Lời nói nhạt nhùng mà sao nghe vào khiến lòng ta tang tóc, nghiêng đầu nhìn nàng, thấy trong mắt nàng gợn sóng loang loáng, lăn tăn trong ánh nến hồng.
Thời gian còn lại để hai ta bên nhau không nhiều, ta không hi vọng kết cục sau cùng lại là cầm tay nhìn nhau mắt đẫm lệ, thế nên, ta mỉm cười với nàng: “Công chúa, sau này thần cũng sẽ trông giữ bên người.”
Nàng đưa mắt nhìn ta, tỏ vẻ hoang mang.
“Thần vẫn sẽ bầu bạn với người,” Ta nói với nàng, “Khi người ngắm trăng, trong một hốc xó nào đó trong cung đình này, thần cũng sẽ ngắm cùng một vầng trăng với người; khi người dạo chơi ngoài vườn, thần sẽ đứng ngoài tường cung nơi ngọn gió lướt qua người thổi đến, có thể ngửi được hương hoa thoảng qua bên thân người; khi người luyện không hầu, thần vẫn ở cách người không xa, có lẽ cũng đang cầm sáo, thổi cùng một nhạc khúc với người… Tuy chẳng thể như bóng với hình như trước đây…”
“Bóng nằm dưới chân công chúa, Hoài Cát trong lòng công chúa.” Công chúa bỗng tiếp lời, nhắc tới câu nói đùa khi xưa, điều này khiến lòng ta rung lên, trong cơn ngơ ngác, quên khuấy mất lời vốn định nói.
Nàng nghiêng người dựa gần vào ta, thầm thì: “Giữa hậu cung và Tập Anh Điện chỉ cách nhau một bức tường cung, trong cung uyển có một cây đào rất cao, cành lá vươn ra ngoài tường. Sau này vào tiết lập xuân, hoa triêu, hàn thực, đoan ngọ, thất tịch, trùng dương, lập đông hằng năm, ta sẽ đích thân cắt lụa màu thành dải hoa, treo lên cây đào ấy. Vào mỗi ngày lễ đó, huynh đến bên ngoài Tập Anh Điện xem, nhìn thấy dải hoa là như thấy ta.”
Ta gật đầu ứng lời. Cảm giác ngữ điệu nàng âu sầu, thân mình đang run lên nhè nhẹ, bèn nắm tay nàng, mượn hành động này truyền sự an ủi không lời và hơi ấm của ta cho nàng.
Nàng tựa vào ta một chốc, lại hỏi: “Hoài Cát, huynh nói xem, con người có kiếp sau không?”
Ta đáp: “Chắc là có. Người chết rồi có lẽ cũng như đi ngủ vậy, đến khi tỉnh lại thì đổi sang một thân thể và thân phận khác, có thể bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn mới.”
“Nếu vậy, kiếp sau, huynh nhất định phải tìm được ta đó.” Nàng hạ cho ta một mệnh lệnh dịu dàng, ngẫm ngợi đôi lát, lại nói, “Kiếp sau, ta chắc chắn sẽ không phải công chúa, chỉ là một cô gái váy vải trâm gỗ con nhà thường dân mà thôi… Huynh thì quá nửa sẽ là một thư sinh bận áo dài trắng… Một hôm nào đó, ta xách giỏ đi hái dâu, huynh tay cầm roi tơ, cưỡi ngựa quý, đi qua con đường ruộng nơi ta đến hái dâu, nhặt được bông hoa điền ta đánh rơi…”
Nàng tưởng tượng cảnh tượng lúc ấy, khóe miệng không khỏi nở hé nụ cười. Ta cũng cười theo, song vẫn không quên nhắc nhở: “Nếu công chúa là cô gái hái dâu váy vải trâm gỗ thì chắc chắn sẽ chẳng dư tiền mà mua hoa điền đâu.”
“Vậy à…” Nàng phiền não nhíu mày, rất lấy làm thất vọng khi cảnh tượng thường được miêu tả trong thi từ này chẳng dễ gì thực hiện. Suy đi nghĩ lại, nàng vẫn chưa chịu từ bỏ tình tiết xếp đặt ban đầu, đưa ra một phương án giải quyết: “Ta có thể dậy sớm về muộn, hái thêm chút lá dâu, kiếm nhiều thêm ít tiền, vậy là mua được hoa điền rồi.”
Một ý nghĩ lóe lên trong đầu, ta cố ý trêu nàng: “Vậy người nhất định phải cố lên đấy, không ngủ không nghỉ liền mấy ngày đêm, hái thêm nhiều lá dâu, kiếm nhiều tiền một chút, mới đủ mua hai hộp hoa điền…”
Nàng lấy làm khó hiểu: “Sao lại phải mua hai hộp?”
“Một hộp người dán lên mặt, hộp còn lại rắc lên con đường thần chuẩn bị đi qua chứ sao.” Ta nghiêm chỉnh giải thích, “Vì người nóng lòng muốn lấy thần nên chỉ làm vậy mới có thể bảo đảm thần sẽ nhặt được bông hoa điền người ‘đánh rơi’… Ái ui…”
Tiếng “ái ui” này là bởi nàng hung dữ cấu ta.
“Ai muốn lấy huynh?” Nàng không cam lòng hỏi vặn lại.
Ta cười, đáp: “Ồ, thế hóa ra vừa nãy là thần nằm mơ, mơ thấy có người hỏi thần có bằng lòng bái đường với nàng không…”
Nàng vừa thẹn vừa giận, đạp ta một cước không nhẹ không nặng, sau đó xoay người xây lưng về phía ta, còn cố gắng kéo xa khoảng cách, giả bộ tức giận không để ý tới ta.
Bấy giờ ta mới nín cười, gọi khẽ nàng hai tiếng, nàng vẫn bất động, ta bèn mon men lại gần nàng, dịu dàng nói bên tai nàng: “Được rồi, thần thừa nhận, là thần nóng lòng muốn cưới người nên cả ngày cưỡi ngựa xớ rớ sau lưng người… Còn cầm một cái quạt to, ra sức quạt gió về phía người…”
Nàng quả nhiên kinh ngạc, không nhịn được mở miệng: “Sao lại phải quạt gió?”
“Vì muốn hoa điền của người mau chóng rơi xuống chứ sao.”
Nàng phì cười, rốt cuộc cũng chịu xoay người trở lại đối mặt với ta: “Kiếp sau mà huynh còn huyên thuyên chọc tức ta như thế, ta sẽ phạt huynh quỳ gạch vỡ hằng ngày.”
Ta ra chiều đau buồn, than thở: “Thảm vậy cơ à? Kiếp này thần cũng đành chịu, nhưng chẳng lẽ kiếp sau cũng bị người nô dịch?”
Đại khái là lo lời nói mới rồi làm tổn thương tự tôn của ta, nàng lập tức bổ sung: “Ta nói là huynh chọc tức ta ta mới đối xử với huynh như thế, huynh ăn ở tử tế thì ai hành hạ huynh làm gì?”
Thấy ta không bày tỏ thái độ gì, nàng lại miêu tả cho ta nghe một tiền đồ tốt đẹp: “Ta sẽ rất tốt với huynh… Lúc huynh học bài, ta sẽ đốt lư hương cho huynh; lúc huynh viết chữ, ta sẽ mài mực cho huynh; lúc huynh vẽ tranh, ta sẽ pha màu cho huynh… Khi nào huynh mệt mỏi, muốn hoạt động gân cốt, múa kiếm hoặc chơi ném bình, ta sẽ ở bên đàn không hầu cho huynh…”
Tưởng tượng cảnh đó, ta không khỏi bật cười: “Ồn ào chết mất.”
Nàng trợn mắt nguýt ta: “Cái đồ đàn gảy tai trâu!”
