Vừa về đến phòng, Thảo đã chạy sang, vẻ mặt nghiêm trọng:
- Chị biết chuyện chị Minh chưa? - Chuyện gì?
- Ôi, giật gân luôn. Khả năng ly hôn chị ạ.
Trúc ngạc nhiên:
- Nó mới cưới năm ngoái, đang nghỉ sinh em bé, sao ly hôn được? Chồng ngoại tình à?
- Không cơ, em kể cho nghe.
Thảo kéo vào phòng rồi ấn Trúc ngồi xuống giường. Nó bắt đầu kể câu chuyện của Minh. Minh là một cô bé ở tỉnh khác về. Nó được giải nhì quốc gia nên tuyển thẳng đại học. Nó bảo nó quen chồng qua chơi game online. Phải lòng nhau nên ra trường là theo về đây luôn. Nó cưới xong mới xin về trường nên cũng không ai để ý chuyện của nó. Nghe nói bố mẹ nó không đồng ý nhưng nó cứ quyết lấy. Đúng là người lớn chẳng bao giờ sai. Hình như người mẹ luôn cảm nhận được tương lai của con cái thì phải, cứ như có giác quan thứ 6.
Minh có khuôn mặt gần kiểu chữ điền, tóc tém, người thấp nhỏ, trông nó mạnh mẽ dứt khoát, nhìn rất cá tính. Nó nhanh như sóc, mắt lúc nào cũng sáng long lanh. Nhìn là biết thông minh trời sinh. Nó khá hài hước, cũng hay nói như Thảo.
Minh rất yêu chồng, nên cam chịu bà mẹ chồng tai quái và thằng chồng chưa kịp trưởng thành. Chồng nó vẫn nghiện game như hồi sinh viên, ngoài giờ đi làm ra, thằng đấy chẳng biết làm gì ngoài bám lấy cái máy tính. Bây giờ, dù làm bố trẻ con vẫn vậy. Vì thế nên đương nhiên nó sẽ chẳng bao giờ hiểu được sự cô đơn của người phụ nữ về làm dâu. Nó không quan tâm.
Một người con gái khi đã có con, chồng không thương, mẹ chồng không chăm, vất vả, tủi thân biết nhường nào, vậy là uất ức tích tụ. Chẳng có cái cây tình yêu nào có thể sống mãi với thời gian mà không cần sự nuôi dưỡng. Minh im lặng dần, lay lắt ôm con sống từng ngày.
Hàng ngày, nó dạy từ 4 - 5 giờ sáng, dọn dẹp nhà cửa, đi chợ nấu ăn sáng, ăn trưa, ăn tối cho cả nhà. Cảm giác nó còn yêu nội trợ hơn cả osin. Không giống như đang nghỉ thai sản.
Có một điều thú vị về những mối tình bị cấm đoán. Người con gái khi đi ngược lại mong muốn của bố mẹ, vì tình yêu quá lớn, nên sức chịu đựng dường như cũng tỷ lệ thuận theo. Hoặc là, với những người phụ nữ tự tôn quá lớn, sẽ khó thừa nhận mình phạm sai lầm, nhất là sai lầm lớn nhất cuộc đời. Đó là chọn sai người bạn trăm năm.
Thêm vào đó, những người biết yêu biết trân trọng như vậy lại càng không muốn vì bất hạnh của bản thân mà khiến bố mẹ ruột của mình đau lòng. Vậy là họ cứ luẩn quẩn, bức bối mà không thể tâm sự với ai. Và rồi đến một ngày, sự thật không thể thay đổi, giọt nước tràn ly, thì tất cả sẽ kết thúc.
Và rồi Trúc thấy có hai ngã rẽ. Một là như chị Nhàn, sống lay lắt như một bóng ma, không cảm xúc, tâm đã chết. Anh Hữu lại ngựa quen đường cũ, lần này tình yêu mới ở đâu không rõ nữa, anh bỏ nhà đi hẳn. Chị chán không đi tìm nữa. Hai là, mạnh mẽ dứt khoát như cái Minh, đau một lần rồi thôi. Trúc ủng hộ cái Minh, dù bên ngoài thế nào, cũng phải bước ra khỏi đầm lầy ấy.
Ngày bùng nổ của Minh cuối cùng đã đến. Bà Ngọc đập cửa ầm ầm, tiếng rít lên như xé vải:
- Sao giờ mày còn ngủ hả, 6 giờ rồi còn chưa đi chợ nấu ăn sáng là sao?
Minh uể oải mở cửa, thì thào:
- Mẹ ơi, cháu ốm, sốt cả đêm, con mệt quá.
Bà Ngọc xùy một tiếng rồi bĩu môi, mặt đanh lại:
- Nó sốt thì cho uống thuốc, trẻ con ốm là chuyện bình thường, đi chợ ngay đi.
Minh nhìn bà Ngọc năn nỉ:
- Mẹ đi chợ giúp con, nay cháu ốm, con không thể rời nó được.
Bà Ngọc sấn sổ vào sờ trán thằng bé rồi lại rít lên:
- Nó hết sốt rồi đây thôi, nó ngủ rồi, mày ở đây làm gì nữa. Đi chợ đi.
