Câu chuyện ba người "dở khóc dở cười" xảy ra ở giếng Ngọc vì không có được nguồn tư liệu rõ ràng nên đành hẹn lại với bạn đọc trong một dịp khác ta sẽ "đi sâu đi sát" hơn. Chỉ biết rằng nàng Thanh Xà sau khi rời giếng Ngọc thì nhan sắc lại càng mặn mà và phơi phới hơn xưa, như vừa được tưới tắm dưới một cơn mưa xuân dược.

Dường như Đế Mộng đã có thể "tâm sự mỏng" và thu phục một cách dễ dàng với hầu hết các đối tượng đang ở xung quanh ngài Thống soái. Ngài vừa mới chuẩn bị nghỉ ngơi là y như rằng, phía bên kia phòng Cô cô Thanh Xà đã có sự chuẩn bị kỹ càng để lên đường sang thăm giếng Ngọc.

Những cuộc thăm viếng âm thầm đều đặn và có phần dung dăng dung dẻ tươi trẻ, thì chả trách Thanh Xà không trẻ ra mới là chuyện lạ.

Ngài Thống soái trở nên lẻ loi giữa vòng vây ma trận Xàm Đạo Ru Tâm nhưng vẫn không hề hay biết, anh vẫn tự tin thấy mình đang kiểm soát được hầu hết mọi thứ.

Một đêm thanh vắng, bỗng nhiên anh nhận một đạo truyền tống từ Đại Năng Đế Thiên. Một mật lệnh yêu cầu Long Ke bằng mọi cách phải bắt cho được phu nhân giáo chủ Huyền Hư đạo tiên Tố Nga với tình trạng phải 100% không có sự trầy xước mất mát nào

Long Ke tức tốc vận linh lực gởi  mật lệnh truyền vào Huyền Minh Thánh lệnh, điều động bộ đôi Song Sứ đang ở sát Thanh Bảo Trâm Dược quay về phương nam gấp. Điều đó lý giải tại sao thiếu gia Lộc Tục trông chờ Song Sứ Huyền Minh mãi mà không thấy xuất hiện.

Long Ke trầm lặng ngồi yên trong thư phòng, anh đang cố cân bằng lại  tâm lý sau cái mật lệnh rất là khó hiểu kia. Lão già Đại Năng Đế Thiên đang cố theo đuổi một điều gì đó, nó có vẻ hơi bị bất bình thường trong hoàn cảnh hiện tại 

Với thực lực hiện tại Song Sứ Huyền Minh chỉ có thể làm nhiệm vụ phân tán lực lượng, còn việc trực tiếp ra tay "up sọt" con hàng phu nhân giáo chủ Huyền Hư đạo tiên nương nương chắc chắn sẽ không ai khác ngoài ngài đương kim Thống soái Long Ke

Sự bồn chồn và lưỡng lự của Long Ke không qua khỏi những cặp mắt lân la gián điệp của Đế Mộng. Trong một thoáng vu vơ, ngài Thống soái vô tình thốt lên:

"Đại Chúa tể muốn có Tố Nga nương nương để làm gì chứ"

Gần như ngay lập tức, thông tin mật lệnh của Đế Thiên đã bị Cuội Đế Mộng túm lấy và thông báo ngay cho Thanh Xà để tìm cách ứng phó

Từ sườn phía nam dãy núi Hoành Sơn chạy dài theo ven Biển Đông mỏm cực bắc châu Nam Phong, là liên tiếp các thạch động đá vôi kỳ bí và một hệ thống sông ngầm phức tạp.(tạo nên một hình thái khí hậu rất mát mẻ và trong lành) Đây là một vùng đất ẩn chứa bên trong mình vô số sự huyền hoặc của mẹ thiên nhiên vĩ đại. Như đã nói chim hạt thiêng Lạc Hồng Bàng bỗng nhiên mất tích từ giữa mùa hè cho đến những ngày đầu đông. Thì ra bọn chúng rủ nhau vào các hang động ở cực bắc châu Nam Phong này để chơi hè và sinh sản. Ở Văn Lang thì chúng xơi toàn Mộc Thạch Trùng thảo quý hiếm, còn về đến vùng đất này chúng cũng sang chảnh không kém với món Huyền Sâm Ngọc Linh chỉ mọc ven các sườn núi cheo leo và hiểm trở. 

Vì thức ăn của chúng toàn là những thứ trân dược hảo hạng ở Địa cầu, nên chúng là loài chim ưu tú và đẳng cấp nhất thế giới ở thời điểm đó.

Một con Lạc Hồng Bàng trưởng thành có chiều cao cỡ 6 xích (1) và có sức khỏe bằng một con mãnh thú. (Nhưng chúng lợi hại gấp nhiều lần vì có khả năng bay lượn)

Chúng sống rất thọ (cỡ 130 tuổi) và từng đi qua rất nhiều nơi trên Địa cầu có địa hình hiểm trở mà con người không thể đặt chân đến, chúng còn có khả năng truyền thừa lại những kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức cho các thế hệ tiếp theo duy trì và phát triển

Thế nên loài chim Lạc Hồng Bàng là một quyển sách biên niên sử ở Địa cầu, 

Khi bầy Lạc Hồng Bàng đi đến đâu thì, thuồng luồng, thủy quái cũng phải tránh xa mà nhường chỗ cho mấy "anh chị đại ca Hồng Bàng" sinh hoạt.

Ở khoảng giữa các hệ thống hang động đá vôi có một đoạn khá là bằng phẳng, dân gian thường gọi nơi ấy là Thạch Bàn.

Đó là nơi tập trung các vị bô lão  Lạc Hồng Bàng có "số má" và đã kinh qua con đường tu luyện.

Phần lớn các phàm nhân không dám bén mảng đến nơi này, nó được ví như thánh địa của loài chim hạt Lạc Hồng Bàng cao quý.

Và cũng chính nơi này ngài Thạch Tôn giáo chủ Huyền Hư trung đạo đã luyện tập Hồng Bàng Thiên Lang Kinh lên mức đại thượng thừa

(Nghe đồn Thạch Tôn giáo chủ đã học hỏi được từ các cao thủ, bô lão chim Lạc Hồng Bàng rồi  ghi chép lại một cách có hệ thống tất cả kiến thức và kỹ năng, cũng như các phép tu luyện. Ông còn "mượn đỡ" các tiên đan từ các cao thủ để hóa luyện các chiêu thức Hồng Bàng Thiên Lang Kinh. Hồng Bàng Thiên Lang Kinh như một quyển kinh bách khoa có đầy đủ các tính năng để một người dựng lên một đế nghiệp trường tồn)

(1) 6 xích = 1,9 m
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện