Lần này, lời can gián của đài quan không có hiệu quả, kim thượng vẫn giữ nguyên chức tuyên huy nam viện sứ tại ngoại của Trương Nghiêu Tá, có điều, đồng thời cũng điều y đi tri Hà Dương, do đó ảnh hưởng của Trương thị với triều đình và trong cung cũng bị giới hạn, chư nương tử tuy bất mãn song cũng chẳng lắm lời oán thán như ngày trước.
Bởi nhóm ngự sử trung thừa Vương Cử Chính liên tục dâng sớ phản đối, nói hình phạt đối với Đường Giới quá nặng, nên kim thượng đã đổi địa điểm điều chức Đường Giới từ Xuân Châu sang Anh Châu khá hơn đôi chút. Trung tuần tháng Mười, ta lại nghe được một tin tức khác qua Trương Thừa Chiếu: Kim thượng lệnh Trương Mậu Tắc hộ tống Đường Giới đi Anh Châu.
Ta rất ngạc nhiên, lập tức đi tìm Trương tiên sinh. Khi ấy thầy đang thu dọn hành trang, cũng xác nhận tin tức này.
“Sao quan gia lại hạ lệnh như vậy ạ?” Ta hỏi Trương tiên sinh, “Cách chức điều chuyển thần tử cũng đâu có lệ cử trung sứ hộ tống.”
Trương tiên sinh nói với ta: “Điều kiện của Anh Châu tuy không tệ như Xuân Châu nhưng cũng nằm ở Lĩnh Nam, quan gia lo Đường Giới không quen thủy thổ, chết mất trên đường nên lệnh ta hộ tống dọc đường, để tâm chăm sóc, để y bình an nhậm chức.”
Điều ta quan tâm hơn cả lúc này là Trương tiên sinh. Lĩnh Nam non nước vời vợi, người đời đều sợ khí hậu chốn ấy, tuy mang danh là hộ tống nhưng nguy hiểm Trương tiên sinh phải đối mặt cũng chẳng kém gì Đường Giới.
Trong lòng có ngàn lời vạn chữ, cuối cùng lại chỉ hóa thành một câu vô cùng giản đơn: “Tiên sinh gắng bảo trọng.”
Thầy hiểu thấu lòng ta, mỉm cười: “Đừng lo lắng. Người làm nội thần đã hơn ba mươi năm như ta đây không cao quý thế đâu.”
Đường Giới và Trương tiên sinh khởi hành chưa được mấy ngày thì kim thượng lại hạ một chiếu lệnh khác nằm ngoài dự đoán của mọi người: Bãi chức tể thần Văn Ngạn Bác xuống làm lại bộ thượng thư, quan văn điện đại học sĩ, tri Hứa Châu.
Có người nói đây là Văn Ngạn Bác vì chuyện gấm đèn lồng mà không dám ngồi yên tướng vị, tự mình xin từ, kim thượng thuận thế bằng lòng; cũng có người nói đây là quyết định kim thượng có ngay khi cách chức điều chuyển Đường Giới, song phương tranh chấp đều bãi chức, biểu thị công bằng. Bất kể thế nào, hiệu quả cũng không tệ, dẹp yên ý kiến của chư thần về việc tể thần kết giao với hậu cung, người đời đều khen bệ hạ anh minh.
Một ngày nọ, ta theo công chúa đến Phúc Ninh Điện gặp kim thượng, khi ấy hoàng hậu cũng có mặt, đang cụp mắt cùng ngài thưởng thức một bức họa trên bàn. Hành lễ xong, công chúa bừng bừng hứng thú đi qua xem, vừa thấy đã trố mắt: “Là Đường Giới!”
Ta lại gần đôi chút, đưa mắt nom, phát hiện ra trong bức họa đúng thật là chân dung Đường Giới.
“Huy Nhu cũng biết hắn?” Kim thượng hỏi.
“À, không ạ.” Công chúa nhanh chóng chối bay, chỉ vào dòng chữ trên cuộn tranh: “Trên tranh viết tên y này.”
Kim thượng cười, nói với hoàng hậu: “Đãi chiếu chọn vẽ lần này không tệ, nghe nói mới chỉ trông thấy Đường Giới được hai lần mà vẫn vẽ được tương đối giống.”
