Ngẫm nghĩ hồi lâu, Đức Uy nói :
- Về chuyện này thì không thể không phòng, chúng có thể giương đông kích tây, giả tính chuyện xưng vương tại Trường An để rồi âm thầm điều động nhân mã đánh về Kinh sư...
Lăng Phong hỏi :
- Lý gia thấy chúng có thể làm như thế hay không? Đức Uy đáp :
- Không dám đoán chắc như thế nào cả, nhưng nếu có chuẩn bị thì cũng sẽ khỏi lo hậu hoạn, đề phòng trước vẫn là hơn. Vì theo tôi biết dưới tay của Lý Tự Thành có nhiều mưu sĩ lắm, chúng ta không thể khinh thường.
Lăng Phong ngẫm nghĩ rồi nói :
- Nếu đã thế thì tại sao mình lại không thể vào thành để dọ thám cho chắc hơn?
Đức Uy gật đầu :
- Chính tôi cũng đang muốn như thế ấy.
Vừa nói là hắn vừa đứng dậy.
Lăng Phong lật đật kéo tay Đức Uy, chỉ cái gói lương khô và nói :
- Khoan, dầu gì cũng phải ăn, phải no mới có sức. Tôi biết mấy ngày nay Lý gia đói lắm, phải gắng ăn mới đủ tinh thần hành sự.
Đức Uy ngồi xuống cười gượng :
- Thật sự thì mấy ngày không ăn uống gì cả, nhưng giờ đây lòng nóng như lửa đốt, cho dầu sơn trân hải vị chắc cũng khó nuốt trôi.
Lăng Phong nói :
- Con người không phải sắt đá, dầu gì Lý gia cũng cần phải bảo trì sức khỏe vì công việc hãy còn dài...
Quả thật, một khi bụng trống rồi thì chẳng những thể lực không thể giữ được mà tinh thần cũng sẽ lụn bại theo và thể lực đều không còn phấn chấn thì mọi việc kể như đình trệ.
Đức Uy biết Lăng Phong nói phải và cũng biết mình không thể không ăn, hắn ngồi xuống tiếp lấy gói bánh khô và nói :
- Đúng rồi, Lăng huynh đệ, chúng ta chia hai.
Lăng Phong lắc đầu :
- Tôi đã có ăn rồi, Lý gia hãy ăn đi.
Đức Uy bẻ hai cái bánh trao cho Lăng Phong phân nửa nói :
- Ăn thì ăn cả, không thì nhịn cả, Lăng huynh đệ hãy ăn đi, thứ bánh khô này no dai lắm, ăn phân nửa đã là nhiều lắm rồi đó.
Lăng Phong cẩm nửa cái bánh cho vào miệng cắn một miếng rồi ngồi thẩn người một lúc khá lâu vẫn chưa nhai và đôi mắt hắn vụt đỏ hoe...
Hắn nói nghe nghẹn đặc :
- Gói lương khô này, khi tôi lìa khỏi thành trước ngày bị mất, chính Vân phân đường chủ đã chuẩn bị dành sẵn cho tôi...
Đức Uy chợt nghe như mình đang cắn vào khối đá, hắn ngồi lặng một hồi rồi ngẩng mặt lên nói bằng một giọng cương nghị lạ lùng :
- Lăng huynh đệ, chúng ta phải nhớ đến người đã chết, chúng ta đừng phụ lòng Vân phân đường chủ, ăn đi. Ăn rồi lo chuyện báo thù.
Lăng Phong tiếp tục ăn, hắn làm thinh và cố ăn cho hết.
Lý Đức Uy nói đúng. Phải ăn, phải uống để vận dụng sức lực và trí óc của mình, để vì người chết mà phục thù. Không phải riêng một Văn Tiêu, mà là bá tánh, không phải riêng bá tánh của Trường An, của Tây Ngũ Đỉnh mà bá tánh Trung Nguyên.
* * * * *
Hoàng hôn đã phủ kín màu đen.
Trường An thành im lìm trong màu đen tối, thứ im lìm đầy dẫy cạm bẫy và chết chóc.
Cửa thành mở thoát, nhưng người ra vào không thấy một ai, luôn cả chó mèo cũng không thấy dạng, thật đúng với câu “binh hoang mã loạn, kê khuyển bất văn”! Đến cả chó gà cũng không còn nghe tiếng.