Hứng thú cũng không vì thế mà giảm bớt, nàng lại ngửa mặt nhìn lên trên, chúm chím mơ mộng, “Thanh minh hàn thực, chúng ta cùng ra ngoài du xuân ngắm hoa; thất tịch trung thu, chúng ta có thể cùng ngồi dưới hiên nhà ngắm trăng xem sao… Những lúc như vậy, huynh nhất định sẽ nổi hứng làm thơ, vậy ta sẽ…”
Ta không đợi nàng nói hết đã lập tức tiếp lời: “Người ngồi bên cạnh ăn khoai sọ.”
Nàng ngồi dậy, hai tay giơ một cái gối gấm lên, đập loạn xuống đầu xuống mặt ta, phẫn nộ nói: “Ta là nói ta sẽ xướng họa cùng huynh!”
Ta vốn định tiếp tục chòng ghẹo nàng, nhưng đã cười đến hết hơi nói tiếp. Nàng trừng ta hồi lâu, sau cùng khóe miệng nhếch lên, vẻ giận rốt cuộc chẳng giữ được nữa, tức thì mất tăm, nàng lại nằm xuống bên cạnh ta, ôm một cánh tay ta, vùi mặt vào ống tay áo ta, cũng cười không dứt.
Nghe chuỗi tiếng cười lanh lảnh của nàng, nụ cười của ta dần tan biến trong khoảng không nơi ánh mắt nàng chẳng chạm đến.
Mấy ngày nay, ta đã thấy nàng rơi quá nhiều lệ, thật mừng xiết bao khi bây giờ chúng ta vẫn còn có thể có một khoảng thời gian vui vẻ như thế này, hi vọng cái cuối cùng ta để lại cho nàng là nét mặt tươi cười rạng rỡ của ta, còn những bi ai và đau đớn không thể nào xóa nhòa kia, hãy tạm thời để chúng chìm xuống đáy lòng, trước khi ta rời khỏi nàng, tuyệt đối không thể để nàng nhìn thấy trong con ngươi ta.
Sau đó nàng cười suốt, cho đến khi mỏi mệt mới mơ mơ màng màng thiếp đi trong lòng ta.
Ta ôm nàng, nhưng không nhắm mắt ngủ. Đợi đến khi trăng mờ sao đổi, đèn tắt khói lụi, ta lặng lẽ đứng dậy, định rời đi bây giờ, song lại phát hiện ra một đoạn ống tay áo đang lót làm gối dưới má công chúa, không tiện rút ra.
Ta định nâng đầu nàng lên rồi mới dời tay áo đi, nhưng lại nghĩ gần đây tinh thần nàng không an, ngủ dễ bừng tỉnh, động chạm như vậy quá nửa sẽ khiến nàng tỉnh lại. Ta bèn một tay để nguyên vị trí cũ, tay kia cởi vạt áo ra, rút tay này ra trước, cẩn thận rụt người thoát đi tấm áo trong này, cuối cùng mới trượt bàn tay bất động ra khỏi tay áo công chúa đang gối.
Làm vậy, ta có thể thoát thân rời đi, mà công chúa cũng vẫn có thể gối ống tay áo ấy mà ngủ tiếp.
Ta đứng lặng trước giường nàng hồi lâu, lặng im ngắm nàng, muốn khắc sâu dáng vẻ nàng lúc này vào tâm khảm.
Chốc sau, tiếng đồng hồ nước lại vang lên, đã là canh tư, ta phải rời đi.
Chậm rãi cúi người, ta in lên vầng trán nàng một nụ hôn mềm nhẹ. Nàng như cảm nhận được, rèm mi thoáng rung rung, nhưng đến cùng vẫn không tỉnh lại. Tay vô thức xoa xoa vạt trước tấm áo suông, nàng lại nghiêng mình kề về phía đó, tựa như vẫn đang tựa trong lòng ta.
Gối lên tấm áo suông còn vương hơi ấm của ta, bờ môi nhoẻn nụ cười nhẹ nhàng, vẻ mặt nàng ngủ say yên bình điềm tĩnh nom như trẻ con vậy.
