Một mình vào núi sâu
Một mình vào núi sâu,
Hái quả rừng qua bữa.
Đời cứ tùy duyên trôi,
Can gì mà buồn bã.
Năm tháng như sông dài,
Thời gian tựa chớp lóa.
Mặc trời đất chuyển dời,
Ta cứ ngồi mỏm đá.
Hàn Sơn
Đó là một chiều đầu thu yên tĩnh, nghe một khúc "Tung tích Hàn Sơn" ý cảnh cao xa hư vô, tiếng đàn thủ thỉ, mỗi dây mỗi tiếng đều như hơi thở của từng nhành cỏ Duyên bụi cây trong tự nhiên. Nước trong văn vắt, hoa lan u buồn, khoảnh khắc này, dù có biết bao tâm tình nôn nóng, trong chớp mắt, đều có thể bình lặng lại. Cùng nhịp phách trong trẻo ngân xa, dường như chúng ta vừa tỉnh ngộ, buông bỏ chấp niệm, từ biệt phàm trần phồn hoa, từ biệt tất cả những yêu thương và oán hận, đi vào ngôi chùa trong núi sâu, tìm bóng hình nhà sư giữa mịt mù sương khói mông lung.
Rêu xanh tĩnh mịch, đường núi thâm u thông thẳng đến bồ đề đạo tràng. Nơi ấy có nhà sư tay cầm thiền trượng, có vị tiên chơi cờ giữa tầng mây, có kẻ tiều phu đốn củi trong rừng cây, lại có bác nông dân vác cuốc đi tìm thuốc. Ở chốn rừng sâu núi thẳm này, chúng ta chính là người vắng mặt, bởi một mực lưu luyến khói lửa phồn hoa hồng trần, mà lần nào lần nấy đều đến muộn. Núi rừng tĩnh mịch, thu hết bao bóng dáng của các vị cao tăng tu hành, mà người chúng ta nghe khúc đàn lại muốn tìm kiếm, chính là vị cao tăng thời Đường đầy tính truyền kỳ, Hàn Sơn.
"Một mình vào núi sâu,
Hái quả rừng qua bữa.
Đời cứ tùy duyên trôi,
Can gì mà buồn bã."
Rốt cuộc điều gì đã khiến một người phàm tục cam lòng bỏ hết phú quý nhân gian, không ở nhà cao cửa rộng mà tìm vào núi hoang rừng thẳm, không ăn sơn hào hải vị, chỉ dùng quả dại rau rừng? Rũ bỏ phú quý, quên hết vui buồn, mọi chuyện tùy duyên, không cưỡng cầu, không cố chấp, coi sống chết như cỏ rác, xem vinh nhục tựa khói mây? Đây là thơ của Hàn Sơn, đạm định siêu thoát đến mức khiến người đời phải hổ thẹn vì chấp niệm của mình. Đọc tới cái tên Hàn Sơn này, dường như còn thấy quen hơn bất cứ kinh sách nào. Thơ Hàn Sơn, có lẽ từng bị người đời hờ hững, nhưng sau thập niên 50 của thế kỷ trước, thơ của ngài lại như măng mọc sau mưa, nhất thời phổ biến cả châu Âu. Thơ ngài khắc họa muôn vẻ của nhân gian, chim thú trong rừng, biểu dương nhân quả luân hồi, biến ảo hư vô, bộc lộ thiền cơ sâu sắc, ý cảnh tĩnh tại, khiến người đời mê mẩn. Bởi thế, danh tiếng của ngài còn cao hơn cả Lý Bạch và Đỗ Phủ.
