Điều kỳ diệu đầu tiên khắc vào lòng ta sâu sắc nhất: những điều kỳ diệu đến sau chỉ vừa khít vào cái ấn tượng của buổi ban đầu. Chính do những tín ngưỡng Hinđu mà tôi có được bức phong cảnh nguyên bản của trí tưởng tượng tôn giáo của mình, với những thành phố, sông suối, những bãi chiến truờng, rừng rú, những ngọn núi thiêng và biển sâu nơi thánh thần, đạo tặc và người thường chen vai thích cánh nhau, và nhờ thế mà định ra được chúng ta là ai và tại sao chúng ta lại tồn tại. Chính trên mảnh đất Hinđu ấy là lần đầu tiên trong đời tôi đã nghe được về sức mạnh vô biên của lòng nhân từ. Chính là thần Krishna đã nói về điều đó. Tôi nghe thấy, và đi theo ngài, thần Krishna đã đưa tôi đến với một người.
Khi tôi mười bốn tuổi - một tín đồ Hinđu đang thực sự hạnh phúc trong niềm tin của mình – thì vào một ngày lễ nọ, tôi gặp Jesus Christ.
Không phải thường xuyên cha có ngày nghỉ lễ rời vườn thú đi chơi đây đó, nhưng một lần như thế, cả nhà đi Munnar, ngay trên mạn Kerala. Munnar là một trại đồi nhỏ nằm giữa một số đồn điền trồng chè cao nhất thế giới. Đó là vào đầu tháng Năm, chưa vào mùa mưa. Bình nguyên Tamil Nadu nóng nực dễ sợ. Chúng tôi lên tới Munnar sau năm giờ lái xe trên con đường lên núi ngoằn ngèo. Khí lạnh trên cao dễ chịu như thể ta có bạc hà trong miệng. Chúng tôi làm những thứ mà người đi du lịch vẫn làm. Đi thăm nhà máy chè Tata. Đi thuyền trên hồ. Xem một trung tâm lai giống gia súc. Chúng tôi cho những con Nilgiri tahrs - một loài dê hoang – ăn muối trong khu vườn quốc gia. (Cha nói với mấy người du lịch Thụy Sỹ ở đó: “Chúng tôi cũng có mấy con này ở vườn thú của chúng tôi. Quý vị nên đến chơi Pondicerry.”) Ravi với tôi đi loanh quanh trong các trại chè gần thị trấn, tất cả chỉ là cái cớ để giữ cho chúng tôi khỏi uể oải trì trệ mà thôi. Về chiều, cha với mẹ cũng yên vị trong phòng trà của khách sạn đầy đủ tiện nghi như hai con mèo phơi nắng bên cửa sổ. Mẹ đọc sách trong khi cha tán gẫu với khách cùng ở trọ tại đó.
Có ba quả đồi ở Munnar. Chúng không thể sánh với những quả đồi cao – có thể gọi là núi được - ở xung quanh thị trấn, nhưng ngay buổi sáng đầu tiên khi đang ăn điểm tâm, tôi đã để ý thấy chúng đều có một điểm nổi bật là mỗi quả đồi có một ngôi nhà cho Thượng đế. Quả đồi phía bên phải, ngay bên kia sông, có một đền thờ Hinđu bên sườn dốc; quả đồi ở giữa xa hơn một chút, thì có một đền thờ Hồi giáo; còn quả đồi phía bên trái thì trên đỉnh là một nhà thờ Cơ đốc.
Ngày thứ tư ở Munnar, khi đã về chiều, tôi đứng trên quả đồi phía bên trái đó. Mặc dù đã có học qua một trường mang danh Cơ đốc giáo, tôi chưa bao giờ vào đến bên trong của một nhà thờ - và lúc đó tôi định sẽ phải liều làm cái việc ấy. Tôi biết rất ít về đạo Cơ đốc. Nó nổi tiếng là có ít thánh thần và đầy rẫy bạo lực. Nhưng nó có nhiều trường học tốt. Tôi đi vòng quanh ngôi nhà thờ. Nó đựơc xây dựng cốt bưng bít cho thật kỹ những gì nó chứa đựng bên trong. Những bức tường dày không có đặc điểm gì, mầu xanh da trời nhạt và rất cao. Những cửa sổ hẹp không thể nhìn qua được. Một pháo đài.
Tôi đến chỗ chái nhà ở của thầy cả. Cửa mở. Tôi nấp ở một góc và nhìn xem quang cảnh ra sao. Bên trái cánh cửa là một cái bảng nhỏ có dòng chữ Thầy cả Xứ đạo và Giúp việc Thầy cả. Bên cạnh mỗi cái tên ấy là một cái hộp nhỏ có cửa trượt. Cả hai thầy đều đang có mặt trong nhà thờ. Cửa trượt trên hai cái hộp đều đang ở về một phía, để lộ chữ “Có nhà” kẻ bằng sơn vàng. Một thầy đang làm việc ở văn phòng của mình, lưng quay ra phía cửa có bệ ngồi chơi, còn thầy kia ngồi trên một cái ghế dài cạnh một cái bàn tròn kê trong quãng lối đi từ ngoài vào gian trong, rõ ràng là nơi để tiếp khách. Ông ta ngồi ngoảnh mặt ra phía cửa ra vào và cửa sổ, tay cầm một cuốn sách, chắc là cuốn Thánh kinh. Ông đọc một lúc, ngẩng lên, lại đọc một lúc nữa, rồi lại ngẩng lên, dáng điệu vừa nhàn tản vừa tỉnh táo và tự tin. Mấy phút sau, ông gập cuốn sách lại và đặt sang bên. Ông để hai bàn tay vào nhau lên mặt bàn và ngồi đó, vẻ mặt bình thản, không chờ đợi và cũng không thoái lui.
Lối vào ấy sạch, những bức tường trắng; cái bàn và những chiếc ghế dài bằng gỗ sẫm màu; còn vị tu sĩ ấy thì mặc tấm áo choàng trắng tinh – mọi thứ đều xâm chiếm tôi. Không phải chỉ vì cái quang cảnh ấy, mà vì một cảm thức tự nhiên rằng ông ở đó - rộng mở và bình tĩnh - sẵn sàng cho bất kì ai muốn đến nói chuyện với mình; một khúc mắc trong tâm hồn, một gánh nặng trong lòng; một vùng tăm tối trong lương tâm, ông sẽ lắng nghe bằng tình yêu thương, và ông sẽ cho ta niềm an ủi, dẫn dắt ta tận tình.
