Tuy Trương Thừa Chiếu sống chết không chịu thừa nhận nhưng ta vẫn có thể khẳng định để công chúa mặc y phục tiểu hoàng môn chạy ra ngoài là ý tưởng của hắn.
Hắn nhanh chóng được công chúa tín nhiệm nhờ vào khả năng nhìn mặt đoán ý, lựa lời xúi giục công chúa thích sao làm vậy. Ta từng kéo riêng hắn ra trách cứ, không tự chủ được càng lúc càng nặng giọng, sau cùng nghe thấy hắn buông một tiếng thở dài: “Khi còn bé bị đám nội thị hoàng môn cao hơn tôi một cấp mắng nhiếc, tôi mới ý thức được thế nào là quan hơn một bậc đè chết người. Vốn tưởng chúng ta là anh em, cậu không giống họ…”
Ta ngẩn người, dần nhớ lại chuyện hắn bảo vệ ta bận ta bị ức hiếp hồi còn nhỏ, liền im lặng.
Hắn lại nhắc đến công chúa: “Công chúa mặc y phục tiểu hoàng môn ra ngoài chơi bất quá chỉ là chuyện cỏn con ngẫu nhiên mới diễn ra một lần. Hơn nữa còn hành sự cẩn thận, không ai phát hiện ra. Dẫu có bị phát hiện thì công chúa cũng chẳng chạy ra ngoài cung, cùng lắm chỉ bị quan gia nương nương nói dăm lời, có thể gây nên phiền toái bao lớn chứ? Quan gia thương công chúa như vậy, chớ nói công chúa chỉ đi loanh quanh trong cung viện, người có nhất thời nổi hứng, phóng hỏa đốt cung, quan gia ắt cũng chẳng thực sự trách phạt người… Ấy gọi là tình ruột thịt đó! Trương quý phi được sủng ái ư? Nhưng hành sự chỉ cần xảy ra chút ít sai lầm thôi là quan gia mặt mày sa sầm, bắt bà ta quỳ xuống tạ tội liền. Ngẫm lại công chúa mà xem, cậu có từng thấy quan gia thật sự nổi giận với người bao giờ chưa? Công chúa bị thương cái ngón út thôi quan gia cũng xót ruột cả nửa ngày kia mà…”
Ta không muốn nghe hắn lý lẽ chày cối, ngắt lời: “Chuyện không đơn giản chỉ là công chúa chạy loanh quanh trong cung như cậu nói. Cậu để công chúa cải trang đi gặp người ngoài như thế, lỡ bị ai biết, nhất là đài gián, sẽ đem lại phiền phức cỡ nào cho người và quan gia đây? Huống hồ, công chúa còn là nữ tử đã đính hôn…”
“Ôi, đã nói bao lần rồi, có phải tôi bắt công chúa cải trang đâu.” Trương Thừa Chiếu rất là cẩn thận tiếp tục lảng tránh tội danh xúi giục công chúa, “Cậu cũng đâu phải không biết, công chúa mà muốn làm gì thì mười con trâu kéo cũng chẳng lại. Hơn nữa, công chúa chỉ muốn gặp vài người thuận mắt trước khi xuất giá thôi mà, việc gì cậu cứ phải ngăn cản mãi thế? Ngẫm lại vị phò mã của chúng ta đi, quả đúng là khó coi còn gì, công chúa xuất giá rồi nhất định sẽ cười không nổi, sao không cho người sống cuộc sống hiện giờ thích chí hơn?”
Câu cuối cùng làm ta cứng họng hồi lâu, mãi sau mới nói: “Công chúa quá thẳng tính, tiếp xúc nhiều với Tào công tử rồi chỉ e chuyện về sau khó mà xử lý được.”
Trương Thừa Chiếu khoát tay: “Không sao đâu, hai đứa trẻ gặp nhau giữa thanh thiên bạch nhật thì có thể gây ra được đại loạn gì? Chẳng lẽ ý cậu là họ có bản lĩnh bỏ trốn?” Thấy ta không đáp, hắn chợt nhếch một nụ cười khác thường, hạ giọng xuống thật thấp, cúi người nghiêng đầu nhìn ta chòng chọc, hỏi dò: “Tôi biết rồi, cậu hầu hạ công chúa nhiều năm, bỗng thấy công chúa gần gũi với người khác nên trong lòng sinh chút khó chịu chứ gì…”
Ta đứng bật dậy, mím chặt môi, lạnh lùng lườm hắn. Hắn bị dọa cho im bặt, cúi đầu không dám tiếp tục nhìn ta.
Đã ghét Trương Thừa Chiếu suy đoán mập mờ, lại hận mình nghe câu này phản ứng quá dữ dội, ta phất tay áo bỏ đi, không sao nén được muôn nỗi ưu tư cuồn cuộn trong lồng ngực, rảo bước đi lung tung không mục đích trong cung, tưởng như muốn cất bước chạy điên cuồng.
Sau, hồi thần lại được là vì nghe thấy tiếng công chúa: “Hoài Cát, Hoài Cát, sao huynh lại ở đây?”
Câu hỏi của nàng làm mớ suy nghĩ đang trong trạng thái vẩn đục của ta lắng lại. Ta nhận ra mình đang đứng trước Phúc Ninh Điện, công chúa thì đi về phía ta, trên mặt treo nụ cười trong vắt, không đợi ta trả lời đã chìa cho ta xem chiếc tráp con tinh xảo nàng cầm trong tay: “Huynh đoán xem đây là cái gì?”
Ta hít lấy một hơi thật sâu, cố sức điều chỉnh sao cho vẻ mặt mình không quá cứng nhắc rồi nhẹ giọng đáp: “Xem chừng trong tráp đựng một thỏi mực cổ.”
“Đúng vậy! Là mực Lý Siêu cha vừa ban cho ta đó!” Công chúa cười cười sáp lại gần ta, “Chìa tay ra đây.”
Ta không hiểu nàng định làm gì, nhưng vẫn nghe lời nàng vươn tay ra.
Nàng đặt thỏi mực cổ Nam Đường vào lòng bàn tay ta, nói: “Thưởng cho huynh đấy.”
Ta không khỏi cả kinh. Mực cổ quý giá như vậy trong cung chẳng còn dự trữ bao nhiêu, công chúa ắt hẳn đã phải hao hết miệng lưỡi mới có thể xin được kim thượng đồng ý ban cho mình, vậy mà nàng lại tùy tiện thưởng lại cho ta thế này.
Động não đôi chút, ta đoán ra được mấu chốt trong đây: “Công chúa lại muốn thần làm gì phải không?”
“Không hề nhé, ta hoàn toàn không muốn huynh làm gì cho ta hết!” Công chúa tức khắc phủ nhận, song lời tiếp theo nàng mở miệng đã khiến ta biết rõ mình đoán không sai.
“Cơ mà, ca ca,” Nàng mỉm cười dè dặt, nói với ta bằng giọng thương lượng, “Hôm lập xuân, ta muốn đi Tiên Nông Đàn xem quất xuân…”
“Quất xuân” vốn là một nghi thức cổ xưa, đắp tượng trâu đất để xua khí lạnh, tỏ ý tiễn giá rét đón hơi ấm, khuyến khích canh nông cho một năm được mùa. Đây là nghi thức long trọng nhất của quốc triều. Một ngày trước lập xuân, phủ Khai Phong sẽ dâng tượng trâu xuân bằng đất sét và phu phen, dụng cụ cày cấy vào cung, trong cung nghênh đón bằng trống nhạc. Ngày lập xuân, tể chấp dẫn quan lại, thân vương, hoàng thân quốc thích vào chúc mừng, tụ tập trước Tiên Nông Đàn ngoài Quan Giá Điện, lần lượt từng người cầm roi lụa màu quất trâu xuân ba lượt tỏ ý khuyến khích canh nông, tự cổ gọi là “quất xuân”.
Hôm ấy, ngoại thích có quan hàm cũng sẽ tham gia nghi thức, khẳng định là công chúa muốn mượn cơ hội này gặp lại Tào Bình. Đó là đại điển nam tử tụ họp, cung quyến không thể tham gia, công chúa nói vậy quá nửa là muốn xin ta cho phép nàng cải trang một lần nữa đi xem.
Nàng năn nỉ ta suốt mấy ngày, thành khẩn thề thốt đảm bảo tuyệt đối sẽ không để người khác phát hiện, “Ngày đó ta có thể mặc áo màu đeo mặt nạ quỷ như các tiểu hoàng môn khác mà, có mặt nạ che mặt thì ai biết được ta là công chúa đâu?”
Sau đó, ta hỏi nàng: “Công chúa cần gì phải xin thần cho phép? Như lần trước ấy, lẳng lặng gạt thần ra ngoài, thần cũng có cách nào can thiệp được đâu.”
“Thì… Ta sẽ không như thế nữa mà.” Nàng hơi xấu hổ cúi đầu, nói: “Ta sợ huynh biết sẽ không vui…”
Chớp mắt cảm động khi nghe lời này đã hóa thành lý do ta chấp thuận thỉnh cầu của nàng.
Hôm ấy, nàng quả thực mặc áo bông ngũ sắc, đeo mặt nạ quỷ toét miệng cười to, cải trang thành tiểu hoàng môn đón trâu đất đi xem nghi thức quất xuân. Ta có thể đứng ngoài xem như mọi người, song từ đầu đến cuối đều phải cố hết sức đi theo nàng.
Có điều, nàng không gặp được Tào Bình như mong muốn. Sau một hồi lâu nàng nhìn quanh nhìn quất, ta đi qua nói cho nàng biết tin tức vừa nghe ngóng được: “Hôm nay sứ giả Khiết Đan rời kinh về nước, Tào công tử theo quốc cữu ra ngoài thành tiễn, không tham gia lễ quất xuân.”
Tuy cách một lớp mặt nạ, song ta vẫn cảm nhận được nàng thất vọng nặng nề.
Nàng đứng đó ngẩn ngơ chốc lát, lẩm bẩm: “Ta có nói là muốn gặp huynh ấy đâu.” Sau đó tiếp tục đưa mắt xem mọi người quất trâu xuân.
Trâu xuân bằng đất sét cao bốn thước, dài tám thước, tượng trưng cho bốn mùa tám tiết; đuôi dài một thước hai tấc, tượng trưng cho mười hai tháng. Trên thân trâu còn vẽ hoa văn biểu đồ thời giờ bốn mùa tám tiết, hai bên trái phải gắn cày bừa làm nông. Roi màu quất xuân còn được gọi là roi xuân, dùng tơ ngũ sắc quấn thành, mỗi vị quan cầm hay cái, lần lượt quất trâu xuân theo thứ tự phẩm cấp rồi mới tề tụ cúng tế dâng hương, nghi thức sau cùng là đập nát trâu xuân, mọi người tranh đoạt trâu đất, giành được đầu trâu được coi là điềm đại cát, ấy gọi là “đoạt xuân”.
Xem lễ lúc này đa số đều là người có tuổi có địa vị, bởi vậy nên phần đoạt xuân sau đó chỉ toàn con cháu quan lại và hoàng thân quốc thích còn trẻ tham gia, người đứng tuổi chỉ đứng xem mà thôi.
Tới lễ đoạt xuân, dưới ban tế trâu xuân đã tụ tập đông đảo những thanh niên nóng lòng muốn thử sức, ai nấy đều lom lom nhìn trâu xuân xoa tay, chỉ đợi chủ trì phát lệnh. Đúng lúc ấy, có một cậu trai mười bảy, mười tám, bận áo đơn màu mai đỏ thình lình bật sức, liều mình chen từ phía sau đoàn người lên hàng nhất sát dưới ban tế. Hành động đột ngột này làm dậy lên cơn bất mãn của những người bị chen ra, họ cùng quay sang nhốn nháo xô đẩy hắn, mà hắn thì dang hai tay gắng gượng chống đỡ, quyết không chịu nhường, mặt đỏ gay, thở phì phò, hai mắt chòng chọc nhìn thẳng vào đầu trâu.
Ta trông rõ được khuôn mặt hắn rồi, tức thì thầm cảm thấy không ổn – đó là phò mã Lý Vĩ. Đã lâu không gặp, ngoại hình hắn không có thay đổi gì quá lớn, chỉ cao hơn một chút, cũng mập lên một chút, nom càng thêm chắc nịch, có đám con cháu tôn thất ngoại thích chung quanh làm nền, không khỏi toát lên vài phần thô bạo.
Đang định khuyên công chúa trở về thì nàng cũng đã để ý tới Lý Vĩ. Màu sắc chiếc áo bào Lý Vĩ bận trên người kích thích nàng phẫn nộ: “Người xấu xí da đen thế kia mà cũng dám mặc màu mai đỏ, đúng là cái thứ bắt chước mù quáng!”
Ta thầm tức cười. Nghi thức quất xuân khác với những đại điển bình thường, bầu không khí rất thoải mái, không yêu cầu tất thảy quan lại đều phải mặc triều phục, con cháu hoàng thân quốc thích trẻ tuổi có thể chọn mặc xiêm y tươi sáng. Có lẽ Lý Vĩ chỉ trùng hợp chọn màu đỏ hoa mai mà thôi chứ hôm hội bắn hắn nào đâu có mặt, chưa chắc đã là bắt chước Tào Bình.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, hiệu quả hắn mặc màu áo này quả tình chênh lệch Tào công tử quá xa, công chúa vì thế mà giận chó đánh mèo cũng là điều dễ hiểu.
Quan sát Lý Vĩ một lúc, công chúa bỗng lẩm bẩm: “Tên này trông quen quen, ta từng gặp ở đâu rồi thì phải…”
Sợ nàng nhận ra đây chính là “con thỏ ngốc” từng để lại ấn tượng không tốt cho nàng, ta lập tức bảo nàng: “Công chúa, không còn sớm nữa, chúng ta về thôi, nếu không Miêu nương tử lại đòi đi khắp nơi tìm người.”
Đôi mắt trong suốt để lộ dưới tấm mặt nạ của nàng lúc này đang nhìn chằm chằm vào Lý Vĩ, mang chút vẻ nghiền ngẫm mà suy tư, nàng từ chối lời đề nghị của ta: “Đợi đã, ta muốn xem thêm chốc nữa.”
Ta không thể làm gì khác, đành cầu mong Lý Vĩ sẽ không để lộ thân phận trong hoạt động sau đó.
Thế nhưng, biểu hiện của hắn thực sự quá nổi bật. Trâu xuân bị đập nát rồi, chủ trì vừa phát lệnh, hắn đã xông thẳng về phía đầu trâu, chặn trái húc phải, xô ngã mấy người, cuối cùng cũng tiếp cận được đầu trâu, cũng chẳng suy nghĩ gì nhiều mà vọt người bổ nhào lên trước, đè đầu trâu xuống dưới thân, vòng tay ôm chặt. Kể từ đó, những người đến sau bất kể ép buộc lôi kéo thế nào hắn cũng quyết không buông tay, để thủ vững chiến lợi phẩm, mặc cho người khác giẫm đạp lên tay áo vạt áo ra sao, hắn cũng không chịu đứng lên lúc này.
Trước đó, đầu trâu đã bị một tay nhanh nhẹn chạm tới, vốn đã cầm được cả hai tay rồi, không ngờ lại bị hắn bổ nhào một cú ngay mặt như thế, người nọ bị đánh bật ngã lộn ra sau, đứng lên rồi, mặt mũi sửng cồ như muốn chửi mắng.
Ta nhìn kỹ, nhận ra người này là Trương Hi Phủ, em họ Trương quý phi, con trai Trương Nghiêu Tá.
Chính lúc ấy Lý Vĩ ngẩng đầu lên, Trương Hi Phủ vừa thấy là hắn, chợt nhoẻn cười: “Hóa ra là Lý phò mã. Bảo sao, đã xuất hết sức in vàng mã ra thì chúng tôi sao dám tranh với ngài?”
Câu này nói lên rất dõng dạc, người trên ban tế nghe thấy cười ầm lên, đều từ bỏ tranh đầu trâu với Lý Vĩ, ai nấy nhặt lấy một miếng đất sét trâu xuân rồi sôi nổi tản đi.
Lý Vĩ thấy xung quanh không còn ai, bấy giờ mới từ từ đứng dậy, vẫn ôm khư khư cái đầu trâu, nơm nớp nhìn bốn phía như sợ hãy còn người đến tranh cướp với mình.
Tệ hơn là dáng vẻ hắn bây giờ quả thật thảm không nỡ nhìn: Áo bào màu mai đỏ bị đạp cho nhăn nhúm, in đầy dấu chân; khăn chít đầu bị đụng rơi xuống đất, đã sớm bị mọi người giẫm bẹp; tóc tai bù xù, mặt mũi lấm lem bùn đất, trán còn có vết va chạm chảy máu…
Ta quay sang công chúa, không biết nên nói gì với nàng. Mà trong suốt khoảng thời gian đó, nàng vẫn đứng im quan sát như một bức tượng băng rét buốt, đến con ngươi cũng không chuyển động lấy mảy may.
Lát sau, nàng mới từ từ cất lời: “Ta nhớ ra rồi, hắn là con thỏ ngốc.”
Ta lay lay vai nàng, muốn đưa nàng đi: “Công chúa…”
Nàng khẽ giãy ra, hỏi ta: “Hắn chính là Lý Vĩ?”
Ta không cách nào giấu giếm nàng được nữa, buộc lòng gật đầu.
Nàng cúi đầu, hai giọt nước mắt tuôn ra, lướt qua gương mặt hớn hở rực rỡ sắc màu của chiếc mặt nạ, không tiếng động rơi xuống đất.
Hắn nhanh chóng được công chúa tín nhiệm nhờ vào khả năng nhìn mặt đoán ý, lựa lời xúi giục công chúa thích sao làm vậy. Ta từng kéo riêng hắn ra trách cứ, không tự chủ được càng lúc càng nặng giọng, sau cùng nghe thấy hắn buông một tiếng thở dài: “Khi còn bé bị đám nội thị hoàng môn cao hơn tôi một cấp mắng nhiếc, tôi mới ý thức được thế nào là quan hơn một bậc đè chết người. Vốn tưởng chúng ta là anh em, cậu không giống họ…”
Ta ngẩn người, dần nhớ lại chuyện hắn bảo vệ ta bận ta bị ức hiếp hồi còn nhỏ, liền im lặng.
Hắn lại nhắc đến công chúa: “Công chúa mặc y phục tiểu hoàng môn ra ngoài chơi bất quá chỉ là chuyện cỏn con ngẫu nhiên mới diễn ra một lần. Hơn nữa còn hành sự cẩn thận, không ai phát hiện ra. Dẫu có bị phát hiện thì công chúa cũng chẳng chạy ra ngoài cung, cùng lắm chỉ bị quan gia nương nương nói dăm lời, có thể gây nên phiền toái bao lớn chứ? Quan gia thương công chúa như vậy, chớ nói công chúa chỉ đi loanh quanh trong cung viện, người có nhất thời nổi hứng, phóng hỏa đốt cung, quan gia ắt cũng chẳng thực sự trách phạt người… Ấy gọi là tình ruột thịt đó! Trương quý phi được sủng ái ư? Nhưng hành sự chỉ cần xảy ra chút ít sai lầm thôi là quan gia mặt mày sa sầm, bắt bà ta quỳ xuống tạ tội liền. Ngẫm lại công chúa mà xem, cậu có từng thấy quan gia thật sự nổi giận với người bao giờ chưa? Công chúa bị thương cái ngón út thôi quan gia cũng xót ruột cả nửa ngày kia mà…”
Ta không muốn nghe hắn lý lẽ chày cối, ngắt lời: “Chuyện không đơn giản chỉ là công chúa chạy loanh quanh trong cung như cậu nói. Cậu để công chúa cải trang đi gặp người ngoài như thế, lỡ bị ai biết, nhất là đài gián, sẽ đem lại phiền phức cỡ nào cho người và quan gia đây? Huống hồ, công chúa còn là nữ tử đã đính hôn…”
“Ôi, đã nói bao lần rồi, có phải tôi bắt công chúa cải trang đâu.” Trương Thừa Chiếu rất là cẩn thận tiếp tục lảng tránh tội danh xúi giục công chúa, “Cậu cũng đâu phải không biết, công chúa mà muốn làm gì thì mười con trâu kéo cũng chẳng lại. Hơn nữa, công chúa chỉ muốn gặp vài người thuận mắt trước khi xuất giá thôi mà, việc gì cậu cứ phải ngăn cản mãi thế? Ngẫm lại vị phò mã của chúng ta đi, quả đúng là khó coi còn gì, công chúa xuất giá rồi nhất định sẽ cười không nổi, sao không cho người sống cuộc sống hiện giờ thích chí hơn?”
Câu cuối cùng làm ta cứng họng hồi lâu, mãi sau mới nói: “Công chúa quá thẳng tính, tiếp xúc nhiều với Tào công tử rồi chỉ e chuyện về sau khó mà xử lý được.”
Trương Thừa Chiếu khoát tay: “Không sao đâu, hai đứa trẻ gặp nhau giữa thanh thiên bạch nhật thì có thể gây ra được đại loạn gì? Chẳng lẽ ý cậu là họ có bản lĩnh bỏ trốn?” Thấy ta không đáp, hắn chợt nhếch một nụ cười khác thường, hạ giọng xuống thật thấp, cúi người nghiêng đầu nhìn ta chòng chọc, hỏi dò: “Tôi biết rồi, cậu hầu hạ công chúa nhiều năm, bỗng thấy công chúa gần gũi với người khác nên trong lòng sinh chút khó chịu chứ gì…”
Ta đứng bật dậy, mím chặt môi, lạnh lùng lườm hắn. Hắn bị dọa cho im bặt, cúi đầu không dám tiếp tục nhìn ta.
Đã ghét Trương Thừa Chiếu suy đoán mập mờ, lại hận mình nghe câu này phản ứng quá dữ dội, ta phất tay áo bỏ đi, không sao nén được muôn nỗi ưu tư cuồn cuộn trong lồng ngực, rảo bước đi lung tung không mục đích trong cung, tưởng như muốn cất bước chạy điên cuồng.
Sau, hồi thần lại được là vì nghe thấy tiếng công chúa: “Hoài Cát, Hoài Cát, sao huynh lại ở đây?”
Câu hỏi của nàng làm mớ suy nghĩ đang trong trạng thái vẩn đục của ta lắng lại. Ta nhận ra mình đang đứng trước Phúc Ninh Điện, công chúa thì đi về phía ta, trên mặt treo nụ cười trong vắt, không đợi ta trả lời đã chìa cho ta xem chiếc tráp con tinh xảo nàng cầm trong tay: “Huynh đoán xem đây là cái gì?”
Ta hít lấy một hơi thật sâu, cố sức điều chỉnh sao cho vẻ mặt mình không quá cứng nhắc rồi nhẹ giọng đáp: “Xem chừng trong tráp đựng một thỏi mực cổ.”
“Đúng vậy! Là mực Lý Siêu cha vừa ban cho ta đó!” Công chúa cười cười sáp lại gần ta, “Chìa tay ra đây.”
Ta không hiểu nàng định làm gì, nhưng vẫn nghe lời nàng vươn tay ra.
Nàng đặt thỏi mực cổ Nam Đường vào lòng bàn tay ta, nói: “Thưởng cho huynh đấy.”
Ta không khỏi cả kinh. Mực cổ quý giá như vậy trong cung chẳng còn dự trữ bao nhiêu, công chúa ắt hẳn đã phải hao hết miệng lưỡi mới có thể xin được kim thượng đồng ý ban cho mình, vậy mà nàng lại tùy tiện thưởng lại cho ta thế này.
Động não đôi chút, ta đoán ra được mấu chốt trong đây: “Công chúa lại muốn thần làm gì phải không?”
“Không hề nhé, ta hoàn toàn không muốn huynh làm gì cho ta hết!” Công chúa tức khắc phủ nhận, song lời tiếp theo nàng mở miệng đã khiến ta biết rõ mình đoán không sai.
“Cơ mà, ca ca,” Nàng mỉm cười dè dặt, nói với ta bằng giọng thương lượng, “Hôm lập xuân, ta muốn đi Tiên Nông Đàn xem quất xuân…”
“Quất xuân” vốn là một nghi thức cổ xưa, đắp tượng trâu đất để xua khí lạnh, tỏ ý tiễn giá rét đón hơi ấm, khuyến khích canh nông cho một năm được mùa. Đây là nghi thức long trọng nhất của quốc triều. Một ngày trước lập xuân, phủ Khai Phong sẽ dâng tượng trâu xuân bằng đất sét và phu phen, dụng cụ cày cấy vào cung, trong cung nghênh đón bằng trống nhạc. Ngày lập xuân, tể chấp dẫn quan lại, thân vương, hoàng thân quốc thích vào chúc mừng, tụ tập trước Tiên Nông Đàn ngoài Quan Giá Điện, lần lượt từng người cầm roi lụa màu quất trâu xuân ba lượt tỏ ý khuyến khích canh nông, tự cổ gọi là “quất xuân”.
Hôm ấy, ngoại thích có quan hàm cũng sẽ tham gia nghi thức, khẳng định là công chúa muốn mượn cơ hội này gặp lại Tào Bình. Đó là đại điển nam tử tụ họp, cung quyến không thể tham gia, công chúa nói vậy quá nửa là muốn xin ta cho phép nàng cải trang một lần nữa đi xem.
Nàng năn nỉ ta suốt mấy ngày, thành khẩn thề thốt đảm bảo tuyệt đối sẽ không để người khác phát hiện, “Ngày đó ta có thể mặc áo màu đeo mặt nạ quỷ như các tiểu hoàng môn khác mà, có mặt nạ che mặt thì ai biết được ta là công chúa đâu?”
Sau đó, ta hỏi nàng: “Công chúa cần gì phải xin thần cho phép? Như lần trước ấy, lẳng lặng gạt thần ra ngoài, thần cũng có cách nào can thiệp được đâu.”
“Thì… Ta sẽ không như thế nữa mà.” Nàng hơi xấu hổ cúi đầu, nói: “Ta sợ huynh biết sẽ không vui…”
Chớp mắt cảm động khi nghe lời này đã hóa thành lý do ta chấp thuận thỉnh cầu của nàng.
Hôm ấy, nàng quả thực mặc áo bông ngũ sắc, đeo mặt nạ quỷ toét miệng cười to, cải trang thành tiểu hoàng môn đón trâu đất đi xem nghi thức quất xuân. Ta có thể đứng ngoài xem như mọi người, song từ đầu đến cuối đều phải cố hết sức đi theo nàng.
Có điều, nàng không gặp được Tào Bình như mong muốn. Sau một hồi lâu nàng nhìn quanh nhìn quất, ta đi qua nói cho nàng biết tin tức vừa nghe ngóng được: “Hôm nay sứ giả Khiết Đan rời kinh về nước, Tào công tử theo quốc cữu ra ngoài thành tiễn, không tham gia lễ quất xuân.”
Tuy cách một lớp mặt nạ, song ta vẫn cảm nhận được nàng thất vọng nặng nề.
Nàng đứng đó ngẩn ngơ chốc lát, lẩm bẩm: “Ta có nói là muốn gặp huynh ấy đâu.” Sau đó tiếp tục đưa mắt xem mọi người quất trâu xuân.
Trâu xuân bằng đất sét cao bốn thước, dài tám thước, tượng trưng cho bốn mùa tám tiết; đuôi dài một thước hai tấc, tượng trưng cho mười hai tháng. Trên thân trâu còn vẽ hoa văn biểu đồ thời giờ bốn mùa tám tiết, hai bên trái phải gắn cày bừa làm nông. Roi màu quất xuân còn được gọi là roi xuân, dùng tơ ngũ sắc quấn thành, mỗi vị quan cầm hay cái, lần lượt quất trâu xuân theo thứ tự phẩm cấp rồi mới tề tụ cúng tế dâng hương, nghi thức sau cùng là đập nát trâu xuân, mọi người tranh đoạt trâu đất, giành được đầu trâu được coi là điềm đại cát, ấy gọi là “đoạt xuân”.
Xem lễ lúc này đa số đều là người có tuổi có địa vị, bởi vậy nên phần đoạt xuân sau đó chỉ toàn con cháu quan lại và hoàng thân quốc thích còn trẻ tham gia, người đứng tuổi chỉ đứng xem mà thôi.
Tới lễ đoạt xuân, dưới ban tế trâu xuân đã tụ tập đông đảo những thanh niên nóng lòng muốn thử sức, ai nấy đều lom lom nhìn trâu xuân xoa tay, chỉ đợi chủ trì phát lệnh. Đúng lúc ấy, có một cậu trai mười bảy, mười tám, bận áo đơn màu mai đỏ thình lình bật sức, liều mình chen từ phía sau đoàn người lên hàng nhất sát dưới ban tế. Hành động đột ngột này làm dậy lên cơn bất mãn của những người bị chen ra, họ cùng quay sang nhốn nháo xô đẩy hắn, mà hắn thì dang hai tay gắng gượng chống đỡ, quyết không chịu nhường, mặt đỏ gay, thở phì phò, hai mắt chòng chọc nhìn thẳng vào đầu trâu.
Ta trông rõ được khuôn mặt hắn rồi, tức thì thầm cảm thấy không ổn – đó là phò mã Lý Vĩ. Đã lâu không gặp, ngoại hình hắn không có thay đổi gì quá lớn, chỉ cao hơn một chút, cũng mập lên một chút, nom càng thêm chắc nịch, có đám con cháu tôn thất ngoại thích chung quanh làm nền, không khỏi toát lên vài phần thô bạo.
Đang định khuyên công chúa trở về thì nàng cũng đã để ý tới Lý Vĩ. Màu sắc chiếc áo bào Lý Vĩ bận trên người kích thích nàng phẫn nộ: “Người xấu xí da đen thế kia mà cũng dám mặc màu mai đỏ, đúng là cái thứ bắt chước mù quáng!”
Ta thầm tức cười. Nghi thức quất xuân khác với những đại điển bình thường, bầu không khí rất thoải mái, không yêu cầu tất thảy quan lại đều phải mặc triều phục, con cháu hoàng thân quốc thích trẻ tuổi có thể chọn mặc xiêm y tươi sáng. Có lẽ Lý Vĩ chỉ trùng hợp chọn màu đỏ hoa mai mà thôi chứ hôm hội bắn hắn nào đâu có mặt, chưa chắc đã là bắt chước Tào Bình.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, hiệu quả hắn mặc màu áo này quả tình chênh lệch Tào công tử quá xa, công chúa vì thế mà giận chó đánh mèo cũng là điều dễ hiểu.
Quan sát Lý Vĩ một lúc, công chúa bỗng lẩm bẩm: “Tên này trông quen quen, ta từng gặp ở đâu rồi thì phải…”
Sợ nàng nhận ra đây chính là “con thỏ ngốc” từng để lại ấn tượng không tốt cho nàng, ta lập tức bảo nàng: “Công chúa, không còn sớm nữa, chúng ta về thôi, nếu không Miêu nương tử lại đòi đi khắp nơi tìm người.”
Đôi mắt trong suốt để lộ dưới tấm mặt nạ của nàng lúc này đang nhìn chằm chằm vào Lý Vĩ, mang chút vẻ nghiền ngẫm mà suy tư, nàng từ chối lời đề nghị của ta: “Đợi đã, ta muốn xem thêm chốc nữa.”
Ta không thể làm gì khác, đành cầu mong Lý Vĩ sẽ không để lộ thân phận trong hoạt động sau đó.
Thế nhưng, biểu hiện của hắn thực sự quá nổi bật. Trâu xuân bị đập nát rồi, chủ trì vừa phát lệnh, hắn đã xông thẳng về phía đầu trâu, chặn trái húc phải, xô ngã mấy người, cuối cùng cũng tiếp cận được đầu trâu, cũng chẳng suy nghĩ gì nhiều mà vọt người bổ nhào lên trước, đè đầu trâu xuống dưới thân, vòng tay ôm chặt. Kể từ đó, những người đến sau bất kể ép buộc lôi kéo thế nào hắn cũng quyết không buông tay, để thủ vững chiến lợi phẩm, mặc cho người khác giẫm đạp lên tay áo vạt áo ra sao, hắn cũng không chịu đứng lên lúc này.
Trước đó, đầu trâu đã bị một tay nhanh nhẹn chạm tới, vốn đã cầm được cả hai tay rồi, không ngờ lại bị hắn bổ nhào một cú ngay mặt như thế, người nọ bị đánh bật ngã lộn ra sau, đứng lên rồi, mặt mũi sửng cồ như muốn chửi mắng.
Ta nhìn kỹ, nhận ra người này là Trương Hi Phủ, em họ Trương quý phi, con trai Trương Nghiêu Tá.
Chính lúc ấy Lý Vĩ ngẩng đầu lên, Trương Hi Phủ vừa thấy là hắn, chợt nhoẻn cười: “Hóa ra là Lý phò mã. Bảo sao, đã xuất hết sức in vàng mã ra thì chúng tôi sao dám tranh với ngài?”
Câu này nói lên rất dõng dạc, người trên ban tế nghe thấy cười ầm lên, đều từ bỏ tranh đầu trâu với Lý Vĩ, ai nấy nhặt lấy một miếng đất sét trâu xuân rồi sôi nổi tản đi.
Lý Vĩ thấy xung quanh không còn ai, bấy giờ mới từ từ đứng dậy, vẫn ôm khư khư cái đầu trâu, nơm nớp nhìn bốn phía như sợ hãy còn người đến tranh cướp với mình.
Tệ hơn là dáng vẻ hắn bây giờ quả thật thảm không nỡ nhìn: Áo bào màu mai đỏ bị đạp cho nhăn nhúm, in đầy dấu chân; khăn chít đầu bị đụng rơi xuống đất, đã sớm bị mọi người giẫm bẹp; tóc tai bù xù, mặt mũi lấm lem bùn đất, trán còn có vết va chạm chảy máu…
Ta quay sang công chúa, không biết nên nói gì với nàng. Mà trong suốt khoảng thời gian đó, nàng vẫn đứng im quan sát như một bức tượng băng rét buốt, đến con ngươi cũng không chuyển động lấy mảy may.
Lát sau, nàng mới từ từ cất lời: “Ta nhớ ra rồi, hắn là con thỏ ngốc.”
Ta lay lay vai nàng, muốn đưa nàng đi: “Công chúa…”
Nàng khẽ giãy ra, hỏi ta: “Hắn chính là Lý Vĩ?”
Ta không cách nào giấu giếm nàng được nữa, buộc lòng gật đầu.
Nàng cúi đầu, hai giọt nước mắt tuôn ra, lướt qua gương mặt hớn hở rực rỡ sắc màu của chiếc mặt nạ, không tiếng động rơi xuống đất.
Danh sách chương