Tết nguyên tiêu năm nay, kim thượng dẫn hậu phi công chúa giá lâm Tuyên Đức Lâu ngắm đèn. Giống như năm ngoái, vẫn là trên lầu đèn rồng nến phượng, dưới lầu rực rỡ đuốc hoa, nhưng lúc Trương quý phi xuất hiện bên ngự tọa, gấm vóc ả khoác trên thân lại khiến những đèn hoa vốn đủ sức tranh sáng cùng trăng sao này phải ảm đạm thất sắc.
Trương quý phi bận váy dài tay rộng, cổ áo la đào tươi thắm, điểm thêm khăn choàng, đeo hoa tai ngọc, những món này không khác gì khi trước, khác là ở tấm bào gấm ả khoác bên ngoài. Tấm áo này được may từ một loại gấm hoa hiếm có, mềm mại lả lướt, rất gợi hình gợi dáng, nền màu đỏ tím, mặt vải lấy chỉ vàng thêu hình đèn lồng, bên trong tròng hoa văn sen nở. Cả tấm gấm hoa lộng lẫy mỹ lệ, chói lòa lóa mắt dưới ánh đèn soi, khiến người ta không thể nhìn gần.
Quốc triều tôn sùng lối sống tiết kiệm giản dị, Chân Tông từng hạ chiếu cấm kéo vàng xe chỉ may xiêm áo, cũng không cho lấy vàng làm trang sức. Hiện nay lệnh cấm tuy đã được nới lòng, nhưng kể cả ở trong cung cũng rất ít ai dùng chỉ vàng gấm dệt may y phục. Chúng tần ngự luôn để ý tới phục sức của nhau, thấy Trương quý phi ăn mặc như vậy đều lấy làm hiếu kỳ, rất nhiều nương tử trẻ tuổi chạy qua ngắm nghía, miệng tán tụng không dứt, thậm chí còn đưa tay vuốt ve, mắt lộ vẻ ao ước hâm mộ.
Miêu thục nghi và Du sung nghi tuy không tiến lên quan sát, song cũng nghiêng đầu xem liền mấy lần, sau nữa, Du sung nghi không nhịn được hỏi Thu Hòa đi cùng: “Áo bào Trương nương tử mặc may bằng chất liệu gì đấy? Hoa văn trông lạ quá.”
Thu Hòa đáp: “Hình như là gấm đèn lồng đất Thục ạ… Thiếp cũng chỉ nghe Sở thượng phục nhắc đến chứ trước nay chưa có duyên chiêm ngưỡng tận mắt bao giờ, không biết đoán có sai không.”
Trương quý phi nghe thấy, rất lấy làm đắc ý, nói với Thu Hòa: “Đổng ty sức quả nhiên hiểu nhiều biết rộng, đây chính là gấm đèn lồng.”
Thu Hòa cười nhẹ, khẽ cúi người với ả, không tiếp lời.
Kim thượng vốn chỉ im lặng coi xem, nghe Trương quý phi nói vậy mới hỏi ả: “Gấm đèn lồng không phải đồ trong cung, nàng có được từ đâu?”
Trương quý phi quay người về phía ngài, đổi phắt sang vẻ cụp mắt hiền ngoan, nhỏ nhẹ trả lời: “Gấm này do Văn Ngạn Bác sai người dệt nên khi còn là tri Thành Đô, sau ông ấy hồi kinh, phu nhân ông mới biếu nô tì ít thước.”
Hai năm trước, thiên tai liên tiếp xảy ra, đê vỡ dân chạy, tể tướng Trần Chấp Trung bị diễn quan buộc tội không ra được quyết sách nào rõ ràng, chỉ biết trông chờ vào thuật sĩ bói toán, sau đó Trần Chấp Trung lấy cớ chân đau, từ chức bãi tướng, ra ngoài làm tri Trần Châu. Tể tướng hiện nay chính là “Đại Tống” Tống Tường và Văn Ngạn Bác từng có công bình định.
Văn Ngạn Bác là bạn cũ của cha Trương quý phi, điều này trong cung ai ai cũng biết. Phụ thân Trương quý phi Trương Nghiêu Phong từng là môn khách của Văn Ký, cha Văn Ngạn Bác, mấy năm nay Trương quý phi ra sức lôi kéo triều thần, muốn giành được sự phò trợ của sĩ phu, bèn nhân quan hệ này qua lại thế giao với Văn Ngạn Bác, nhận Văn Ngạn Bác làm bác trai, cũng thường xuyên liên lạc với phu nhân ông, tiết lộ tin tức trong triều cho bà ta, lấy đó giúp Văn Ngạn Bác tấn chức.
Làm tri Thành Đô được vài năm, Văn Ngạn Bác về triều, không bao lâu sau thì tham gia chính sự. Sau, giáo đồ Di Lặc Vương Tắc dấy binh tạo phản ở Bối Châu, kim thượng vì chuyện Bối Châu gần sát kinh thành mà lo âu sâu sắc, một ngày nọ nói với hậu phi trong cung: “Đại thần chấp chính trong triều không ai chịu đứng ra phân ưu vì nước, hôm nào cũng lên điện diện thánh mà chẳng có ý diệt giặc bình định gì cả.” Trương quý phi lập tức sai Giả bà bà xuất cung thuật lại lời này cho Văn Ngạn Bác. Ngày kế, Văn Ngạn Bác lên điện lập tức xin lệnh đi Bối Châu phá địch, kim thượng mặt rồng cả mừng, bổ nhiệm ông làm thống quân, suất lĩnh trọng binh vây công Vương Tắc. Sau nữa, quả nhiên bắt được giặc bình được loạn, kim thượng bèn luận công ban thưởng, phong Văn Ngạn Bác làm tể tướng.
“Nàng và nhà họ Văn cứ như người một nhà thật ấy nhỉ, có cái gì tốt cũng không quên giữ lại cho nhau.” Kim thượng cười như không cười bảo quý phi.
Trương quý phi chẳng có vẻ gì là căng thẳng, mỉm cười đáp lại: “Văn tướng công tuy là bạn cố tri của phụ thân thần thiếp, nhưng cũng là trọng thần quốc gia, thần thiếp sao thể sai phái được ông ấy? Tất thảy của thần thiếp đều thuộc về bệ hạ. Văn tướng công bảo phu nhân biếu quà này cho thiếp, ngoài sáng là để thần thiếp may xiêm y, nhưng thực chất là dâng đặc sản đất Thục hiến tặng bệ hạ, tỏ lòng trung quân. Lại nói, thần thiếp nhận được gấm đèn lồng là ơn phước bệ hạ ban tặng. Thần thiếp cảm động khôn chừng, chẳng có gì để báo đáp, chỉ có thể bái tạ mà thôi.”
Dứt lời uyển chuyển hạ bái kim thượng. Kim thượng cũng đứng yên nhận lấy rồi đỡ ả bình thân, cười với ả, ôn hòa căn dặn: “Tấm áo này tuy đẹp nhưng thêu hoa chỉ vàng quá mức xa xỉ. Mặc hôm nay thôi, về sau đừng mặc nữa.”
Trương quý phi luôn miệng vâng dạ, lại liếc một vòng chúng tần ngự đang đợi xem ả bị kim thượng trách cứ, sóng mắt dập dềnh, đến là hả hê.
Tuy kim thượng lệnh ả về sau không được mặc áo gấm đèn lồng nữa, nhưng điều ấy cũng chẳng ảnh hưởng đến tâm trạng phô bày bộ cánh mới của ả hiện giờ. Sau đó không ngừng nhẹ dời gót sen, đi qua đi lại trên lầu gác Tuyên Đức Môn, có một chốc bỗng dừng lại bên cạnh Miêu thục nghi, nghiêng đầu ngó váy dài Miêu thục nghi bận, chậm rãi nhả lời: “Đóa hoa thêu trên váy Miêu thục nghi nhìn độc đáo ghê.”
Thêu trên váy bà là mấy đóa sen ngàn cánh. Miêu thục nghi hiểu ý ả, bèn cười đáp: “Thiếp không biết hôm nay quý phi mặc áo bào có hoa văn hoa sen, chọn y phục không cẩn thận, có phần quá bổn phận, mong quý phi thứ tội. Sau này trước khi ra cửa thiếp nhất định sẽ nghe ngóng cẩn thận, không để tái phạm sai lầm như hôm nay nữa.”
Trương quý phi vờ vịt cười nói: “Ta chỉ khen mẫu hoa của Miêu tỷ tỷ đẹp thôi, không có ý gì khác, tỷ tỷ chớ hiểu lầm.”
Vừa nói vừa chậm rãi bỏ đi, chuyển sang một chỗ ít người, tựa lan can nhàn nhã ngắm đèn màu kết núi, ngựa xe nườm nượp dưới lầu.
Ả thị uy với Miêu nương tử như thế hiển nhiên đã chọc công chúa bất mãn. Công chúa gườm gườm nguýt quý phi một hồi rồi gọi Trương Thừa Chiếu lại, bảo hắn cúi đầu, ghé tai hắn nói mấy câu. Trương Thừa Chiếu nghe rồi che miệng cười khì, lập tức gật đầu, rón rén lùi ra sau xuống lầu.
Ta nhỏ giọng hỏi công chúa bảo hắn đi làm gì, công chúa đáp: “Ta hơi lạnh, bảo hắn đi lấy áo choàng.”
Đương nhiên, đây chắc chắn không phải lời thật, hai mắt nàng không giấu nổi ý cười. Nhưng ta không truy vấn, dẫu sao, rất nhanh thôi là ta biết được đáp án rồi.
Mấy quả pháo bông được gọi là “chuồn chuồn lửa” thình lình bay phụt lên từ dưới Tuyên Đức Lâu, liên tiếp lao vào góc nghỉ chân của Trương quý phi. Trương quý phi cả kinh ré lên, lùi ra sau tránh né, nhưng vẫn bị hai đốm lửa bắn lên người.
Kết quả là lớp gấm đèn lồng thêu chỉ tơ vàng cháy ra hai lỗ thủng ngay trên vai áo, khá là dễ thấy.
Trong khoảng thời gian ấy, công chúa tỏ ra rất ư vô tội, thậm chí còn rú hét theo Trương quý phi khi ả tránh chuồn chuồn lửa, bản thân cũng ôm đầu che mặt chạy tới chạy lui làm bộ né núp, liên tục la lên: “Á, á, sợ quá!”
Cuối cùng, trông thấy được dáng vẻ Trương quý phi hãi chưa dứt cơn, ôm ngực nhìn chằm chằm hai lỗ thủng trên gấm đèn lồng, nàng dừng lại, xoay lưng về phía mọi người, tựa trán lên ngực ta, nín tiếng cười gập cả eo.
Trương quý phi bận váy dài tay rộng, cổ áo la đào tươi thắm, điểm thêm khăn choàng, đeo hoa tai ngọc, những món này không khác gì khi trước, khác là ở tấm bào gấm ả khoác bên ngoài. Tấm áo này được may từ một loại gấm hoa hiếm có, mềm mại lả lướt, rất gợi hình gợi dáng, nền màu đỏ tím, mặt vải lấy chỉ vàng thêu hình đèn lồng, bên trong tròng hoa văn sen nở. Cả tấm gấm hoa lộng lẫy mỹ lệ, chói lòa lóa mắt dưới ánh đèn soi, khiến người ta không thể nhìn gần.
Quốc triều tôn sùng lối sống tiết kiệm giản dị, Chân Tông từng hạ chiếu cấm kéo vàng xe chỉ may xiêm áo, cũng không cho lấy vàng làm trang sức. Hiện nay lệnh cấm tuy đã được nới lòng, nhưng kể cả ở trong cung cũng rất ít ai dùng chỉ vàng gấm dệt may y phục. Chúng tần ngự luôn để ý tới phục sức của nhau, thấy Trương quý phi ăn mặc như vậy đều lấy làm hiếu kỳ, rất nhiều nương tử trẻ tuổi chạy qua ngắm nghía, miệng tán tụng không dứt, thậm chí còn đưa tay vuốt ve, mắt lộ vẻ ao ước hâm mộ.
Miêu thục nghi và Du sung nghi tuy không tiến lên quan sát, song cũng nghiêng đầu xem liền mấy lần, sau nữa, Du sung nghi không nhịn được hỏi Thu Hòa đi cùng: “Áo bào Trương nương tử mặc may bằng chất liệu gì đấy? Hoa văn trông lạ quá.”