Tôi xúc động. Những gì trước mặt đã đi thẳng vào lòng tôi và khiến tôi rung động.
Ông đứng lên. Tôi tưởng ông sẽ gạt cái cửa dưới của mình sang phía khác, nhưng không phải. Ông lui vào phía trong, có vậy thôi, để ngỏ cánh cửa từ tiền sảnh vào căn phòng bên trong. Tôi vẫn nhớ rõ mình đã để ý đến điều ấy: cả hai cánh cửa, ngoài và trong, đều mở. Rõ ràng, ông và đồng sự của ông đều sẵn sàng ở đó.
Tôi ra khỏi chỗ nấp và đánh liều. Tôi bước vào nhà thờ. Bụng thót hết cả lại. Chỉ sợ sẽ có một người Cơ đốc ra chặn tôi lại và quát. “Mày làm gì ở đây? Sao mày dám vào nơi thánh thất, đồ dơ bẩn? Cút ra ngay!”
Nhưng không có ai cả. Và cũng chẳng có gì nhiều để phải tìm hiểu. Tôi bước tiếp và quan sát bên trong nhà thờ. Có một bức họa. Có phải tranh thờ của họ không nhỉ? Cái gì đó như là cảnh lấy người làm con sinh hiến tế. Một thượng đế phải được chiều lòng bằng máu. Những người đàn bà ngây dại ngẩng mặt lên trời và những đứa trẻ béo tốt có cánh bay lượn xung quanh. Một thứ chim thần. Ai là thượng đế ở trong đó? Một bên nội sảnh có một bức tượng bằng gỗ sơn. Lại một nạn nhân nữa, sưng vù và đẫm máu với những sắc màu táo bạo. Tôi dán mắt vào hai đầu gối của bức tượng. Trầy tróc kinh khủng. Lớp da màu hồng bị lột ra trông như những đài hoa, để lộ hai xương bánh chè đỏ rực như xe cứu hỏa. Khó có thể liên hệ cảnh tra tấn cực hình này với người thầy tu trong kia.
Hôm sau, cũng khoảng giờ ấy, tôi lại dấn mình: Vào.
Người Cơ đốc có tiếng là khắc nghiệt và có nhiều hình phạt nặng nề. Kinh nghiệm của tôi với Cha Martin lại hoàn toàn khác. Ông thực tốt bụng. Ông mời tôi trà và bánh quy với một bộ ấm chén cứ kêu lanh ca lanh canh mỗi khi đụng vào chúng; ông xử với tôi như người lớn; và ông kể cho tôi nghe một câu chuyện. Nhưng có lẽ, vì người Cơ đốc hay thích dùng chữ viết hoa, tôi phải nói rằng đó là một Câu Chuyện.
Chuyện ơi là chuyện! Điều đầu tiên hấp dẫn tôi là sự không thể tin được. Cái gì thế không biết? Loài người phạm tội nhưng chính con trai Thượng đế lại phải trả giá? Tôi cố hình dung cha Martin nói với tôi: “Này Piscine, một con sư tử lẻn vào chuồng lama hôm nay và giết chết mất hai con. Hôm qua, một con khác giết mất một con hươu đen. Tuần trước chính hai con này đã ăn thịt mất một con lạc đà. Tuần trước nữa thì chúng ăn bọn cò vạc vô tôi vạ. Chắc chắn chúng cũng là thủ phạm đã làm đi tiêu con điêu thử lông vàng của chúng ta. Tình hình không thể chịu được nữa. Phải có biện pháp. Cha đã quyết định. Cách duy nhất để bọn sự tử có thể ăn năn chuộc tội của chúng là thế này: cha sẽ cho chúng ăn thịt con.”
“Vâng, thưa cha, đó là điều chính đáng và hợp logic cần phải làm. Xin cho con một phút để tắm rửa.”
“Hãy vui hưởng ân Chúa, hỡi con trai của ta!”
“Sáng danh chúa đời đời, Cha ơi!”
Chuyện lạ đời đến thế là cùng. Sao lại có thứ tâm lí như vậy được? Tôi xin nghe một câu chuyện khác, may ra thỏa đáng hơn chăng. Chắc hẳn tôn giáo này cũng phải có hơn một câu chuyện trong bị - tôn giáo là nhiều chuyện để kể lắm. Nhưng cha Martin làm tôi phải hiểu rằng những câu chuyện có trước Câu Chuyện – mà chẳng thiếu gì thật - chỉ đơn thuần là dạo đầu mà thôi. Tín ngưỡng của người Cơ đốc chỉ có một Câu Chuyện, và họ trở lại với nó, chỉ với nó, mãi mãi. Với họ thế là đủ.
Tôi bần thần im lặng suốt đêm hôm đó ở khách sạn.