Công chúa tò mò hỏi phụ thân: “Cha sai người vẽ chân dung Đường Giới là định treo ở Thiên Chương Các ạ? Nhưng nghe nói chức quan y rất nhỏ mà…”
Trong Thiên Chương Các có treo tranh chân dung của lịch đại danh thần quốc triều, song phẩm cấp chức vị của Đường Giới rõ ràng là không đủ tư cách được chọn.
Kim thượng cười không đáp, gọi một cận thị qua, nhìn tranh chân dung Đường Giới, phân phó: “Đưa tranh này đến Ninh Hoa Điện, bảo quý phi treo trong gác.”
Ta đứng một bên nghe, trên mặt tuy không biểu lộ bất kỳ cảm xúc gì nhưng trong bụng cũng thầm lấy làm khó hiểu, cơ hồ hoài nghi ngày ấy trên điện không hề diễn ra những gì đã thấy, cảnh tượng hoàng đế giận dữ quở mắng Đường Giới chỉ là ảo giác.
Mà sau đó, hoàng hậu mỉm cười, bày tỏ chút ý kiến của mình về Đường Giới với kim thượng: “Bệ hạ anh minh nhân hậu, quý trọng ngôn quan, tuy hỏi tội Đường Giới vô lễ phạm thượng nhưng vẫn tán thưởng sự trung thực của hắn, đã vẽ tranh cho hắn còn đặc biệt cử trung sứ hộ tống, dốc sức bảo vệ hắn chu toàn. Nhưng quan viên đài gián biếm truất trước nay không có cái lệ ấy. Một mai Đường Giới bệnh chết trên đường vì sương giá, bốn bể bao la, chân tướng trong đây lại chẳng thể báo rõ từng nhà, lỡ như tin báo tử truyền tới, thần dân nghĩ đến Đường Giới khi chết có người bệ hạ phái theo ở bên, chỉ e có kẻ sẽ lấy đó mà ngờ vực xằng bậy, phỉ báng triều đình khắp thiên hạ, hoặc làm tổn hại đến danh dự của bệ hạ.”
Kim thượng ngẫm ngợi đôi lát rồi cười: “Cũng có hai thần tử nói vậy với ta. Nếu hoàng hậu cũng nghĩ thế thì có thể thấy mối lo này quả thực có lý.”
Ngài nhanh chóng hạ chỉ, sai người đuổi theo gọi Trương Mậu Tắc giữa đường trở về. Mà sau đó, Đường Giới cũng bình an đến nơi nhậm chức, nhậm chức được xấp xỉ một tháng, kim thượng lại dời y sang làm Kim Châu đoàn luyện phó sứ, giám sát thuế rượu Sâm Châu, cho y triệt để rời khỏi Lĩnh Nam.
Tết nguyên tiêu năm Hoàng Hựu thứ tư, bầu không khí trong cung có phần khác với những năm trước.
Kim thượng triệu nội thần Đặng Bảo Cát bị biếm truất khỏi kinh trong sự kiện cung loạn năm Khánh Lịch thứ tám về, tuy chưa lập tức khôi phục chức vị nhập nội phó đô tri cho y ngay nhưng đã có vài lời vỗ về y, hứa hẹn ngày sau sẽ tiến hành thăng chức.
Đặng Bảo Cát vốn là lão nội thần triều Chân Tông, tính tình hiền hậu, quan hệ với người trong cung khá tốt, là bạn tốt của nhóm Trương Duy Cát, Trương Mậu Tắc và Bùi Tương, mà một người bạn cũ khác của y, nội thần Tôn Khả Cửu đã về hưu sau khi hay tin cũng từ ngoài cung chạy về gặp y.
Bữa tiệc trưa tết nguyên tiêu, kim thượng đặc biệt ban tọa cho mấy vị lão nội thần, tiệc xong lại thưởng trà nóng, giữ lại nói chuyện phiếm. Vì Đặng Bảo Cát trước đây từng nhậm chức Dĩnh Châu binh mã kiềm hạt, mà hai năm trước Âu Dương Tu lại chuyển sang tri Dĩnh Châu, hai người có nhiều qua lại, nên kim thượng liên tiếp hỏi y chuyện của Âu Dương Tu. Đặng Bảo Cát nhất nhất trả lời, còn sai người mang bút mực tới, viết lại một vài bài thơ Âu Dương Tu sáng tác gần đây mà y nhớ được trình cho kim thượng xem.
Kim thượng xem xong tán thưởng hết lời, lại gọi công chúa qua, bảo nàng lưu tâm đọc phẩm.
Chủ đề chuyện trò sau đó liền tập trung vào thi từ. Ngoài Bùi Tương ra, Tôn Khả Cửu cũng là một nội thần phong nhã thiện ngâm vịnh, có thi danh. Khác với những hoạn quan thường thấy nhất trong cung, tính ông điềm đạm, không hứng thú với việc luồn cúi và tấn chức, mới qua năm mươi đã xin về hưu. Nay xuất cung ra ngoài ở đã xây được nhà cửa, bắc phòng có vườn cây, nam thành có biệt thự. Được ngày đẹp trời thì đánh xe con chở rượu, cuộc sống an nhàn thanh thản.
Đọc xong thơ Âu Dương Tu sáng tác, kim thượng cười nói với Tôn Khả Cửu: “Nghe nói sau khi xuất cung, Tôn ông thường ngâm xướng cùng danh sĩ, có thể ban ít tân tác cho thưởng thức chăng?”
Tôn Khả Cửu vội thưa “Không dám”, lại nói: “Hôm nay vào cung, thần có đi một lượt trong cung, xem thiếp xuân trước cửa chư các. Xem rồi thực sự hổ thẹn, thơ các học sĩ viết quả thật chữ nào chữ nấy đều là châu ngọc, tần suất câu hay cao hơn hẳn mấy năm trước. Mấy bài thơ thần làm ẩu bây giờ cũng bị dọa cho chạy về hết rồi.”
Bùi Tương nghe vậy cười nói: “Tôn tiên sinh khiêm tốn quá rồi. Có điều thiếp xuân năm nay quả thực rất hay, đều nhờ có quan gia khai ân, triệu nhiều văn thần điều ra ngoài mấy năm trước về, thế nên lượng câu hay thiếp xuân cũng tăng lên đáng kể.”
Tôn Khả Cửu thuận thế cảm thán hoàng ân mênh mông, kim thượng vuốt râu cười mỉm, nói: “Nịnh hót thì miễn đi. Tôn ông khó có dịp vào cung, hôm nay viết một bức thiếp xuân tặng trẫm xem nào.”
Tôn Khả Cửu ngẫm ngợi, lại nhìn Bùi Hành, con nuôi Bùi Tương, đứng sau lưng, đáp: “Quan gia đã có lệnh, thần tất nhiên không dám làm trái. Xem cảnh tượng hôm nay quả thực cũng có một vế, nhưng vế sau thế nào thì chưa nghĩ ra. Nghe nói A Hành được Sở Lão dốc lòng dạy dỗ, làm thơ cũng rất khá, không bằng nhờ cậu tiếp cho ta hai câu này.”
Sở Lão là tên tự của Bùi Tương. Bùi Tương nghe xong lắc đầu liên tục, nói: “A Hành nào biết thơ thẩn gì đâu, ngày thường buông ẩu dăm câu bất quá cũng chỉ là thơ con cóc mà thôi.”
Kim thượng lại rất có hứng thú với kiến nghị của Tôn Khả Cửu, lập tức lệnh Bùi Hành liên cú với ông. Bùi Hành mới chỉ là một thiếu niên mười lăm, tính tình thẳng thắn, cũng không chối từ, hào sảng gật đầu ưng thuận, nói với Tôn Khả Cửu: “Mời tiên sinh làm vế đầu ạ.”
Tôn Khả Cửu cười nhấc bút, viết hai câu lên giấy: “Cò trắng bay về quanh Tử Thần, khèn reo trống dậy hương rượu thuần.”
“Cò trắng bay về” mượn điển cố trong “Kinh thi – Chu tụng”, ý rằng quân tử vào chầu, lấy lễ nghênh đón, dùng ở đây có ý ca tụng hoàng đế đối đãi thiện lành với hiền thần.
Kim thượng xem rồi gật đầu khen. Tôn Khả Cửu bèn đưa bút vào tay Bùi Hành, Bùi Hành thoáng trầm ngâm rồi vung bút thành câu.