Minh vẫn thì thào, sợ thằng bé thức giấc:
- Mẹ nói nhỏ thôi, cháu vừa mới ngủ, con thật sự rất mệt.
- Mày làm như tao chưa nuôi trẻ con bao giờ ấy. Có đứa bé mà chăm còn không xong, lại để nó ốm.
Mắt Minh đỏ nhòe, hơi nấc lên. Bà Ngọc lại quát lên:
- Ơ cái con này, mày điếc à? Còn chưa đi?
Minh ngước mắt lên nhìn bà Ngọc:
- Con không đi đâu, con bảo mẹ từ nãy rồi mà, con không ăn cũng được.
Bà Ngọc như bốc hỏa, xông lại gần Minh, chỉ tay xỉa xói:
- A, mày giỏi nhỉ, trả treo, con mất dạy, bảo không nghe này.
Rồi bất ngờ tát Minh một cái. Minh bật đứng dậy, làm bà Ngọc giật mình, lại càng thêm tức. Bà lu loa rồi chạy ra ngoài gọi chồng con bà. Thằng con trai bà Ngọc vội vàng chạy ra. Nó sợ mẹ con Minh ảnh hưởng đến công việc của nó nên từ khi vợ sinh con, nó sang phòng riêng ngủ. Còn chưa nghe Minh nói gì, nó hùng hổ xông vào tát Minh:
- Ai cho cô láo với mẹ tôi?
Minh ngạc nhiên, mệt mỏi, thất vọng, đẩy chồng ra rồi gào lên:
- Em làm gì mẹ anh chứ?
Bà Ngọc xông vào, túm lấy Minh, định tát nó tiếp:
- Mày còn cãi hả, hôm nay phải dạy cho mày lễ phép với người lớn. Mẹ mày không dạy để tao dạy.
Minh không cam chịu nữa, lại dám đụng đến mẹ cô. Minh bật dậy, chỉ vào hai mẹ con nhà kia, nức nở tuyên bố:
- Nếu.. nếu các người còn dám đánh tôi, tôi sẽ báo.. sẽ báo công an cho mấy người xem.
Có tật giật mình, dù sao bà Ngọc cũng giáo viên về hưu, thế thì mất thể diện quá. Cuộc chiến kết thúc. Bà Ngọc lôi thằng con ra, giục thay đồ đi làm rồi quay lại chỉ tay vào mặt Minh:
- Được rồi, mày giỏi lắm, tao sẽ nói chuyện với bố mẹ mày.
- Chị biết chuyện chị Minh chưa? - Chuyện gì?
- Ôi, giật gân luôn. Khả năng ly hôn chị ạ.
Trúc ngạc nhiên:
- Nó mới cưới năm ngoái, đang nghỉ sinh em bé, sao ly hôn được? Chồng ngoại tình à?
- Không cơ, em kể cho nghe.
Thảo kéo vào phòng rồi ấn Trúc ngồi xuống giường. Nó bắt đầu kể câu chuyện của Minh. Minh là một cô bé ở tỉnh khác về. Nó được giải nhì quốc gia nên tuyển thẳng đại học. Nó bảo nó quen chồng qua chơi game online. Phải lòng nhau nên ra trường là theo về đây luôn. Nó cưới xong mới xin về trường nên cũng không ai để ý chuyện của nó. Nghe nói bố mẹ nó không đồng ý nhưng nó cứ quyết lấy. Đúng là người lớn chẳng bao giờ sai. Hình như người mẹ luôn cảm nhận được tương lai của con cái thì phải, cứ như có giác quan thứ 6.
Minh có khuôn mặt gần kiểu chữ điền, tóc tém, người thấp nhỏ, trông nó mạnh mẽ dứt khoát, nhìn rất cá tính. Nó nhanh như sóc, mắt lúc nào cũng sáng long lanh. Nhìn là biết thông minh trời sinh. Nó khá hài hước, cũng hay nói như Thảo.
Minh rất yêu chồng, nên cam chịu bà mẹ chồng tai quái và thằng chồng chưa kịp trưởng thành. Chồng nó vẫn nghiện game như hồi sinh viên, ngoài giờ đi làm ra, thằng đấy chẳng biết làm gì ngoài bám lấy cái máy tính. Bây giờ, dù làm bố trẻ con vẫn vậy. Vì thế nên đương nhiên nó sẽ chẳng bao giờ hiểu được sự cô đơn của người phụ nữ về làm dâu. Nó không quan tâm.
Một người con gái khi đã có con, chồng không thương, mẹ chồng không chăm, vất vả, tủi thân biết nhường nào, vậy là uất ức tích tụ. Chẳng có cái cây tình yêu nào có thể sống mãi với thời gian mà không cần sự nuôi dưỡng. Minh im lặng dần, lay lắt ôm con sống từng ngày.
Hàng ngày, nó dạy từ 4 - 5 giờ sáng, dọn dẹp nhà cửa, đi chợ nấu ăn sáng, ăn trưa, ăn tối cho cả nhà. Cảm giác nó còn yêu nội trợ hơn cả osin. Không giống như đang nghỉ thai sản.