Cảnh giới ung dung trấn định của Hàn Sơn, là Phật tính bẩm sinh của ngài chăng? Những khảo cứu về thân thế của ngài, có một đoạn ghi chép thế này: "Hàn Sơn, tên thật Dương Ôn, là con trai của Dương Toản, hậu duệ hoàng thất nhà Tùy, vì bị đố kỵ và cô lập trong nội bộ hoàng thất, lại ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo nên đầu nhập cửa Không, ở ẩn tại Hàn Nham núi Thiên Thai." Hàn Sơn xuất thân trong nhà quyền quý, tài hoa xuất chúng, thời trẻ cũng theo lệ lều chõng vào kinh, song lại hỏng thi, mà nguyên nhân thi hỏng khiến người ta không khỏi than thở. Nghe nói, tiêu chuẩn tuyển chọn quan lại nhân tài thời Đường gồm bốn điều: thân hình cao lớn, lời lẽ đứng đắn, chữ viết cứng cáp đẹp đẽ, văn chương bay bướm trôi chảy. Văn chương và chữ viết của Hàn Sơn đều kiệt xuất, tiếc rằng thân hình ngài thấp bé, tướng mạo cũng không được dễ coi, nên thi hoài vẫn hỏng.
Sau mấy phen lận đận trường ốc, ngài không còn mặt mũi nào về quê, bèn ở lì Trường An, thất vọng suy sụp. Đại Đường thịnh thế huy hoàng xán lạn vậy mà không thể thỏa mãn hoài bão cao xa của một nam nhi. Vỡ mộng Trường An, tương lai mờ mịt, tình người lạt lẽo, đời ngài rơi vào tuyệt cảnh, sau cùng đem theo tất cả ký ức đau thương, lãng du thiên hạ, một mình vào núi ở ẩn.
Giấc mộng của Hàn Sơn đẹp đẽ mà tàn tạ, như món sứ Thanh Hoa vỡ nát. Nói đến cùng, ngài ẩn cư giữa rừng núi, cũng là lánh đời. Bị thế tục ép đến đường cùng, ngài chỉ muốn tìm một miền yên tĩnh để nương náu thân tâm mệt mỏi. Nhưng không thể phủ nhận rằng Hàn Sơn có linh tính tuệ căn, Phật chỉ độ người có thể độ trong thiên hạ, ngài có duyên với Phật, nên thế tục mới tìm đủ mọi cách đưa ngài tới bên Phật Tổ. Không chỉ để độ hóa ngài, mà còn nhằm độ hóa nhiều người hơn nữa.
Việc đời như cuộc cờ, mỗi bên tự phân ranh giới rõ ràng, kẻ thắng làm vua, kẻ thua làm giặc. Trên thế gian này, chẳng một ai dám đứng giữa trời đất mênh mang mà nói rằng cả đời ta chỉ thắng không bại. Cũng chẳng một ai dám khẳng định mình trong sạch tuyệt đối - thùng thuốc nhuộm thế gian, hẳn không chừa bất cứ ai. Hàn Sơn là cao tăng trong Phật giới, nhưng lại là kẻ bại giữa hồng trần, việc trên đời, rốt cuộc cũng chẳng thể vẹn đôi đàng. Khi một cánh cửa đóng lại, bạn chỉ có thể mở ra một cánh cửa khác, xây dựng lại tất cả một thế giới mới. Hiện thực chính là lưỡi dao sắc lẻm, con dao dính đầy vết máu ấy, vĩnh viễn sẽ không có từ bi.
Thực ra, Hàn Sơn cũng chỉ nếm trải ấm lạnh đời người sớm hơn chúng ta đôi chút mà thôi. Trên đường đến Linh sơn, ngài đi rất gấp, nhưng cũng rất thoải mái. Mà bọn chúng ta lại bị vây hãm trong lưới trần, khăng khăng làm nô lệ cho đời, còn cho rằng như thế mới là báo đáp ơn sinh dưỡng của thế tục, mới không phản bội năm tháng chân thực. Có lẽ tự giam mình trong tấm lưới do vận mệnh dệt nên, cũng là một kiểu chấp mê bất ngộ. Lẽ nào bạn thẳng tay xé toạc lưới, giải phóng linh hồn yếu ớt ra là nhân từ ư? Chỉ khi nào một người cam tâm tình nguyện làm một chuyện gì đó, thì sự ủng hộ của bạn mới là việc thiện, bằng không cũng có thể được xem là tàn nhẫn.
