Đế Mộng
Chương 56
Nghiệp quả tiền nhân
(Những chi tiết trong truyện có nội dung huyền hoặc, và sẽ có rất nhiều tranh cãi mong đọc giả thận trọng trước khi mở chương)
Tạm rời xa Nguyệt tinh, chúng ta sẽ bơi về thành Đại La chìm trong tan hoang và đổ nát sau trận ghen tuông hỏa hoạn "cạn lời" của Thánh Mẫu La Sát. Cao Bá thượng tiên lần này không cần nổi lửa báo hiệu thì hung tin cũng theo làn khói mịt mù mà bay xa vạn dặm
Thiếu gia Lộc Tục đang giả vờ thọ tang lão tổ phụ (chủ yếu là để luyện Hồng Bàng Thiên Lang kinh) ở Thanh Bảo Trâm Dược toan chạy về cứu trợ Đại La thì phụ thân Thạch Tôn liền can ngăn:
"Chuyện đang xảy ra với chúng ta là hệ quả tất yếu của một loạt sai lầm trong quá khứ, ta không thể duy ý chí kiểm soát được tương lai mà chỉ chạy theo nó để nhìn nhận hậu quả. Kẻ trượng phu thì nhìn vào quá khứ để kiến tạo tương lai, chứ không hoài cổ u niệm trong hư mịch. Đại La là đất ẩn long, mà thiêng long còn chưa ẩn, không phải là nơi tốt tươi để bắt đầu đế nghiệp. Tục nhi cứ việc luyện cho xong Hồng Bàng Thiên Lang kinh, tất sẽ có việc rất cần ứng phó với đại cường địch đang trú ở Nguyệt tinh đó"
Lộc Tục tuy tư chất trác tuyệt nhưng không phải điều gì cũng thông quang quãng đại. Anh rất tâm phục những gì phụ thân vừa truyền đạt nhưng vẫn còn lo lắng cho lê dân bá tánh nên hỏi:
"Nhi tử chỉ sợ lòng người không yên, thì giềng mối đạo tiên tan theo gió thoảng a"
Thạch Tôn cười lớn:
"Quả đúng là bậc minh quân thiên hạ đang ở trước mặt ta, lấy con dân bá tánh làm đại cuộc. Ta đã rũ bỏ thế sự từ lâu âu là mệnh trời sắp đặt. Cao Bá thượng tiên là kẻ đại trí hiền nhân, Tục nhi chớ lo lắng quá làm gì"
Lộc Tục ngạc nhiên khi thấy phụ thân đề cập Cao Bá thúc thúc mà không nói gì đến Sùng Khanh Lạc Yên Tử. Anh bèn hỏi:
"Gia gia không có thành kiến với Nhị thúc thúc Sùng Khanh chứ"
Thạch Tôn lại cười:
"Sùng Khanh là kẻ anh vũ thần minh, nhưng cũng là người rất trọng thị phi. Anh ta không thể ở lại Đại La sống trong vòng vây miệng lưỡi thế gian đàm tiếu"
Quả thật lời Thạch Tôn nói không sai, sau khi thoát chết ở vụ án hồ Ba Bể, mọi người không ai biết được tung tích của Sùng Khanh Lạc Yên Tử và Tam Diêu Kiêu Thánh đâu cả.
Ngay cả thần tiên cũng không thể nào tránh khỏi những lúc bỉ cực của thất tình lục dục. Cũng phải lên bờ xuống ruộng với cái lưỡi không xương của dư luận dèm pha. Chả trách sao các vị Tối Cổ Thượng Thần bỏ Vũ Trụ giới ham hố đi học Thượng Thượng Thượng Ưu cảnh giới.
Ngay cả bản thân Thạch Tôn ẩn thế trốn đời lâu năm cũng phải vác cái thân nặng nề ra mà lo giải quyết vấn đề do nghiệp quả của quá khứ để lại.
