Muốn biến Giác Long cốc thành một cứ điểm vững chắc cần phải tốn một khoảng thời gian khá lâu. Ít nhất là cho đến khi Đại Việt đủ mạnh mẽ để đương đầu với những thế lực khác thì Giác Long cốc mới có thể công khai, còn trước mắt nơi đó vẫn phải giữ tuyệt đối bí mật. Năm xưa các vị vua Đinh, Tiền Lê đất nước độc lập nhưng vẫn chọn đóng kinh đô ở vùng Hoa Lư đồi núi là bởi thế nước còn yếu, còn cần phải dựa vào núi rừng tự nhiên để phòng thủ. Nhưng đến thời Lý thế nước đang lên mà nhà Tống vận nước đang xuống, vua Lý Thái Tổ mới chọn dời đô đến Thăng Long nơi thiên địa giao thoa, rồng cuộn hổ ngồi mà dâng lên vận nước.
Lê Chân từng một tay xây dựng nên An Biên trang, Giác Long cốc có điều kiện thuận lợi hơn cả xứ An Dương, với sức lao động mạnh mẽ của nông dân từ hệ thống Lý Anh Tú tin tưởng chẳng mấy chốc Giác Long cốc sẽ là hậu phương vững chắc cho cả Đại Việt.
Sau khi Cao Lỗ và Lê Chân rời đi Lý Anh Tú liền xem lại phần thưởng từ hệ thống. Mười cư dân được triệu hoán trực tiếp được Cao Lỗ phân phối công việc, mười mẫu ruộng tốt Lý Anh Tú hơi suy nghĩ liền quyết định đặt ở xa làng một chút, dù sao làng Cổ Loa hiện tại nhỏ, nhưng sau này sẽ trở thành một trấn, thậm chí là một tòa thành thị, nó cần có một không gian để phát triển.
Lần này thu hoạch lớn nhất cũng chỉ có chuồng ngựa và kỹ thuật xây thành. Lý Anh Tú điểm chọn xây dựng chuồng ngựa hơi cách chuồng trâu một chút, tiện cho việc nuôi dưỡng, phân gia súc Lý Anh Tú lệnh cho nông dân thu lấy chăm bón cho ruộng đất. Chẳng mấy chốc một chuồng ngựa đã được xây dựng hoàn thành, diện tích cũng không khác chuồng trâu là mấy, cũng lợp cỏ tranh phía trên, đằng trước là một hàng rào gỗ, bên trong đứng một con ngựa nâu thấp bé đứng nhai nhai cọng cỏ.
Chuồng ngựa cấp 1: Nuôi dưỡng ngựa tốc độ tăng trưởng 20%, một ngày sản xuất một ngựa thồ. (Có thể nâng cấp thêm).
Lý Anh Tú hơi thích thú chạy lại bên chuồng ngựa, lúc trước hắn cũng chỉ một lần được thấy ngựa ở Đà Lạt, nhưng cũng chưa được sờ vào bao giờ, theo trí nhớ của hắn thì con ngựa đó màu trắng, tại to cao, xinh đẹp, khác hẳn với con ngựa bây giờ cao chỉ tầm một mét rưỡi, đầu hơi to, cổ nằm ngang, ngực lép, bụng to, đùi không phát triển, bàn chân ngựa thẳng, cao, cẳng chân rất nhỏ nhưng rất săn chắc. Có thể hình dung con ngựa này bằng một từ không cân đối hoặc có thể nói là xấu tệ.
Con ngựa ngược lại rất hiền, đứng yên để hắn vuốt ve, thậm chí hơi dựa dựa vào ngực hắn. Chợt Lý Anh Tú lại cảm thấy mình có thêm thông tin về nó.
Ngựa Bắc Hà: Không sở hữu tầm vóc lớn nhưng có sức chịu đựng rất bền bỉ, dai sức, thồ hàng hay kéo xe đều rất tốt, dễ nuôi, chịu kham khổ, ít bệnh. Có thề thồ hàng tốt trên những đoạn đường núi, gập ghềnh. Vòng đời tầm bốn mươi năm.