Hàn Sơn là cao tăng một thời, quá trình ẩn dật của ngài, sự giác ngộ của ngài, phải thông qua biến ảo khôn lường của thời gian, lại dựa vào trí tuệ bản thân mới tham thấu được. Có lẽ đài sen là linh hồn độ hóa chân thân của ngài, giúp ngài thành Phật. Cũng có thể đài sen là kén, một số người ngồi lên đó sẽ càng lúc càng bị trói chặt. Biết đâu có một ngày, chúng ta thực sự toại nguyện, đến được Linh sơn, cả ngày ngửi mùi hương lành lạnh của gỗ đàn cũ, chẳng rõ có nhớ đến khói lửa thế tục ấm áp hay không? Thơ Hàn Sơn không phải câu nào cũng không linh, chữ chữ đều thoát tục, lòng ngài đã bước vào cảnh giới bồ đề, giao cho Phật Tổ niêm phong bảo tồn. Bởi thế ngài thường vô ý tránh né hết thảy thế tục, thơ của ngài có ý vị siêu nhiên xuất trần, cũng có tư tưởng tiêu cực lánh đời, lại có cả nỗi cảm thán tình đời ấm lạnh. Nếu ngài chẳng vào núi làm ẩn sĩ, lại không sinh ra trong thời Đại Đường muôn sao đua sáng, có lẽ trên thi đàn huy hoàng cũng sẽ lưu lại hào quang của ngài. Tuy sinh thời ngài vất vưởng vô danh, nhưng sau khi qua đời lại lẫy lừng danh tiếng, đến nỗi một ngôi chùa nổi tiếng thời Đường bên ngoài thành Tô Châu cũng đặt tên theo hiệu của ngài. Giờ đây, chỉ cần đến chùa Hàn Sơn bên ngoài thành Tô Châu, thời có thể thấy tượng của ngài được hương khói phụng thờ trong bảo điện, tay cầm cành sen, áo phanh hở ngực, tươi cười đùa giỡn. Ánh mắt ôn hòa ấy, khiến người ta chỉ muốn trút hết tạp niệm, lặng lẽ nhìn Phật Tổ, cầm hoa mỉm cười.
"Năm tháng như sông dài,
Thời gian tựa chớp lóa.
Mặc trời đất chuyển dời,
Ta cứ ngồi mỏm đá."
Đương khi vô ý, năm tháng đã như dòng nước, chảy qua rồi trôi mất, quang âm như ánh chớp, chỉ vụt nhoáng đã tàn. Giữa mây khói của tháng năm, ngoái nhìn quá khứ, ngàn năm tựa một ngày. Vướng trong màn sương mù của hiện thế, ngồi ngắm hồng trần, một ngày lại như cả ngàn năm. Nhưng Hàn Sơn lại nói, mặc cho trời đất chuyển dời, ta cứ ngồi ngay ngắn trên mỏm núi đá, nghe gió núi qua tai, nước khe róc rách, càn khôn sáng rõ, ngày tháng bình yên. Đó là cảnh giới khiến người ta khao khát, xưa nay chúng ta cứ ngỡ rằng ở xa xôi lắm, thực ra, nó lại ở ngay bên cạnh ngài.
Từng có tình, từng có nghĩa, từng cố chấp, từng dây dưa. Hàn Sơn đem tất cả những thứ đó, nhân lúc người đời sơ ý, ném cả vào hồ rượu, chọn cành cây lạnh lẽo đun lên, uống ực xuống, liền đạt được cảnh giới cuối cùng này. Ngài coi tịch liêu là tĩnh tại, lấy phiêu bạt làm chốn về, một cành sen, chính là tất cả kiếp này của ngài. Một nhân vật truyền kỳ, danh tăng một thuở như vậy mà cả tên thật cũng không để lại, cứ lặng lẽ như thế đi qua ngàn năm, lấy tên hiệu mà phiêu bạt thế gian - Hàn Sơn Tử.
