Như Nguyệt Giang là phụ lưu quan trọng nhất của sông Thái Bình.

Năm 1077, nơi đây diễn ra trận Như Nguyệt, trận đánh cuối cùng có tính quyết định của cuộc Chiến tranh Tống-Việt.

Đây là trận chiến đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của nhà Tống, buộc chúng phải thừa nhận Đại Việt là một quốc gia.

Trần Thủ Độ đến Lục đầu thì ngược dòng, khi đến núi Nham Biền thì chỉ Bách:
- Khi xưa Quách Quỳ, Triệu Tiết đóng quân ở bờ bắc sông Như Nguyệt, cùng bên kia Thái úy Lý công đối đầu.

Chính tại nơi đây Thái úy Lý công làm bài thơ Thần mà tiếp thêm sĩ khí quân ta, lung lay ý chí kẻ địch.

Ngài quả là bậc danh tướng, người đời sau nên lấy mà học tập.
Bách chắp tay xin vâng thì Trần Thủ Độ ngâm nga:
- Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Bài thơ này hắn đọc từ tiểu học qua các bản dịch, học cao lên thì mới nghe bài chữ Hán.

Cũng thấy hay nhưng không nắm được cái hồn cốt bài thơ.

Hôm nay từ thuyền nhìn lên, thấy giữa một vùng đồng bằng trù phú nổi lên một dãy núi kỳ vĩ, nơi đây sơn thủy giao hòa, nhìn sông tựa núi, cảnh sắc, không gian nhuốm màu huyền thoại.


Lại bên tai nghe Thủ Độ thuyết giảng, khi đó quân ta đóng ở bờ nam thế nào, giặc trên núi ra sao.

Phù hợp chính là hướng nhìn của hắn bây giờ.

Hắn như thấy hồn sông, hồn núi hiện về, lại như thấy ngàn chiến thuyền ta vượt từ bờ nam sang bắc, chiến sĩ hăm hở chém giết Tống nhân.

Lại như thấy Tống nhân quằn quại, chết la liệt thành gò.

Lúc này âm thanh như vọng từ đáy sông Như Nguyệt, văng vẳng không dứt, mới thấy bài thơ đúng phải do thần nhân làm ra, không thể là người thường được.
Qua một đoạn, Trần Thủ Độ lại nói:
- Vùng này đã là Thái ấp thang mộc của ta.

Ta sẽ cùng người lên châu Thái Nguyên, toạ trấn ở đấy chờ ngươi tìm được mỏ sắt.

Tài lực vật lực vùng này chỉ cần ngươi nói một câu sẽ có đủ, chỉ mong ngươi giữ lời hứa, mỗi năm cấp cho triều đình trăm vạn cân sắt.
- Sẽ không làm Thái sư thất vọng!
Đi thêm một ngày nữa thì cũng đến châu Thái Nguyên.

Châu Thái Nguyên nay thuộc Như Nguyệt Giang Lộ.

An phủ sứ quản lý toàn bộ vùng này là Lưu Diễm, đệ nhất giáp năm Kiến Trung thứ 8 (1232).

Người này năm nay đã gần sáu mươi, cũng đã có ý cáo lão về quê nhưng phủ Thái Nguyên bây giờ giáp với biên thuỳ.

Lão là người cẩn trọng nên Thượng hoàng tin tưởng.

Muốn tìm người thay thế lão không dễ.

Lúc này tại bến thuyền, Lưu Diễm đã đón sẵn, tiền hô hậu ủng.

Thuyền của Trần Thủ Độ đến thì tấu nhạc đón, cập bờ thì ngay lập tức đốt trầm, trải gấm.

Trần Thủ Độ từ thuyền xuống, quan viên phủ phục chào:
- Cung nghênh Thái sư, chúc thái sư thân thể an khang.
- Các ngươi đứng dậy đi, ta đến lần này là công vụ quan trọng, việc đón tiếp phiền hà miễn hết.

Ta sẽ kiểm duyệt nhân đinh, sổ hộ khẩu, các ngươi đều vào phủ nha đợi lệnh.

