt bỏ mà về. Chí Liệt cùng ngươi không có đất trú thân, không có tướng giỏi bên cạnh nên mới chạy tới Vũ Bình lục lạy đám Man Hoàng chiếm thành Đỗ Động. Nếu không phải phải đám Man Hoàng chiếm được Trường Châu không thì Chí Liệt gã đó cũng chết dưới binh đao Tống Bình từ lâu. Nay lại tới châu Phong có mưu đồ chiếm đất hay sao.
Sĩ Giao chỉ tay vào mặt Toán Hoa Tài mà trách lời:
"Là Toán Hoa Tài tướng quân phải chăng. Toán tướng quân thân làm tướng quân cũng biết rõ, thắng thua là lẽ thường của nhà binh. Chủ Dương Thanh tôi uy trấn giết chết bọn tàn ác, châu Phong cũng vì thế mà được bớt đi phần sưu thuế nặng nề hàng năm phải cống tiến.
Dương tướng chủ lại nghĩ đến đất tổ tông ở châu Phong mà tăng thêm tướng giỏi Do Độc, Trình Kỷ, Đàm Thức,… viện binh mã lên đến cả vạn quân tới châu Phong này. Bởi thế mà châu Phong hùng mạnh hơn khi trước bị chèn ép bởi chính quyền đô hộ Đường triều.
Sau đó họ Quế dùng tiền bạc, chức tước mà dụ dỗ đám tiểu nhân dưới trướng, chủ tướng tôi mới bị đám kẻ dưới vì mưu cầu lợi kỷ mà bán chủ cho giặc, bậc trượng nghĩa như Châu Phong há chăng lại đứng ngoài cuộc nhìn kẻ ngoại bang tiếp tục đè đầu cưỡi cổ dân nam ta. Thật thấy hổ thẹn thay.
Em tôi Tồn Thành làm tướng đánh nhiều trận giúp Chí Liệt chiếm lại cả vùng đất rộng lớn phía đồng bằng châu thổ. Hổ dữ chẳng bỏ được con, Đoàn Uyển dụng mưu hèn mà triệu tập em ta trở về châu Ái. Bị giam lỏng ở châu Ái, nhìn cảnh dân nam bị những bàn tay bẩn thỉu nối dài của chính quyền phương bắc chèn ép, Tồn Thành thấy mà phiền lòng bỏ quan về làm lão nông.
Còn về phía thiếu chủ Chí Liệt anh dũng ngoan cường chống lại đám cường bạo phủ đô hộ mà xông pha trận mạc, vì dân nam, vì cháu con nòi rồng mà đâu tiếc tấm thân. Bọn ta dẫu có bại trận, chết ngoài sa trường ấy cũng là cái tâm hướng tới chúng dân, ghét bỏ đám ngoại bang đè nén dân ta bấy lâu. Chứ đâu như châu Phong trượng nghĩa mà chỉ no cái bụng của mình mà không có chút thương cảm cho con dân đang bị giày xéo ngoài kia."
Danh sách chương