Một mình vào núi sâu,
Hái quả rừng qua bữa.
Đời cứ tùy duyên trôi,
Can gì mà buồn bã.
Năm tháng như sông dài,
Thời gian tựa chớp lóa.
Mặc trời đất chuyển dời,
Ta cứ ngồi mỏm đá.
Hàn Sơn
Đó là một chiều đầu thu yên tĩnh, nghe một khúc "Tung tích Hàn Sơn" ý cảnh cao xa hư vô, tiếng đàn thủ thỉ, mỗi dây mỗi tiếng đều như hơi thở của từng nhành cỏ Duyên bụi cây trong tự nhiên. Nước trong văn vắt, hoa lan u buồn, khoảnh khắc này, dù có biết bao tâm tình nôn nóng, trong chớp mắt, đều có thể bình lặng lại. Cùng nhịp phách trong trẻo ngân xa, dường như chúng ta vừa tỉnh ngộ, buông bỏ chấp niệm, từ biệt phàm trần phồn hoa, từ biệt tất cả những yêu thương và oán hận, đi vào ngôi chùa trong núi sâu, tìm bóng hình nhà sư giữa mịt mù sương khói mông lung.
Rêu xanh tĩnh mịch, đường núi thâm u thông thẳng đến bồ đề đạo tràng. Nơi ấy có nhà sư tay cầm thiền trượng, có vị tiên chơi cờ giữa tầng mây, có kẻ tiều phu đốn củi trong rừng cây, lại có bác nông dân vác cuốc đi tìm thuốc. Ở chốn rừng sâu núi thẳm này, chúng ta chính là người vắng mặt, bởi một mực lưu luyến khói lửa phồn hoa hồng trần, mà lần nào lần nấy đều đến muộn. Núi rừng tĩnh mịch, thu hết bao bóng dáng của các vị cao tăng tu hành, mà người chúng ta nghe khúc đàn lại muốn tìm kiếm, chính là vị cao tăng thời Đường đầy tính truyền kỳ, Hàn Sơn.
"Một mình vào núi sâu,
Hái quả rừng qua bữa.
Đời cứ tùy duyên trôi,
Can gì mà buồn bã."
Rốt cuộc điều gì đã khiến một người phàm tục cam lòng bỏ hết phú quý nhân gian, không ở nhà cao cửa rộng mà tìm vào núi hoang rừng thẳm, không ăn sơn hào hải vị, chỉ dùng quả dại rau rừng? Rũ bỏ phú quý, quên hết vui buồn, mọi chuyện tùy duyên, không cưỡng cầu, không cố chấp, coi sống chết như cỏ rác, xem vinh nhục tựa khói mây? Đây là thơ của Hàn Sơn, đạm định siêu thoát đến mức khiến người đời phải hổ thẹn vì chấp niệm của mình. Đọc tới cái tên Hàn Sơn này, dường như còn thấy quen hơn bất cứ kinh sách nào. Thơ Hàn Sơn, có lẽ từng bị người đời hờ hững, nhưng sau thập niên 50 của thế kỷ trước, thơ của ngài lại như măng mọc sau mưa, nhất thời phổ biến cả châu Âu. Thơ ngài khắc họa muôn vẻ của nhân gian, chim thú trong rừng, biểu dương nhân quả luân hồi, biến ảo hư vô, bộc lộ thiền cơ sâu sắc, ý cảnh tĩnh tại, khiến người đời mê mẩn. Bởi thế, danh tiếng của ngài còn cao hơn cả Lý Bạch và Đỗ Phủ.