Chuyện nhà của Cao Bá thượng tiên cũng xào xáo không yên trước sự thay đổi, quá nhanh quá nguy hiểm của thời cuộc
Con trai trưởng Cao Lũy gom cả nhà gia thuộc chạy theo Thánh Mẫu La Sát lên phương bắc, bỏ mặc cha già Cao Bá và em trai Cao Điền đang ngập chìm trong cảnh hỗn loạn ở Đại La
Biết mình bị đạo trời quở trách vì dám cả gan nghịch Thiên trong vụ giết con gái mình để cải Thiên mệnh. Cao Bá không dám "Đm ông trời" như lần trước nữa, ông chỉ thở dài với đôi mắt đầy u quang oán trách
Cuối cùng thì con gái cũng bị tan xác, con rể thì trở nên khùng khùng, con trưởng thì "thờ chúa mà bỏ cha". Quả là một đòn phạt hơi bị nặng tay dành cho vị thượng tiên kiệt hiệt ở đất Văn Lang
Đám con cháu còn bị vạ cũng bởi câu chửi thề này, chuyện gồm:
Con cả Cao Lũy
[ Cao Lũy là ông tổ của tộc họ Cao sống ở đất phương bắc, đến 2000 năm sau có người cháu 48 đời là Cao Biền Tịnh Hải sứ vâng lệnh vua Đường phương bắc vào trấn yễm các vùng đất thiêng phương nam, vì có học được phép phong thủy từ tổ tiên. Y đã ra lệnh phá hủy hầu hết các đại long mạch ở vùng đất cũ Văn Lang, mà không hề biết mình đang tự đào bới chính mộ tổ tiên của mình. Khi Cao Biền được thần linh báo mộng, biết rõ được cội nguồn. Y vô cùng hối hận rồi gởi mình nơi đất tổ để chuộc lại lỗi lầm ]
Cậu út Cao Điền
[Cao Điền có người cháu 20 đời là Cao Lỗ. Do bản tính chính trực bị Hùng Vương thứ 18 ruồng rẫy, tới khi An Dương Vương đánh bại Hùng Vương 18, Cao Lỗ đau buồn bỏ vô rừng ở ẩn. Thấy giặc Đồ Thư (của Tần Thủy Hoàng) xâm phạm bờ cõi. Cao Lỗ bèn ra quy phục An Dương Vương và chế ra nỏ Thần (do học hỏi từ Hồng Bàng Thiên Lang Kinh) đánh bại giặc đảng hung tợn Đồ Thư
Khi Triệu Đà chơi chiêu gởi gián điệp Trọng Thủy ở rể. Cao Lỗ đã kịch liệt phản đối, nhưng vì Mị Nương quá mê trai nên An Dương Vương không thể từ chối làm sui gia với Triệu Đà
Từ đó Cao Lỗ biết mình số nhọ nên bỏ đi biệt tích
Bi kịch gia đình họ Cao gắn liền với án tích của tổ phụ Cao Bá dám lớn tiếng "Đm ông trời"
Họ Lộc của ngài Lộc Tục không khá gì hơn do bị ảnh hưởng bởi nghiệp quả ăn chơi lừa đảo của thái tổ Lộc Tôn, mà Lộc Tục phải sở hữu một dàn hậu bối (trừ Lạc Long Quân) toàn là một đám ăn hại đái khai, và phá gia chi tử.
Do sớm giác ngộ tu tỉnh lại mà tái khởi duyên sinh họ Hồng Bàng mới tưới tắm hồng ân thọ đủ 18 đời trọn vẹn
,
Chương 56
Nghiệp quả tiền nhân
(Những chi tiết trong truyện có nội dung huyền hoặc, và sẽ có rất nhiều tranh cãi mong đọc giả thận trọng trước khi mở chương)
Tạm rời xa Nguyệt tinh, chúng ta sẽ bơi về thành Đại La chìm trong tan hoang và đổ nát sau trận ghen tuông hỏa hoạn "cạn lời" của Thánh Mẫu La Sát. Cao Bá thượng tiên lần này không cần nổi lửa báo hiệu thì hung tin cũng theo làn khói mịt mù mà bay xa vạn dặm
Thiếu gia Lộc Tục đang giả vờ thọ tang lão tổ phụ (chủ yếu là để luyện Hồng Bàng Thiên Lang kinh) ở Thanh Bảo Trâm Dược toan chạy về cứu trợ Đại La thì phụ thân Thạch Tôn liền can ngăn:
"Chuyện đang xảy ra với chúng ta là hệ quả tất yếu của một loạt sai lầm trong quá khứ, ta không thể duy ý chí kiểm soát được tương lai mà chỉ chạy theo nó để nhìn nhận hậu quả. Kẻ trượng phu thì nhìn vào quá khứ để kiến tạo tương lai, chứ không hoài cổ u niệm trong hư mịch. Đại La là đất ẩn long, mà thiêng long còn chưa ẩn, không phải là nơi tốt tươi để bắt đầu đế nghiệp. Tục nhi cứ việc luyện cho xong Hồng Bàng Thiên Lang kinh, tất sẽ có việc rất cần ứng phó với đại cường địch đang trú ở Nguyệt tinh đó"
Lộc Tục tuy tư chất trác tuyệt nhưng không phải điều gì cũng thông quang quãng đại. Anh rất tâm phục những gì phụ thân vừa truyền đạt nhưng vẫn còn lo lắng cho lê dân bá tánh nên hỏi:
"Nhi tử chỉ sợ lòng người không yên, thì giềng mối đạo tiên tan theo gió thoảng a"
Thạch Tôn cười lớn:
"Quả đúng là bậc minh quân thiên hạ đang ở trước mặt ta, lấy con dân bá tánh làm đại cuộc. Ta đã rũ bỏ thế sự từ lâu âu là mệnh trời sắp đặt. Cao Bá thượng tiên là kẻ đại trí hiền nhân, Tục nhi chớ lo lắng quá làm gì"
Lộc Tục ngạc nhiên khi thấy phụ thân đề cập Cao Bá thúc thúc mà không nói gì đến Sùng Khanh Lạc Yên Tử. Anh bèn hỏi:
"Gia gia không có thành kiến với Nhị thúc thúc Sùng Khanh chứ"
Thạch Tôn lại cười:
"Sùng Khanh là kẻ anh vũ thần minh, nhưng cũng là người rất trọng thị phi. Anh ta không thể ở lại Đại La sống trong vòng vây miệng lưỡi thế gian đàm tiếu"
Quả thật lời Thạch Tôn nói không sai, sau khi thoát chết ở vụ án hồ Ba Bể, mọi người không ai biết được tung tích của Sùng Khanh Lạc Yên Tử và Tam Diêu Kiêu Thánh đâu cả.
