Tháng Tám nhuận năm Gia Hựu thứ sáu, đô tri Đặng Bảo Cát từ Đông Kinh đến, truyền cho ta một mật chỉ: Lập tức hồi kinh nhập cung nhậm chức ngay trong ngày, ta khá bất ngờ, chẳng ngờ chỉ sau một năm vẻn vẹn bị biếm trục, mình lại được hưởng ơn đại xá này. Lúc thấy Đặng đô tri thần sắc nghiêm trang tuyên một mình ta vào thiên điện, ta còn tưởng rằng cái y mang tới là tờ chiếu lệnh ban chết.
“Là…công chúa tiến ngôn cho tôi ạ?” Sau khi tiếp chỉ, ta nhỏ giọng hỏi Đặng đô tri đang nói lời “chúc mừng” với ta.
Đặng đô tri thở dài: “Chuyện công chúa làm cho cậu há có thể chỉ dùng hai chữ ‘tiến ngôn’ là khái quát được… Sau khi phát hiện cậu rời kinh, người vào cung khẩn cầu quan gia cho vời cậu về, khóc cơ hồ muốn ngất, nhưng quan gia chỉ ôn hòa vỗ về, trước sau không nhận lời, làm công chúa khóc suốt ngày, bất kể là ở trong cung hay ở phủ công chúa, đối mặt với mỗi một người cố gắng khuyên nhủ, người đều chỉ phẫn nộ nói đúng một câu: ‘Trả Hoài Cát lại cho ta!’ Người treo cổ quyên sinh ở nhà đã chẳng phải lần một lần hai, dọa Miêu hiền phi sợ đến mức vội vàng xin quan gia vời người về ở trong cung, ngày ngày kèm cặp trông chừng, không dám tự ý rời đi một khắc. Một năm nay, người cơ hồ chẳng khi nào vui vẻ, ngoài khóc lóc, van cầu, mắng mỏ giận dữ ra thì cũng chỉ còn ngẩn người và ngủ mê mệt. Giữa tháng Bảy năm nay, Đổng quý nhân sinh hạ thập tam công chúa. Có một hôm, Duyện quốc công chúa đến thăm cô em gái này, ôm thập tam công chúa đùa chơi, lúc ấy mới hơi thoáng hé cười. Khi đó thập nhất công chúa đang ở cạnh Đổng nương tử, nhũ mẫu bón cháo cho người, người lắc đầu không chịu ăn, miệng cứ liên thanh nói ‘khoai sọ’, đại khái là đòi ăn bánh khoai sọ nghiền. Duyện quốc công chúa nghe thấy lập tức ngơ ngẩn thất thần, bất động hơn nửa ngày. Miêu nương tử thấy trạng thái người khác thường, lập tức bảo người bế thập tam công chúa đi, Duyện quốc công chúa cũng để mặc họ bế em đi, tự mình lặng lẽ ra ngoài. Miêu nương tử theo người đi ra, dẫn người tới Hậu uyển giải sầu. Công chúa vẫn rất yên tĩnh, nhưng lúc tới bên một miệng giếng, bỗng nhảy phắt xuống, người chung quanh không ai kéo nổi…”
Như ăn trọn một đòn giáng nặng nề, khí huyết trong ngực ta chảy xiết, giọng cũng run lên: “Công chúa…xảy ra chuyện rồi?”
May mà ta nhanh chóng trông thấy cái xua tay của Đặng đô tri: “Còn may phản ứng của bọn nội thị cũng nhanh, cấp tốc cứu người ra.” y nói, “Miêu nương tử ôm người khóc tưởng như chết đi sống lại, còn công chúa thì không nói một lời, ánh mắt cũng không chút thần thái, hệt như người gỗ vậy, mãi đến khi quan gia tới, người mới mở miệng, lời nói ra vẫn là câu kia – ‘Trả Hoài Cát cho ta.’”
Ta hơi cúi đầu, thầm ra sức cắn lưỡi trong im lặng, làm đau đớn nơi đây ức chế và giảm bớt cảm giác ở một chỗ khác, cho đến khi vị máu tanh ngai ngái rỉ ra.
“Miêu nương tử nghe vậy càng thêm đau khổ, vái lạy van lơn quan gia cho triệu cậu về. Quan gia liên tục thở dài, vô cùng khó xử. Trấn an mẹ con Miêu nương tử xong, ngài lại qua thăm Đổng nương tử, nói với Đổng nương tử, ngài chuẩn bị thăng người lên tiệp dư. Đổng nương tử sinh hạ ba lần trong vòng ba năm, lần cuối sinh thập tam công chúa còn khó sinh, sức khỏe vô cùng yếu ớt, vẫn triền miên nằm trên giường bệnh. Nghe quan gia nói thế, người lại lập tức ngồi dậy, quỳ gối trước mặt quan gia, ra sức từ chối việc thăng vị, hỏi quan gia có thể chuyển lần ban thưởng này thành một lời chấp thuận, giúp người thực hiện một nguyện vọng chăng. Quan gia hỏi nguyện vọng của người là gì, người trả lời, hi vọng quan gia có thể xá tội cho cậu, vời cậu về gặp công chúa.”
Ôi, Thu Hòa… Bản thân cô cũng có tâm nguyện mà mỗi một cơ hội thực hiện tâm nguyện cô đều dùng để thành toàn cho người khác. Ta cảm kích cô khôn xiết, nhưng đối mặt với lời tự thuật của Đặng đô tri, ta vẫn chỉ giữ im lặng, bởi chẳng tìm được bất kỳ ngôn từ nào thích hợp để có thể diễn tả sự xúc động mà lòng thiện lương của cô đem đến cho ta.
“Nghe Đổng nương tử nói vậy, quan gia vẫn chưa tỏ thái độ gì, nhưng ắt là đã nảy ý định vời cậu về trong đầu. Mà thúc đẩy ngài đưa ra quyết định lại là một người khác. Người này, khẳng định cậu đoán không ra là ai.” Đặng đô tri kể tiếp.
Ta ngẩng đầu, gửi cho y một ánh mắt dò hỏi, y cũng không úp mở, nói thẳng đáp án: “Là phò mã Lý Vĩ.”
Dưới cái nhìn kinh ngạc của ta, y tiếp tục: “Hay tin công chúa nhảy giếng, Lý đô úy vào cung cầu kiến quan gia, quỳ gối dập đầu trước quan gia. Quan gia còn tưởng cậu ấy lại tới để thỉnh tội, không nhịn được nói: ‘Việc này không liên can đến ngươi, ngươi về đi.’ Lý đô úy lại ấp úng nói có một chuyện muốn xin quan gia bằng lòng, quan gia hỏi là gì, cậu ấy nói: ‘Xin hãy triệu Lương tiên sinh về.’”
Nói tới đây, Đặng đô tri dừng lại, nhìn ta, tựa hồ đang chờ ta lên tiếng câu gì. Mà ta thì hoàn toàn câm nín, song phương im lặng cùng y, một lúc sau mới hỏi một câu: “Cậu ấy có nói nguyên nhân xin triệu tôi về không ạ?”
Đặng đô tri: “Không. Quan gia cũng có hỏi, nhưng cậu ấy không giải thích nguyên nhân, chỉ không ngừng dập đầu, liên tục khẩn cầu quan gia cho gọi cậu về.”
Ta và Đặng đô tri ngựa không dừng vó tức tốc chạy về Đông Kinh, lúc đến gần thành Đông Kinh, sắc trời đã tắt, Đặng đô tri vốn còn nói đã qua giờ đóng cổng thành, chỉ sợ hai ta vào không được, nhưng đi tới trước cổng thành mới phát hiện ra cổng vẫn mở như cũ, chưa đóng. Đặng đô tri vô cùng kinh ngạc, hỏi binh vệ gác cổng, binh vệ đáp: “Hôm nay đưa tang thập tam công chúa, quan gia hạ lệnh giữ cửa cung và cổng thành, đợi người đưa linh cữu trở về rồi mới đóng.”
Thập tam công chúa chết yểu? Ta quay sang Đặng đô tri, y gật đầu, nhỏ giọng nói: “Sau khi giáng sinh, tình hình của thập tam công chúa vẫn luôn bất ổn, lúc ta rời kinh, người đã bệnh tình nguy kịch.”
Tính thời gian, vị tiểu công chúa này chỉ sống được trên thế gian vỏn vẹn hai tháng. Đáy lòng ta nặng trĩu, chẳng dám suy đoán Thu Hòa lúc này thương tâm cỡ nào.
Đặng đô tri lĩnh ta vào thành, lúc sứ thần gác cổng tra hỏi thân phận ta, y lấp liếm: “Đây là nội thần ở Tây Kinh hồi cung bẩm tấu.”
Vào thành rồi, y mới lặng lẽ nói cho ta biết: “Quan gia không muốn để ai hay cậu về kinh chuyến này, đặc biệt là đài gián, thế nên phái ta đi truyền mật chỉ, đồng thời cũng căn dặn ta, dọc đường không được tiết lộ thân phận của cậu với người khác, bằng không, đài gián mà biết cậu trở về, nhất định sẽ lại có lời.”
Ta cụp mắt, nhớ đến những chỉ trích của đài gián đối với ta khi trước. Đặng đô tri yên lặng đi một chốc, bỗng quay đầu nói với ta: “Chắc là cậu vẫn chưa biết đâu nhỉ? Giữa tháng Sáu năm nay, quan gia tiếp thu kiến nghị của chư thần, thăng Tư Mã Quang làm khởi cư xá nhân, đồng tri gián viện… Trong vòng hai tháng ngắn ngủi, Tư Mã Quang đã dâng mười mấy hai mươi trát, trở thành gián quan đương nhiệm tiến ngôn nhiều nhất.”