Cứ theo tình hình này thì tại Khai Nguyên Tử, nơi phồn thịnh nhất của Trường An chắc chắn bây giờ cũng không có người nào.
Bây giờ thì lá cờ vàng trên vọng gác cửa thành đã thấy rất rõ nét, chữ “Lý” màu đỏ ngay chính giữa lá cờ vàng.
Nhìn chăm vào hai ngọn đèn lồng ở hai bên cửa, Lăng Phong cau mặt :
- Mới hôm qua cửa thành còn đóng chặt không cho ai ra vào, thế sao hôm nay lại mở toát ra thế này?
Đức Uy mím môi :
- Hay là chúng đã biết tôi về?
Lăng Phong nhướng mắt :
- Đúng rồi, họ có người biết mặt Lý gia mà!
Đức Uy gật đầu :
- Biết, nhưng không nhiều lắm. Không biết trong bóng tối như thế nào, chớ chạm tận mặt thì chỉ có bảy tên, trong đó đã chết hết hai.
Lăng Phong chỉ vào cửa thành, vào mấy tên lính mang đao đi qua đi lại và nói với Đức Uy :
- Nếu chúng đặt một tên biết mặt Lý gia giữ cửa đó, thì chuyện mình đi vào chắc chắn sẽ có chuyện phiền phức xảy ra ngay.
Đức Uy gật đầu :
- Lăng huynh đệ nhắc tôi mới nhớ, hay là chúng ta đừng vào cửa mà tìm cách khác có lẽ ổn hơn.
Lăng Phong đảo quanh đôi mắt :
- Phải rồi, Lý gia hãy theo tôi, nhảy vào đầu tường là nguy hiểm, vì bên trong chúng canh phòng cẩn mật lắm, tôi có biết một chỗ mà chúng không bao giờ chú ý.
Hắn quay mình đi ngược xuống hướng Đông.
Đi được chừng bốn năm mươi trượng, Lăng Phong dừng lại nói :
- Chỗ này!
Đức Uy theo tay hắn chỉ, nhìn xuống chân tường thấy nơi đó có một chỗ trống chừa cho nước từ trong thành thoát ra, nhưng bây giờ thì nước chảy rất ít. Người muốn vào thì phải khom mình bò mới có thể lọt được.
Chung quanh chỗ để thoát nước nhờ đất ẩm nên cỏ mọc xanh rì sầm khuất, đúng là chỗ mà không ai để ý.
Đức Uy hỏi :
- Nơi này còn có những chấn song sắt đó thì phải làm sao?
Lăng Phong đáp :
- Mấy ngày trước tôi đã vào rồi, những song sắt đó tôi đã làm hỏng chân, bây giờ thì chỉ cắm hờ, lấy lên rất dễ.
Vừa nói, hắn vừa ngồi xuống lắc lắc mấy song sắt kéo ra và nói :
- Tôi vào trước, xin Lý gia ẩn nhẫn vì đây là chuyện phải tòng quyền.
Không có cách nào hơn nữa, Lý Đức Uy cũng đành phải khom mình chui xuống theo.
Vào trong rồi, Lăng Phong lại cắm mấy song sắt vào chỗ cũ, hắn làm việc thật gọn và thật nhanh và khi đứng lên, hắn hỏi :
- Lý gia, chúng ta nên đến đâu trước?
Lý Đức Uy nói :
- Tôi muốn đến Đô đốc phủ.
Lăng Phong gật đầu :
- Lý gia hãy theo tôi.
Tuy ở lại Trường An lâu không bằng Đức Uy, nhưng cái nghề thu lượm tin tức đã làm cho Lăng Phong phải rành đường, nhứt là những con đường tránh mắt thiên hạ, vì thế, khi được hắn dẫn đi, Đức Uy mới cảm thấy nếu mà theo bóng tối thì thật mình không bằng hắn.
Vừa kinh nghiệm mà cũng nhiều lịch duyệt, còn cách Đô đốc phủ chừng hơn mười trượng, Lăng Phong vội ẩn ngay vào bóng tối.
Biết ý Lăng Phong, Lý Đức Uy cũng vội theo vào, hắn đưa mắt quan sát, đúng y nhưng lời Lăng Phong đã nói, Đô đốc phủ bị diệt hoàn toàn.
Một trong hai cánh cửa đã bị ngã xiêu qua bên trái, dọc theo tường nhiều chỗ bị sụp, cột cờ trước phủ hãy còn nhưng không có lá cờ nào, xâu đèn lồng cũng còn đong đưa trước gió, tự nhiên là không có ngọn nào cháy cả.
Nhìn xuyên vào những chỗ sụp của tường, bên trong không thấy một bóng người nào, cũng không nghe tiếng động.
Trước sau chỉ có mấy ngày, Đô đốc phủ thay đổi thật mau.
Ngôi lầu phía sau, nơi Dương Mẫn Tuệ, Tổ Thiên Hương và Trần Ngọc Hà trú ngụ cũng vẫn còn, nhưng chắc chắn là lầu trống. Bất giác Đức Uy bỗng nhớ bài thơ “Hoàng Hạc Lâu” của Thôi Hiệu “Người xưa cỡi Hạc mất đi rồi, lầu cũ còn trơ chốn ấy thôi...” hắn bật tiếng thở dài trong bóng tối.
Có phải cả ba người con gái đã thoát vòng vây hay là ngộ nạn?
Đức Uy bần thần ray rứt...
Lăng Phong hỏi nhỏ :
- Lý gia, chúng ta có nên vào đó hay không?
Đức Uy gật đầu :
- Vào.
Không đợi đến tiếng thứ hai, Lăng Phong đã tung mình theo bóng tối vượt thẳng vào trong.
Lý Đức Uy gật gù và phóng theo sau.
Hắn nhìn rõ lối vào của Lăng Phong, quả xứng danh là “Tam Tuấn” của Tổng đường Cùng Gia bang, thân pháp của hắn đã vững vàng mà khả năng phòng vệ của hắn cũng hơn người.
Hai người kẻ trước người sau tiến vào Đô đốc phủ một cách hết sức nhẹ nhàng.
Hình như rất biết tâm ý của Lý Đức Uy nên Lăng Phong đi thẳng vào hậu viện.
Nơi đây không có dấu vết giao tranh, từ dãy hành lang, đến ngôi nhà mát, tàng cây, bụi cúc, tất cả còn nguyên, chỉ có điều im lặng vắng tanh.
Nhìn cảnh cũ mới mấy ngày trước đây mà Lý Đức Uy cảm thấy như xa vắng tự bao giờ, lòng hắn vô cùng chua xót.
Lăng Phong hỏi :
- Có cần xem xét khắp chỗ hay không?
Đức Uy lắc đầu :
- Không.
Hắn chỉ đáp một tiếng thôi, hình như sự chua xót trong lòng đã làm cho hắn không còn có thể nói gì hơn nữa...
Lăng Phong nhìn quanh và áo não :
- Thi thể Đào đường chủ và tất cả anh em đều không thấy...
Đức Uy nói :
- Cũng có thể họ đã chôn rồi.
Một giọng nói vụt phát lên từ góc lầu sau trong bóng tối, giọng nói ồ ề :
- Chết nhiều lắm, họ đâu có thèm chôn, chỉ có bạn mới cố gắng làm chuyện đó mà thôi.
Lăng Phong biến sắc, hắn bước lên đứng án sau lưng Lý Đức Uy :
- Vị cao nhân nào ẩn thân nơi đó?
Có tiếng trả lời :
- Làm gì dám nhận là “cao nhân”? Lão già “Cùng” đây mà, một thứ với chú bé đó.
Đức Uy buột miệng kêu lên :
- Mông lão!
Từ trong bóng tối phía sau, thoáng ra một người, đúng là “Cùng Thần” Mông Bất Danh.
Mông Bất Danh vẫn là Mông Bất Danh, nhưng so với trước đây hoàn toàn đổi khác.
Con người từ thái độ đến sắc thái, coi trời không bằng cái vung ngày nào bây giờ không còn nữa, bây giờ là một lão già trầm trọng, thần thái nặng nề.
Lăng Phong bước tới vòng tay :
- Tiểu sanh xin bái kiến Mông tiền bối.
Mông Bất Danh khoát tay :
- Nơi đây đừng giữ lễ, thi thể Đào Nhứt Thọ và tất cả anh em Phân đường Trường An, ta đã đem chôn phía sau lầu, chú hãy bớt lo một chút đi.
Đức Uy cúi đầu :
- Đa tạ Mông lão!
