Không phải kim thượng không mở miệng giữ lại, nhưng Trương tiên sinh năm lần bảy lượt khăng khăng, sau hai ngày suy nghĩ, kim thượng bằng lòng lời thỉnh cầu của thầy, truyền chiếu: Bổ nhiệm nội tây đầu cung phụng quan, chưởng quản Ngự dược viện, Trương Mậu Tắc làm cung uyển sứ, Quả Châu đoàn luyện sứ, Vĩnh Hưng Lộ binh mã kiềm hạt.
“Lần này tiên sinh đi bao lâu thì về?” Ta hỏi riêng thầy.
Thầy chỉ cười, không trả lời.
Nhưng xem biểu hiện của thầy có vẻ như không có ý định trở về. Thầy chia hết bổng lộc tích lũy không dùng đến cho thuộc hạ, đó là một khoản tiền rất lớn nhưng nhiều năm qua lại chỉ bị thầy chất đống trong góc, hàng ngàn hàng vạn xâu mà như chưa bao giờ được thầy xem kỹ, phần lớn đến niêm phong trên giấy gói cũng chưa từng mở ra.
Bị thầy đem làm quà tặng cho người khác còn có rất nhiều châu báu vải vóc đồ cổ đế hậu ban thưởng, cuối cùng, phòng thầy trống không, ngay cả gia cụ lặt vặt hơi tốt cũng bị người khác lấy sạch, mà trong bọc hành lý thầy định mang đi thì ngoài văn kiện công vụ ra, chỉ có vài món quần áo giặt thay và mấy xâu lộ phí cần thiết.
Thầy không quên ta, một ngày trước ngày khởi hành, đặc biệt mời ta qua, chọn lọc mấy thỏi mực cổ thượng đẳng, nghiên mực Đoan Khê và bánh trà long phượng thầy cất giữ cẩn thận cho ta. Ta tạ ơn nhưng không nhận, thấy trong phòng thầy còn để lại ba rương lớn, nói: “Mấy cái rương này tiên sinh cũng mang đi ạ? Nếu muốn để lại trong cung thì cứ giao cho Hoài Cát giữ gìn tạm là được ạ.”
Thầy hiểu ý ta, nói: “Hoài Cát, cảm ơn cậu. Ta cũng đang định giao phó mấy cái rương này cho cậu, nhưng không phải gửi gắm giữ gìn mà là muốn nhờ cậu thay ta tặng nó cho một người.”
Ta gật đầu, mời thầy nói rõ: “Tặng ai ạ?”
“Quan gia.” Thầy nói, lại bổ sung: “Chờ ta đi rồi hẵng tặng.”
Lúc ta trở về gác, thầy tiễn ta tới cửa, ta hỏi thầy hôm sau xuất cung giờ nào, thầy cười nhạt nhòa, nói: “Sớm lắm, mấy ngày nay cậu cũng mệt chết rồi, nghỉ ngơi nhiều chút, khỏi tới tiễn ta.”
Ta cũng không khăng khăng đòi đi tiễn thầy, cũng chẳng phải thật sự lười biếng hay tâm tính lạnh nhạt mà là rất sợ lại phải trải qua cảnh biệt ly này – cửa cung đóng lại chia lìa đôi ngả, cố nhân xa tận chân trời.
Giờ khắc này, nghĩ đến thầy sắp đi xa, tiền đồ lại mịt mờ, chẳng biết năm nao tháng nào mới có thể gặp lại, ta buồn bã khôn nguôi, bèn quỳ gối với thầy, rưng rưng lấy bốn lễ bái lạy trang trọng cáo biệt.
Thầy đưa tay đỡ ta, ôn hòa căn dặn: “Cậu cũng phải bảo trọng.”
Lúc ta xoay người định rời đi, thầy chợt gọi ta lại, cụp mắt ngẫm nghĩ đôi lát, lại nhìn ta, nói: “Khi niên thiếu cậu từng hỏi ta, niềm vui của ta nằm tại đâu, tâm nguyện lớn nhất là gì. Hiện giờ, ta có thể trả lời cậu.”
“Tâm nguyện lớn nhất của ta là làm một người đàn ông bình thường… Nhưng đời này đã định trước không thể nào thực hiện. Mọi lý tưởng mà hoạn giả như chúng ta có thể có cũng giống như cơ thể chúng ta vậy, đều không trọn vẹn.” Thầy bình tĩnh nói, chầm chậm quay đầu nhìn vào phòng – trong bình hoa trên bàn hãy còn cắm nhành mai vàng tố tâm nay đã héo rụi, “Có điều, ta đã tìm được một người đáng giá, người gần như hoàn mỹ vô khuyết, nên có được một cuộc đời viên mãn. Ta hi vọng giúp người thực hiện tất cả tâm nguyện của người, thậm chí sống vì người, chết vì người… Nếu nói cuộc đời ta còn niềm vui nào thì hẳn chính là điều này.”
Sống vì người, chết vì người… Ta ngẫm ngợi câu này, buồn bã nghĩ, đúng là thầy đã làm được.
“Cơ mà,” Ta vẫn cảm thấy khó hiểu với quyết định của thầy hôm nay, “Nếu là vậy, sao tiên sinh lại hết lời tự xin điều ra ngoài? Rời xa người rồi, tương lai sao có thể giúp người thực hiện tâm nguyện?”
“Hiện giờ, ta phải đi.” Thầy không hề úp mở, “Ta càng gần người, người người quý trọng nhất sẽ càng xa người.”
Sáng sớm ngày kế, như thường lệ, ta theo công chúa đi vấn an trung cung, để tâm quan sát vẻ mặt hoàng hậu, cũng không tìm được chút cảm xúc đặc thù nào, chẳng hạn như u buồn hay đau thương.
Bà trầm tĩnh như nước, hiển nhiên không hề ra ngoài tiễn biệt Trương tiên sinh, thậm chí lúc nói chuyện với bọn ta cũng chẳng nhắc một câu nào tới thầy, chỉ hòa nhã trò chuyện những chủ đề thường nói, tỉ mỉ bàn về sở thích hằng ngày của kim thượng, dặn bọn ta phải chăm sóc ngài thật tốt.
Có điều, hôm ấy, trong điện gác của bà bồng bềnh hương mai vàng tố tâm.
Khi ta mang mấy cái rương chứa đầy những cuộn phi bạch cũ đến Phúc Ninh Điện, hoa đào mận trước điện nối nhau đơm bông, sắc xuân đã dạt dào.
Ta dẫn mấy tên tiểu hoàng môn bê rương nhẹ nhàng lại gần, xuyên qua những cành hoa đậm nhạt đỏ trắng, thấy kim thượng tựa mình ngồi trên giường mềm kê tạm ngoài hiên ngắm hoa, đầu chít khăn, khoác áo choàng, dáng người tuy gầy gò nhưng thần sắc sáng láng, phong thái thảnh thơi, đã không còn dáng vẻ ốm bệnh suy sút.
Thu Hòa đang làm bạn bên ngài, chắc là kim thượng muốn kiểm tra vết thương trong lòng bàn tay cô, cô quỳ bên giường mềm, chìa tay trên đầu gối ngài, kim thượng đỡ lấy tay cô, ngón tay khe khẽ vuốt ve vết thương, thương xót vô hạn.
Chợt có gió nổi lên, chiếc váy dài lĩnh sa và tấm áo ngắn thân đối bằng la nhẹ của Thu Hòa khá mỏng, cô bị lạnh, không kìm được hắt hơi một cái. Chưa kịp xin lỗi, kim thượng đã mở rộng áo choàng, kéo cô vào lòng, che gió cho cô.
Cảnh tượng ấy làm chậm lại bước chân ta, ta hơi lùi xuống rồi mới đi lên.
Thu Hòa vừa trông thấy ta đã đứng vụt dậy, lùi chếch ra sau kim thượng, son vương khắp mặt.
Ta quy củ thi lễ với kim thượng rồi quay sang vái chào Thu Hòa: “Đổng nương tử…”
Kể từ khi hoàng hậu gọi cô là “Đổng nương tử”, tất thảy cung nhân đều hiểu thâm ý trong đó. Trong khoảng thời gian kim thượng ốm bệnh, hoàng hậu đóng gác, Thu Hòa phụng dưỡng trước giường bệnh kim thượng với thân phận tần ngự. Bây giờ, kim thượng đã thăng cô lên làm ngự thị, phong hiệu “Văn Hỉ huyện quân”, danh phận trong cung tịch của cô đã chính thức từ nữ quan chuyển thành tần ngự thiên tử.