Đó là hình ảnh cuối cùng nàng để lại cho ta trong cuộc đời này.
Năm ấy, nàng hai mươi lăm tuổi.
Thời gian còn lại để hai ta bên nhau không nhiều, ta không hi vọng kết cục sau cùng lại là cầm tay nhìn nhau mắt đẫm lệ, thế nên, ta mỉm cười với nàng: “Công chúa, sau này thần cũng sẽ trông giữ bên người.”
Nàng đưa mắt nhìn ta, tỏ vẻ hoang mang.
“Thần vẫn sẽ bầu bạn với người,” Ta nói với nàng, “Khi người ngắm trăng, trong một hốc xó nào đó trong cung đình này, thần cũng sẽ ngắm cùng một vầng trăng với người; khi người dạo chơi ngoài vườn, thần sẽ đứng ngoài tường cung nơi ngọn gió lướt qua người thổi đến, có thể ngửi được hương hoa thoảng qua bên thân người; khi người luyện không hầu, thần vẫn ở cách người không xa, có lẽ cũng đang cầm sáo, thổi cùng một nhạc khúc với người… Tuy chẳng thể như bóng với hình như trước đây…”
“Bóng nằm dưới chân công chúa, Hoài Cát trong lòng công chúa.” Công chúa bỗng tiếp lời, nhắc tới câu nói đùa khi xưa, điều này khiến lòng ta rung lên, trong cơn ngơ ngác, quên khuấy mất lời vốn định nói.
Nàng nghiêng người dựa gần vào ta, thầm thì: “Giữa hậu cung và Tập Anh Điện chỉ cách nhau một bức tường cung, trong cung uyển có một cây đào rất cao, cành lá vươn ra ngoài tường. Sau này vào tiết lập xuân, hoa triêu, hàn thực, đoan ngọ, thất tịch, trùng dương, lập đông hằng năm, ta sẽ đích thân cắt lụa màu thành dải hoa, treo lên cây đào ấy. Vào mỗi ngày lễ đó, huynh đến bên ngoài Tập Anh Điện xem, nhìn thấy dải hoa là như thấy ta.”
Ta gật đầu ứng lời. Cảm giác ngữ điệu nàng âu sầu, thân mình đang run lên nhè nhẹ, bèn nắm tay nàng, mượn hành động này truyền sự an ủi không lời và hơi ấm của ta cho nàng.
Nàng tựa vào ta một chốc, lại hỏi: “Hoài Cát, huynh nói xem, con người có kiếp sau không?”
Ta đáp: “Chắc là có. Người chết rồi có lẽ cũng như đi ngủ vậy, đến khi tỉnh lại thì đổi sang một thân thể và thân phận khác, có thể bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn mới.”
“Nếu vậy, kiếp sau, huynh nhất định phải tìm được ta đó.” Nàng hạ cho ta một mệnh lệnh dịu dàng, ngẫm ngợi đôi lát, lại nói, “Kiếp sau, ta chắc chắn sẽ không phải công chúa, chỉ là một cô gái váy vải trâm gỗ con nhà thường dân mà thôi… Huynh thì quá nửa sẽ là một thư sinh bận áo dài trắng… Một hôm nào đó, ta xách giỏ đi hái dâu, huynh tay cầm roi tơ, cưỡi ngựa quý, đi qua con đường ruộng nơi ta đến hái dâu, nhặt được bông hoa điền ta đánh rơi…”
Nàng tưởng tượng cảnh tượng lúc ấy, khóe miệng không khỏi nở hé nụ cười. Ta cũng cười theo, song vẫn không quên nhắc nhở: “Nếu công chúa là cô gái hái dâu váy vải trâm gỗ thì chắc chắn sẽ chẳng dư tiền mà mua hoa điền đâu.”
“Vậy à…” Nàng phiền não nhíu mày, rất lấy làm thất vọng khi cảnh tượng thường được miêu tả trong thi từ này chẳng dễ gì thực hiện. Suy đi nghĩ lại, nàng vẫn chưa chịu từ bỏ tình tiết xếp đặt ban đầu, đưa ra một phương án giải quyết: “Ta có thể dậy sớm về muộn, hái thêm chút lá dâu, kiếm nhiều thêm ít tiền, vậy là mua được hoa điền rồi.”