“Là…công chúa tiến ngôn cho tôi ạ?” Sau khi tiếp chỉ, ta nhỏ giọng hỏi Đặng đô tri đang nói lời “chúc mừng” với ta.
Đặng đô tri thở dài: “Chuyện công chúa làm cho cậu há có thể chỉ dùng hai chữ ‘tiến ngôn’ là khái quát được… Sau khi phát hiện cậu rời kinh, người vào cung khẩn cầu quan gia cho vời cậu về, khóc cơ hồ muốn ngất, nhưng quan gia chỉ ôn hòa vỗ về, trước sau không nhận lời, làm công chúa khóc suốt ngày, bất kể là ở trong cung hay ở phủ công chúa, đối mặt với mỗi một người cố gắng khuyên nhủ, người đều chỉ phẫn nộ nói đúng một câu: ‘Trả Hoài Cát lại cho ta!’ Người treo cổ quyên sinh ở nhà đã chẳng phải lần một lần hai, dọa Miêu hiền phi sợ đến mức vội vàng xin quan gia vời người về ở trong cung, ngày ngày kèm cặp trông chừng, không dám tự ý rời đi một khắc. Một năm nay, người cơ hồ chẳng khi nào vui vẻ, ngoài khóc lóc, van cầu, mắng mỏ giận dữ ra thì cũng chỉ còn ngẩn người và ngủ mê mệt. Giữa tháng Bảy năm nay, Đổng quý nhân sinh hạ thập tam công chúa. Có một hôm, Duyện quốc công chúa đến thăm cô em gái này, ôm thập tam công chúa đùa chơi, lúc ấy mới hơi thoáng hé cười. Khi đó thập nhất công chúa đang ở cạnh Đổng nương tử, nhũ mẫu bón cháo cho người, người lắc đầu không chịu ăn, miệng cứ liên thanh nói ‘khoai sọ’, đại khái là đòi ăn bánh khoai sọ nghiền. Duyện quốc công chúa nghe thấy lập tức ngơ ngẩn thất thần, bất động hơn nửa ngày. Miêu nương tử thấy trạng thái người khác thường, lập tức bảo người bế thập tam công chúa đi, Duyện quốc công chúa cũng để mặc họ bế em đi, tự mình lặng lẽ ra ngoài. Miêu nương tử theo người đi ra, dẫn người tới Hậu uyển giải sầu. Công chúa vẫn rất yên tĩnh, nhưng lúc tới bên một miệng giếng, bỗng nhảy phắt xuống, người chung quanh không ai kéo nổi…”
Như ăn trọn một đòn giáng nặng nề, khí huyết trong ngực ta chảy xiết, giọng cũng run lên: “Công chúa…xảy ra chuyện rồi?”
May mà ta nhanh chóng trông thấy cái xua tay của Đặng đô tri: “Còn may phản ứng của bọn nội thị cũng nhanh, cấp tốc cứu người ra.” y nói, “Miêu nương tử ôm người khóc tưởng như chết đi sống lại, còn công chúa thì không nói một lời, ánh mắt cũng không chút thần thái, hệt như người gỗ vậy, mãi đến khi quan gia tới, người mới mở miệng, lời nói ra vẫn là câu kia – ‘Trả Hoài Cát cho ta.’”
Ta hơi cúi đầu, thầm ra sức cắn lưỡi trong im lặng, làm đau đớn nơi đây ức chế và giảm bớt cảm giác ở một chỗ khác, cho đến khi vị máu tanh ngai ngái rỉ ra.
“Miêu nương tử nghe vậy càng thêm đau khổ, vái lạy van lơn quan gia cho triệu cậu về. Quan gia liên tục thở dài, vô cùng khó xử. Trấn an mẹ con Miêu nương tử xong, ngài lại qua thăm Đổng nương tử, nói với Đổng nương tử, ngài chuẩn bị thăng người lên tiệp dư. Đổng nương tử sinh hạ ba lần trong vòng ba năm, lần cuối sinh thập tam công chúa còn khó sinh, sức khỏe vô cùng yếu ớt, vẫn triền miên nằm trên giường bệnh. Nghe quan gia nói thế, người lại lập tức ngồi dậy, quỳ gối trước mặt quan gia, ra sức từ chối việc thăng vị, hỏi quan gia có thể chuyển lần ban thưởng này thành một lời chấp thuận, giúp người thực hiện một nguyện vọng chăng. Quan gia hỏi nguyện vọng của người là gì, người trả lời, hi vọng quan gia có thể xá tội cho cậu, vời cậu về gặp công chúa.”
Ôi, Thu Hòa… Bản thân cô cũng có tâm nguyện mà mỗi một cơ hội thực hiện tâm nguyện cô đều dùng để thành toàn cho người khác. Ta cảm kích cô khôn xiết, nhưng đối mặt với lời tự thuật của Đặng đô tri, ta vẫn chỉ giữ im lặng, bởi chẳng tìm được bất kỳ ngôn từ nào thích hợp để có thể diễn tả sự xúc động mà lòng thiện lương của cô đem đến cho ta.
“Nghe Đổng nương tử nói vậy, quan gia vẫn chưa tỏ thái độ gì, nhưng ắt là đã nảy ý định vời cậu về trong đầu. Mà thúc đẩy ngài đưa ra quyết định lại là một người khác. Người này, khẳng định cậu đoán không ra là ai.” Đặng đô tri kể tiếp.
Ta ngẩng đầu, gửi cho y một ánh mắt dò hỏi, y cũng không úp mở, nói thẳng đáp án: “Là phò mã Lý Vĩ.”
Dưới cái nhìn kinh ngạc của ta, y tiếp tục: “Hay tin công chúa nhảy giếng, Lý đô úy vào cung cầu kiến quan gia, quỳ gối dập đầu trước quan gia. Quan gia còn tưởng cậu ấy lại tới để thỉnh tội, không nhịn được nói: ‘Việc này không liên can đến ngươi, ngươi về đi.’ Lý đô úy lại ấp úng nói có một chuyện muốn xin quan gia bằng lòng, quan gia hỏi là gì, cậu ấy nói: ‘Xin hãy triệu Lương tiên sinh về.’”
Nói tới đây, Đặng đô tri dừng lại, nhìn ta, tựa hồ đang chờ ta lên tiếng câu gì. Mà ta thì hoàn toàn câm nín, song phương im lặng cùng y, một lúc sau mới hỏi một câu: “Cậu ấy có nói nguyên nhân xin triệu tôi về không ạ?”
Đặng đô tri: “Không. Quan gia cũng có hỏi, nhưng cậu ấy không giải thích nguyên nhân, chỉ không ngừng dập đầu, liên tục khẩn cầu quan gia cho gọi cậu về.”
Ta và Đặng đô tri ngựa không dừng vó tức tốc chạy về Đông Kinh, lúc đến gần thành Đông Kinh, sắc trời đã tắt, Đặng đô tri vốn còn nói đã qua giờ đóng cổng thành, chỉ sợ hai ta vào không được, nhưng đi tới trước cổng thành mới phát hiện ra cổng vẫn mở như cũ, chưa đóng. Đặng đô tri vô cùng kinh ngạc, hỏi binh vệ gác cổng, binh vệ đáp: “Hôm nay đưa tang thập tam công chúa, quan gia hạ lệnh giữ cửa cung và cổng thành, đợi người đưa linh cữu trở về rồi mới đóng.”
Thập tam công chúa chết yểu? Ta quay sang Đặng đô tri, y gật đầu, nhỏ giọng nói: “Sau khi giáng sinh, tình hình của thập tam công chúa vẫn luôn bất ổn, lúc ta rời kinh, người đã bệnh tình nguy kịch.”
Tính thời gian, vị tiểu công chúa này chỉ sống được trên thế gian vỏn vẹn hai tháng. Đáy lòng ta nặng trĩu, chẳng dám suy đoán Thu Hòa lúc này thương tâm cỡ nào.
Đặng đô tri lĩnh ta vào thành, lúc sứ thần gác cổng tra hỏi thân phận ta, y lấp liếm: “Đây là nội thần ở Tây Kinh hồi cung bẩm tấu.”
Vào thành rồi, y mới lặng lẽ nói cho ta biết: “Quan gia không muốn để ai hay cậu về kinh chuyến này, đặc biệt là đài gián, thế nên phái ta đi truyền mật chỉ, đồng thời cũng căn dặn ta, dọc đường không được tiết lộ thân phận của cậu với người khác, bằng không, đài gián mà biết cậu trở về, nhất định sẽ lại có lời.”
Ta cụp mắt, nhớ đến những chỉ trích của đài gián đối với ta khi trước. Đặng đô tri yên lặng đi một chốc, bỗng quay đầu nói với ta: “Chắc là cậu vẫn chưa biết đâu nhỉ? Giữa tháng Sáu năm nay, quan gia tiếp thu kiến nghị của chư thần, thăng Tư Mã Quang làm khởi cư xá nhân, đồng tri gián viện… Trong vòng hai tháng ngắn ngủi, Tư Mã Quang đã dâng mười mấy hai mươi trát, trở thành gián quan đương nhiệm tiến ngôn nhiều nhất.”
Danh sách chương