Ngay cả thần tiên cũng không thể nào tránh khỏi những lúc bỉ cực của thất tình lục dục. Cũng phải lên bờ xuống ruộng với cái lưỡi không xương của dư luận dèm pha. Chả trách sao các vị Tối Cổ Thượng Thần bỏ Vũ Trụ giới ham hố đi học Thượng Thượng Thượng Ưu cảnh giới.
Ngay cả bản thân Thạch Tôn ẩn thế trốn đời lâu năm cũng phải vác cái thân nặng nề ra mà lo giải quyết vấn đề do nghiệp quả của quá khứ để lại.
Chuyện nhà của Cao Bá thượng tiên cũng xào xáo không yên trước sự thay đổi, quá nhanh quá nguy hiểm của thời cuộc
Con trai trưởng Cao Lũy gom cả nhà gia thuộc chạy theo Thánh Mẫu La Sát lên phương bắc, bỏ mặc cha già Cao Bá và em trai Cao Điền đang ngập chìm trong cảnh hỗn loạn ở Đại La
Biết mình bị đạo trời quở trách vì dám cả gan nghịch Thiên trong vụ giết con gái mình để cải Thiên mệnh. Cao Bá không dám "Đm ông trời" như lần trước nữa, ông chỉ thở dài với đôi mắt đầy u quang oán trách
Cuối cùng thì con gái cũng bị tan xác, con rể thì trở nên khùng khùng, con trưởng thì "thờ chúa mà bỏ cha". Quả là một đòn phạt hơi bị nặng tay dành cho vị thượng tiên kiệt hiệt ở đất Văn Lang
Đám con cháu còn bị vạ cũng bởi câu chửi thề này, chuyện gồm:
Con cả Cao Lũy
[ Cao Lũy là ông tổ của tộc họ Cao sống ở đất phương bắc, đến 2000 năm sau có người cháu 48 đời là Cao Biền Tịnh Hải sứ vâng lệnh vua Đường phương bắc vào trấn yễm các vùng đất thiêng phương nam, vì có học được phép phong thủy từ tổ tiên. Y đã ra lệnh phá hủy hầu hết các đại long mạch ở vùng đất cũ Văn Lang, mà không hề biết mình đang tự đào bới chính mộ tổ tiên của mình. Khi Cao Biền được thần linh báo mộng, biết rõ được cội nguồn. Y vô cùng hối hận rồi gởi mình nơi đất tổ để chuộc lại lỗi lầm ]
Cậu út Cao Điền
[Cao Điền có người cháu 20 đời là Cao Lỗ. Do bản tính chính trực bị Hùng Vương thứ 18 ruồng rẫy, tới khi An Dương Vương đánh bại Hùng Vương 18, Cao Lỗ đau buồn bỏ vô rừng ở ẩn. Thấy giặc Đồ Thư (của Tần Thủy Hoàng) xâm phạm bờ cõi. Cao Lỗ bèn ra quy phục An Dương Vương và chế ra nỏ Thần (do học hỏi từ Hồng Bàng Thiên Lang Kinh) đánh bại giặc đảng hung tợn Đồ Thư
Khi Triệu Đà chơi chiêu gởi gián điệp Trọng Thủy ở rể. Cao Lỗ đã kịch liệt phản đối, nhưng vì Mị Nương quá mê trai nên An Dương Vương không thể từ chối làm sui gia với Triệu Đà
Từ đó Cao Lỗ biết mình số nhọ nên bỏ đi biệt tích
Bi kịch gia đình họ Cao gắn liền với án tích của tổ phụ Cao Bá dám lớn tiếng "Đm ông trời"
Họ Lộc của ngài Lộc Tục không khá gì hơn do bị ảnh hưởng bởi nghiệp quả ăn chơi lừa đảo của thái tổ Lộc Tôn, mà Lộc Tục phải sở hữu một dàn hậu bối (trừ Lạc Long Quân) toàn là một đám ăn hại đái khai, và phá gia chi tử.
Do sớm giác ngộ tu tỉnh lại mà tái khởi duyên sinh họ Hồng Bàng mới tưới tắm hồng ân thọ đủ 18 đời trọn vẹn
,
Danh sách chương