Việc một vị thần phải chịu đựng gian truân, tôi có thể hiểu đựơc. Các vị thần Hinđu đều phải đương đầu với trộm cắp, nạt nộ, bắt cóc, tiếm đoạt trong số phận của họ. Ramayana là gì nếu không phải chỉ là chuyện một ngày xui xẻo của thần Rama? Gian truân, đồng ý. Hoạn nạn, cũng được. Kể cả phản bội nữa. Nhưng nhục nhã? Chết? Tôi không thể tưởng tượng được thần Krishna chịu để bị lột trần truồng, quất bằng roi, giễu cợt, lôi xềnh xệch ngoài phố, và nhất nữa là bị đóng đanh câu rút – mà khổ nhất là tất cả những cái đó lại chỉ do bàn tay của bọn người trần mắt thịt. Tôi không nghe thấy có vị thần Hinđu nào chết. Brahman hiển lộ không có chịu chết. Quỷ sứ và quái vật thì phải chết, các loài khác cũng thế. Chết hàng nghìn hàng triệu – vì thẩy chúng sinh ra đời chỉ là để chết. Vật chất cũng thế, cũng tan biến đi. Nhưng thần linh không thể héo tàn mà mất dạng vì cái chết. Thế là sai. Linh hồn thế giới không thể chết, ngay cả khi nó ngụ trong một bình chứa hữu hạn. Điều sai lầm của đấng tối cao Cơ đốc giáo là để cho con ruột của chính Ngài phải chết. Bởi lẽ nếu ngôi Con mà phải chết, điều đó không thể làm giả được. Nếu Thượng đế trên thập tự giá là Thượng đế giả vờ chịu trận cho tấn bi kịch của loài người nó sẽ biến Tình yêu của đấng Christ thành Màn kịch hề của đấng Christ. Cái chết của ngôi Con phải thực. Cha Martin khẳng định với tôi rằng đúng như thế. Nhưng một khi đã là một Thượng đế để chết, thì mãi mãi sẽ là một Thượng đế chết, có phục sinh cũng vậy thôi. Ngôi Con phải ngậm cái miếng chết ấy mãi mãi trong miệng mình. Thánh Ba ngôi sẽ phải ô uế vì thế; vì lẽ có mùi chết bên tay phải của ngôi Cha. Sự thực ấy sẽ khủng khiếp biết bao. Tại sao Thượng đế lại mong ước điều đó cho chính ngài? Tại sao không để mặc sự chết cho lũ có sinh có tử mà thôi? Tại sao phải bôi bẩn cái đẹp đẽ, phải làm hỏng sự hoàn hảo?
Tình yêu. Đó là câu trả lời của cha Martin.
Còn sự vâng lời của đứa chúa Con thì sao? Có câu chuyện thần Krishna hồi nhỏ, bị các bạn mách là đã ăn một cục đất. Bà mẹ nuôi của ngài, Yashoda, đến bên ngài với một ngón tay trách móc. “Không được phép ăn đất, thế là hư đấy,” bà mắng. “Nhưng con có ăn đâu,” vị thần vô địch trả lời, vị chúa tể của mọi vật lúc đấy vẫn trá hình làm một thằng bé con sợ hãi. “Chậc! Chậc! Há mồm ra!” Yashoda ra lệnh. Krishna làm theo lời bà. Ngài mở rộng miệng. Yashoda nín thở. Bà nhìn thấy trong miệng Krishna toàn bộ, hoàn chỉnh vũ trụ ngoài thời gian, tất cả tinh tú và khoảng không giữa chúng; bà thấy tất cả những ngày của hôm qua và của ngày mai; bà thấy tất cả các ý tưởng và tình cảm, tất cả thương xót và hy vọng, và ba sợi tao dệt nên vật chất; không thiếu một hòn sỏi, một cây nến, một sinh linh, một ngôi làng hoặc một dải ngân hà nào, kể cả chính bà và tất cả những cục đất ở chỗ chính đáng của chúng. “Thưa Đức ông”, bà nói một cách thành kính, “xin người ngậm miệng lại”.
Có chuyện Vishinu đầu thai làm người lùn Vamana. Anh ta xin vua quỷ Bali chỉ ba bước đất. Bali cười phá lên trước hình dạng nhỏ bé như con vật của kẻ đến cầu hôn con gái mình, cũng như điều cầu xin kì quặc nọ. Vua quỷ đồng ý. Lập tức, Vishnu hiện nguyên hình trong vóc dáng vũ trụ của mình. Với một bước đầu tiên, ngài thâu tóm hết trái đất, bước thứ hai lấy hết các cõi trời, và với bước thứ ba ngày đá Bali văng vào nơi vô định.
Ngay cả Rama, ngôi Con nhiều tính người nhất, thậm chí đã có lúc quên cả bản chất thần linh của mình khi mải đánh nhau với vua quỷ Lanka để cướp lại nàng Sita, cũng không bao giờ chịu lép một bề. Không thể có cây thập tự nào đè bẹp được ngài. Khi đã hăng lên, ngài vươn khỏi cái tầm cỡ người hữu hạn của mình với một sức mạnh không ai có được và với những vũ khí mà loài người không thể sử dụng được.
Đó mới thật sự là Thượng đế. Chói sáng, hùng mạnh, đầy quyền năng. Thừa sức để giải thoát, cứu rỗi và trừng trị quỷ dữ.
Còn đức chúa Con này, thì nào là phải đói, phải khát, phải mệt nhọc, buồn rầu, lo lắng, phải bị bắt nạt và quấy nhiễu, phải chịu đựng những kẻ theo mình mà chẳng hiểu gì, và phải chịu sự khinh miệt của những kẻ thù địch - kiểu thần thánh gì thế không biết? Là thần thánh nhưng lại nhỏ nhoi bằng người, đúng là vậy. Thì cũng có phép lạ, đúng thế, phần lớn là phép thuốc thang, một ít khác giúp người khỏi đói bụng, hay nhất cũng chỉ là phép ngưng được bão táp, đi được vài bước trên mặt nước mà thôi. Nếu đó là phép lạ, thì chúng chỉ là những pháp thuật nhỏ, tương tự như những mẹo chơi bài, bất kì vị thần Hinđu nào cũng có thể làm hơn thế gấp trăm lấn. Vị chúa Con này là một ông thần chủ yếu dùng thì giờ của mình để kể chuyện, để nói. Vị chúa Con này đi bộ, một vị thần của đám bộ hành, mà lại đi trong một nơi nóng nực, với những bước chân hệt như người, đôi dép cũng chỉ bước qua được những hòn đá trên mặt đường; còn đến khi cần phải vi hành cho nhanh thì ngài cưỡi một con lừa bình thường. Vị chúa Con này là một vị thần đã chết trong ba tiếng đồng hồ, với những tiếng rên rỉ, thở dốc và những lời than khóc. Đó là kiểu thần thánh gì vậy? Cái gì đã là nguồn cảm hứng cho vị chúa Con ấy?
Tình yêu, cha Martin nói.
