15.
Tin tức “Nữ sinh trung học 17 tuổi phản kháng giết chết kẻ hiếp dâm” tung ra, tựa như sấm dậy đất bằng, dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi trong xã hội.
Xe buýt, quán ăn sáng, trung tâm mua sắm, di dộng, TV, đi đến đâu cũng đều nghe thấy thảo luận về vụ án này.
Chuyên mục tin tức lên kế hoạch chuyên đề đặc biệt ngay trong đêm, phóng viên đã xuống đường phỏng vấn ngẫu nhiên người đi đường.
“Bà nghĩ gì về vụ án này?”
Người mẹ bế con vô cùng tức giận: “Tội phạm cưỡng hiếp là súc sinh, đáng chết!”
Ông cụ chơi cờ thành thạo sử dụng những từ ngữ nóng hổi mà ông mới học được: “Tên súc sinh kia có ý định giết người, cô bé đó là phòng vệ chính đáng! Cô bé chỉ tự bảo vệ mình!”
Bà cô đẩy chiếc xe gỗ bán bánh dày giơ loa cao giọng hét: “Tôi biết con bé đó, con bé ngoan lắm, không thể bắt nó ngồi tù!”
Ống kính máy ảnh lắc lư rồi dừng lại một người thiếu niên với mái tóc ngắn đỏ rực.
Micro đưa qua.
Môi cậu khô khốc, im lặng rất lâu, cuối cùng mới nói: “Cô ấy đã là người bị hại, không thể bị hãm hại lần nữa. Pháp luật của nước ta là để bảo vệ công lý, phải không?”
…
Đối với vụ án này, Viện kiểm sát tỉnh Tân Giang rất coi trọng, chỉ định chuyên gia đọc hồ sơ, xem xét toàn diện các tình tiết, bằng chứng của vụ án.
Vụ án liên quan trẻ vị thành niên, lại trùng hợp liên quan đến vấn đề nóng bỏng hiện nay là ranh giới giữa “phòng vệ chính đáng” và “phòng vệ vượt quá mức chính đáng”, tòa án phải hoãn xét xử hai lần.
Ba Hứa Tiêu tiếp nhận vụ án của tôi, bào chữa miễn phí cho tôi.
Ba tháng sau, tòa tuyên án.
Hành vi chống trả bằng dao gọt trái cây của Khương Ngôn được xác định là hành vi tự vệ nhằm ngăn chặn hành động xâm hại trái pháp luật đang diễn ra nhằm bảo vệ an toàn bản thân, phù hợp quy định tại điều 20, khoản 1 Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, thuộc về hành vi phòng vệ chính đáng, không phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật.
Mọi tầng lớp nhân dân đều đánh giá cao quyết định này, tin rằng phán quyết thể hiện đầy đủ quan điểm “pháp luật không khuất phục trước hành vi phạm pháp”, củng cố niềm tin của công chúng vào pháp trị.
…
Ngày tôi rời trại tạm giam, thành phố Tân Hải có tuyết rơi.
Bà ngoại cầm ô, vội vàng đi về phía tôi.
Trên cổ bà không có vết thương khủng khiếp, gương mặt tươi cười vẫn ấm áp như từ trước đến nay.
Trong nháy mắt, nước mắt dâng đầy.
Tôi giơ tay chạm vào tuyết ven đường.
Chỉ có cái lạnh cắt da cắt thịt này mới có thể khiến tôi chắc chắn mình thật sự thành công.
Từ bánh răng vô thường và mạnh mẽ của số phận, tôi đã giải cứu hai người thân yêu nhất của mình.
Tôi run rẩy áp những ngón tay lạnh cóng lên mặt.
Những giọt nước mắt nóng hổi chảy xuống, chạm vào da thịt đau buốt.
Bà ngoại đi đến trước mặt tôi, thấy tôi khóc, bà cũng đỏ hoe vành mắt.
Bà vừa lấy giấy lau nước mắt cho tôi vừa nghẹn ngào: “Ngôn Ngôn, đừng khóc, khổ cực qua rồi, ra ngoài là tốt.”
Tôi chỉ lẩm bẩm: “Bà ngoại, con không khổ, con rất may mắn.”
Một con người bình thường, không phải người toàn trí toàn năng, vô tình bị kéo vào vòng xoáy thời gian không gian.
Tôi thất bại hết lần này đến lần khác, ngã xuống hết lần này đến lần khác, vật lộn với trời cao, bị nghiền nát tàn nhẫn như một con kiến.
Nhưng mà tôi có cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.
Mỗi lần tuần hoàn tuyệt vọng đều như một cơ hội.
Để tôi lau khô nước mắt, cắn răng, tiếp thu kinh nghiệm, lại một lần nữa hướng về số mệnh mà thực hiện ‘châu chấu đá xe’.
Trong vô số điều dòng nhân quả xác định chắc chắn thất bại, tôi thực sự đã chạm vào khả năng thành công một phần nghìn kia.
Đây là may mắn đến thế nào? Bà ngoại không biết tâm lý tôi đang diễn biến thế nào, liên tục cảm ơn người nữ cảnh sát dẫn tôi ra.
Cô cảnh sát hơi ngượng, nói khẽ: “Bà ơi, không cần cảm ơn cháu, là cháu gái bà nỗ lực, là luật pháp nghiêm minh.”
Cô ấy trò chuyện đôi câu rồi quay người đi vào trong.
Bà ngoại không vội về. Bà ra hiệu tôi cầm dù, lấy một chiếc khăn quàng cổ mới đan, quấn quanh cổ tôi.
Sợi len dày dặn ấm áp, vì tôi mà ngăn gió lạnh.
Bà ngắm trái nhìn phải, hài lòng cười: “Đẹp quá. Đi thôi, Ngôn Ngôn, chúng ta về nhà thôi.”
Chúng tôi bước trên tuyết, bà nói liên miên những chuyện xảy ra bên ngoài khi tôi đang bị giam giữ.
Mấy ông cụ hàng xóm không chơi cờ tướng, mỗi ngày ôm TV để xem tình hình, mắng chửi tên súc sinh họ Vương, chết rất tốt.
Đèn đường ở khu nhà đã được sửa sang, thay bóng đèn mới sáng lóa khiến bà cụ ở tầng 1 phản đối ầm ĩ.
Hẻm nhỏ được lắp đặt thiết bị báo động, vô số trang thiết bị tương tự được trang bị khắp các ngóc ngách thành phố, âm thầm dựng nên phòng tuyến an toàn.
Còn có…
Bà ngoại bỗng dừng bước.
Tin tức “Nữ sinh trung học 17 tuổi phản kháng giết chết kẻ hiếp dâm” tung ra, tựa như sấm dậy đất bằng, dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi trong xã hội.
Xe buýt, quán ăn sáng, trung tâm mua sắm, di dộng, TV, đi đến đâu cũng đều nghe thấy thảo luận về vụ án này.
Chuyên mục tin tức lên kế hoạch chuyên đề đặc biệt ngay trong đêm, phóng viên đã xuống đường phỏng vấn ngẫu nhiên người đi đường.
“Bà nghĩ gì về vụ án này?”
Người mẹ bế con vô cùng tức giận: “Tội phạm cưỡng hiếp là súc sinh, đáng chết!”
Ông cụ chơi cờ thành thạo sử dụng những từ ngữ nóng hổi mà ông mới học được: “Tên súc sinh kia có ý định giết người, cô bé đó là phòng vệ chính đáng! Cô bé chỉ tự bảo vệ mình!”
Bà cô đẩy chiếc xe gỗ bán bánh dày giơ loa cao giọng hét: “Tôi biết con bé đó, con bé ngoan lắm, không thể bắt nó ngồi tù!”
Ống kính máy ảnh lắc lư rồi dừng lại một người thiếu niên với mái tóc ngắn đỏ rực.
Micro đưa qua.
Môi cậu khô khốc, im lặng rất lâu, cuối cùng mới nói: “Cô ấy đã là người bị hại, không thể bị hãm hại lần nữa. Pháp luật của nước ta là để bảo vệ công lý, phải không?”
…
Đối với vụ án này, Viện kiểm sát tỉnh Tân Giang rất coi trọng, chỉ định chuyên gia đọc hồ sơ, xem xét toàn diện các tình tiết, bằng chứng của vụ án.
Vụ án liên quan trẻ vị thành niên, lại trùng hợp liên quan đến vấn đề nóng bỏng hiện nay là ranh giới giữa “phòng vệ chính đáng” và “phòng vệ vượt quá mức chính đáng”, tòa án phải hoãn xét xử hai lần.
Ba Hứa Tiêu tiếp nhận vụ án của tôi, bào chữa miễn phí cho tôi.