Cảnh giới ung dung trấn định của Hàn Sơn, là Phật tính bẩm sinh của ngài chăng? Những khảo cứu về thân thế của ngài, có một đoạn ghi chép thế này: "Hàn Sơn, tên thật Dương Ôn, là con trai của Dương Toản, hậu duệ hoàng thất nhà Tùy, vì bị đố kỵ và cô lập trong nội bộ hoàng thất, lại ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo nên đầu nhập cửa Không, ở ẩn tại Hàn Nham núi Thiên Thai." Hàn Sơn xuất thân trong nhà quyền quý, tài hoa xuất chúng, thời trẻ cũng theo lệ lều chõng vào kinh, song lại hỏng thi, mà nguyên nhân thi hỏng khiến người ta không khỏi than thở. Nghe nói, tiêu chuẩn tuyển chọn quan lại nhân tài thời Đường gồm bốn điều: thân hình cao lớn, lời lẽ đứng đắn, chữ viết cứng cáp đẹp đẽ, văn chương bay bướm trôi chảy. Văn chương và chữ viết của Hàn Sơn đều kiệt xuất, tiếc rằng thân hình ngài thấp bé, tướng mạo cũng không được dễ coi, nên thi hoài vẫn hỏng.
Sau mấy phen lận đận trường ốc, ngài không còn mặt mũi nào về quê, bèn ở lì Trường An, thất vọng suy sụp. Đại Đường thịnh thế huy hoàng xán lạn vậy mà không thể thỏa mãn hoài bão cao xa của một nam nhi. Vỡ mộng Trường An, tương lai mờ mịt, tình người lạt lẽo, đời ngài rơi vào tuyệt cảnh, sau cùng đem theo tất cả ký ức đau thương, lãng du thiên hạ, một mình vào núi ở ẩn.
Giấc mộng của Hàn Sơn đẹp đẽ mà tàn tạ, như món sứ Thanh Hoa vỡ nát. Nói đến cùng, ngài ẩn cư giữa rừng núi, cũng là lánh đời. Bị thế tục ép đến đường cùng, ngài chỉ muốn tìm một miền yên tĩnh để nương náu thân tâm mệt mỏi. Nhưng không thể phủ nhận rằng Hàn Sơn có linh tính tuệ căn, Phật chỉ độ người có thể độ trong thiên hạ, ngài có duyên với Phật, nên thế tục mới tìm đủ mọi cách đưa ngài tới bên Phật Tổ. Không chỉ để độ hóa ngài, mà còn nhằm độ hóa nhiều người hơn nữa.
Việc đời như cuộc cờ, mỗi bên tự phân ranh giới rõ ràng, kẻ thắng làm vua, kẻ thua làm giặc. Trên thế gian này, chẳng một ai dám đứng giữa trời đất mênh mang mà nói rằng cả đời ta chỉ thắng không bại. Cũng chẳng một ai dám khẳng định mình trong sạch tuyệt đối - thùng thuốc nhuộm thế gian, hẳn không chừa bất cứ ai. Hàn Sơn là cao tăng trong Phật giới, nhưng lại là kẻ bại giữa hồng trần, việc trên đời, rốt cuộc cũng chẳng thể vẹn đôi đàng. Khi một cánh cửa đóng lại, bạn chỉ có thể mở ra một cánh cửa khác, xây dựng lại tất cả một thế giới mới. Hiện thực chính là lưỡi dao sắc lẻm, con dao dính đầy vết máu ấy, vĩnh viễn sẽ không có từ bi.
Thực ra, Hàn Sơn cũng chỉ nếm trải ấm lạnh đời người sớm hơn chúng ta đôi chút mà thôi. Trên đường đến Linh sơn, ngài đi rất gấp, nhưng cũng rất thoải mái. Mà bọn chúng ta lại bị vây hãm trong lưới trần, khăng khăng làm nô lệ cho đời, còn cho rằng như thế mới là báo đáp ơn sinh dưỡng của thế tục, mới không phản bội năm tháng chân thực. Có lẽ tự giam mình trong tấm lưới do vận mệnh dệt nên, cũng là một kiểu chấp mê bất ngộ. Lẽ nào bạn thẳng tay xé toạc lưới, giải phóng linh hồn yếu ớt ra là nhân từ ư? Chỉ khi nào một người cam tâm tình nguyện làm một chuyện gì đó, thì sự ủng hộ của bạn mới là việc thiện, bằng không cũng có thể được xem là tàn nhẫn.