Ngôi Con này chỉ xuất hiện có một lần, rất lâu rồi, và thật xa xôi như vậy sao? Trong một bộ lạc không ai biết đến ở một xó Tây Á, quanh quẩn trong mảnh đất của một vương quốc đã suy tàn từ lâu như vậy sao? Bị kết thúc khi trên đầu chưa một sợi tóc hoa râm? Không con cháu, chỉ còn lại những mẩu chuyện tẻ mẻ không đầy đủ, công đức của ngài tiêu tan cùng cát bụi như vậy sao? Gượm đã nào. Thế này thì không phải chỉ là trường hợp Brahman bị run quá mức khi phải bước lên sân khấu nữa. Đây là Brahman ích kỷ. Đây là Brahman không có lòng quảng đại và không công bằng. Đây là Brahman chưa hiển lộ thực sự. Nếu Brahman sẽ chỉ có một con trai, ngài sẽ phải phì nhiêu như Krishna với bầy thôn nữ kia chứ, phải không nào? Cái gì có thể biện hộ cho chuyện thần linh mà lại keo kiệt đến mức như vậy?
Tình yêu. Cha Martin nhắc lại.
Thôi, xin vái tạ các vị, tôi sẽ đi với Krishna của tôi. Chất thần thánh của người đã chinh phục và cuốn hút tôi đến tận cùng. Các vị cứ việc mà giữ lấy ngôi Chúa Con lắm mồm và mồ hôi mồ kê nhễ nhại ấy.
Đầy, tôi đã gặp gỡ vị thầy Cả đã gây ra lắm chuyện rắc rối tận xửa xưa như thế đấy: nghĩa là với cảm giác phiền muộn và bất tín ở trong lòng.
Trong ba ngày liền, ngày nào tôi cũng đến uống trà với cha Martin. Mỗi lần, khi tách trà lanh canh vào cái đĩa nhỏ và cái thìa lanh canh vào mép nó, tôi lại đưa ra những câu thắc mắc như thế.
Mà câu trả lời thì luôn giống hệt nhau.
Ông ta khiến tôi không yên được, vị chúa Con ấy. Ngày lại ngày, nỗi ân hận đối với ngày cứ bùng lên ngày một lớn, và tôi lại tìm ra thêm những khiếm khuyết của ngài.
Ông ta lại còn có tính hay thình lình nổi trận lôi đình nữa chứ! Đấy, cái buổi sáng ấy ở chỗ Bethany, Thượng đế thấy đói, Thượng đế muốn ăn điểm tâm. Ngài tới cạnh một cây vả. Không phải mùa, nên cây vả chưa ra quả. Thượng đế nổi cáu. Con trai ngài liền lẩm bẩm: “Mày sẽ không bao giờ đơm hoa kết trái nữa.” Và tức thời, cây vả khô héo đi. Đấy là lời kể lại của Matthew, được cả Mark nhắc lại(1).
Tôi xin hỏi, cây vả thì có tội gì nếu lúc đó chưa phải đến mùa nó ra quả? Cái kiểu gì mà lại làm một việc như thế với cái cây vô tội, bắt nó phải khô héo đi ngay tức thời?
Tôi không thể xua ngài ra khỏi đầu mình. Đến giờ cũng vậy. Tôi mất ba ngày liền chỉ có suy nghĩ về ngài. Ngài càng gây phiền muộn cho tôi bao nhiêu, tôi lại càng khó quên ngài bấy nhiêu. Và tôi càng biết thêm về ngài bao nhiêu, càng không muốn rời ngài bầy nhiêu.
Ngày cuối cùng của chúng tôi ở Munnar, chỉ còn vài tiếng trước khi chúng tôi ra đi, tôi chạy quáng quàng lên trái đồi phía bên trái ấy. Bây giờ nghĩ lại tôi thấy nó như một cảnh trí Cơ đốc điển hình. Cơ đốc giáo là một tín ngưỡng vội vàng. Cứ xem việc thế giới được tạo nên chỉ trong có bảy ngày thì thấy. Ngay cả chỉ là biểu tượng thôi, sự tạo tác ấy vẫn cứ là quá gấp gáp. Với một người sinh ra trong một tín ngưỡng mà một trận chiến vì một linh hồn duy nhất thôi cũng là một cuộc chạy tiếp sức qua nhiều thế kỷ, với vô vàn thế hệ nối tiếp nhau, thì cách giải quyết chóng vánh của Cơ đốc giáo có hiệu quả chóng cả mặt. Nếu tín ngưỡng Hinđu êm đềm trôi như dòng sông Hằng, thì Cơ đốc giáo sôi sùng sục như thành phố Toronto vào giờ cao điểm. Đó là một tín ngưỡng nhanh như chim cắt và hối vả như một cái ô tô cấp cứu. Nó quay tít thò lò, hiển lộ trong tức khắc. Ta mất hay còn chỉ trong cái tức khắc ấy. Cơ đốc giáo trải mãi qua bao thời đại, những cốt lõi nó chỉ tồn tại ở một thời: ngay bây giờ.
Tôi chạy thoăn thoắt lên trái đồi ấy. Mặt dù cha Martin không “có nhà” – cha mẹ ơi, cái cửa trượt của cha đẩy qua phía khác – thế mà đội ơn Chúa, cha lại vẫn ở đó.
Tôi hổn hển, “Cha ơi, con muốn làm một người Cơ đốc, xin cha giúp con.”
Ông mỉm cười. “Piscine, con đã là vậy rồi đấy - tận đáy lòng con mà. Ai đã gặp đấng Christ với tấm lòng thành đến là người Cơ đốc cả. Con đã gặp ngài ở Munnar này rồi.”
Ông vỗ lên đầu tôi. Không phải những người ta vỗ về nhẹ nhàng đâu. Trên đầu tôi, tay ông như đang vang lên BUM BUM BUM.
Tôi tưởng mình sắp nổ tung vì sung sướng.
“Khi nào trở lại, cha con mình lại uống trà với nhau nhé.”
“Vâng, thưa cha.”
Nụ cười của ông thật tốt lành. Nụ cười của đấng Christ.
Tôi bước vào nhà thờ, lần này không còn sợ hãi gì nữa, vì bấy giờ nó đã là nhà của tôi nữa rồi. Tôi nói lời cầu nguyện dâng lên đấng Christ, là người đang sống. Rồi tôi chạy xuống trái đồi bên trái ấy để leo lên trái đồi bên phải để cảm tạ vị chúa tể Krishna đã đem Jesus người Nazareth, người có lòng nhân ái mãnh liệt đến thế, vào đời tôi.
Ghi chú:
(1) Matthew và Mark là hai tông đồ của Jesus, mỗi người chép lại những việc làm của Jesus trong một cuốn sách riêng, về sau thành hai tập trong kinh Tân Ước, còn gọi là Phúc Âm – Phúc Âm của thánh Matthew và Phúc Âm của thánh Mark.
Khi tôi mười bốn tuổi - một tín đồ Hinđu đang thực sự hạnh phúc trong niềm tin của mình – thì vào một ngày lễ nọ, tôi gặp Jesus Christ.
Không phải thường xuyên cha có ngày nghỉ lễ rời vườn thú đi chơi đây đó, nhưng một lần như thế, cả nhà đi Munnar, ngay trên mạn Kerala. Munnar là một trại đồi nhỏ nằm giữa một số đồn điền trồng chè cao nhất thế giới. Đó là vào đầu tháng Năm, chưa vào mùa mưa. Bình nguyên Tamil Nadu nóng nực dễ sợ. Chúng tôi lên tới Munnar sau năm giờ lái xe trên con đường lên núi ngoằn ngèo. Khí lạnh trên cao dễ chịu như thể ta có bạc hà trong miệng. Chúng tôi làm những thứ mà người đi du lịch vẫn làm. Đi thăm nhà máy chè Tata. Đi thuyền trên hồ. Xem một trung tâm lai giống gia súc. Chúng tôi cho những con Nilgiri tahrs - một loài dê hoang – ăn muối trong khu vườn quốc gia. (Cha nói với mấy người du lịch Thụy Sỹ ở đó: “Chúng tôi cũng có mấy con này ở vườn thú của chúng tôi. Quý vị nên đến chơi Pondicerry.”) Ravi với tôi đi loanh quanh trong các trại chè gần thị trấn, tất cả chỉ là cái cớ để giữ cho chúng tôi khỏi uể oải trì trệ mà thôi. Về chiều, cha với mẹ cũng yên vị trong phòng trà của khách sạn đầy đủ tiện nghi như hai con mèo phơi nắng bên cửa sổ. Mẹ đọc sách trong khi cha tán gẫu với khách cùng ở trọ tại đó.
Có ba quả đồi ở Munnar. Chúng không thể sánh với những quả đồi cao – có thể gọi là núi được - ở xung quanh thị trấn, nhưng ngay buổi sáng đầu tiên khi đang ăn điểm tâm, tôi đã để ý thấy chúng đều có một điểm nổi bật là mỗi quả đồi có một ngôi nhà cho Thượng đế. Quả đồi phía bên phải, ngay bên kia sông, có một đền thờ Hinđu bên sườn dốc; quả đồi ở giữa xa hơn một chút, thì có một đền thờ Hồi giáo; còn quả đồi phía bên trái thì trên đỉnh là một nhà thờ Cơ đốc.
Ngày thứ tư ở Munnar, khi đã về chiều, tôi đứng trên quả đồi phía bên trái đó. Mặc dù đã có học qua một trường mang danh Cơ đốc giáo, tôi chưa bao giờ vào đến bên trong của một nhà thờ - và lúc đó tôi định sẽ phải liều làm cái việc ấy. Tôi biết rất ít về đạo Cơ đốc. Nó nổi tiếng là có ít thánh thần và đầy rẫy bạo lực. Nhưng nó có nhiều trường học tốt. Tôi đi vòng quanh ngôi nhà thờ. Nó đựơc xây dựng cốt bưng bít cho thật kỹ những gì nó chứa đựng bên trong. Những bức tường dày không có đặc điểm gì, mầu xanh da trời nhạt và rất cao. Những cửa sổ hẹp không thể nhìn qua được. Một pháo đài.
Tôi đến chỗ chái nhà ở của thầy cả. Cửa mở. Tôi nấp ở một góc và nhìn xem quang cảnh ra sao. Bên trái cánh cửa là một cái bảng nhỏ có dòng chữ Thầy cả Xứ đạo và Giúp việc Thầy cả. Bên cạnh mỗi cái tên ấy là một cái hộp nhỏ có cửa trượt. Cả hai thầy đều đang có mặt trong nhà thờ. Cửa trượt trên hai cái hộp đều đang ở về một phía, để lộ chữ “Có nhà” kẻ bằng sơn vàng. Một thầy đang làm việc ở văn phòng của mình, lưng quay ra phía cửa có bệ ngồi chơi, còn thầy kia ngồi trên một cái ghế dài cạnh một cái bàn tròn kê trong quãng lối đi từ ngoài vào gian trong, rõ ràng là nơi để tiếp khách. Ông ta ngồi ngoảnh mặt ra phía cửa ra vào và cửa sổ, tay cầm một cuốn sách, chắc là cuốn Thánh kinh. Ông đọc một lúc, ngẩng lên, lại đọc một lúc nữa, rồi lại ngẩng lên, dáng điệu vừa nhàn tản vừa tỉnh táo và tự tin. Mấy phút sau, ông gập cuốn sách lại và đặt sang bên. Ông để hai bàn tay vào nhau lên mặt bàn và ngồi đó, vẻ mặt bình thản, không chờ đợi và cũng không thoái lui.
Lối vào ấy sạch, những bức tường trắng; cái bàn và những chiếc ghế dài bằng gỗ sẫm màu; còn vị tu sĩ ấy thì mặc tấm áo choàng trắng tinh – mọi thứ đều xâm chiếm tôi. Không phải chỉ vì cái quang cảnh ấy, mà vì một cảm thức tự nhiên rằng ông ở đó - rộng mở và bình tĩnh - sẵn sàng cho bất kì ai muốn đến nói chuyện với mình; một khúc mắc trong tâm hồn, một gánh nặng trong lòng; một vùng tăm tối trong lương tâm, ông sẽ lắng nghe bằng tình yêu thương, và ông sẽ cho ta niềm an ủi, dẫn dắt ta tận tình.
Tôi xúc động. Những gì trước mặt đã đi thẳng vào lòng tôi và khiến tôi rung động.