Công chúa canh bên cạnh, vừa xem vừa bám theo từng chữ đọc vế sau thành tiếng: “Gấm đèn lồng sang ai còn biếu, phấn hồng trong cung nhớ nịnh thần.”
Bởi nhóm ngự sử trung thừa Vương Cử Chính liên tục dâng sớ phản đối, nói hình phạt đối với Đường Giới quá nặng, nên kim thượng đã đổi địa điểm điều chức Đường Giới từ Xuân Châu sang Anh Châu khá hơn đôi chút. Trung tuần tháng Mười, ta lại nghe được một tin tức khác qua Trương Thừa Chiếu: Kim thượng lệnh Trương Mậu Tắc hộ tống Đường Giới đi Anh Châu.
Ta rất ngạc nhiên, lập tức đi tìm Trương tiên sinh. Khi ấy thầy đang thu dọn hành trang, cũng xác nhận tin tức này.
“Sao quan gia lại hạ lệnh như vậy ạ?” Ta hỏi Trương tiên sinh, “Cách chức điều chuyển thần tử cũng đâu có lệ cử trung sứ hộ tống.”
Trương tiên sinh nói với ta: “Điều kiện của Anh Châu tuy không tệ như Xuân Châu nhưng cũng nằm ở Lĩnh Nam, quan gia lo Đường Giới không quen thủy thổ, chết mất trên đường nên lệnh ta hộ tống dọc đường, để tâm chăm sóc, để y bình an nhậm chức.”
Điều ta quan tâm hơn cả lúc này là Trương tiên sinh. Lĩnh Nam non nước vời vợi, người đời đều sợ khí hậu chốn ấy, tuy mang danh là hộ tống nhưng nguy hiểm Trương tiên sinh phải đối mặt cũng chẳng kém gì Đường Giới.
Trong lòng có ngàn lời vạn chữ, cuối cùng lại chỉ hóa thành một câu vô cùng giản đơn: “Tiên sinh gắng bảo trọng.”
Thầy hiểu thấu lòng ta, mỉm cười: “Đừng lo lắng. Người làm nội thần đã hơn ba mươi năm như ta đây không cao quý thế đâu.”
Đường Giới và Trương tiên sinh khởi hành chưa được mấy ngày thì kim thượng lại hạ một chiếu lệnh khác nằm ngoài dự đoán của mọi người: Bãi chức tể thần Văn Ngạn Bác xuống làm lại bộ thượng thư, quan văn điện đại học sĩ, tri Hứa Châu.
Có người nói đây là Văn Ngạn Bác vì chuyện gấm đèn lồng mà không dám ngồi yên tướng vị, tự mình xin từ, kim thượng thuận thế bằng lòng; cũng có người nói đây là quyết định kim thượng có ngay khi cách chức điều chuyển Đường Giới, song phương tranh chấp đều bãi chức, biểu thị công bằng. Bất kể thế nào, hiệu quả cũng không tệ, dẹp yên ý kiến của chư thần về việc tể thần kết giao với hậu cung, người đời đều khen bệ hạ anh minh.
Một ngày nọ, ta theo công chúa đến Phúc Ninh Điện gặp kim thượng, khi ấy hoàng hậu cũng có mặt, đang cụp mắt cùng ngài thưởng thức một bức họa trên bàn. Hành lễ xong, công chúa bừng bừng hứng thú đi qua xem, vừa thấy đã trố mắt: “Là Đường Giới!”
Ta lại gần đôi chút, đưa mắt nom, phát hiện ra trong bức họa đúng thật là chân dung Đường Giới.
“Huy Nhu cũng biết hắn?” Kim thượng hỏi.
“À, không ạ.” Công chúa nhanh chóng chối bay, chỉ vào dòng chữ trên cuộn tranh: “Trên tranh viết tên y này.”
Kim thượng cười, nói với hoàng hậu: “Đãi chiếu chọn vẽ lần này không tệ, nghe nói mới chỉ trông thấy Đường Giới được hai lần mà vẫn vẽ được tương đối giống.”
Công chúa tò mò hỏi phụ thân: “Cha sai người vẽ chân dung Đường Giới là định treo ở Thiên Chương Các ạ? Nhưng nghe nói chức quan y rất nhỏ mà…”
Trong Thiên Chương Các có treo tranh chân dung của lịch đại danh thần quốc triều, song phẩm cấp chức vị của Đường Giới rõ ràng là không đủ tư cách được chọn.
Kim thượng cười không đáp, gọi một cận thị qua, nhìn tranh chân dung Đường Giới, phân phó: “Đưa tranh này đến Ninh Hoa Điện, bảo quý phi treo trong gác.”
Ta đứng một bên nghe, trên mặt tuy không biểu lộ bất kỳ cảm xúc gì nhưng trong bụng cũng thầm lấy làm khó hiểu, cơ hồ hoài nghi ngày ấy trên điện không hề diễn ra những gì đã thấy, cảnh tượng hoàng đế giận dữ quở mắng Đường Giới chỉ là ảo giác.
Mà sau đó, hoàng hậu mỉm cười, bày tỏ chút ý kiến của mình về Đường Giới với kim thượng: “Bệ hạ anh minh nhân hậu, quý trọng ngôn quan, tuy hỏi tội Đường Giới vô lễ phạm thượng nhưng vẫn tán thưởng sự trung thực của hắn, đã vẽ tranh cho hắn còn đặc biệt cử trung sứ hộ tống, dốc sức bảo vệ hắn chu toàn. Nhưng quan viên đài gián biếm truất trước nay không có cái lệ ấy. Một mai Đường Giới bệnh chết trên đường vì sương giá, bốn bể bao la, chân tướng trong đây lại chẳng thể báo rõ từng nhà, lỡ như tin báo tử truyền tới, thần dân nghĩ đến Đường Giới khi chết có người bệ hạ phái theo ở bên, chỉ e có kẻ sẽ lấy đó mà ngờ vực xằng bậy, phỉ báng triều đình khắp thiên hạ, hoặc làm tổn hại đến danh dự của bệ hạ.”
Kim thượng ngẫm ngợi đôi lát rồi cười: “Cũng có hai thần tử nói vậy với ta. Nếu hoàng hậu cũng nghĩ thế thì có thể thấy mối lo này quả thực có lý.”
Ngài nhanh chóng hạ chỉ, sai người đuổi theo gọi Trương Mậu Tắc giữa đường trở về. Mà sau đó, Đường Giới cũng bình an đến nơi nhậm chức, nhậm chức được xấp xỉ một tháng, kim thượng lại dời y sang làm Kim Châu đoàn luyện phó sứ, giám sát thuế rượu Sâm Châu, cho y triệt để rời khỏi Lĩnh Nam.
Tết nguyên tiêu năm Hoàng Hựu thứ tư, bầu không khí trong cung có phần khác với những năm trước.
Kim thượng triệu nội thần Đặng Bảo Cát bị biếm truất khỏi kinh trong sự kiện cung loạn năm Khánh Lịch thứ tám về, tuy chưa lập tức khôi phục chức vị nhập nội phó đô tri cho y ngay nhưng đã có vài lời vỗ về y, hứa hẹn ngày sau sẽ tiến hành thăng chức.
Đặng Bảo Cát vốn là lão nội thần triều Chân Tông, tính tình hiền hậu, quan hệ với người trong cung khá tốt, là bạn tốt của nhóm Trương Duy Cát, Trương Mậu Tắc và Bùi Tương, mà một người bạn cũ khác của y, nội thần Tôn Khả Cửu đã về hưu sau khi hay tin cũng từ ngoài cung chạy về gặp y.
Bữa tiệc trưa tết nguyên tiêu, kim thượng đặc biệt ban tọa cho mấy vị lão nội thần, tiệc xong lại thưởng trà nóng, giữ lại nói chuyện phiếm. Vì Đặng Bảo Cát trước đây từng nhậm chức Dĩnh Châu binh mã kiềm hạt, mà hai năm trước Âu Dương Tu lại chuyển sang tri Dĩnh Châu, hai người có nhiều qua lại, nên kim thượng liên tiếp hỏi y chuyện của Âu Dương Tu. Đặng Bảo Cát nhất nhất trả lời, còn sai người mang bút mực tới, viết lại một vài bài thơ Âu Dương Tu sáng tác gần đây mà y nhớ được trình cho kim thượng xem.
Kim thượng xem xong tán thưởng hết lời, lại gọi công chúa qua, bảo nàng lưu tâm đọc phẩm.
Chủ đề chuyện trò sau đó liền tập trung vào thi từ. Ngoài Bùi Tương ra, Tôn Khả Cửu cũng là một nội thần phong nhã thiện ngâm vịnh, có thi danh. Khác với những hoạn quan thường thấy nhất trong cung, tính ông điềm đạm, không hứng thú với việc luồn cúi và tấn chức, mới qua năm mươi đã xin về hưu. Nay xuất cung ra ngoài ở đã xây được nhà cửa, bắc phòng có vườn cây, nam thành có biệt thự. Được ngày đẹp trời thì đánh xe con chở rượu, cuộc sống an nhàn thanh thản.
Đọc xong thơ Âu Dương Tu sáng tác, kim thượng cười nói với Tôn Khả Cửu: “Nghe nói sau khi xuất cung, Tôn ông thường ngâm xướng cùng danh sĩ, có thể ban ít tân tác cho thưởng thức chăng?”
Tôn Khả Cửu vội thưa “Không dám”, lại nói: “Hôm nay vào cung, thần có đi một lượt trong cung, xem thiếp xuân trước cửa chư các. Xem rồi thực sự hổ thẹn, thơ các học sĩ viết quả thật chữ nào chữ nấy đều là châu ngọc, tần suất câu hay cao hơn hẳn mấy năm trước. Mấy bài thơ thần làm ẩu bây giờ cũng bị dọa cho chạy về hết rồi.”
Bùi Tương nghe vậy cười nói: “Tôn tiên sinh khiêm tốn quá rồi. Có điều thiếp xuân năm nay quả thực rất hay, đều nhờ có quan gia khai ân, triệu nhiều văn thần điều ra ngoài mấy năm trước về, thế nên lượng câu hay thiếp xuân cũng tăng lên đáng kể.”
Tôn Khả Cửu thuận thế cảm thán hoàng ân mênh mông, kim thượng vuốt râu cười mỉm, nói: “Nịnh hót thì miễn đi. Tôn ông khó có dịp vào cung, hôm nay viết một bức thiếp xuân tặng trẫm xem nào.”
Tôn Khả Cửu ngẫm ngợi, lại nhìn Bùi Hành, con nuôi Bùi Tương, đứng sau lưng, đáp: “Quan gia đã có lệnh, thần tất nhiên không dám làm trái. Xem cảnh tượng hôm nay quả thực cũng có một vế, nhưng vế sau thế nào thì chưa nghĩ ra. Nghe nói A Hành được Sở Lão dốc lòng dạy dỗ, làm thơ cũng rất khá, không bằng nhờ cậu tiếp cho ta hai câu này.”
Sở Lão là tên tự của Bùi Tương. Bùi Tương nghe xong lắc đầu liên tục, nói: “A Hành nào biết thơ thẩn gì đâu, ngày thường buông ẩu dăm câu bất quá cũng chỉ là thơ con cóc mà thôi.”
Kim thượng lại rất có hứng thú với kiến nghị của Tôn Khả Cửu, lập tức lệnh Bùi Hành liên cú với ông. Bùi Hành mới chỉ là một thiếu niên mười lăm, tính tình thẳng thắn, cũng không chối từ, hào sảng gật đầu ưng thuận, nói với Tôn Khả Cửu: “Mời tiên sinh làm vế đầu ạ.”
Tôn Khả Cửu cười nhấc bút, viết hai câu lên giấy: “Cò trắng bay về quanh Tử Thần, khèn reo trống dậy hương rượu thuần.”
“Cò trắng bay về” mượn điển cố trong “Kinh thi – Chu tụng”, ý rằng quân tử vào chầu, lấy lễ nghênh đón, dùng ở đây có ý ca tụng hoàng đế đối đãi thiện lành với hiền thần.
Kim thượng xem rồi gật đầu khen. Tôn Khả Cửu bèn đưa bút vào tay Bùi Hành, Bùi Hành thoáng trầm ngâm rồi vung bút thành câu.
Công chúa canh bên cạnh, vừa xem vừa bám theo từng chữ đọc vế sau thành tiếng: “Gấm đèn lồng sang ai còn biếu, phấn hồng trong cung nhớ nịnh thần.”
Danh sách chương