Có một điều thú vị về những mối tình bị cấm đoán. Người con gái khi đi ngược lại mong muốn của bố mẹ, vì tình yêu quá lớn, nên sức chịu đựng dường như cũng tỷ lệ thuận theo. Hoặc là, với những người phụ nữ tự tôn quá lớn, sẽ khó thừa nhận mình phạm sai lầm, nhất là sai lầm lớn nhất cuộc đời. Đó là chọn sai người bạn trăm năm.
Thêm vào đó, những người biết yêu biết trân trọng như vậy lại càng không muốn vì bất hạnh của bản thân mà khiến bố mẹ ruột của mình đau lòng. Vậy là họ cứ luẩn quẩn, bức bối mà không thể tâm sự với ai. Và rồi đến một ngày, sự thật không thể thay đổi, giọt nước tràn ly, thì tất cả sẽ kết thúc.
Và rồi Trúc thấy có hai ngã rẽ. Một là như chị Nhàn, sống lay lắt như một bóng ma, không cảm xúc, tâm đã chết. Anh Hữu lại ngựa quen đường cũ, lần này tình yêu mới ở đâu không rõ nữa, anh bỏ nhà đi hẳn. Chị chán không đi tìm nữa. Hai là, mạnh mẽ dứt khoát như cái Minh, đau một lần rồi thôi. Trúc ủng hộ cái Minh, dù bên ngoài thế nào, cũng phải bước ra khỏi đầm lầy ấy.
Ngày bùng nổ của Minh cuối cùng đã đến. Bà Ngọc đập cửa ầm ầm, tiếng rít lên như xé vải:
- Sao giờ mày còn ngủ hả, 6 giờ rồi còn chưa đi chợ nấu ăn sáng là sao?
Minh uể oải mở cửa, thì thào:
- Mẹ ơi, cháu ốm, sốt cả đêm, con mệt quá.
Bà Ngọc xùy một tiếng rồi bĩu môi, mặt đanh lại:
- Nó sốt thì cho uống thuốc, trẻ con ốm là chuyện bình thường, đi chợ ngay đi.
Minh nhìn bà Ngọc năn nỉ:
- Mẹ đi chợ giúp con, nay cháu ốm, con không thể rời nó được.
Bà Ngọc sấn sổ vào sờ trán thằng bé rồi lại rít lên:
- Nó hết sốt rồi đây thôi, nó ngủ rồi, mày ở đây làm gì nữa. Đi chợ đi.
Minh vẫn thì thào, sợ thằng bé thức giấc:
- Mẹ nói nhỏ thôi, cháu vừa mới ngủ, con thật sự rất mệt.
- Mày làm như tao chưa nuôi trẻ con bao giờ ấy. Có đứa bé mà chăm còn không xong, lại để nó ốm.
Mắt Minh đỏ nhòe, hơi nấc lên. Bà Ngọc lại quát lên:
- Ơ cái con này, mày điếc à? Còn chưa đi?
Minh ngước mắt lên nhìn bà Ngọc:
- Con không đi đâu, con bảo mẹ từ nãy rồi mà, con không ăn cũng được.
Bà Ngọc như bốc hỏa, xông lại gần Minh, chỉ tay xỉa xói:
- A, mày giỏi nhỉ, trả treo, con mất dạy, bảo không nghe này.
Rồi bất ngờ tát Minh một cái. Minh bật đứng dậy, làm bà Ngọc giật mình, lại càng thêm tức. Bà lu loa rồi chạy ra ngoài gọi chồng con bà. Thằng con trai bà Ngọc vội vàng chạy ra. Nó sợ mẹ con Minh ảnh hưởng đến công việc của nó nên từ khi vợ sinh con, nó sang phòng riêng ngủ. Còn chưa nghe Minh nói gì, nó hùng hổ xông vào tát Minh:
- Ai cho cô láo với mẹ tôi?
Minh ngạc nhiên, mệt mỏi, thất vọng, đẩy chồng ra rồi gào lên:
- Em làm gì mẹ anh chứ?
Bà Ngọc xông vào, túm lấy Minh, định tát nó tiếp:
- Mày còn cãi hả, hôm nay phải dạy cho mày lễ phép với người lớn. Mẹ mày không dạy để tao dạy.
Minh không cam chịu nữa, lại dám đụng đến mẹ cô. Minh bật dậy, chỉ vào hai mẹ con nhà kia, nức nở tuyên bố:
- Nếu.. nếu các người còn dám đánh tôi, tôi sẽ báo.. sẽ báo công an cho mấy người xem.
Có tật giật mình, dù sao bà Ngọc cũng giáo viên về hưu, thế thì mất thể diện quá. Cuộc chiến kết thúc. Bà Ngọc lôi thằng con ra, giục thay đồ đi làm rồi quay lại chỉ tay vào mặt Minh:
- Được rồi, mày giỏi lắm, tao sẽ nói chuyện với bố mẹ mày.
Danh sách chương