Ông đứng lên. Tôi tưởng ông sẽ gạt cái cửa dưới của mình sang phía khác, nhưng không phải. Ông lui vào phía trong, có vậy thôi, để ngỏ cánh cửa từ tiền sảnh vào căn phòng bên trong. Tôi vẫn nhớ rõ mình đã để ý đến điều ấy: cả hai cánh cửa, ngoài và trong, đều mở. Rõ ràng, ông và đồng sự của ông đều sẵn sàng ở đó.
Tôi ra khỏi chỗ nấp và đánh liều. Tôi bước vào nhà thờ. Bụng thót hết cả lại. Chỉ sợ sẽ có một người Cơ đốc ra chặn tôi lại và quát. “Mày làm gì ở đây? Sao mày dám vào nơi thánh thất, đồ dơ bẩn? Cút ra ngay!”
Nhưng không có ai cả. Và cũng chẳng có gì nhiều để phải tìm hiểu. Tôi bước tiếp và quan sát bên trong nhà thờ. Có một bức họa. Có phải tranh thờ của họ không nhỉ? Cái gì đó như là cảnh lấy người làm con sinh hiến tế. Một thượng đế phải được chiều lòng bằng máu. Những người đàn bà ngây dại ngẩng mặt lên trời và những đứa trẻ béo tốt có cánh bay lượn xung quanh. Một thứ chim thần. Ai là thượng đế ở trong đó? Một bên nội sảnh có một bức tượng bằng gỗ sơn. Lại một nạn nhân nữa, sưng vù và đẫm máu với những sắc màu táo bạo. Tôi dán mắt vào hai đầu gối của bức tượng. Trầy tróc kinh khủng. Lớp da màu hồng bị lột ra trông như những đài hoa, để lộ hai xương bánh chè đỏ rực như xe cứu hỏa. Khó có thể liên hệ cảnh tra tấn cực hình này với người thầy tu trong kia.
Hôm sau, cũng khoảng giờ ấy, tôi lại dấn mình: Vào.
Người Cơ đốc có tiếng là khắc nghiệt và có nhiều hình phạt nặng nề. Kinh nghiệm của tôi với Cha Martin lại hoàn toàn khác. Ông thực tốt bụng. Ông mời tôi trà và bánh quy với một bộ ấm chén cứ kêu lanh ca lanh canh mỗi khi đụng vào chúng; ông xử với tôi như người lớn; và ông kể cho tôi nghe một câu chuyện. Nhưng có lẽ, vì người Cơ đốc hay thích dùng chữ viết hoa, tôi phải nói rằng đó là một Câu Chuyện.
Chuyện ơi là chuyện! Điều đầu tiên hấp dẫn tôi là sự không thể tin được. Cái gì thế không biết? Loài người phạm tội nhưng chính con trai Thượng đế lại phải trả giá? Tôi cố hình dung cha Martin nói với tôi: “Này Piscine, một con sư tử lẻn vào chuồng lama hôm nay và giết chết mất hai con. Hôm qua, một con khác giết mất một con hươu đen. Tuần trước chính hai con này đã ăn thịt mất một con lạc đà. Tuần trước nữa thì chúng ăn bọn cò vạc vô tôi vạ. Chắc chắn chúng cũng là thủ phạm đã làm đi tiêu con điêu thử lông vàng của chúng ta. Tình hình không thể chịu được nữa. Phải có biện pháp. Cha đã quyết định. Cách duy nhất để bọn sự tử có thể ăn năn chuộc tội của chúng là thế này: cha sẽ cho chúng ăn thịt con.”
“Vâng, thưa cha, đó là điều chính đáng và hợp logic cần phải làm. Xin cho con một phút để tắm rửa.”
“Hãy vui hưởng ân Chúa, hỡi con trai của ta!”
“Sáng danh chúa đời đời, Cha ơi!”
Chuyện lạ đời đến thế là cùng. Sao lại có thứ tâm lí như vậy được? Tôi xin nghe một câu chuyện khác, may ra thỏa đáng hơn chăng. Chắc hẳn tôn giáo này cũng phải có hơn một câu chuyện trong bị - tôn giáo là nhiều chuyện để kể lắm. Nhưng cha Martin làm tôi phải hiểu rằng những câu chuyện có trước Câu Chuyện – mà chẳng thiếu gì thật - chỉ đơn thuần là dạo đầu mà thôi. Tín ngưỡng của người Cơ đốc chỉ có một Câu Chuyện, và họ trở lại với nó, chỉ với nó, mãi mãi. Với họ thế là đủ.
Tôi bần thần im lặng suốt đêm hôm đó ở khách sạn.
Việc một vị thần phải chịu đựng gian truân, tôi có thể hiểu đựơc. Các vị thần Hinđu đều phải đương đầu với trộm cắp, nạt nộ, bắt cóc, tiếm đoạt trong số phận của họ. Ramayana là gì nếu không phải chỉ là chuyện một ngày xui xẻo của thần Rama? Gian truân, đồng ý. Hoạn nạn, cũng được. Kể cả phản bội nữa. Nhưng nhục nhã? Chết? Tôi không thể tưởng tượng được thần Krishna chịu để bị lột trần truồng, quất bằng roi, giễu cợt, lôi xềnh xệch ngoài phố, và nhất nữa là bị đóng đanh câu rút – mà khổ nhất là tất cả những cái đó lại chỉ do bàn tay của bọn người trần mắt thịt. Tôi không nghe thấy có vị thần Hinđu nào chết. Brahman hiển lộ không có chịu chết. Quỷ sứ và quái vật thì phải chết, các loài khác cũng thế. Chết hàng nghìn hàng triệu – vì thẩy chúng sinh ra đời chỉ là để chết. Vật chất cũng thế, cũng tan biến đi. Nhưng thần linh không thể héo tàn mà mất dạng vì cái chết. Thế là sai. Linh hồn thế giới không thể chết, ngay cả khi nó ngụ trong một bình chứa hữu hạn. Điều sai lầm của đấng tối cao Cơ đốc giáo là để cho con ruột của chính Ngài phải chết. Bởi lẽ nếu ngôi Con mà phải chết, điều đó không thể làm giả được. Nếu Thượng đế trên thập tự giá là Thượng đế giả vờ chịu trận cho tấn bi kịch của loài người nó sẽ biến Tình yêu của đấng Christ thành Màn kịch hề của đấng Christ. Cái chết của ngôi Con phải thực. Cha Martin khẳng định với tôi rằng đúng như thế. Nhưng một khi đã là một Thượng đế để chết, thì mãi mãi sẽ là một Thượng đế chết, có phục sinh cũng vậy thôi. Ngôi Con phải ngậm cái miếng chết ấy mãi mãi trong miệng mình. Thánh Ba ngôi sẽ phải ô uế vì thế; vì lẽ có mùi chết bên tay phải của ngôi Cha. Sự thực ấy sẽ khủng khiếp biết bao. Tại sao Thượng đế lại mong ước điều đó cho chính ngài? Tại sao không để mặc sự chết cho lũ có sinh có tử mà thôi? Tại sao phải bôi bẩn cái đẹp đẽ, phải làm hỏng sự hoàn hảo?