Thu Hòa đáp: “Hình như là gấm đèn lồng đất Thục ạ… Thiếp cũng chỉ nghe Sở thượng phục nhắc đến chứ trước nay chưa có duyên chiêm ngưỡng tận mắt bao giờ, không biết đoán có sai không.”
Trương quý phi nghe thấy, rất lấy làm đắc ý, nói với Thu Hòa: “Đổng ty sức quả nhiên hiểu nhiều biết rộng, đây chính là gấm đèn lồng.”
Thu Hòa cười nhẹ, khẽ cúi người với ả, không tiếp lời.
Kim thượng vốn chỉ im lặng coi xem, nghe Trương quý phi nói vậy mới hỏi ả: “Gấm đèn lồng không phải đồ trong cung, nàng có được từ đâu?”
Trương quý phi quay người về phía ngài, đổi phắt sang vẻ cụp mắt hiền ngoan, nhỏ nhẹ trả lời: “Gấm này do Văn Ngạn Bác sai người dệt nên khi còn là tri Thành Đô, sau ông ấy hồi kinh, phu nhân ông mới biếu nô tì ít thước.”
Hai năm trước, thiên tai liên tiếp xảy ra, đê vỡ dân chạy, tể tướng Trần Chấp Trung bị diễn quan buộc tội không ra được quyết sách nào rõ ràng, chỉ biết trông chờ vào thuật sĩ bói toán, sau đó Trần Chấp Trung lấy cớ chân đau, từ chức bãi tướng, ra ngoài làm tri Trần Châu. Tể tướng hiện nay chính là “Đại Tống” Tống Tường và Văn Ngạn Bác từng có công bình định.
Văn Ngạn Bác là bạn cũ của cha Trương quý phi, điều này trong cung ai ai cũng biết. Phụ thân Trương quý phi Trương Nghiêu Phong từng là môn khách của Văn Ký, cha Văn Ngạn Bác, mấy năm nay Trương quý phi ra sức lôi kéo triều thần, muốn giành được sự phò trợ của sĩ phu, bèn nhân quan hệ này qua lại thế giao với Văn Ngạn Bác, nhận Văn Ngạn Bác làm bác trai, cũng thường xuyên liên lạc với phu nhân ông, tiết lộ tin tức trong triều cho bà ta, lấy đó giúp Văn Ngạn Bác tấn chức.
Làm tri Thành Đô được vài năm, Văn Ngạn Bác về triều, không bao lâu sau thì tham gia chính sự. Sau, giáo đồ Di Lặc Vương Tắc dấy binh tạo phản ở Bối Châu, kim thượng vì chuyện Bối Châu gần sát kinh thành mà lo âu sâu sắc, một ngày nọ nói với hậu phi trong cung: “Đại thần chấp chính trong triều không ai chịu đứng ra phân ưu vì nước, hôm nào cũng lên điện diện thánh mà chẳng có ý diệt giặc bình định gì cả.” Trương quý phi lập tức sai Giả bà bà xuất cung thuật lại lời này cho Văn Ngạn Bác. Ngày kế, Văn Ngạn Bác lên điện lập tức xin lệnh đi Bối Châu phá địch, kim thượng mặt rồng cả mừng, bổ nhiệm ông làm thống quân, suất lĩnh trọng binh vây công Vương Tắc. Sau nữa, quả nhiên bắt được giặc bình được loạn, kim thượng bèn luận công ban thưởng, phong Văn Ngạn Bác làm tể tướng.
“Nàng và nhà họ Văn cứ như người một nhà thật ấy nhỉ, có cái gì tốt cũng không quên giữ lại cho nhau.” Kim thượng cười như không cười bảo quý phi.
Trương quý phi chẳng có vẻ gì là căng thẳng, mỉm cười đáp lại: “Văn tướng công tuy là bạn cố tri của phụ thân thần thiếp, nhưng cũng là trọng thần quốc gia, thần thiếp sao thể sai phái được ông ấy? Tất thảy của thần thiếp đều thuộc về bệ hạ. Văn tướng công bảo phu nhân biếu quà này cho thiếp, ngoài sáng là để thần thiếp may xiêm y, nhưng thực chất là dâng đặc sản đất Thục hiến tặng bệ hạ, tỏ lòng trung quân. Lại nói, thần thiếp nhận được gấm đèn lồng là ơn phước bệ hạ ban tặng. Thần thiếp cảm động khôn chừng, chẳng có gì để báo đáp, chỉ có thể bái tạ mà thôi.”