Mông Bất Danh nói :
- Lý Tự Thành công hãm Trường An, hắn đoạt tất cả công khố và tài sản dân gian và cử người trấn thủ nơi dây, còn chính hắn thì cử binh qua sông đánh ngược lên hướng bắc, chúng đã chiếm những phủ thành từ dãy Lâm Chữ thẳng đến Tô Châu. Nghe đâu hắn cũng gởi điệp văn vào Kinh hẹn mồng mười tháng ba sẽ nhập kinh.
Đức Uy nắm cứng hai tay rít giọng :
- Thật là cuồng vọng.
Mông Bất Danh nói :
- Đó là mới để Lý Tự Thành, còn Trương Hiến Trung nữa. Hắn là một tên tham ô dâm loạn, đào vọng ra miệt Quang Trung năm xưa. Mấy năm trước đây có một tên gọi là Vương Gia Dận tác loạn, hắn nhờ vào phe đó và tự xưng là “Bát Đại Vương”, sau được Hồng Thư Trừ phủ dụ, nhưng sau khi Hồng Thừa Dụ bị Mãn Châu bắt thì hắn lại nổi loạn trở lại, tiếm hiệu là “Tây Vương” tại Võ Xương. Hắn chiếm cả Tây Xuyên, bây giờ đã thông đồng với Lý Tự Thành mưu đánh Bắc Kinh.
Đức Uy gần như chết sững, thật lâu, hắn mới vòng tay :
- Đa tạ Mông lão, chuyện đó thật tình tôi không biết.
Mông Bất Danh khoát tay :
- Bây giờ không còn là chuyện lạ hay không lạ, họa vô đơn chí, phước bất trùng lai, triều đình bây giờ nội loạn ngoại xâm, trong triều gần như toàn thứ mãi quốc cầu vinh, mạng vận của Đại Minh triều ngày nay thật như chỉ mành treo trước gió.
Đức Uy cắn răng bật nói :
- Mông lão, tôi sẽ về kinh ngay.
Mông Bất Danh nói :
- Vận nước hiện nay, một người coi như vô lực vãn hồi, “độc mộc nan chi đại hạ”, một tòa lâu đài sụp đổ, chỉ còn một cột thì thê thảm biết bao nhiêu! Nhưng thôi, cũng cứ phải hết sức mình hãy tấu trình tất cả tự sự, về Kinh đi.
Đức Uy vòng tay :
- Đa tạ Mông lão, tại hạ kiếu từ.
Mông Bất Danh gật đầu :
- Đi đi, nếu có tin gì về Dương, Tổ nhị vị tiểu thơ thì ta sẽ cho họ biết hướng đi của ngươi, không chừng rồi chúng ta sẽ hội kiến nhau tại Bắc Kinh.
Lăng Phong từ phía sau lầu, từ những ngôi mộ chư vị “Cùng Gia bang” đi ra, hắn quì thụp xuống bái tạ Mông Bất Danh và mang nước mắt đi theo họ Lý.
Đứng nhìn theo bọn hai người, Mông Bất Danh thở dài lẩm bẩm :
- Quốc phá gia vong, anh hùng mạc lộ... rất mong đó chỉ là giấc chiêm bao!
* * * * *
Trường An thành trăng xế về tây.
Trường An hôm nay thật là vắng lặng, không khí bao trùm khủng bố.
“... Dao lâu tiểu nhi nữ, vị giải ức Trường An, hương vụ vân mẩn thấp, tranh huy ngọc tý hàm...”
Lời thơ của Đổ Phủ sao mà thê lương đến thế!
Tội nghiệp cho người con gái xa xôi kia biết bao nhiêu, nàng mong hay chuyện Trường An, nàng nhớ ngóng tin lành... Sương đêm hay nước mắt đã làm cho tóc mai nàng đẫm ướt, cánh tay ngà ngọc lạnh tê trên khung cửa.
Đêm đã khuya rồi.
Trường An vẫn còn có người băng mình trong nguy hiểm gió sương.
Bất cứ nơi nào trong thành Trường An đều mang dấu vết xác xơ của binh loạn, chỉ có một tòa trang viện rộng lớn ánh đèn tương đối sáng về phía trước là tạm gọi “huy hoàng”.
Nhưng cũng chỉ huy hoàng so với những nơi “tối tăm” khác trong thành thôi, vì có đèn, có sạch sẽ, nhưng không khí vẫn trầm trầm, đó đây, từ những chậu kiểng, từ những bụi cây từ những hòn non bộ, chỗ nào khuất bóng là đều có một tên áo vàng đeo kiếm mang đao đứng y những bóng ma bất động.
Sự canh phòng này khá nghiêm trọng.
Bên sau tòa trang viện đồ sộ này cũng có một ngôi lầu nhỏ, trên lầu cũng có ánh đèn, ánh đèn đó nhỏ, bóng lu hơn tiền viện.
Trường An thành ở vào bất cứ nơi nào cũng phảng phất máu tanh vì chiến sự của mấy ngày trước đó, nhưng ở đây thì hoàn toàn không có, ở tòa trang viện này hoàn toàn thanh nhã y như không phải tọa lạc nơi đã xảy ra chiến họa vừa rồi.
Nếu không có bọn áo vàng cầm kiếm cầm đao đứng trong những bóng tối, thì không khí nơi này khá là trang nhã.
Thình lình có mấy tiếng động nhỏ vang lên, lúc đầu là tiếng động thật nhỏ, nhưng giữa đêm vắng một con dế đập cánh cũng nghe thấy rất rõ ràng.
Những tên áo vàng đứng trong bóng tối bắt đầu động đậy.
Ba ngọn đèn lồng phía nam ở hậu viện tắt cùng một lượt.
Bốn tên áo vàng đứng vào những chỗ khác nhau cũng tuốt đao nhảy phóc tới chỗ ba ngọn đèn vừa tắt.
Lại thêm bốn tên khác nữa tung mình ra bốn phía.
Ngay trong lúc ấy từ hậu viện, một bóng người lại nhoáng lên.
Tự nhiên bọn áo vàng phát hiện một cách dễ dàng. Chúng quát lên và hai tên lao vút theo bóng đó.
Bốn bên áo vàng từ hướng đông nam, nơi vừa tắt ba ngọn đèn cũng nhún chân lao vút theo sau.
Chỉ còn lại bốn tên đứng bốn góc tòa trang viện vẫn thủ chặt vị trí chớ không động hình.
Từ hướng đông bắc hậu viện, một bóng người nữa lại vút lên.
Bóng này quả đúng là một bóng ma, thật nhẹ nhàng, thật nhanh nhẹn phóng lên ngôi nhà nhỏ.
Sau đó, từ trong gian phòng nhỏ dẫy đầy hơi rượu, hương tình êm ấm xuất hiện một người: Lý Đức Uy!
Hắn đứng lặng im trước một chiếc giường trải gấm thêu hoa và bên dưới mép giường có hai đôi giày, không phải là một người mà là hai người song song bên gối...
Nhưng đôi mày của Đức Uy bỗng nhướng lên, hắn quát khẽ :
- Thật là gian hoạt!
Chân hắn nhún nhẹ và thân mình tung ra khung cửa sổ, cánh cửa bật ra và Đức Uy đã rơi đúng giữa bên dưới trung ương tòa viện.
Bốn tên áo vàng đứng bốn góc nhà cùng tuốt kiếm lao vào một lượt, vây Lý Đức Uy vào giữa.
Thanh Ngư Trường kiếm được tung ra, y như một dải lụa có hào quang bức lui bốn tên áo vàng giạt ra, vòng vây nới rộng.
Cho thanh Ngư Trường kiếm trở vào mình trong thế xốc kiếm uy nghi, Đức Uy nói giọng lạnh lùng :
- Ta tìm Lý Hữu.
Phía tây hậu viện, nơi không có ánh đèn trong một gian phòng không có trang hoàng, một giọng nói như chuông gióng vọng lại :
- Như vậy thì các hạ đã đi lầm, Lý Hữu ở đây.
Cánh cửa bật mở, một gã trung niên áo vàng bước ra.
Hắn, gã trung niên áo vàng, với đôi mắt ốc nhồi, với đôi mày chổi xuể, với khổ mặt xương ngang, với hàm râu quai nón và nhứt là với vóc thân cao lớn dình dàng, một con người uy thái hừng hừng.
Đức Uy nhìn vào hắn, áo hắn bung ra, tay hắn xoắn lên, nơi nào cũng quấn quít lông đen, đúng là một nhân vật hào tướng của Lý Tự Thành.
Hắn, Lý Hữu, tay phải cầm một thanh đao, cũng như những thanh đao khác, nhưng sống đao rất dày, lưỡi đao rất mỏng, ánh thép choáng lên màu xanh biếc, chấp chóa hoa mắt.