Tình yêu. Đó là câu trả lời của cha Martin.
Còn sự vâng lời của đứa chúa Con thì sao? Có câu chuyện thần Krishna hồi nhỏ, bị các bạn mách là đã ăn một cục đất. Bà mẹ nuôi của ngài, Yashoda, đến bên ngài với một ngón tay trách móc. “Không được phép ăn đất, thế là hư đấy,” bà mắng. “Nhưng con có ăn đâu,” vị thần vô địch trả lời, vị chúa tể của mọi vật lúc đấy vẫn trá hình làm một thằng bé con sợ hãi. “Chậc! Chậc! Há mồm ra!” Yashoda ra lệnh. Krishna làm theo lời bà. Ngài mở rộng miệng. Yashoda nín thở. Bà nhìn thấy trong miệng Krishna toàn bộ, hoàn chỉnh vũ trụ ngoài thời gian, tất cả tinh tú và khoảng không giữa chúng; bà thấy tất cả những ngày của hôm qua và của ngày mai; bà thấy tất cả các ý tưởng và tình cảm, tất cả thương xót và hy vọng, và ba sợi tao dệt nên vật chất; không thiếu một hòn sỏi, một cây nến, một sinh linh, một ngôi làng hoặc một dải ngân hà nào, kể cả chính bà và tất cả những cục đất ở chỗ chính đáng của chúng. “Thưa Đức ông”, bà nói một cách thành kính, “xin người ngậm miệng lại”.
Có chuyện Vishinu đầu thai làm người lùn Vamana. Anh ta xin vua quỷ Bali chỉ ba bước đất. Bali cười phá lên trước hình dạng nhỏ bé như con vật của kẻ đến cầu hôn con gái mình, cũng như điều cầu xin kì quặc nọ. Vua quỷ đồng ý. Lập tức, Vishnu hiện nguyên hình trong vóc dáng vũ trụ của mình. Với một bước đầu tiên, ngài thâu tóm hết trái đất, bước thứ hai lấy hết các cõi trời, và với bước thứ ba ngày đá Bali văng vào nơi vô định.
Ngay cả Rama, ngôi Con nhiều tính người nhất, thậm chí đã có lúc quên cả bản chất thần linh của mình khi mải đánh nhau với vua quỷ Lanka để cướp lại nàng Sita, cũng không bao giờ chịu lép một bề. Không thể có cây thập tự nào đè bẹp được ngài. Khi đã hăng lên, ngài vươn khỏi cái tầm cỡ người hữu hạn của mình với một sức mạnh không ai có được và với những vũ khí mà loài người không thể sử dụng được.
Đó mới thật sự là Thượng đế. Chói sáng, hùng mạnh, đầy quyền năng. Thừa sức để giải thoát, cứu rỗi và trừng trị quỷ dữ.
Còn đức chúa Con này, thì nào là phải đói, phải khát, phải mệt nhọc, buồn rầu, lo lắng, phải bị bắt nạt và quấy nhiễu, phải chịu đựng những kẻ theo mình mà chẳng hiểu gì, và phải chịu sự khinh miệt của những kẻ thù địch - kiểu thần thánh gì thế không biết? Là thần thánh nhưng lại nhỏ nhoi bằng người, đúng là vậy. Thì cũng có phép lạ, đúng thế, phần lớn là phép thuốc thang, một ít khác giúp người khỏi đói bụng, hay nhất cũng chỉ là phép ngưng được bão táp, đi được vài bước trên mặt nước mà thôi. Nếu đó là phép lạ, thì chúng chỉ là những pháp thuật nhỏ, tương tự như những mẹo chơi bài, bất kì vị thần Hinđu nào cũng có thể làm hơn thế gấp trăm lấn. Vị chúa Con này là một ông thần chủ yếu dùng thì giờ của mình để kể chuyện, để nói. Vị chúa Con này đi bộ, một vị thần của đám bộ hành, mà lại đi trong một nơi nóng nực, với những bước chân hệt như người, đôi dép cũng chỉ bước qua được những hòn đá trên mặt đường; còn đến khi cần phải vi hành cho nhanh thì ngài cưỡi một con lừa bình thường. Vị chúa Con này là một vị thần đã chết trong ba tiếng đồng hồ, với những tiếng rên rỉ, thở dốc và những lời than khóc. Đó là kiểu thần thánh gì vậy? Cái gì đã là nguồn cảm hứng cho vị chúa Con ấy?
Tình yêu, cha Martin nói.
Ngôi Con này chỉ xuất hiện có một lần, rất lâu rồi, và thật xa xôi như vậy sao? Trong một bộ lạc không ai biết đến ở một xó Tây Á, quanh quẩn trong mảnh đất của một vương quốc đã suy tàn từ lâu như vậy sao? Bị kết thúc khi trên đầu chưa một sợi tóc hoa râm? Không con cháu, chỉ còn lại những mẩu chuyện tẻ mẻ không đầy đủ, công đức của ngài tiêu tan cùng cát bụi như vậy sao? Gượm đã nào. Thế này thì không phải chỉ là trường hợp Brahman bị run quá mức khi phải bước lên sân khấu nữa. Đây là Brahman ích kỷ. Đây là Brahman không có lòng quảng đại và không công bằng. Đây là Brahman chưa hiển lộ thực sự. Nếu Brahman sẽ chỉ có một con trai, ngài sẽ phải phì nhiêu như Krishna với bầy thôn nữ kia chứ, phải không nào? Cái gì có thể biện hộ cho chuyện thần linh mà lại keo kiệt đến mức như vậy?