Hàn Sơn là cao tăng một thời, quá trình ẩn dật của ngài, sự giác ngộ của ngài, phải thông qua biến ảo khôn lường của thời gian, lại dựa vào trí tuệ bản thân mới tham thấu được. Có lẽ đài sen là linh hồn độ hóa chân thân của ngài, giúp ngài thành Phật. Cũng có thể đài sen là kén, một số người ngồi lên đó sẽ càng lúc càng bị trói chặt. Biết đâu có một ngày, chúng ta thực sự toại nguyện, đến được Linh sơn, cả ngày ngửi mùi hương lành lạnh của gỗ đàn cũ, chẳng rõ có nhớ đến khói lửa thế tục ấm áp hay không? Thơ Hàn Sơn không phải câu nào cũng không linh, chữ chữ đều thoát tục, lòng ngài đã bước vào cảnh giới bồ đề, giao cho Phật Tổ niêm phong bảo tồn. Bởi thế ngài thường vô ý tránh né hết thảy thế tục, thơ của ngài có ý vị siêu nhiên xuất trần, cũng có tư tưởng tiêu cực lánh đời, lại có cả nỗi cảm thán tình đời ấm lạnh. Nếu ngài chẳng vào núi làm ẩn sĩ, lại không sinh ra trong thời Đại Đường muôn sao đua sáng, có lẽ trên thi đàn huy hoàng cũng sẽ lưu lại hào quang của ngài. Tuy sinh thời ngài vất vưởng vô danh, nhưng sau khi qua đời lại lẫy lừng danh tiếng, đến nỗi một ngôi chùa nổi tiếng thời Đường bên ngoài thành Tô Châu cũng đặt tên theo hiệu của ngài. Giờ đây, chỉ cần đến chùa Hàn Sơn bên ngoài thành Tô Châu, thời có thể thấy tượng của ngài được hương khói phụng thờ trong bảo điện, tay cầm cành sen, áo phanh hở ngực, tươi cười đùa giỡn. Ánh mắt ôn hòa ấy, khiến người ta chỉ muốn trút hết tạp niệm, lặng lẽ nhìn Phật Tổ, cầm hoa mỉm cười.
"Năm tháng như sông dài,
Thời gian tựa chớp lóa.
Mặc trời đất chuyển dời,
Ta cứ ngồi mỏm đá."
Đương khi vô ý, năm tháng đã như dòng nước, chảy qua rồi trôi mất, quang âm như ánh chớp, chỉ vụt nhoáng đã tàn. Giữa mây khói của tháng năm, ngoái nhìn quá khứ, ngàn năm tựa một ngày. Vướng trong màn sương mù của hiện thế, ngồi ngắm hồng trần, một ngày lại như cả ngàn năm. Nhưng Hàn Sơn lại nói, mặc cho trời đất chuyển dời, ta cứ ngồi ngay ngắn trên mỏm núi đá, nghe gió núi qua tai, nước khe róc rách, càn khôn sáng rõ, ngày tháng bình yên. Đó là cảnh giới khiến người ta khao khát, xưa nay chúng ta cứ ngỡ rằng ở xa xôi lắm, thực ra, nó lại ở ngay bên cạnh ngài.
Từng có tình, từng có nghĩa, từng cố chấp, từng dây dưa. Hàn Sơn đem tất cả những thứ đó, nhân lúc người đời sơ ý, ném cả vào hồ rượu, chọn cành cây lạnh lẽo đun lên, uống ực xuống, liền đạt được cảnh giới cuối cùng này. Ngài coi tịch liêu là tĩnh tại, lấy phiêu bạt làm chốn về, một cành sen, chính là tất cả kiếp này của ngài. Một nhân vật truyền kỳ, danh tăng một thuở như vậy mà cả tên thật cũng không để lại, cứ lặng lẽ như thế đi qua ngàn năm, lấy tên hiệu mà phiêu bạt thế gian - Hàn Sơn Tử.
Danh sách chương