Lưỡi đao chúi động xuống nền gạch, chân hắn bước lên, từng bước, chắc nịch, ánh mắt hắn như muốn xoi thấu Lý Đức Uy :
- Ngươi muốn kiếm ta?
Đức Uy trầm giọng :
- Ngươi là Lý Hữu?
Đối phương gật đầu, giọng hắn thật rổn rảng :
- Sấm vương giá tiền, đại tướng quân Lý Hữu là ta, ngươi kiếm ta có chuyện gì?
Cho tay vào lưng, chìa “Ngân Bài lệnh” đến trước mặt, Đức Uy hất hàm hỏi :
- Ngươi nhận ra vật này không?
Lý Hữu chớp mắt :
- A... truyền nhân của “Ngân Bài lệnh” là người đã phá nát cơ mưu của Mãn Châu và hai nhà họ Tổ và Nam Cung Nguyệt, khá lắm, mạng ngươi kể như thế là quả còn dài.
Câu nói sau cùng, chứng tỏ hắn rất biết chuyện Lý Đức Uy ngộ nạn.
Đức Uy thu “Ngân Bài lệnh” và hỏi ngay :
- Dương đô đốc ở đâu?
Lý Hữu rùn vai :
- Ngươi hỏi cái lão già ngu muội đó à? Hừ tiền bạc vàng ngọc, chức tước gì cũng không chịu, lão đã làm cho ta nổi nóng chém đầu rồi.
Lý Đức Uy nghiến răng :
- Ngươi bảo ngươi đã giết Dương đô đốc?
Lý Hữu ưỡn ngực :
- Đúng là ta giết! Ta giết nhiều nữa chớ đâu phải riêng một Dương Tông Luân.
Đức Uy trầm giọng :
- Ngươi có biết sát hại lương đống của triều đình trong khi ngoại xâm Mãn Châu đang tràn lan lấn biên cương là tội như thế nào không?
Lý Hữu cười lớn :
- Luôn cả triều đại nhà Minh kia ta còn tiêu diệt thì sá gì những tên tướng ấy chớ?
Đức Uy cố gằn từng tiếng :
- Kể về lớn thì Dương đô đốc là cột trụ triều đình, luận về nhỏ thì người là đầu não phân nửa giang sơn Tây ngũ tỉnh, tại sao ngươi lại...
Giọng cười của Lý Hữu càng bật lớn hơn thêm nữa :
- Đối với triều Minh, Dương Tông Luân quả thật là một cây trụ đá chống trời, đúng là kẻ mà vạn dân nương cậy, cũng đáng gọi là một tên quan tốt, thế nhưng đối với bọn ta, lão lại là trở ngại lớn lao, bọn ta không giết lão thì giết ai chớ?
Đức Uy lại cố dằn :
- Sát nhân phóng hỏa, di hại dân lành, quốc phá dân vong, những kẻ làm ra chuyện này trong khi không màng giặc ngoại xâm đang tiến sang biên giới, tội của các ngươi ấy chết cũng còn thừa...
Thanh Ngư Trường kiếm phóng ra, ánh sáng lóe lên chóa mắt.
Hai tên thuộc hạ áo vàng thét rập lên và vung đao tràn ra chận lại.
Đang cơn vừa đau đớn vừa căm hờn, thanh Ngư Trường kiếm trên tay của Đức Uy gia tăng sức mạnh hơn bao giờ hết, chỉ một cái vung lên, hai tên áo vàng biến thành bốn khúc văng tuốt ra ngoài xa.
Hắn vẫn không ngừng, cả người lẩn kiếm lao thẳng vào Lý Hữu.
Viên kiện tướng của Lý Tự Thành biến sắc, hắn rống lên một tiếng vung thanh đại đao, hơi gió cuốn vù vù...
Đao nặng cộng thêm sức mạnh, đà đao bay tới nặng đến ngàn cân.
Không dại gì đối kháng với một con người như thế, Đức Uy tràn ngang sang bên phải và ngay khi ấy, hai tên thuộc hạ áo vàng thình lình nhào tới, cả hai thanh kiếm của chúng cũng phóng thẳng một lượt vào lưng của Đức Uy!
Như có thêm một con mắt phía sau lưng, đang đà tràn sang bên phải, Đức Uy vụt phóng vút lên trên và sà xuống phía sau.