Tình yêu. Cha Martin nhắc lại.
Thôi, xin vái tạ các vị, tôi sẽ đi với Krishna của tôi. Chất thần thánh của người đã chinh phục và cuốn hút tôi đến tận cùng. Các vị cứ việc mà giữ lấy ngôi Chúa Con lắm mồm và mồ hôi mồ kê nhễ nhại ấy.
Đầy, tôi đã gặp gỡ vị thầy Cả đã gây ra lắm chuyện rắc rối tận xửa xưa như thế đấy: nghĩa là với cảm giác phiền muộn và bất tín ở trong lòng.
Trong ba ngày liền, ngày nào tôi cũng đến uống trà với cha Martin. Mỗi lần, khi tách trà lanh canh vào cái đĩa nhỏ và cái thìa lanh canh vào mép nó, tôi lại đưa ra những câu thắc mắc như thế.
Mà câu trả lời thì luôn giống hệt nhau.
Ông ta khiến tôi không yên được, vị chúa Con ấy. Ngày lại ngày, nỗi ân hận đối với ngày cứ bùng lên ngày một lớn, và tôi lại tìm ra thêm những khiếm khuyết của ngài.
Ông ta lại còn có tính hay thình lình nổi trận lôi đình nữa chứ! Đấy, cái buổi sáng ấy ở chỗ Bethany, Thượng đế thấy đói, Thượng đế muốn ăn điểm tâm. Ngài tới cạnh một cây vả. Không phải mùa, nên cây vả chưa ra quả. Thượng đế nổi cáu. Con trai ngài liền lẩm bẩm: “Mày sẽ không bao giờ đơm hoa kết trái nữa.” Và tức thời, cây vả khô héo đi. Đấy là lời kể lại của Matthew, được cả Mark nhắc lại(1).
Tôi xin hỏi, cây vả thì có tội gì nếu lúc đó chưa phải đến mùa nó ra quả? Cái kiểu gì mà lại làm một việc như thế với cái cây vô tội, bắt nó phải khô héo đi ngay tức thời?
Tôi không thể xua ngài ra khỏi đầu mình. Đến giờ cũng vậy. Tôi mất ba ngày liền chỉ có suy nghĩ về ngài. Ngài càng gây phiền muộn cho tôi bao nhiêu, tôi lại càng khó quên ngài bấy nhiêu. Và tôi càng biết thêm về ngài bao nhiêu, càng không muốn rời ngài bầy nhiêu.
Ngày cuối cùng của chúng tôi ở Munnar, chỉ còn vài tiếng trước khi chúng tôi ra đi, tôi chạy quáng quàng lên trái đồi phía bên trái ấy. Bây giờ nghĩ lại tôi thấy nó như một cảnh trí Cơ đốc điển hình. Cơ đốc giáo là một tín ngưỡng vội vàng. Cứ xem việc thế giới được tạo nên chỉ trong có bảy ngày thì thấy. Ngay cả chỉ là biểu tượng thôi, sự tạo tác ấy vẫn cứ là quá gấp gáp. Với một người sinh ra trong một tín ngưỡng mà một trận chiến vì một linh hồn duy nhất thôi cũng là một cuộc chạy tiếp sức qua nhiều thế kỷ, với vô vàn thế hệ nối tiếp nhau, thì cách giải quyết chóng vánh của Cơ đốc giáo có hiệu quả chóng cả mặt. Nếu tín ngưỡng Hinđu êm đềm trôi như dòng sông Hằng, thì Cơ đốc giáo sôi sùng sục như thành phố Toronto vào giờ cao điểm. Đó là một tín ngưỡng nhanh như chim cắt và hối vả như một cái ô tô cấp cứu. Nó quay tít thò lò, hiển lộ trong tức khắc. Ta mất hay còn chỉ trong cái tức khắc ấy. Cơ đốc giáo trải mãi qua bao thời đại, những cốt lõi nó chỉ tồn tại ở một thời: ngay bây giờ.
Tôi chạy thoăn thoắt lên trái đồi ấy. Mặt dù cha Martin không “có nhà” – cha mẹ ơi, cái cửa trượt của cha đẩy qua phía khác – thế mà đội ơn Chúa, cha lại vẫn ở đó.
Tôi hổn hển, “Cha ơi, con muốn làm một người Cơ đốc, xin cha giúp con.”
Ông mỉm cười. “Piscine, con đã là vậy rồi đấy - tận đáy lòng con mà. Ai đã gặp đấng Christ với tấm lòng thành đến là người Cơ đốc cả. Con đã gặp ngài ở Munnar này rồi.”
Ông vỗ lên đầu tôi. Không phải những người ta vỗ về nhẹ nhàng đâu. Trên đầu tôi, tay ông như đang vang lên BUM BUM BUM.
Tôi tưởng mình sắp nổ tung vì sung sướng.
“Khi nào trở lại, cha con mình lại uống trà với nhau nhé.”
“Vâng, thưa cha.”
Nụ cười của ông thật tốt lành. Nụ cười của đấng Christ.
Tôi bước vào nhà thờ, lần này không còn sợ hãi gì nữa, vì bấy giờ nó đã là nhà của tôi nữa rồi. Tôi nói lời cầu nguyện dâng lên đấng Christ, là người đang sống. Rồi tôi chạy xuống trái đồi bên trái ấy để leo lên trái đồi bên phải để cảm tạ vị chúa tể Krishna đã đem Jesus người Nazareth, người có lòng nhân ái mãnh liệt đến thế, vào đời tôi.
Ghi chú:
(1) Matthew và Mark là hai tông đồ của Jesus, mỗi người chép lại những việc làm của Jesus trong một cuốn sách riêng, về sau thành hai tập trong kinh Tân Ước, còn gọi là Phúc Âm – Phúc Âm của thánh Matthew và Phúc Âm của thánh Mark.
Danh sách chương