Một ý nghĩ lóe lên trong đầu, ta cố ý trêu nàng: “Vậy người nhất định phải cố lên đấy, không ngủ không nghỉ liền mấy ngày đêm, hái thêm nhiều lá dâu, kiếm nhiều tiền một chút, mới đủ mua hai hộp hoa điền…”
Nàng lấy làm khó hiểu: “Sao lại phải mua hai hộp?”
“Một hộp người dán lên mặt, hộp còn lại rắc lên con đường thần chuẩn bị đi qua chứ sao.” Ta nghiêm chỉnh giải thích, “Vì người nóng lòng muốn lấy thần nên chỉ làm vậy mới có thể bảo đảm thần sẽ nhặt được bông hoa điền người ‘đánh rơi’… Ái ui…”
Tiếng “ái ui” này là bởi nàng hung dữ cấu ta.
“Ai muốn lấy huynh?” Nàng không cam lòng hỏi vặn lại.
Ta cười, đáp: “Ồ, thế hóa ra vừa nãy là thần nằm mơ, mơ thấy có người hỏi thần có bằng lòng bái đường với nàng không…”
Nàng vừa thẹn vừa giận, đạp ta một cước không nhẹ không nặng, sau đó xoay người xây lưng về phía ta, còn cố gắng kéo xa khoảng cách, giả bộ tức giận không để ý tới ta.
Bấy giờ ta mới nín cười, gọi khẽ nàng hai tiếng, nàng vẫn bất động, ta bèn mon men lại gần nàng, dịu dàng nói bên tai nàng: “Được rồi, thần thừa nhận, là thần nóng lòng muốn cưới người nên cả ngày cưỡi ngựa xớ rớ sau lưng người… Còn cầm một cái quạt to, ra sức quạt gió về phía người…”
Nàng quả nhiên kinh ngạc, không nhịn được mở miệng: “Sao lại phải quạt gió?”
“Vì muốn hoa điền của người mau chóng rơi xuống chứ sao.”
Nàng phì cười, rốt cuộc cũng chịu xoay người trở lại đối mặt với ta: “Kiếp sau mà huynh còn huyên thuyên chọc tức ta như thế, ta sẽ phạt huynh quỳ gạch vỡ hằng ngày.”
Ta ra chiều đau buồn, than thở: “Thảm vậy cơ à? Kiếp này thần cũng đành chịu, nhưng chẳng lẽ kiếp sau cũng bị người nô dịch?”
Đại khái là lo lời nói mới rồi làm tổn thương tự tôn của ta, nàng lập tức bổ sung: “Ta nói là huynh chọc tức ta ta mới đối xử với huynh như thế, huynh ăn ở tử tế thì ai hành hạ huynh làm gì?”
Thấy ta không bày tỏ thái độ gì, nàng lại miêu tả cho ta nghe một tiền đồ tốt đẹp: “Ta sẽ rất tốt với huynh… Lúc huynh học bài, ta sẽ đốt lư hương cho huynh; lúc huynh viết chữ, ta sẽ mài mực cho huynh; lúc huynh vẽ tranh, ta sẽ pha màu cho huynh… Khi nào huynh mệt mỏi, muốn hoạt động gân cốt, múa kiếm hoặc chơi ném bình, ta sẽ ở bên đàn không hầu cho huynh…”
Tưởng tượng cảnh đó, ta không khỏi bật cười: “Ồn ào chết mất.”
Nàng trợn mắt nguýt ta: “Cái đồ đàn gảy tai trâu!”
Hứng thú cũng không vì thế mà giảm bớt, nàng lại ngửa mặt nhìn lên trên, chúm chím mơ mộng, “Thanh minh hàn thực, chúng ta cùng ra ngoài du xuân ngắm hoa; thất tịch trung thu, chúng ta có thể cùng ngồi dưới hiên nhà ngắm trăng xem sao… Những lúc như vậy, huynh nhất định sẽ nổi hứng làm thơ, vậy ta sẽ…”
Ta không đợi nàng nói hết đã lập tức tiếp lời: “Người ngồi bên cạnh ăn khoai sọ.”
Nàng ngồi dậy, hai tay giơ một cái gối gấm lên, đập loạn xuống đầu xuống mặt ta, phẫn nộ nói: “Ta là nói ta sẽ xướng họa cùng huynh!”
Ta vốn định tiếp tục chòng ghẹo nàng, nhưng đã cười đến hết hơi nói tiếp. Nàng trừng ta hồi lâu, sau cùng khóe miệng nhếch lên, vẻ giận rốt cuộc chẳng giữ được nữa, tức thì mất tăm, nàng lại nằm xuống bên cạnh ta, ôm một cánh tay ta, vùi mặt vào ống tay áo ta, cũng cười không dứt.
Nghe chuỗi tiếng cười lanh lảnh của nàng, nụ cười của ta dần tan biến trong khoảng không nơi ánh mắt nàng chẳng chạm đến.
Mấy ngày nay, ta đã thấy nàng rơi quá nhiều lệ, thật mừng xiết bao khi bây giờ chúng ta vẫn còn có thể có một khoảng thời gian vui vẻ như thế này, hi vọng cái cuối cùng ta để lại cho nàng là nét mặt tươi cười rạng rỡ của ta, còn những bi ai và đau đớn không thể nào xóa nhòa kia, hãy tạm thời để chúng chìm xuống đáy lòng, trước khi ta rời khỏi nàng, tuyệt đối không thể để nàng nhìn thấy trong con ngươi ta.
Sau đó nàng cười suốt, cho đến khi mỏi mệt mới mơ mơ màng màng thiếp đi trong lòng ta.
Ta ôm nàng, nhưng không nhắm mắt ngủ. Đợi đến khi trăng mờ sao đổi, đèn tắt khói lụi, ta lặng lẽ đứng dậy, định rời đi bây giờ, song lại phát hiện ra một đoạn ống tay áo đang lót làm gối dưới má công chúa, không tiện rút ra.
Ta định nâng đầu nàng lên rồi mới dời tay áo đi, nhưng lại nghĩ gần đây tinh thần nàng không an, ngủ dễ bừng tỉnh, động chạm như vậy quá nửa sẽ khiến nàng tỉnh lại. Ta bèn một tay để nguyên vị trí cũ, tay kia cởi vạt áo ra, rút tay này ra trước, cẩn thận rụt người thoát đi tấm áo trong này, cuối cùng mới trượt bàn tay bất động ra khỏi tay áo công chúa đang gối.
Làm vậy, ta có thể thoát thân rời đi, mà công chúa cũng vẫn có thể gối ống tay áo ấy mà ngủ tiếp.
Ta đứng lặng trước giường nàng hồi lâu, lặng im ngắm nàng, muốn khắc sâu dáng vẻ nàng lúc này vào tâm khảm.
Chốc sau, tiếng đồng hồ nước lại vang lên, đã là canh tư, ta phải rời đi.
Chậm rãi cúi người, ta in lên vầng trán nàng một nụ hôn mềm nhẹ. Nàng như cảm nhận được, rèm mi thoáng rung rung, nhưng đến cùng vẫn không tỉnh lại. Tay vô thức xoa xoa vạt trước tấm áo suông, nàng lại nghiêng mình kề về phía đó, tựa như vẫn đang tựa trong lòng ta.
Gối lên tấm áo suông còn vương hơi ấm của ta, bờ môi nhoẻn nụ cười nhẹ nhàng, vẻ mặt nàng ngủ say yên bình điềm tĩnh nom như trẻ con vậy.
Đó là hình ảnh cuối cùng nàng để lại cho ta trong cuộc đời này.
Năm ấy, nàng hai mươi lăm tuổi.
Danh sách chương