Vừa tránh xong cú đánh lén là Đức Uy đã hạ xuống sau lưng hai gã áo vàng, hai tiếng “hự, hự” lại rập lên, hai thân hình gập về phía trước, hai đường xương xống của hai gã áo vàng bị đứt tiện ngang lưng quần, cả hai chỉ dính mảng da trước bụng. Ruột gan trào ngược ra phía sau lưng.
Chỉ trong nháy mắt, bốn tên thuộc hạ thân tín của Lý Hữu đã ngã xuống và đều bị tiện ngang khoảng lưng quần, thanh Ngư Trường kiếm chém sắt như chém bùn, cộng thêm sức mạnh của Đức Uy làm cho những tên khác dang ra ngoài thủ thế chớ không dám liều vô nữa.
Tròng mắt của Lý Hữu trợn muốn lọt ra ngoài, hắn gầm lên như một con sư tử, vung thanh đao nặng phạt ngang.
Bây giờ thì Đức Uy không tránh nữa, hắn im mình đứng, ghim thẳng mũi kiếm vào giữa thanh đao.
Tiếng thép khua lên, nhiều tia lửa choáng lên, thanh Ngư Trường kiếm của Lý Đức Uy vẫn nguyên vẹn nhưng thanh đao của Lý Hữu đã bị bạt ngang.
Là một kiện tướng của Lý Tự Thành, Lý Hữu quả hơn người ngồi trên lưng ngựa với thanh đại đao của hắn quả thật trăm người khó địch, nhưng khi đứng dưới đất giao thủ theo lối cao thủ giang hồ thì hắn có mạnh những vẫn cứ bị lâm vào thế hạ phong.
Thanh đại đao bị mũi kiếm điểm trúng giạt ra, tiền điện của Lý Hữu bị bỏ ngỏ, Đức Uy nhanh như chớp hất ngược thanh kiếm trở lên.
Một vật đen dài dài bay theo đà kiếm, cánh tay phải của Lý Hữu bị tiện ngang tới nách.
Cả thanh đao và cánh tay văng lên và rơi xuống, một dòng máu xối ra. Lý Hữu tay trái bụm lấy vết thương té ngồi xuống đất.
Lý Đức Uy bước lên một bước, mũi kiếm sát yết hầu của hắn và gằn giọng :
- Di thể của Dương đô đốc nơi nào?
Quả xứng là một viên hổ tướng, da mặt của Lý Hữu đã tái, mồ hôi trên trán hắn đổ xuống như từng hột đậu rơi, thế nhưng hắn vẫn cắn răng không nói một lời, không rên một tiếng.
Lăng Phong từ bên ngoài vút vào nói với Lý Đức Uy :
- Lý gia, không có.
Đức Uy trầm giọng :
- Không cần, ta buộc hắn phải khai.
Mũi kiếm nhoáng lên, gò má bên trái của Lý Hữu lại thêm một vết dài, máu tuôn ướt ngực.
Bây giờ thì hắn mới “hự” lên một tiếng và né qua bên phải, thế nhưng hắn vẫn làm thinh.
Lăng Phong nhướng mắt, môi hắn nhếch như cười như oán hận thấu xương, bàn tay phải của hắn chụp ngay vào vai trái của Lý Hữu.
Toàn thân Lý Hữu run bần bật, thế nhưng hắn vẫn cắn răng.
Lăng Phong cười lạt :
- Khá lắm, cố mà cứng.
Bàn tay như sắt của gã thiếu niên mà căm hờn đã làm tăng thêm dữ tợn, hắn nhích thêm một chút nữa, nhiều tiếng răng rắc nổi lên...
Những ngón tay của Lăng Phong lún sâu vào da thịt xương bả vai của Lý Hữu và bể ra...
Thình lình, Lý Hữu tung thẳng lên và chân phải tống ngay vào hạ bộ của Lăng Phong.
Là một thiếu niên ưu tú nhứt trong Tổng đường “Cùng Gia bang” đặc phái đến Trường An, thêm vào đó, bao nhiêu cao thủ anh em của Lăng Phong đều vong thân trong đám loạn quân của Lý Tự Thành, lòng căm hận đó đã làm cho hắn trở thành hung ác, hắn trầm mình xuống và gạt mạnh bàn tay phải...
Bựt!
Chân phải của Lý Hữu, ngang từ bắp vế gãy lìa.
Hắn rơi xuống đất và bật ngửa ngất luôn.
Lăng Phong cười gằn :
- Đừng có giả chết với ta!