Dứt lời uyển chuyển hạ bái kim thượng. Kim thượng cũng đứng yên nhận lấy rồi đỡ ả bình thân, cười với ả, ôn hòa căn dặn: “Tấm áo này tuy đẹp nhưng thêu hoa chỉ vàng quá mức xa xỉ. Mặc hôm nay thôi, về sau đừng mặc nữa.”
Trương quý phi luôn miệng vâng dạ, lại liếc một vòng chúng tần ngự đang đợi xem ả bị kim thượng trách cứ, sóng mắt dập dềnh, đến là hả hê.
Tuy kim thượng lệnh ả về sau không được mặc áo gấm đèn lồng nữa, nhưng điều ấy cũng chẳng ảnh hưởng đến tâm trạng phô bày bộ cánh mới của ả hiện giờ. Sau đó không ngừng nhẹ dời gót sen, đi qua đi lại trên lầu gác Tuyên Đức Môn, có một chốc bỗng dừng lại bên cạnh Miêu thục nghi, nghiêng đầu ngó váy dài Miêu thục nghi bận, chậm rãi nhả lời: “Đóa hoa thêu trên váy Miêu thục nghi nhìn độc đáo ghê.”
Thêu trên váy bà là mấy đóa sen ngàn cánh. Miêu thục nghi hiểu ý ả, bèn cười đáp: “Thiếp không biết hôm nay quý phi mặc áo bào có hoa văn hoa sen, chọn y phục không cẩn thận, có phần quá bổn phận, mong quý phi thứ tội. Sau này trước khi ra cửa thiếp nhất định sẽ nghe ngóng cẩn thận, không để tái phạm sai lầm như hôm nay nữa.”
Trương quý phi vờ vịt cười nói: “Ta chỉ khen mẫu hoa của Miêu tỷ tỷ đẹp thôi, không có ý gì khác, tỷ tỷ chớ hiểu lầm.”
Vừa nói vừa chậm rãi bỏ đi, chuyển sang một chỗ ít người, tựa lan can nhàn nhã ngắm đèn màu kết núi, ngựa xe nườm nượp dưới lầu.
Ả thị uy với Miêu nương tử như thế hiển nhiên đã chọc công chúa bất mãn. Công chúa gườm gườm nguýt quý phi một hồi rồi gọi Trương Thừa Chiếu lại, bảo hắn cúi đầu, ghé tai hắn nói mấy câu. Trương Thừa Chiếu nghe rồi che miệng cười khì, lập tức gật đầu, rón rén lùi ra sau xuống lầu.
Ta nhỏ giọng hỏi công chúa bảo hắn đi làm gì, công chúa đáp: “Ta hơi lạnh, bảo hắn đi lấy áo choàng.”
Đương nhiên, đây chắc chắn không phải lời thật, hai mắt nàng không giấu nổi ý cười. Nhưng ta không truy vấn, dẫu sao, rất nhanh thôi là ta biết được đáp án rồi.
Mấy quả pháo bông được gọi là “chuồn chuồn lửa” thình lình bay phụt lên từ dưới Tuyên Đức Lâu, liên tiếp lao vào góc nghỉ chân của Trương quý phi. Trương quý phi cả kinh ré lên, lùi ra sau tránh né, nhưng vẫn bị hai đốm lửa bắn lên người.
Kết quả là lớp gấm đèn lồng thêu chỉ tơ vàng cháy ra hai lỗ thủng ngay trên vai áo, khá là dễ thấy.
Trong khoảng thời gian ấy, công chúa tỏ ra rất ư vô tội, thậm chí còn rú hét theo Trương quý phi khi ả tránh chuồn chuồn lửa, bản thân cũng ôm đầu che mặt chạy tới chạy lui làm bộ né núp, liên tục la lên: “Á, á, sợ quá!”
Cuối cùng, trông thấy được dáng vẻ Trương quý phi hãi chưa dứt cơn, ôm ngực nhìn chằm chằm hai lỗ thủng trên gấm đèn lồng, nàng dừng lại, xoay lưng về phía mọi người, tựa trán lên ngực ta, nín tiếng cười gập cả eo.
Danh sách chương