Xem ra đó giờ cô vẫn chưa thích ứng được với thân phận mới, thấy ta thi lễ, cô cũng kéo vạt váy hoàn lễ theo bản năng, hoàn toàn quên mất hiện giờ cô cũng là chủ tử của ta rồi.
Để tránh cho Thu Hòa xấu hổ, ta không nhìn cô nhiều, quay sang lệnh tiểu hoàng môn đặt rương xuống, nói rõ ý dâng tặng lễ vật của Trương tiên sinh với kim thượng.
“Trong đó là thứ gì?” Kim thượng không hiểu, hỏi.
Ta mượn cớ đáp không biết, kim thượng bèn sai người mở rương ra.
Trăm ngàn cuộn giấy bỏ phi bạch được lấy ra, lần lượt bày trước mặt kim thượng. Sau khi tỉ mỉ xem hơn mười cuộn, vẻ mặt ngài cũng từ hoang mang ban đầu chuyển thành kinh ngạc, dần dần đổi sang buồn bã ảm đạm.
Điều này cũng xác nhận suy đoán trong lòng ta về những nét mực này được phác ra dưới ngòi bút của ai.
Trong mười mấy hai mươi năm đằng đẵng, bà trốn trong gác điện nơi ngài nhìn chẳng đến, nắn nót từng nét, mà một người khác lại lặng yên đứng sau lưng bà, thu giữ từng cuộn… Ẩn tình trong đây muốn nói lại thôi, nhưng chồng giấy cũ này tuy vĩnh viễn duy trì tư thế trầm mặc song lại có thể coi là người rõ chuyện đáng tín nhiệm nhất, chứng cớ như núi, còn hơn ngàn lời vạn chữ của người ngoài.
“Thủ Trung,” Sau, kim thượng mở lời, gọi Nhậm Thủ Trung hầu hạ trước điện lại, “Ngươi bẻ vài nhành hoa tặng cho hoàng hậu, truyền mấy câu cho ta: Hôm nay trời trong nắng ấm, điện ngọc thanh tân, hẳn sắc đêm tối cũng sẽ rất đẹp, tại sao không cùng tới thủy điện trong Hậu uyển, thưởng thức trăng sáng giữa tán tùng?”
Đó là một cái kết hoàn mỹ, ta vui mừng không làm phụ phó thác của Trương tiên sinh, bèn cáo lui xin đi, tâm trạng tối tăm nhiều ngày nay nhờ đó mà rốt cuộc cũng được quét lên một vệt sáng.
Ra đến cửa Phúc Ninh Điện, chợt nghe Thu Hòa gọi ta. Kinh ngạc quay đầu lại, thấy cô đã theo qua.
“Tôi tiễn huynh.” Cô nhẹ nhàng nói.
Ta vội đáp: “Không dám làm phiền Đổng nương tử.”
Cô cúi đầu, bảo: “Ở riêng mà nghe huynh gọi tôi vậy, tôi rất khó chịu.”
Ta không tiếp lời, mãi sau mới hỏi cô: “Thu Hòa, cô có vui không?”
Cô chần chừ hồi lâu, trả lời thế này: “Quan gia rất tốt với tôi.”
Ta gật đầu, ánh mắt rơi xuống bàn tay nắm hờ dưới ống tay áo cô: “Thương thế của cô đã lành chưa?”
Cô từ từ vươn bàn tay trái bị thương ra, lòng bàn tay hướng lên trên, mở ra trước mắt ta: “Huynh hỏi cái này à?”
Trên bụng ngón tay và lòng bàn tay láng bóng như ngọc của cô nhiều thêm hai vết thương xấu xí, tuy đã đóng vảy nhưng vết sẹo gồ ghề nổi hằn, nhìn mà rùng mình. Nhưng kết quả được vậy đã là không tệ rồi, ban đầu xem thương thế của cô, rất nhiều người đã cho là cô sẽ đứt mất ngón tay.
Đối mặt với câu hỏi của cô, ta gật đầu đáp phải.
Cô cười nhạt nhòa: “Cái này là cánh gãy, không lành được.”
Ta ngẩn người, không hiểu được ý cô ngay.
Cô đưa mắt truy tìm cánh nhạn nơi chân trời, rầu rầu nói: “Hoài Cát, tôi bị vây hãm trong đây rồi, không thể bay ra ngoài được nữa.”
“Lần này tiên sinh đi bao lâu thì về?” Ta hỏi riêng thầy.
Thầy chỉ cười, không trả lời.
Nhưng xem biểu hiện của thầy có vẻ như không có ý định trở về. Thầy chia hết bổng lộc tích lũy không dùng đến cho thuộc hạ, đó là một khoản tiền rất lớn nhưng nhiều năm qua lại chỉ bị thầy chất đống trong góc, hàng ngàn hàng vạn xâu mà như chưa bao giờ được thầy xem kỹ, phần lớn đến niêm phong trên giấy gói cũng chưa từng mở ra.
Bị thầy đem làm quà tặng cho người khác còn có rất nhiều châu báu vải vóc đồ cổ đế hậu ban thưởng, cuối cùng, phòng thầy trống không, ngay cả gia cụ lặt vặt hơi tốt cũng bị người khác lấy sạch, mà trong bọc hành lý thầy định mang đi thì ngoài văn kiện công vụ ra, chỉ có vài món quần áo giặt thay và mấy xâu lộ phí cần thiết.
Thầy không quên ta, một ngày trước ngày khởi hành, đặc biệt mời ta qua, chọn lọc mấy thỏi mực cổ thượng đẳng, nghiên mực Đoan Khê và bánh trà long phượng thầy cất giữ cẩn thận cho ta. Ta tạ ơn nhưng không nhận, thấy trong phòng thầy còn để lại ba rương lớn, nói: “Mấy cái rương này tiên sinh cũng mang đi ạ? Nếu muốn để lại trong cung thì cứ giao cho Hoài Cát giữ gìn tạm là được ạ.”
Thầy hiểu ý ta, nói: “Hoài Cát, cảm ơn cậu. Ta cũng đang định giao phó mấy cái rương này cho cậu, nhưng không phải gửi gắm giữ gìn mà là muốn nhờ cậu thay ta tặng nó cho một người.”
Ta gật đầu, mời thầy nói rõ: “Tặng ai ạ?”
“Quan gia.” Thầy nói, lại bổ sung: “Chờ ta đi rồi hẵng tặng.”
Lúc ta trở về gác, thầy tiễn ta tới cửa, ta hỏi thầy hôm sau xuất cung giờ nào, thầy cười nhạt nhòa, nói: “Sớm lắm, mấy ngày nay cậu cũng mệt chết rồi, nghỉ ngơi nhiều chút, khỏi tới tiễn ta.”
Ta cũng không khăng khăng đòi đi tiễn thầy, cũng chẳng phải thật sự lười biếng hay tâm tính lạnh nhạt mà là rất sợ lại phải trải qua cảnh biệt ly này – cửa cung đóng lại chia lìa đôi ngả, cố nhân xa tận chân trời.
Giờ khắc này, nghĩ đến thầy sắp đi xa, tiền đồ lại mịt mờ, chẳng biết năm nao tháng nào mới có thể gặp lại, ta buồn bã khôn nguôi, bèn quỳ gối với thầy, rưng rưng lấy bốn lễ bái lạy trang trọng cáo biệt.
Thầy đưa tay đỡ ta, ôn hòa căn dặn: “Cậu cũng phải bảo trọng.”
Lúc ta xoay người định rời đi, thầy chợt gọi ta lại, cụp mắt ngẫm nghĩ đôi lát, lại nhìn ta, nói: “Khi niên thiếu cậu từng hỏi ta, niềm vui của ta nằm tại đâu, tâm nguyện lớn nhất là gì. Hiện giờ, ta có thể trả lời cậu.”
“Tâm nguyện lớn nhất của ta là làm một người đàn ông bình thường… Nhưng đời này đã định trước không thể nào thực hiện. Mọi lý tưởng mà hoạn giả như chúng ta có thể có cũng giống như cơ thể chúng ta vậy, đều không trọn vẹn.” Thầy bình tĩnh nói, chầm chậm quay đầu nhìn vào phòng – trong bình hoa trên bàn hãy còn cắm nhành mai vàng tố tâm nay đã héo rụi, “Có điều, ta đã tìm được một người đáng giá, người gần như hoàn mỹ vô khuyết, nên có được một cuộc đời viên mãn. Ta hi vọng giúp người thực hiện tất cả tâm nguyện của người, thậm chí sống vì người, chết vì người… Nếu nói cuộc đời ta còn niềm vui nào thì hẳn chính là điều này.”
Sống vì người, chết vì người… Ta ngẫm ngợi câu này, buồn bã nghĩ, đúng là thầy đã làm được.
“Cơ mà,” Ta vẫn cảm thấy khó hiểu với quyết định của thầy hôm nay, “Nếu là vậy, sao tiên sinh lại hết lời tự xin điều ra ngoài? Rời xa người rồi, tương lai sao có thể giúp người thực hiện tâm nguyện?”
“Hiện giờ, ta phải đi.” Thầy không hề úp mở, “Ta càng gần người, người người quý trọng nhất sẽ càng xa người.”
Sáng sớm ngày kế, như thường lệ, ta theo công chúa đi vấn an trung cung, để tâm quan sát vẻ mặt hoàng hậu, cũng không tìm được chút cảm xúc đặc thù nào, chẳng hạn như u buồn hay đau thương.
Bà trầm tĩnh như nước, hiển nhiên không hề ra ngoài tiễn biệt Trương tiên sinh, thậm chí lúc nói chuyện với bọn ta cũng chẳng nhắc một câu nào tới thầy, chỉ hòa nhã trò chuyện những chủ đề thường nói, tỉ mỉ bàn về sở thích hằng ngày của kim thượng, dặn bọn ta phải chăm sóc ngài thật tốt.
Có điều, hôm ấy, trong điện gác của bà bồng bềnh hương mai vàng tố tâm.
Khi ta mang mấy cái rương chứa đầy những cuộn phi bạch cũ đến Phúc Ninh Điện, hoa đào mận trước điện nối nhau đơm bông, sắc xuân đã dạt dào.
Ta dẫn mấy tên tiểu hoàng môn bê rương nhẹ nhàng lại gần, xuyên qua những cành hoa đậm nhạt đỏ trắng, thấy kim thượng tựa mình ngồi trên giường mềm kê tạm ngoài hiên ngắm hoa, đầu chít khăn, khoác áo choàng, dáng người tuy gầy gò nhưng thần sắc sáng láng, phong thái thảnh thơi, đã không còn dáng vẻ ốm bệnh suy sút.
Thu Hòa đang làm bạn bên ngài, chắc là kim thượng muốn kiểm tra vết thương trong lòng bàn tay cô, cô quỳ bên giường mềm, chìa tay trên đầu gối ngài, kim thượng đỡ lấy tay cô, ngón tay khe khẽ vuốt ve vết thương, thương xót vô hạn.
Chợt có gió nổi lên, chiếc váy dài lĩnh sa và tấm áo ngắn thân đối bằng la nhẹ của Thu Hòa khá mỏng, cô bị lạnh, không kìm được hắt hơi một cái. Chưa kịp xin lỗi, kim thượng đã mở rộng áo choàng, kéo cô vào lòng, che gió cho cô.
Cảnh tượng ấy làm chậm lại bước chân ta, ta hơi lùi xuống rồi mới đi lên.
Thu Hòa vừa trông thấy ta đã đứng vụt dậy, lùi chếch ra sau kim thượng, son vương khắp mặt.
Ta quy củ thi lễ với kim thượng rồi quay sang vái chào Thu Hòa: “Đổng nương tử…”
Kể từ khi hoàng hậu gọi cô là “Đổng nương tử”, tất thảy cung nhân đều hiểu thâm ý trong đó. Trong khoảng thời gian kim thượng ốm bệnh, hoàng hậu đóng gác, Thu Hòa phụng dưỡng trước giường bệnh kim thượng với thân phận tần ngự. Bây giờ, kim thượng đã thăng cô lên làm ngự thị, phong hiệu “Văn Hỉ huyện quân”, danh phận trong cung tịch của cô đã chính thức từ nữ quan chuyển thành tần ngự thiên tử.
Xem ra đó giờ cô vẫn chưa thích ứng được với thân phận mới, thấy ta thi lễ, cô cũng kéo vạt váy hoàn lễ theo bản năng, hoàn toàn quên mất hiện giờ cô cũng là chủ tử của ta rồi.
Để tránh cho Thu Hòa xấu hổ, ta không nhìn cô nhiều, quay sang lệnh tiểu hoàng môn đặt rương xuống, nói rõ ý dâng tặng lễ vật của Trương tiên sinh với kim thượng.
“Trong đó là thứ gì?” Kim thượng không hiểu, hỏi.
Ta mượn cớ đáp không biết, kim thượng bèn sai người mở rương ra.
Trăm ngàn cuộn giấy bỏ phi bạch được lấy ra, lần lượt bày trước mặt kim thượng. Sau khi tỉ mỉ xem hơn mười cuộn, vẻ mặt ngài cũng từ hoang mang ban đầu chuyển thành kinh ngạc, dần dần đổi sang buồn bã ảm đạm.
Điều này cũng xác nhận suy đoán trong lòng ta về những nét mực này được phác ra dưới ngòi bút của ai.
Trong mười mấy hai mươi năm đằng đẵng, bà trốn trong gác điện nơi ngài nhìn chẳng đến, nắn nót từng nét, mà một người khác lại lặng yên đứng sau lưng bà, thu giữ từng cuộn… Ẩn tình trong đây muốn nói lại thôi, nhưng chồng giấy cũ này tuy vĩnh viễn duy trì tư thế trầm mặc song lại có thể coi là người rõ chuyện đáng tín nhiệm nhất, chứng cớ như núi, còn hơn ngàn lời vạn chữ của người ngoài.
“Thủ Trung,” Sau, kim thượng mở lời, gọi Nhậm Thủ Trung hầu hạ trước điện lại, “Ngươi bẻ vài nhành hoa tặng cho hoàng hậu, truyền mấy câu cho ta: Hôm nay trời trong nắng ấm, điện ngọc thanh tân, hẳn sắc đêm tối cũng sẽ rất đẹp, tại sao không cùng tới thủy điện trong Hậu uyển, thưởng thức trăng sáng giữa tán tùng?”
Đó là một cái kết hoàn mỹ, ta vui mừng không làm phụ phó thác của Trương tiên sinh, bèn cáo lui xin đi, tâm trạng tối tăm nhiều ngày nay nhờ đó mà rốt cuộc cũng được quét lên một vệt sáng.
Ra đến cửa Phúc Ninh Điện, chợt nghe Thu Hòa gọi ta. Kinh ngạc quay đầu lại, thấy cô đã theo qua.
“Tôi tiễn huynh.” Cô nhẹ nhàng nói.
Ta vội đáp: “Không dám làm phiền Đổng nương tử.”
Cô cúi đầu, bảo: “Ở riêng mà nghe huynh gọi tôi vậy, tôi rất khó chịu.”
Ta không tiếp lời, mãi sau mới hỏi cô: “Thu Hòa, cô có vui không?”
Cô chần chừ hồi lâu, trả lời thế này: “Quan gia rất tốt với tôi.”
Ta gật đầu, ánh mắt rơi xuống bàn tay nắm hờ dưới ống tay áo cô: “Thương thế của cô đã lành chưa?”
Cô từ từ vươn bàn tay trái bị thương ra, lòng bàn tay hướng lên trên, mở ra trước mắt ta: “Huynh hỏi cái này à?”
Trên bụng ngón tay và lòng bàn tay láng bóng như ngọc của cô nhiều thêm hai vết thương xấu xí, tuy đã đóng vảy nhưng vết sẹo gồ ghề nổi hằn, nhìn mà rùng mình. Nhưng kết quả được vậy đã là không tệ rồi, ban đầu xem thương thế của cô, rất nhiều người đã cho là cô sẽ đứt mất ngón tay.
Đối mặt với câu hỏi của cô, ta gật đầu đáp phải.
Cô cười nhạt nhòa: “Cái này là cánh gãy, không lành được.”
Ta ngẩn người, không hiểu được ý cô ngay.
Cô đưa mắt truy tìm cánh nhạn nơi chân trời, rầu rầu nói: “Hoài Cát, tôi bị vây hãm trong đây rồi, không thể bay ra ngoài được nữa.”
Danh sách chương