Lý Anh Tú mới vỡ lẽ ra đây là một loại ngựa thồ mà không phải là ngựa chiến. Hắn lại nhớ ngày trước học về lịch sử ngựa chiến là một mặt hàng nhập khẩu, thường là chiến lợi phẩm hoặc nhập từ Đại Lý đem về để lai giống. Nhưng chính sự lai giống không thuần chủng về sau lại càng mai một đi giống ngựa tốt. Ngựa Việt quá thấp bé, thực sự không thích hợp dùng làm chiến mã. Cũng có một số con có thể đột biến, thể hình to lớn nhưng đó cũng chỉ là số ít.
“Đinh, xây dựng chuồng ngựa, mở khóa xây dựng trại huấn luyện kỵ binh”.
Lý Anh Tú lại lệnh cho người xây dựng lên một doanh trại nằm cách chuồng ngựa không xa. Bốn tên công tượng chẳng mấy chốc đã xây lên một trại lính đơn giản, chỉ có một gian nhà và một khoảng sân rộng, bên trái là một chuồng ngựa nhỏ, bên ngoài bao vây một rào gỗ đơn sơ.
“Đinh, xây dựng trại huấn luyện kỵ binh, mở khóa binh chủng khinh kỵ do thám. Số kỵ binh được huấn luyện không được vượt quá số ngựa sở hữu. Mỗi lần huấn luyện cần chuyển ngựa từ chuồng ngựa sang trại huấn luyện”.
Khinh kỵ do thám: Là binh chủng sơ khai nhất của kỵ binh, nắm giữ kỹ thuật cưỡi ngựa sơ đẳng, có kỹ năng trinh sát, không nắm giữ kỹ năng kỵ chiến. Điều kiện huấn luyện: Ngựa (1), lương thực (5), gỗ (3), sắt (1).
Lý Anh Tú trố mắt, quả nhiên chơi kỵ binh chính là đốt tiền. Phải biết huấn luyện bộ binh cũng chỉ mất gỗ, đồng, sắt để trang bị mà không mất phí huấn luyện, ở đây không những tốn ngựa lại còn mất thêm năm đơn vị lương thực, phải biết năm đơn vị lương thực đã đầy đủ triệu hoán một cư dân. Cắn răng Lý Anh Tú điểm chọn một thanh niên dắt ngựa đi vào trại huấn luyện. Nhìn vào số liệu liền thấy tốc độ huấn luyện còn đến 2 giờ. Lý Anh Tú hơi chán nản đi tìm Cao Lỗ.
Tìm đến Cao Lỗ quả nhiên ở trong lò rèn, bên trong người cũng không còn đông đúc như lúc chiến tranh, ba gian lò rèn cũng chỉ có hơn mười người, Cao Lỗ cũng hai thanh niên khác đang sắp xếp lại đống chiến lợi phẩm thu được.
- Bái kiến Việt vương.
- Miễn lễ.
Lý Anh Tú phất tay liền đi vào nhìn thấy chồng chất từng đống đồ sắt, giáp gia hơi cảm khái một chút. Trình độ luyện kim của Đại Việt hiện tại còn quá chênh lệch so với dị giới này. Hắn cầm lên một thanh trường kiếm, đây lại là một thanh thập tự kiếm hai lưỡi, lưỡi kiếm không quá sắt bén, nhưng thân kiếm rất dày, nước thép cũng rất tốt. Hắn rút ra một thanh đoản kiếm đồng thau chặt ba nhát, kiếm đồng liền bị chặt gãy. Lý Anh Tú nhíu mày nói.
- Lỗ tướng quân, trình độ luyện sắt của chúng ta hiện tại so với kẻ địch như thế nào.
Cao Lỗ cầm lên một thanh kiếm sắt non nói.
- Lúc trước thần có học lấy rèn sắt nhưng so với trình độ của kẻ địch thì vẫn còn rất chênh lệch.
Như để minh họa lời mình nói Cao Lỗ cầm một thanh đoản kiếm bằng sắt chặt vào trường kiếm, từng đóa hoa lửa tóe ra nhưng chỉ được mười hai nhát đoản kiếm liền bị đánh hỏng.
Lý Anh Tú trầm mặt, hiện tại đồ sắt của Đại Việt cũng chỉ là sắt non, có hàm lượng cacbon rất thấp, mềm, dễ bị đánh hỏng. Hắn cố nhớ một chút về kiến thức hóa học đã từng học. Muốn luyện thép thì trước tiên cần phải luyện sắt thành gang, sau đó khử hàm lượng cacbon hạ xuyến thì mới có thể thành thép. Trình độ luyện kim quyết định do thời đại, thăng cấp thời đại sẽ tự động thăng cấp trình độ luyện kim phù hợp. Nhưng Lý Anh Tú không có thời gian, bắt buộc hắn phải để Cao Lỗ nghiên cứu, người ngoài nghề như hắn cũng chỉ có thể cung cấp những kiến thức cơ bản của người hiện đại để giúp đỡ phần nào mà thôi.
Lý Anh Tú lệnh cho xây dựng một lò đất, sau đó đem gỗ ném vào đốt thành than củi. Phải nói rằng những video dạy sinh tồn xem lúc trước bây giờ lại tỏ ra rất thực dụng, tuy chưa làm bao giờ nhưng chưa ăn thịt heo cũng thấy heo chạy, chẳng mấy chốc than củi được đốt ra. Lý Anh Tú nói Cao Lỗ khi rèn thì thêm vào thang củi, sau đó lại nung nóng, dùng một số phi kim để khử cacbon xem như thế nào. Cao Lỗ mặc dù có cái hiểu, cái không nhưng cũng hiểu được sơ bộ cách làm của Lý Anh Tú. Lý Anh Tú thở dài. Xem ra còn lại cũng chỉ để Cao Lỗ tự mày mò thôi. Người Việt vốn rất thông minh, hắn tin tưởng chẳng mấy chốc Cao Lỗ sẽ cho hắn sự kinh hỉ.
Lý Anh Tú lại cầm đến giáp da, không biết là làm từ loại da nào, được nấu chín, lại gắn thêm vài mảnh kim loại tạo thành áo giáp, giáp da này cũng chỉ được may thành một áo lót có thể che chắn được từ phần ngực, bụng, sau lưng, sức phòng ngự có thể gọi tạm được. Trên mỗi giáp da đều có vài nhát chém, hoặc lỗ tên xem chừng giáp bị hỏng, nếu không có sự sửa chữa thì cũng không dùng được nữa. Mũ da cùng dày ngược lại khá hoàn hảo, nhưng đều làm từ những loại da cũ, không thể dùng làm giáp.
- Giáp da này đều là trang bị cho những binh lính tinh nhuệ của bọn hắn, những người khác ngược lại cũng chỉ mặc loại áo này.
Cao Lỗ xách lên một tấm áo dày màu vàng sậm nói. Lý Anh Tú xem chiếc áo khoác dày, bóp vào rất mềm như xốp, hắn lấy dao rạch ra lớp vải liền thấy bên trong nhét đầy bông được tẩm ướt sau đó ép chặt lại với nhau. Chống đâm, chống chém đều rất tệ nhưng lại có thể giảm được bị gậy đánh hoặc sức xuyên của mũi tên. Lý Anh Tú âm thầm gật đầu. Dù sao ngày xưa giáp sắt đều là hàng xa xỉ, trang bị được giáp da cho binh lính đã là giàu có, áo bông ngược lại cũng chỉ là dành cho kiến hôi mà thôi. Khoan đã, áo bông? Lý Anh Tú giật mình. Hiện tại khí trời đang hắn ước chừng là sang đầu thu, không biết mùa đông nơi này thế nào nhưng nếu có thể sở hữu được bông vải phải chăng dân chúng lại có thể ấm áp mà vượt qua được cái lạnh. Nghĩ đến đây Lý Anh Tú càng nóng lòng muốn moi ra tin tức từ đám tù binh hơn nữa.
Lê Chân từng một tay xây dựng nên An Biên trang, Giác Long cốc có điều kiện thuận lợi hơn cả xứ An Dương, với sức lao động mạnh mẽ của nông dân từ hệ thống Lý Anh Tú tin tưởng chẳng mấy chốc Giác Long cốc sẽ là hậu phương vững chắc cho cả Đại Việt.
Sau khi Cao Lỗ và Lê Chân rời đi Lý Anh Tú liền xem lại phần thưởng từ hệ thống. Mười cư dân được triệu hoán trực tiếp được Cao Lỗ phân phối công việc, mười mẫu ruộng tốt Lý Anh Tú hơi suy nghĩ liền quyết định đặt ở xa làng một chút, dù sao làng Cổ Loa hiện tại nhỏ, nhưng sau này sẽ trở thành một trấn, thậm chí là một tòa thành thị, nó cần có một không gian để phát triển.
Lần này thu hoạch lớn nhất cũng chỉ có chuồng ngựa và kỹ thuật xây thành. Lý Anh Tú điểm chọn xây dựng chuồng ngựa hơi cách chuồng trâu một chút, tiện cho việc nuôi dưỡng, phân gia súc Lý Anh Tú lệnh cho nông dân thu lấy chăm bón cho ruộng đất. Chẳng mấy chốc một chuồng ngựa đã được xây dựng hoàn thành, diện tích cũng không khác chuồng trâu là mấy, cũng lợp cỏ tranh phía trên, đằng trước là một hàng rào gỗ, bên trong đứng một con ngựa nâu thấp bé đứng nhai nhai cọng cỏ.
Chuồng ngựa cấp 1: Nuôi dưỡng ngựa tốc độ tăng trưởng 20%, một ngày sản xuất một ngựa thồ. (Có thể nâng cấp thêm).
Lý Anh Tú hơi thích thú chạy lại bên chuồng ngựa, lúc trước hắn cũng chỉ một lần được thấy ngựa ở Đà Lạt, nhưng cũng chưa được sờ vào bao giờ, theo trí nhớ của hắn thì con ngựa đó màu trắng, tại to cao, xinh đẹp, khác hẳn với con ngựa bây giờ cao chỉ tầm một mét rưỡi, đầu hơi to, cổ nằm ngang, ngực lép, bụng to, đùi không phát triển, bàn chân ngựa thẳng, cao, cẳng chân rất nhỏ nhưng rất săn chắc. Có thể hình dung con ngựa này bằng một từ không cân đối hoặc có thể nói là xấu tệ.
Con ngựa ngược lại rất hiền, đứng yên để hắn vuốt ve, thậm chí hơi dựa dựa vào ngực hắn. Chợt Lý Anh Tú lại cảm thấy mình có thêm thông tin về nó.
Ngựa Bắc Hà: Không sở hữu tầm vóc lớn nhưng có sức chịu đựng rất bền bỉ, dai sức, thồ hàng hay kéo xe đều rất tốt, dễ nuôi, chịu kham khổ, ít bệnh. Có thề thồ hàng tốt trên những đoạn đường núi, gập ghềnh. Vòng đời tầm bốn mươi năm.
Lý Anh Tú mới vỡ lẽ ra đây là một loại ngựa thồ mà không phải là ngựa chiến. Hắn lại nhớ ngày trước học về lịch sử ngựa chiến là một mặt hàng nhập khẩu, thường là chiến lợi phẩm hoặc nhập từ Đại Lý đem về để lai giống. Nhưng chính sự lai giống không thuần chủng về sau lại càng mai một đi giống ngựa tốt. Ngựa Việt quá thấp bé, thực sự không thích hợp dùng làm chiến mã. Cũng có một số con có thể đột biến, thể hình to lớn nhưng đó cũng chỉ là số ít.
“Đinh, xây dựng chuồng ngựa, mở khóa xây dựng trại huấn luyện kỵ binh”.
Lý Anh Tú lại lệnh cho người xây dựng lên một doanh trại nằm cách chuồng ngựa không xa. Bốn tên công tượng chẳng mấy chốc đã xây lên một trại lính đơn giản, chỉ có một gian nhà và một khoảng sân rộng, bên trái là một chuồng ngựa nhỏ, bên ngoài bao vây một rào gỗ đơn sơ.
“Đinh, xây dựng trại huấn luyện kỵ binh, mở khóa binh chủng khinh kỵ do thám. Số kỵ binh được huấn luyện không được vượt quá số ngựa sở hữu. Mỗi lần huấn luyện cần chuyển ngựa từ chuồng ngựa sang trại huấn luyện”.
Khinh kỵ do thám: Là binh chủng sơ khai nhất của kỵ binh, nắm giữ kỹ thuật cưỡi ngựa sơ đẳng, có kỹ năng trinh sát, không nắm giữ kỹ năng kỵ chiến. Điều kiện huấn luyện: Ngựa (1), lương thực (5), gỗ (3), sắt (1).
Lý Anh Tú trố mắt, quả nhiên chơi kỵ binh chính là đốt tiền. Phải biết huấn luyện bộ binh cũng chỉ mất gỗ, đồng, sắt để trang bị mà không mất phí huấn luyện, ở đây không những tốn ngựa lại còn mất thêm năm đơn vị lương thực, phải biết năm đơn vị lương thực đã đầy đủ triệu hoán một cư dân. Cắn răng Lý Anh Tú điểm chọn một thanh niên dắt ngựa đi vào trại huấn luyện. Nhìn vào số liệu liền thấy tốc độ huấn luyện còn đến 2 giờ. Lý Anh Tú hơi chán nản đi tìm Cao Lỗ.
Tìm đến Cao Lỗ quả nhiên ở trong lò rèn, bên trong người cũng không còn đông đúc như lúc chiến tranh, ba gian lò rèn cũng chỉ có hơn mười người, Cao Lỗ cũng hai thanh niên khác đang sắp xếp lại đống chiến lợi phẩm thu được.
- Bái kiến Việt vương.
- Miễn lễ.
Lý Anh Tú phất tay liền đi vào nhìn thấy chồng chất từng đống đồ sắt, giáp gia hơi cảm khái một chút. Trình độ luyện kim của Đại Việt hiện tại còn quá chênh lệch so với dị giới này. Hắn cầm lên một thanh trường kiếm, đây lại là một thanh thập tự kiếm hai lưỡi, lưỡi kiếm không quá sắt bén, nhưng thân kiếm rất dày, nước thép cũng rất tốt. Hắn rút ra một thanh đoản kiếm đồng thau chặt ba nhát, kiếm đồng liền bị chặt gãy. Lý Anh Tú nhíu mày nói.
- Lỗ tướng quân, trình độ luyện sắt của chúng ta hiện tại so với kẻ địch như thế nào.
Cao Lỗ cầm lên một thanh kiếm sắt non nói.
- Lúc trước thần có học lấy rèn sắt nhưng so với trình độ của kẻ địch thì vẫn còn rất chênh lệch.
Như để minh họa lời mình nói Cao Lỗ cầm một thanh đoản kiếm bằng sắt chặt vào trường kiếm, từng đóa hoa lửa tóe ra nhưng chỉ được mười hai nhát đoản kiếm liền bị đánh hỏng.