Ba tháng sau, tòa tuyên án.
Hành vi chống trả bằng dao gọt trái cây của Khương Ngôn được xác định là hành vi tự vệ nhằm ngăn chặn hành động xâm hại trái pháp luật đang diễn ra nhằm bảo vệ an toàn bản thân, phù hợp quy định tại điều 20, khoản 1 Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, thuộc về hành vi phòng vệ chính đáng, không phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật.
Mọi tầng lớp nhân dân đều đánh giá cao quyết định này, tin rằng phán quyết thể hiện đầy đủ quan điểm “pháp luật không khuất phục trước hành vi phạm pháp”, củng cố niềm tin của công chúng vào pháp trị.
…
Ngày tôi rời trại tạm giam, thành phố Tân Hải có tuyết rơi.
Bà ngoại cầm ô, vội vàng đi về phía tôi.
Trên cổ bà không có vết thương khủng khiếp, gương mặt tươi cười vẫn ấm áp như từ trước đến nay.
Trong nháy mắt, nước mắt dâng đầy.
Tôi giơ tay chạm vào tuyết ven đường.
Chỉ có cái lạnh cắt da cắt thịt này mới có thể khiến tôi chắc chắn mình thật sự thành công.
Từ bánh răng vô thường và mạnh mẽ của số phận, tôi đã giải cứu hai người thân yêu nhất của mình.
Tôi run rẩy áp những ngón tay lạnh cóng lên mặt.
Những giọt nước mắt nóng hổi chảy xuống, chạm vào da thịt đau buốt.
Bà ngoại đi đến trước mặt tôi, thấy tôi khóc, bà cũng đỏ hoe vành mắt.
Bà vừa lấy giấy lau nước mắt cho tôi vừa nghẹn ngào: “Ngôn Ngôn, đừng khóc, khổ cực qua rồi, ra ngoài là tốt.”
Tôi chỉ lẩm bẩm: “Bà ngoại, con không khổ, con rất may mắn.”
Một con người bình thường, không phải người toàn trí toàn năng, vô tình bị kéo vào vòng xoáy thời gian không gian.
Tôi thất bại hết lần này đến lần khác, ngã xuống hết lần này đến lần khác, vật lộn với trời cao, bị nghiền nát tàn nhẫn như một con kiến.
Nhưng mà tôi có cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.
Mỗi lần tuần hoàn tuyệt vọng đều như một cơ hội.
Để tôi lau khô nước mắt, cắn răng, tiếp thu kinh nghiệm, lại một lần nữa hướng về số mệnh mà thực hiện ‘châu chấu đá xe’.
Trong vô số điều dòng nhân quả xác định chắc chắn thất bại, tôi thực sự đã chạm vào khả năng thành công một phần nghìn kia.
Đây là may mắn đến thế nào? Bà ngoại không biết tâm lý tôi đang diễn biến thế nào, liên tục cảm ơn người nữ cảnh sát dẫn tôi ra.
Cô cảnh sát hơi ngượng, nói khẽ: “Bà ơi, không cần cảm ơn cháu, là cháu gái bà nỗ lực, là luật pháp nghiêm minh.”
Cô ấy trò chuyện đôi câu rồi quay người đi vào trong.
Bà ngoại không vội về. Bà ra hiệu tôi cầm dù, lấy một chiếc khăn quàng cổ mới đan, quấn quanh cổ tôi.
Sợi len dày dặn ấm áp, vì tôi mà ngăn gió lạnh.
Bà ngắm trái nhìn phải, hài lòng cười: “Đẹp quá. Đi thôi, Ngôn Ngôn, chúng ta về nhà thôi.”
Chúng tôi bước trên tuyết, bà nói liên miên những chuyện xảy ra bên ngoài khi tôi đang bị giam giữ.
Mấy ông cụ hàng xóm không chơi cờ tướng, mỗi ngày ôm TV để xem tình hình, mắng chửi tên súc sinh họ Vương, chết rất tốt.
Đèn đường ở khu nhà đã được sửa sang, thay bóng đèn mới sáng lóa khiến bà cụ ở tầng 1 phản đối ầm ĩ.
Hẻm nhỏ được lắp đặt thiết bị báo động, vô số trang thiết bị tương tự được trang bị khắp các ngóc ngách thành phố, âm thầm dựng nên phòng tuyến an toàn.
Còn có…
Bà ngoại bỗng dừng bước.
Danh sách chương