Những ngày này, gọi đến ai đều phải có mặt, không được bê trễ.
- Tuân lệnh Thái sư.
Đoàn người vào phủ nha của phủ Thái Nguyên.


An vị xong, Trần Thủ Độ hỏi Bách.
- Theo ngươi nói thì vùng có mỏ sắt là vùng nào?
- Cần sang sông đi tiếp về phía đông khoảng 30 dặm là đến.
- Như vậy cũng gần, nhưng bên này sông là phủ nha, tất bên kia sông là chỗ hiểm trở hơn, có lẽ cần thổ dân dẫn đường.

Vậy hôm nay trước hết nghỉ ngơi đã.

Mai ta sẽ sai Trần Cung mang trăm quân Thánh dực đi cùng ngươi, lại sai 500 công nhân công bộ theo sau cho ngươi sai sử.

Tìm được mỏ thì thử chất lượng quặng luôn.

Ta sẽ ở lại phủ Thái Nguyên, nhân cơ hội này kiểm duyệt nhân đinh, sổ hộ khẩu Như Nguyệt Giang Lộ, chấn chỉnh lại quan viên.
- Lão thái sư tính toán thật chu toàn.

Nhưng còn một việc nữa.
- Việc gì vậy?
- Muốn luyện sắt phải có than mỡ, sau đó luyện thành than cốc cùng với đá vôi.

Đá vôi thì có rất nhiều nhưng than mỡ phải đi kiếm.

Cách luyện than ta đã dạy cho một số công nhân công bộ, Thái sư cử 200 người đi về phía Tây Bắc phủ nha, khoảng 30 dặm thôi sẽ có một mỏ than mỡ.

Ngài lại sai công nhân xây lò luyện than cốc tại đấy luôn để khi ta tìm được quặng sắt có cái dùng luôn.
- Ngươi yên tâm, nếu đúng là có mỏ than ở đấy ta sẽ đốc thúc chúng cung cấp đủ than cốc cho ngươi.
Sáng hôm sau, Bách dậy sớm, nai nịt gọn gàng, hắn mang theo đầy đủ bộ đồ nghề sinh tồn của mình.

Ra cửa đã thấy một võ quan cao lớn, hàng râu rất đẹp chắp tay:
- Tại hạ Trần Cung, thủ lĩnh Thánh Dực quân, xin nghe lệnh Minh Tự.
- Trần Vệ uý đa lễ rồi.


Mong Vệ uý chiếu cố!
Hắn lại dang tay mới:
- Mọi sự đã xong mời Minh Tự kiểm quân.
- Không cần! ta tin Trần Vệ uý, chúng ta xuất phát luôn thôi.
Trần Thủ Độ ra cổng phủ nha, động viên mấy câu rồi lui về, có lẽ bọn quan viên Như Nguyệt Giang Lộ phải vất vả với lão một thời gian.
Bách được Trần Cung hộ tống, hắn cưỡi ngựa bắt đầu quen quen thì xuống ngựa vượt sông Như Nguyệt, bên này đã có một nhóm thổ dân đợi sẵn.

Bách gọi chúng vào hỏi phương hướng:
- Ta dự định từ bờ nam sông, tiến về phía Đông, phương hướng có thể hơi chếch lên phía Bắc.

Các ngươi đã tới vùng này chưa.
- Dạ thưa đại quan bọn con tới rồi.
- Vùng này có đặc điểm gì?
- Vùng này rừng núi quanh co nhưng núi không cao, không hiểm trở.
- Bên trong có gì?
- Bên trong có một số thôn bản của người Mường, người Thái, cũng có cả người Miêu nữa.
- Các ngươi có bao giờ nghe thấy chuyện sét đánh chết người chưa?
- Thưa đại quan đúng là trong một số thôn bản có chuyện này, tập trung quanh một Trại người Miêu gọi là Trại cau.

Sơn trại này vốn trồng nhiều cau nên mới có tên gọi vậy
- CMN! Trúng mánh rồi.


Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện