Cuộc đời thám hiểm địa chất của tôi kéo dài hai mươi năm, trải qua không dưới vài trăm lần cận kể ranh giới sinh tử.
Nhưng trong kí ức những năm đầu tiên của tôi thì điều đáng sợ nhất không phải những dòng sông ngầm chảy xiết kinh hoàng, mà là sự đơn điệu tột cùng không gì diễn tả nổi. Đã từng có giai đoạn, tôi chỉ nhìn thấy những dải núi xanh nối liền rừng rậm trải dài đến bất tận, và vô cùng ngột ngạt. Cứ nghĩ tới việc phải hành quân trong đó mười mấy năm trời, tôi lại thấy đau khổ, quả thật nếu như không tự mình nếm trải cảm giác đó, thì bạn khó lòng hình dung hết được.
Nhưng sau sự kiện xảy ra năm 1962, thì cảm giác này trong tôi liền biến mất như thể nó chưa từng tồn tại. Đến khi ấy, tôi mới biết rằng, trong những dãy núi hùng vĩ, khô khan kia, còn tồn tại vô số điều thần bí, mà dẫu bạn sở hữu một trí tưởng tượng tuyệt vời đến đâu đi chăng nữa, thì có những việc bạn vẫn không thể nào lí giải nổi. Đồng thời, tôi cũng đã thấm thía những lời kiềng nể mà các bậc tiền bối trong đội khảo sát của chúng tôi nói về rừng xanh núi thẳm, quả đúng là họ không cố ý phóng đại hay chỉ dọa nạt đơn thuần.
Khởi nguồn của sự việc năm 1962, có thể rất nhiều đồng chí từng làm công tác khảo sát thời điểm ấy đều biết, các bạn đọc trẻ có cha mẹ từng công tác trong ngành này, cũng có thể thử hỏi họ. Thời đó, có một công trình địa chất nổi tiếng, gọi là công trình Nội Mông 723, đó là tên gọi hành động chung của đội công tác tìm kiếm mỏ quặng trong khu vực núi vùng Nội Mông. Khi ấy, tổng cộng có ba đội khảo sát địa chất được cử đến khu vực rừng rậm nguyên sinh này để thực hiện nhiệm vụ khảo sát theo từng địa bàn. Quá trình khảo sát mới bắt đầu được hai tháng, thì công trình 723 đột ngột bị dừng lại. Đồng thời, bộ chỉ huy công trình bắt đầu điều động một số nhân viên kĩ thuật từ các đội khảo sát khác đến. Chỉ trong một thời gian ngắn, hầu hết cán bộ chủ chốt có tiếng của các đội khảo sát khắp nơi đều được triệu tập, người thì lập bảng biểu, kẻ thì viết hồ sơ, nhưng không có ai biết được, những bảng biểu, hồ sơ đó cuối cùng gửi tới đâu và do ai quản lí.
Năm ấy, quả thực có một nhóm cán bộ kĩ thuật được tuyển chọn và điều động đến đại đội trắc địa công trình 723.
Có điều, sau này sự việc đó lại được đồn thổi rất sôi nổi. Người ta truyền nhau rằng, 723 đã đào được ở Nội Mông vật gì ghê gớm lắm, còn cụ thể đào được vật gì thì có đến mấy chục dị bản, chẳng ai có thể nói chính xác. Còn những người nằm ngoài sự kiện năm 1962 thì hiểu rằng sự việc sẽ chỉ dừng lại ở đây. Những việc diễn ra sau đó đã bị “cơn cuồng phong” Cách mạng đại văn hóa cuốn trôi, nên không còn ai tìm hiểu thêm nữa. Và đoàn cán bộ kĩ thuật được chở đến vùng rừng núi trên chiếc xe tải năm ấy nhanh chóng bị mọi người lãng quên.
Lúc đó, tôi là một trong số các thành viên của đội cán bộ kĩ thuật địa chất bị người ta lãng quên ấy. Sau này tôi mới biết, tổng cộng có hai mươi tư người được tuyển chọn và điều động đến 723. Chúng tôi đều tuân thủ lệnh điều chuyển của quân khu, xuất phát từ khu địa chất mà mỗi người đang làm việc, lên tàu hỏa tập trung tại Jiamusi[1], một số ít người khác thì đi thẳng đến Qiqihar. Sau khi tập trung tại hai nơi đó, chúng tôi được đưa lên xe quân dụng, chòng chành chạy từ Hắc Long Giang đến Nội Mông.
[1] Jiamusi, Qiqihar: là hai thành phố thuộc tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc.
Lúc đầu, xe còn chạy trên đường quốc lộ, vài ngày sau, xe dường như chỉ chạy trên những đoạn đường quanh co ven sườn núi. Trước lúc xuất phát, tôi không hề biết ở nơi đó đã xảy ra chuyện gì, nhưng qua vài lần hàn huyên cùng các anh em trên xe, tôi dần dần cảm nhận, chuyện xảy ra ở vùng núi đó quả thật không bình thường chút nào.
Nhưng những phỏng đoán của chúng tôi hồi đó cũng chỉ nằm trong phạm vi chuyên môn, đa số mọi người đều cho rằng ở đó có một mỏ dầu quy mô lớn. Để tăng thêm phần sinh động, một vài đồng chí tiền bối từng tham gia khai thác mỏ dầu Đại Khánh còn nói: lúc phát hiện ra mỏ dầu Đại Khánh, mọi việc cũng giống y như bây giờ, những nhà địa chất phát hiện ra mỏ dầu đều là những chuyên gia được điều từ khắp nơi trong cả nước tới, mọi người thảo luận, nghiên cứu suốt mấy tháng trời, cuối cùng mới xác định đúng là có mỏ dầu tồn tại.
Nghe họ nói vậy, chúng tôi đều thầm cười mà cho rằng việc nghi ngờ của mình thật thừa thãi, không những thế trong lòng ai nấy đều trỗi dậy một cảm giác tự hào vì mình đã được lựa chọn.
Nhưng khi xe quân dụng đưa chúng tôi đến bộ chỉ huy của đại đội công trình địa chất 723, tôi mới lập tức ý thức được rằng, sự việc không hề đơn giản như chúng tôi nghĩ. Khi xe dừng lại tại điểm đến, điều đầu tiên chúng tôi nhìn thấy khi bước xuống xe là cảnh những lều trại dã chiến phủ khắp một triền núi, cái to cái nhỏ trông như vô số nấm mộ, quang cảnh không giống một đại đội công trình chút nào, mà có phần giống căn cứ quân sự dã chiến hơn. Trong doanh trại lúc này đang rất bận rộn, tất cả những người đi qua đi lại kia đều là lính công trình lục quân, chúng tôi ngây người, nghĩ thầm: “Hay là phen này quân ta khùng lên quyết định đánh Liên Xô rồi đây?”
Nhưng sau đó, chúng tôi phát hiện, những lều trại kia không phải lều trại phục vụ cho việc hành quân, mà chủ yếu dùng để che hàng, vài đồng chí “có thâm niên” lén lút vén lều lên nhìn trộm mấy lượt, lúc quay về kể với chúng tôi rằng trong đó toàn thiết bị nhập từ Liên Xô, trên viết toàn chữ tiếng Nga, nên chẳng rõ là thiết bị gì.
Thời bấy giờ, thiết bị khảo sát địa chất của chúng tôi hết sức lạc hậu, những phương pháp thăm dò mà chúng tôi áp dụng cũng không hơn gì thời mới giải phóng, quốc gia chỉ có một số ít “thiết bị hiện đại hóa”, phần lớn đều nhập từ Liên Xô với giá cắt cổ. Lính kĩ thuật cơ sở như chúng tôi từ trước tới giờ có nằm mơ cũng không có cơ hội nhìn thấy.
Vấn đề là ở chỗ, những thiết bị loại này đều được dùng để thăm dò vỉa quặng nằm rất sâu dưới lòng đất, độ sâu thăm dò đều từ một nghìn đến một nghìn năm trăm mét, xét khả năng lúc bấy giờ của nước nhà thì hoàn toàn không thể khai thác vỉa quặng sâu như vậy, kể cả cho có kiên trì làm, cũng phải mất dăm bảy năm đầu tư xây dựng thiết bị hạ tầng, như thế khác gì “nước xa không cứu được lửa gần”. Bởi vậy, đối với những vỉa quặng như thế này, chính sách nhất quán của nhà nước là bảo mật tuyệt đối, đồng thời không tiến hành thăm dò địa chất thêm nữa, mà để lại cho con cháu đời sau sử dụng. Độ sâu khảo sát địa chất mà thời bấy giờ chúng tôi có thể thực hiện được chỉ vào khoảng trên dưới năm trăm mét mà thôi.
Vậy mà giờ đây những loại thiết bị này lại xuất hiện ở đây, điều này khiến chúng tôi cảm thấy vô cùng khó hiểu. Một cảm giác kì lạ bỗng dưng xuất hiện, len lỏi trong lòng mọi người.
Đêm đó cũng không thấy lãnh đạo dặn dò gì, chúng tôi được bố trí ở trong mấy chiếc lều, cứ ba người vào một lều. Đêm trên núi lạnh cắt da cắt thịt, dù chiếc lò nhỏ trong lều vẫn đỏ lửa nhưng tôi chẳng tài nào ngủ nổi. Nửa đêm, đồng chí hậu cần lại vào lều để bỏ thêm ít củi, tấm bạt che cửa lều vừa được vén lên, gió lạnh liền ào ào ập tới, khiến người đang say giấc cũng bị cơn rét buốt đột ngột đánh thức, thế là chỉ còn nước thức chong chong chờ tới khi trời sáng.
Hai đồng chí ở cùng lều với tôi, một người khá nhiều tuổi, sinh cuối những năm 1920, đến từ Nội Mông, có vẻ cũng có chút tiếng tăm, mọi người đều gọi anh ấy là anh Miêu, tên thật hình như là Mao Ngũ Nguyệt. Tôi khen cái tên này hay, vì cùng họ với Mao Chủ tịch[2]. Người còn lại trạc tuổi tôi, dáng cao, vai rộng, lưng bằng chằn chặn, người dân tộc Mông Cổ, quê ở Hắc Long Giang, tên là Vương Tứ Xuyên. Cậu ta có nước da đen bóng như than, nên các anh em khác vẫn gọi là Gấu.
[2] Mao Chủ tịch: chỉ Mao Trạch Đông (1893 - 1976), là Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1943 đến năm 1976.
Anh Miêu là người lớn tuổi nhất, tính kiệm lời, còn tôi và Vương Tứ Xuyên thì người chuyện này, kẻ chuyện nọ, cứ thao thao bất tuyệt. Anh Miêu chỉ ngồi bên cạnh hút thuốc, thi thoảng cười cười, cũng không phát biểu ý kiến quan điểm, chẳng rõ anh ấy đang nghĩ gì nữa.
Vương Tứ Xuyên là mẫu người miền bắc điển hình, cậu ta nhiệt tình như thể sinh ra đã vậy, nên chẳng mấy chốc, chúng tôi đã xưng hô anh em thân thiết. Cậu ta kể với tôi rằng, ông nội cậu lấy bà nội cậu là người Hán, rồi cả nhà đi Tây Khẩu[3] đến Quan Nội, làm nghề lái ngựa. Sau đó kháng chiến bùng nổ, ông già cậu ta xung phong vào đội hậu cần cho quân đội dã chiến Hoa Bắc, đã từng chăm ngựa cho tướng La Thụy Khanh, sau giải phóng, ông trở về quê Hắc Long Giang, làm quản lí ở một khu mỏ.
[3] Tây Khẩu: là một trong ba cuộc di dân nổi tiếng trong lịch sử cận đại Trung Quốc, đối tượng di dân chủ yếu là người khu vực tỉnh Sơn Tây lên khai hoang, làm kinh tế mới ở vùng thảo nguyên Nội Mông Cổ.
Chính vì mối quan hệ này nên cậu ta mới theo nghề địa chất, nhưng quá trình để vào được ngành của cậu ta thì chẳng hề suôn sẻ. Thời điểm đó, các ngành công nghiệp cơ sở của quốc gia đều cần đến năng lượng, than đá lại là năng lượng quan trọng nhất. Suốt nửa sau của đời người, cha của Vương Tứ Xuyên lăn lộn với đống than quặng, thi thoảng mới về nhà, mà hễ ông mở miệng kể chuyện là chỉ có than và mỏ than, đến ngủ mê cũng nhắc đến than, vì chuyện này mà ông bà già cậu ta đã cãi vã không biết bao lần. Bởi lẽ ấy, ngay từ nhỏ, Vương Tứ Xuyên đã cực kì căm ghét cái hòn than đen sì sì đó. Khi nhận phân công công tác, ông già cậu ta nhất nhất muốn cậu ta vào ngành than, nhưng cậu ta kịch liệt phản đối. Lúc đó, mơ ước của cậu ta là trở thành lính lái xe, sau này mới biết con em ngoài ngành không có cửa vào làm lính lái xe được, thế là cậu ta ngồi nhà chờ nửa năm, rồi cuối cùng đành thỏa hiệp với ông già. Nhưng cậu ta đưa ra điều kiện: muốn được bố trí làm công việc nào ít tiếp xúc với than nhất, thế nên được xếp vào đội khảo sát bên trên mỏ. Không ngờ, do năng lực làm việc của cậu ta cũng khá, lại thêm chính sách ưu tiên đối với người dân tộc thiểu số, nên sau đó cậu ta được cử đi học đại học, cuối cùng thì được điều đến đây.
Tôi nghe mà thấy buồn cười, thật vậy, dẫu người ta vẫn nói rằng chúng tôi là đầu nguồn của ngành than quặng, nhưng thực tế, cơ hội tiếp cận với các vỉa quặng của chúng tôi không nhiều, nếu tính theo tần suất chung, thì cơ hội chúng tôi được tiếp xúc với than quặng là thấp nhất.
Vương Tứ Xuyên kể xong thì quay sang hỏi về hoàn cảnh của tôi.
Thành phần gia đình tôi không tốt lắm, thậm chí vào thời điểm đó có thể nói là chẳng vẻ vang gì, nên tôi chỉ nói đại khái với cậu ta rằng gia đình tôi là thành phần bần nông.
Thực ra, đời ông nội tôi thì đúng là nông dân chính công, quê gốc tôi ở huyện Hồng Động, tỉnh Sơn Tây. Tổ tiên tôi xuất thân bần nông, nhưng nghe nói ông nội tôi đã từng theo làm thổ phỉ một thời gian và cũng có chút của ăn của để. Tới thời cải cách ruộng đất, ông bị người ta đấu tố, trở thành gia đình phú nông phản động. Ông nội tôi biết mình bị coi là “phần tử phải chết”, đã lập tức đưa bà nội, cha tôi và chú tôi chạy trốn xuống phía nam, rồi cho cha tôi nhận một vị hòa thượng làm cậu, sau đó cha và chú tôi cũng được tính là thành phần bần nông theo vị hòa thượng kia. Do vậy, tuy nói thành phần của tôi là bần nông, nhưng ông nội tôi thực ra lại là phần tử phản động, chuyện đó lúc ấy muốn bảo to thì nó là to, mà thích bảo nhỏ thì nó là nhỏ.
Kể hết chuyện hoàn cảnh gia đình xong, chúng tôi lại bàn đến chuyện nhân tình thế thái, rồi luận cả những chuyện xảy ra ở đây. Hai chúng tôi người nam, kẻ bắc, người dân tộc Hán, kẻ dân tộc Mông Cổ, nên có rất nhiều chuyện để nói, may mà chúng tôi đều từng chịu khổ cực, nên dẫu có thức trắng một đêm cũng chẳng ai thấy nhằm nhò gì. Thế là, đêm thứ nhất trôi qua một cách nhanh chóng.
Ngày thứ hai, doanh trại cử một đồng chí đến chỗ chúng tôi, nói là dẫn chúng tôi đi tìm hiểu tình hình.
Tôi không mấy ấn tượng với người đó, hình như anh ta tên là Vinh Ái Quốc, khoảng tầm ba mươi, bốn mươi tuổi gì đó. Dân địa chất dầm mưa dãi nắng, đa phần là già hơn tuổi, nên nhìn mặt khó mà đoán đúng tuổi thật. Anh ta cứ làm ra vẻ bí hiểm. Anh đưa chúng tôi đi xem khắp lượt địa bàn từ đầu chí cuối, nhưng chúng tôi hỏi gì anh cũng chẳng nói, đúng là một người vô vị.
Chúng tôi chỉ nghe được từ miệng anh ta mấy vấn đề cơ bản, ví dụ như 723 thực chất là công trình đã được triển khai từ ba năm trước, nhưng vì lí do điều động nhân lực nên mãi tới đầu năm nay mới chính thức tiến hành, những điều còn lại thì toàn là chuyện ăn ở sinh hoạt, kiểu như nhà ăn nằm ở đâu, đi vệ sinh như thế nào v.v...
Một tháng trôi qua, tình hình vẫn không có gì tiến triển, chúng tôi nhàn công rỗi việc ngồi chờ từng ngày trong doanh trại, cũng chẳng ai buồn để ý gì đến chúng tôi. Đúng là hết sức khó hiểu! Cuối cùng, mấy đồng chí “thâm niên” cũng không thể chịu nổi, dưới sự cổ súy của chúng tôi, họ năm lần bảy lượt đi tìm gặp Vinh Ái Quốc, nhưng đều bị từ chối bởi đủ loại lí do.
Lúc này, chúng tôi thực sự cảm nhận một cách nghiêm túc tính chất đặc biệt của sự việc, ai nấy đều hoang mang, lo sợ. Vài người còn ngờ rằng, chúng tôi phạm phải tội nào đó, nên phải bị thủ tiêu bí mật. Những tình tiết kiểu này thì trên phim nhan nhản, nghe người nọ kháo người kia, trong lòng chúng tôi không tránh khỏi sự bồn chồn, bứt rứt. Tất nhiên, hầu hết những phỏng đoán đó chẳng mang chút ý nghĩa nào.
Mới mùa thu mà ở Nội Mông, gió đã lạnh như chích vào tận xương tủy, dân từ phía nam lên quả là khó thích nghi với cuộc sống ở đây, mọi người liên tục bị chảy máu cam. Trong trí nhớ của tôi, suốt một tháng trời đó, chúng tôi ngồi trên giường sưởi[4], gặm bánh ngô tán chuyện, chốc chốc lại lấy tất rách chùi máu cam, cứ thế, ngày qua ngày.
[4] Giường sưởi: loại giường xây bằng đất sét, phía dưới có khoang rỗng và có một cửa nhỏ để đặt bếp lò sưởi ấm. Đây là loại giường phổ biến ở vùng phía Bắc Trung Quốc.
Một tháng sau, cuối cùng mọi việc cũng thay đổi, vào một buổi sớm ngày thứ Tư, chúng tôi được dồn lên xe tải trong sự ngơ ngác, mơ hồ, rồi cùng hai xe chở lính công trình khác nối đuôi nhau chạy vào sâu trong núi.
Lúc đó, lòng tôi chuyển từ cảm giác hưng phấn, hồ nghi ban đầu sang hoang mang, lo lắng. Tôi nhìn qua lớp vải dù trên xe quân giải phóng, bên ngoài dãy hàng rào được lắp tạm lên xe, là núi xanh và rừng nguyên sinh ngút ngàn tưởng như bất tận, nhìn lại trong xe là những người lính công trình với khuôn mặt không chút biểu cảm, không khí trở nên vô cùng nặng nề. Mọi người không ai nói với ai câu gì, tất cả đều lặng lẽ dựa lưng vào thành xe, chòng chành lắc lư theo mỗi khúc vòng, chờ cho đến điểm cuối của chặng đường.
Nhưng trong kí ức những năm đầu tiên của tôi thì điều đáng sợ nhất không phải những dòng sông ngầm chảy xiết kinh hoàng, mà là sự đơn điệu tột cùng không gì diễn tả nổi. Đã từng có giai đoạn, tôi chỉ nhìn thấy những dải núi xanh nối liền rừng rậm trải dài đến bất tận, và vô cùng ngột ngạt. Cứ nghĩ tới việc phải hành quân trong đó mười mấy năm trời, tôi lại thấy đau khổ, quả thật nếu như không tự mình nếm trải cảm giác đó, thì bạn khó lòng hình dung hết được.
Nhưng sau sự kiện xảy ra năm 1962, thì cảm giác này trong tôi liền biến mất như thể nó chưa từng tồn tại. Đến khi ấy, tôi mới biết rằng, trong những dãy núi hùng vĩ, khô khan kia, còn tồn tại vô số điều thần bí, mà dẫu bạn sở hữu một trí tưởng tượng tuyệt vời đến đâu đi chăng nữa, thì có những việc bạn vẫn không thể nào lí giải nổi. Đồng thời, tôi cũng đã thấm thía những lời kiềng nể mà các bậc tiền bối trong đội khảo sát của chúng tôi nói về rừng xanh núi thẳm, quả đúng là họ không cố ý phóng đại hay chỉ dọa nạt đơn thuần.
Khởi nguồn của sự việc năm 1962, có thể rất nhiều đồng chí từng làm công tác khảo sát thời điểm ấy đều biết, các bạn đọc trẻ có cha mẹ từng công tác trong ngành này, cũng có thể thử hỏi họ. Thời đó, có một công trình địa chất nổi tiếng, gọi là công trình Nội Mông 723, đó là tên gọi hành động chung của đội công tác tìm kiếm mỏ quặng trong khu vực núi vùng Nội Mông. Khi ấy, tổng cộng có ba đội khảo sát địa chất được cử đến khu vực rừng rậm nguyên sinh này để thực hiện nhiệm vụ khảo sát theo từng địa bàn. Quá trình khảo sát mới bắt đầu được hai tháng, thì công trình 723 đột ngột bị dừng lại. Đồng thời, bộ chỉ huy công trình bắt đầu điều động một số nhân viên kĩ thuật từ các đội khảo sát khác đến. Chỉ trong một thời gian ngắn, hầu hết cán bộ chủ chốt có tiếng của các đội khảo sát khắp nơi đều được triệu tập, người thì lập bảng biểu, kẻ thì viết hồ sơ, nhưng không có ai biết được, những bảng biểu, hồ sơ đó cuối cùng gửi tới đâu và do ai quản lí.
Năm ấy, quả thực có một nhóm cán bộ kĩ thuật được tuyển chọn và điều động đến đại đội trắc địa công trình 723.
Có điều, sau này sự việc đó lại được đồn thổi rất sôi nổi. Người ta truyền nhau rằng, 723 đã đào được ở Nội Mông vật gì ghê gớm lắm, còn cụ thể đào được vật gì thì có đến mấy chục dị bản, chẳng ai có thể nói chính xác. Còn những người nằm ngoài sự kiện năm 1962 thì hiểu rằng sự việc sẽ chỉ dừng lại ở đây. Những việc diễn ra sau đó đã bị “cơn cuồng phong” Cách mạng đại văn hóa cuốn trôi, nên không còn ai tìm hiểu thêm nữa. Và đoàn cán bộ kĩ thuật được chở đến vùng rừng núi trên chiếc xe tải năm ấy nhanh chóng bị mọi người lãng quên.
Lúc đó, tôi là một trong số các thành viên của đội cán bộ kĩ thuật địa chất bị người ta lãng quên ấy. Sau này tôi mới biết, tổng cộng có hai mươi tư người được tuyển chọn và điều động đến 723. Chúng tôi đều tuân thủ lệnh điều chuyển của quân khu, xuất phát từ khu địa chất mà mỗi người đang làm việc, lên tàu hỏa tập trung tại Jiamusi[1], một số ít người khác thì đi thẳng đến Qiqihar. Sau khi tập trung tại hai nơi đó, chúng tôi được đưa lên xe quân dụng, chòng chành chạy từ Hắc Long Giang đến Nội Mông.
[1] Jiamusi, Qiqihar: là hai thành phố thuộc tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc.
Lúc đầu, xe còn chạy trên đường quốc lộ, vài ngày sau, xe dường như chỉ chạy trên những đoạn đường quanh co ven sườn núi. Trước lúc xuất phát, tôi không hề biết ở nơi đó đã xảy ra chuyện gì, nhưng qua vài lần hàn huyên cùng các anh em trên xe, tôi dần dần cảm nhận, chuyện xảy ra ở vùng núi đó quả thật không bình thường chút nào.
Nhưng những phỏng đoán của chúng tôi hồi đó cũng chỉ nằm trong phạm vi chuyên môn, đa số mọi người đều cho rằng ở đó có một mỏ dầu quy mô lớn. Để tăng thêm phần sinh động, một vài đồng chí tiền bối từng tham gia khai thác mỏ dầu Đại Khánh còn nói: lúc phát hiện ra mỏ dầu Đại Khánh, mọi việc cũng giống y như bây giờ, những nhà địa chất phát hiện ra mỏ dầu đều là những chuyên gia được điều từ khắp nơi trong cả nước tới, mọi người thảo luận, nghiên cứu suốt mấy tháng trời, cuối cùng mới xác định đúng là có mỏ dầu tồn tại.
Nghe họ nói vậy, chúng tôi đều thầm cười mà cho rằng việc nghi ngờ của mình thật thừa thãi, không những thế trong lòng ai nấy đều trỗi dậy một cảm giác tự hào vì mình đã được lựa chọn.
Nhưng khi xe quân dụng đưa chúng tôi đến bộ chỉ huy của đại đội công trình địa chất 723, tôi mới lập tức ý thức được rằng, sự việc không hề đơn giản như chúng tôi nghĩ. Khi xe dừng lại tại điểm đến, điều đầu tiên chúng tôi nhìn thấy khi bước xuống xe là cảnh những lều trại dã chiến phủ khắp một triền núi, cái to cái nhỏ trông như vô số nấm mộ, quang cảnh không giống một đại đội công trình chút nào, mà có phần giống căn cứ quân sự dã chiến hơn. Trong doanh trại lúc này đang rất bận rộn, tất cả những người đi qua đi lại kia đều là lính công trình lục quân, chúng tôi ngây người, nghĩ thầm: “Hay là phen này quân ta khùng lên quyết định đánh Liên Xô rồi đây?”
Nhưng sau đó, chúng tôi phát hiện, những lều trại kia không phải lều trại phục vụ cho việc hành quân, mà chủ yếu dùng để che hàng, vài đồng chí “có thâm niên” lén lút vén lều lên nhìn trộm mấy lượt, lúc quay về kể với chúng tôi rằng trong đó toàn thiết bị nhập từ Liên Xô, trên viết toàn chữ tiếng Nga, nên chẳng rõ là thiết bị gì.
Thời bấy giờ, thiết bị khảo sát địa chất của chúng tôi hết sức lạc hậu, những phương pháp thăm dò mà chúng tôi áp dụng cũng không hơn gì thời mới giải phóng, quốc gia chỉ có một số ít “thiết bị hiện đại hóa”, phần lớn đều nhập từ Liên Xô với giá cắt cổ. Lính kĩ thuật cơ sở như chúng tôi từ trước tới giờ có nằm mơ cũng không có cơ hội nhìn thấy.
Vấn đề là ở chỗ, những thiết bị loại này đều được dùng để thăm dò vỉa quặng nằm rất sâu dưới lòng đất, độ sâu thăm dò đều từ một nghìn đến một nghìn năm trăm mét, xét khả năng lúc bấy giờ của nước nhà thì hoàn toàn không thể khai thác vỉa quặng sâu như vậy, kể cả cho có kiên trì làm, cũng phải mất dăm bảy năm đầu tư xây dựng thiết bị hạ tầng, như thế khác gì “nước xa không cứu được lửa gần”. Bởi vậy, đối với những vỉa quặng như thế này, chính sách nhất quán của nhà nước là bảo mật tuyệt đối, đồng thời không tiến hành thăm dò địa chất thêm nữa, mà để lại cho con cháu đời sau sử dụng. Độ sâu khảo sát địa chất mà thời bấy giờ chúng tôi có thể thực hiện được chỉ vào khoảng trên dưới năm trăm mét mà thôi.
Vậy mà giờ đây những loại thiết bị này lại xuất hiện ở đây, điều này khiến chúng tôi cảm thấy vô cùng khó hiểu. Một cảm giác kì lạ bỗng dưng xuất hiện, len lỏi trong lòng mọi người.
Đêm đó cũng không thấy lãnh đạo dặn dò gì, chúng tôi được bố trí ở trong mấy chiếc lều, cứ ba người vào một lều. Đêm trên núi lạnh cắt da cắt thịt, dù chiếc lò nhỏ trong lều vẫn đỏ lửa nhưng tôi chẳng tài nào ngủ nổi. Nửa đêm, đồng chí hậu cần lại vào lều để bỏ thêm ít củi, tấm bạt che cửa lều vừa được vén lên, gió lạnh liền ào ào ập tới, khiến người đang say giấc cũng bị cơn rét buốt đột ngột đánh thức, thế là chỉ còn nước thức chong chong chờ tới khi trời sáng.
Hai đồng chí ở cùng lều với tôi, một người khá nhiều tuổi, sinh cuối những năm 1920, đến từ Nội Mông, có vẻ cũng có chút tiếng tăm, mọi người đều gọi anh ấy là anh Miêu, tên thật hình như là Mao Ngũ Nguyệt. Tôi khen cái tên này hay, vì cùng họ với Mao Chủ tịch[2]. Người còn lại trạc tuổi tôi, dáng cao, vai rộng, lưng bằng chằn chặn, người dân tộc Mông Cổ, quê ở Hắc Long Giang, tên là Vương Tứ Xuyên. Cậu ta có nước da đen bóng như than, nên các anh em khác vẫn gọi là Gấu.
[2] Mao Chủ tịch: chỉ Mao Trạch Đông (1893 - 1976), là Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1943 đến năm 1976.
Anh Miêu là người lớn tuổi nhất, tính kiệm lời, còn tôi và Vương Tứ Xuyên thì người chuyện này, kẻ chuyện nọ, cứ thao thao bất tuyệt. Anh Miêu chỉ ngồi bên cạnh hút thuốc, thi thoảng cười cười, cũng không phát biểu ý kiến quan điểm, chẳng rõ anh ấy đang nghĩ gì nữa.
Vương Tứ Xuyên là mẫu người miền bắc điển hình, cậu ta nhiệt tình như thể sinh ra đã vậy, nên chẳng mấy chốc, chúng tôi đã xưng hô anh em thân thiết. Cậu ta kể với tôi rằng, ông nội cậu lấy bà nội cậu là người Hán, rồi cả nhà đi Tây Khẩu[3] đến Quan Nội, làm nghề lái ngựa. Sau đó kháng chiến bùng nổ, ông già cậu ta xung phong vào đội hậu cần cho quân đội dã chiến Hoa Bắc, đã từng chăm ngựa cho tướng La Thụy Khanh, sau giải phóng, ông trở về quê Hắc Long Giang, làm quản lí ở một khu mỏ.
[3] Tây Khẩu: là một trong ba cuộc di dân nổi tiếng trong lịch sử cận đại Trung Quốc, đối tượng di dân chủ yếu là người khu vực tỉnh Sơn Tây lên khai hoang, làm kinh tế mới ở vùng thảo nguyên Nội Mông Cổ.
Chính vì mối quan hệ này nên cậu ta mới theo nghề địa chất, nhưng quá trình để vào được ngành của cậu ta thì chẳng hề suôn sẻ. Thời điểm đó, các ngành công nghiệp cơ sở của quốc gia đều cần đến năng lượng, than đá lại là năng lượng quan trọng nhất. Suốt nửa sau của đời người, cha của Vương Tứ Xuyên lăn lộn với đống than quặng, thi thoảng mới về nhà, mà hễ ông mở miệng kể chuyện là chỉ có than và mỏ than, đến ngủ mê cũng nhắc đến than, vì chuyện này mà ông bà già cậu ta đã cãi vã không biết bao lần. Bởi lẽ ấy, ngay từ nhỏ, Vương Tứ Xuyên đã cực kì căm ghét cái hòn than đen sì sì đó. Khi nhận phân công công tác, ông già cậu ta nhất nhất muốn cậu ta vào ngành than, nhưng cậu ta kịch liệt phản đối. Lúc đó, mơ ước của cậu ta là trở thành lính lái xe, sau này mới biết con em ngoài ngành không có cửa vào làm lính lái xe được, thế là cậu ta ngồi nhà chờ nửa năm, rồi cuối cùng đành thỏa hiệp với ông già. Nhưng cậu ta đưa ra điều kiện: muốn được bố trí làm công việc nào ít tiếp xúc với than nhất, thế nên được xếp vào đội khảo sát bên trên mỏ. Không ngờ, do năng lực làm việc của cậu ta cũng khá, lại thêm chính sách ưu tiên đối với người dân tộc thiểu số, nên sau đó cậu ta được cử đi học đại học, cuối cùng thì được điều đến đây.
Tôi nghe mà thấy buồn cười, thật vậy, dẫu người ta vẫn nói rằng chúng tôi là đầu nguồn của ngành than quặng, nhưng thực tế, cơ hội tiếp cận với các vỉa quặng của chúng tôi không nhiều, nếu tính theo tần suất chung, thì cơ hội chúng tôi được tiếp xúc với than quặng là thấp nhất.
Vương Tứ Xuyên kể xong thì quay sang hỏi về hoàn cảnh của tôi.
Thành phần gia đình tôi không tốt lắm, thậm chí vào thời điểm đó có thể nói là chẳng vẻ vang gì, nên tôi chỉ nói đại khái với cậu ta rằng gia đình tôi là thành phần bần nông.
Thực ra, đời ông nội tôi thì đúng là nông dân chính công, quê gốc tôi ở huyện Hồng Động, tỉnh Sơn Tây. Tổ tiên tôi xuất thân bần nông, nhưng nghe nói ông nội tôi đã từng theo làm thổ phỉ một thời gian và cũng có chút của ăn của để. Tới thời cải cách ruộng đất, ông bị người ta đấu tố, trở thành gia đình phú nông phản động. Ông nội tôi biết mình bị coi là “phần tử phải chết”, đã lập tức đưa bà nội, cha tôi và chú tôi chạy trốn xuống phía nam, rồi cho cha tôi nhận một vị hòa thượng làm cậu, sau đó cha và chú tôi cũng được tính là thành phần bần nông theo vị hòa thượng kia. Do vậy, tuy nói thành phần của tôi là bần nông, nhưng ông nội tôi thực ra lại là phần tử phản động, chuyện đó lúc ấy muốn bảo to thì nó là to, mà thích bảo nhỏ thì nó là nhỏ.
Kể hết chuyện hoàn cảnh gia đình xong, chúng tôi lại bàn đến chuyện nhân tình thế thái, rồi luận cả những chuyện xảy ra ở đây. Hai chúng tôi người nam, kẻ bắc, người dân tộc Hán, kẻ dân tộc Mông Cổ, nên có rất nhiều chuyện để nói, may mà chúng tôi đều từng chịu khổ cực, nên dẫu có thức trắng một đêm cũng chẳng ai thấy nhằm nhò gì. Thế là, đêm thứ nhất trôi qua một cách nhanh chóng.
Ngày thứ hai, doanh trại cử một đồng chí đến chỗ chúng tôi, nói là dẫn chúng tôi đi tìm hiểu tình hình.
Tôi không mấy ấn tượng với người đó, hình như anh ta tên là Vinh Ái Quốc, khoảng tầm ba mươi, bốn mươi tuổi gì đó. Dân địa chất dầm mưa dãi nắng, đa phần là già hơn tuổi, nên nhìn mặt khó mà đoán đúng tuổi thật. Anh ta cứ làm ra vẻ bí hiểm. Anh đưa chúng tôi đi xem khắp lượt địa bàn từ đầu chí cuối, nhưng chúng tôi hỏi gì anh cũng chẳng nói, đúng là một người vô vị.
Chúng tôi chỉ nghe được từ miệng anh ta mấy vấn đề cơ bản, ví dụ như 723 thực chất là công trình đã được triển khai từ ba năm trước, nhưng vì lí do điều động nhân lực nên mãi tới đầu năm nay mới chính thức tiến hành, những điều còn lại thì toàn là chuyện ăn ở sinh hoạt, kiểu như nhà ăn nằm ở đâu, đi vệ sinh như thế nào v.v...
Một tháng trôi qua, tình hình vẫn không có gì tiến triển, chúng tôi nhàn công rỗi việc ngồi chờ từng ngày trong doanh trại, cũng chẳng ai buồn để ý gì đến chúng tôi. Đúng là hết sức khó hiểu! Cuối cùng, mấy đồng chí “thâm niên” cũng không thể chịu nổi, dưới sự cổ súy của chúng tôi, họ năm lần bảy lượt đi tìm gặp Vinh Ái Quốc, nhưng đều bị từ chối bởi đủ loại lí do.
Lúc này, chúng tôi thực sự cảm nhận một cách nghiêm túc tính chất đặc biệt của sự việc, ai nấy đều hoang mang, lo sợ. Vài người còn ngờ rằng, chúng tôi phạm phải tội nào đó, nên phải bị thủ tiêu bí mật. Những tình tiết kiểu này thì trên phim nhan nhản, nghe người nọ kháo người kia, trong lòng chúng tôi không tránh khỏi sự bồn chồn, bứt rứt. Tất nhiên, hầu hết những phỏng đoán đó chẳng mang chút ý nghĩa nào.
Mới mùa thu mà ở Nội Mông, gió đã lạnh như chích vào tận xương tủy, dân từ phía nam lên quả là khó thích nghi với cuộc sống ở đây, mọi người liên tục bị chảy máu cam. Trong trí nhớ của tôi, suốt một tháng trời đó, chúng tôi ngồi trên giường sưởi[4], gặm bánh ngô tán chuyện, chốc chốc lại lấy tất rách chùi máu cam, cứ thế, ngày qua ngày.
[4] Giường sưởi: loại giường xây bằng đất sét, phía dưới có khoang rỗng và có một cửa nhỏ để đặt bếp lò sưởi ấm. Đây là loại giường phổ biến ở vùng phía Bắc Trung Quốc.
Một tháng sau, cuối cùng mọi việc cũng thay đổi, vào một buổi sớm ngày thứ Tư, chúng tôi được dồn lên xe tải trong sự ngơ ngác, mơ hồ, rồi cùng hai xe chở lính công trình khác nối đuôi nhau chạy vào sâu trong núi.
Lúc đó, lòng tôi chuyển từ cảm giác hưng phấn, hồ nghi ban đầu sang hoang mang, lo lắng. Tôi nhìn qua lớp vải dù trên xe quân giải phóng, bên ngoài dãy hàng rào được lắp tạm lên xe, là núi xanh và rừng nguyên sinh ngút ngàn tưởng như bất tận, nhìn lại trong xe là những người lính công trình với khuôn mặt không chút biểu cảm, không khí trở nên vô cùng nặng nề. Mọi người không ai nói với ai câu gì, tất cả đều lặng lẽ dựa lưng vào thành xe, chòng chành lắc lư theo mỗi khúc vòng, chờ cho đến điểm cuối của chặng đường.
Danh sách chương