Lý Anh Tú trầm mặt, hiện tại đồ sắt của Đại Việt cũng chỉ là sắt non, có hàm lượng cacbon rất thấp, mềm, dễ bị đánh hỏng. Hắn cố nhớ một chút về kiến thức hóa học đã từng học. Muốn luyện thép thì trước tiên cần phải luyện sắt thành gang, sau đó khử hàm lượng cacbon hạ xuyến thì mới có thể thành thép. Trình độ luyện kim quyết định do thời đại, thăng cấp thời đại sẽ tự động thăng cấp trình độ luyện kim phù hợp. Nhưng Lý Anh Tú không có thời gian, bắt buộc hắn phải để Cao Lỗ nghiên cứu, người ngoài nghề như hắn cũng chỉ có thể cung cấp những kiến thức cơ bản của người hiện đại để giúp đỡ phần nào mà thôi.
Lý Anh Tú lệnh cho xây dựng một lò đất, sau đó đem gỗ ném vào đốt thành than củi. Phải nói rằng những video dạy sinh tồn xem lúc trước bây giờ lại tỏ ra rất thực dụng, tuy chưa làm bao giờ nhưng chưa ăn thịt heo cũng thấy heo chạy, chẳng mấy chốc than củi được đốt ra. Lý Anh Tú nói Cao Lỗ khi rèn thì thêm vào thang củi, sau đó lại nung nóng, dùng một số phi kim để khử cacbon xem như thế nào. Cao Lỗ mặc dù có cái hiểu, cái không nhưng cũng hiểu được sơ bộ cách làm của Lý Anh Tú. Lý Anh Tú thở dài. Xem ra còn lại cũng chỉ để Cao Lỗ tự mày mò thôi. Người Việt vốn rất thông minh, hắn tin tưởng chẳng mấy chốc Cao Lỗ sẽ cho hắn sự kinh hỉ.
Lý Anh Tú lại cầm đến giáp da, không biết là làm từ loại da nào, được nấu chín, lại gắn thêm vài mảnh kim loại tạo thành áo giáp, giáp da này cũng chỉ được may thành một áo lót có thể che chắn được từ phần ngực, bụng, sau lưng, sức phòng ngự có thể gọi tạm được. Trên mỗi giáp da đều có vài nhát chém, hoặc lỗ tên xem chừng giáp bị hỏng, nếu không có sự sửa chữa thì cũng không dùng được nữa. Mũ da cùng dày ngược lại khá hoàn hảo, nhưng đều làm từ những loại da cũ, không thể dùng làm giáp.
- Giáp da này đều là trang bị cho những binh lính tinh nhuệ của bọn hắn, những người khác ngược lại cũng chỉ mặc loại áo này.
Cao Lỗ xách lên một tấm áo dày màu vàng sậm nói. Lý Anh Tú xem chiếc áo khoác dày, bóp vào rất mềm như xốp, hắn lấy dao rạch ra lớp vải liền thấy bên trong nhét đầy bông được tẩm ướt sau đó ép chặt lại với nhau. Chống đâm, chống chém đều rất tệ nhưng lại có thể giảm được bị gậy đánh hoặc sức xuyên của mũi tên. Lý Anh Tú âm thầm gật đầu. Dù sao ngày xưa giáp sắt đều là hàng xa xỉ, trang bị được giáp da cho binh lính đã là giàu có, áo bông ngược lại cũng chỉ là dành cho kiến hôi mà thôi. Khoan đã, áo bông? Lý Anh Tú giật mình. Hiện tại khí trời đang hắn ước chừng là sang đầu thu, không biết mùa đông nơi này thế nào nhưng nếu có thể sở hữu được bông vải phải chăng dân chúng lại có thể ấm áp mà vượt qua được cái lạnh. Nghĩ đến đây Lý Anh Tú càng nóng lòng muốn moi ra tin tức từ đám tù binh hơn nữa.
Danh sách chương