Tay hắn giơ lên, nhưng Đức Uy ngăn lại và quay qua hỏi lớn :
- Ai nói với ta về thi thể của Dương đô đốc?
Đám đại hắn áo vàng đứng tái mặt không tên nào lên tiếng...
- Về chuyện này thì không thể không phòng, chúng có thể giương đông kích tây, giả tính chuyện xưng vương tại Trường An để rồi âm thầm điều động nhân mã đánh về Kinh sư...
Lăng Phong hỏi :
- Lý gia thấy chúng có thể làm như thế hay không? Đức Uy đáp :
- Không dám đoán chắc như thế nào cả, nhưng nếu có chuẩn bị thì cũng sẽ khỏi lo hậu hoạn, đề phòng trước vẫn là hơn. Vì theo tôi biết dưới tay của Lý Tự Thành có nhiều mưu sĩ lắm, chúng ta không thể khinh thường.
Lăng Phong ngẫm nghĩ rồi nói :
- Nếu đã thế thì tại sao mình lại không thể vào thành để dọ thám cho chắc hơn?
Đức Uy gật đầu :
- Chính tôi cũng đang muốn như thế ấy.
Vừa nói là hắn vừa đứng dậy.
Lăng Phong lật đật kéo tay Đức Uy, chỉ cái gói lương khô và nói :
- Khoan, dầu gì cũng phải ăn, phải no mới có sức. Tôi biết mấy ngày nay Lý gia đói lắm, phải gắng ăn mới đủ tinh thần hành sự.
Đức Uy ngồi xuống cười gượng :
- Thật sự thì mấy ngày không ăn uống gì cả, nhưng giờ đây lòng nóng như lửa đốt, cho dầu sơn trân hải vị chắc cũng khó nuốt trôi.
Lăng Phong nói :
- Con người không phải sắt đá, dầu gì Lý gia cũng cần phải bảo trì sức khỏe vì công việc hãy còn dài...
Quả thật, một khi bụng trống rồi thì chẳng những thể lực không thể giữ được mà tinh thần cũng sẽ lụn bại theo và thể lực đều không còn phấn chấn thì mọi việc kể như đình trệ.
Đức Uy biết Lăng Phong nói phải và cũng biết mình không thể không ăn, hắn ngồi xuống tiếp lấy gói bánh khô và nói :
- Đúng rồi, Lăng huynh đệ, chúng ta chia hai.
Lăng Phong lắc đầu :
- Tôi đã có ăn rồi, Lý gia hãy ăn đi.
Đức Uy bẻ hai cái bánh trao cho Lăng Phong phân nửa nói :
- Ăn thì ăn cả, không thì nhịn cả, Lăng huynh đệ hãy ăn đi, thứ bánh khô này no dai lắm, ăn phân nửa đã là nhiều lắm rồi đó.
Lăng Phong cẩm nửa cái bánh cho vào miệng cắn một miếng rồi ngồi thẩn người một lúc khá lâu vẫn chưa nhai và đôi mắt hắn vụt đỏ hoe...
Hắn nói nghe nghẹn đặc :
- Gói lương khô này, khi tôi lìa khỏi thành trước ngày bị mất, chính Vân phân đường chủ đã chuẩn bị dành sẵn cho tôi...
Đức Uy chợt nghe như mình đang cắn vào khối đá, hắn ngồi lặng một hồi rồi ngẩng mặt lên nói bằng một giọng cương nghị lạ lùng :
- Lăng huynh đệ, chúng ta phải nhớ đến người đã chết, chúng ta đừng phụ lòng Vân phân đường chủ, ăn đi. Ăn rồi lo chuyện báo thù.
Lăng Phong tiếp tục ăn, hắn làm thinh và cố ăn cho hết.
Lý Đức Uy nói đúng. Phải ăn, phải uống để vận dụng sức lực và trí óc của mình, để vì người chết mà phục thù. Không phải riêng một Văn Tiêu, mà là bá tánh, không phải riêng bá tánh của Trường An, của Tây Ngũ Đỉnh mà bá tánh Trung Nguyên.
* * * * *
Hoàng hôn đã phủ kín màu đen.
Trường An thành im lìm trong màu đen tối, thứ im lìm đầy dẫy cạm bẫy và chết chóc.
Cửa thành mở thoát, nhưng người ra vào không thấy một ai, luôn cả chó mèo cũng không thấy dạng, thật đúng với câu “binh hoang mã loạn, kê khuyển bất văn”! Đến cả chó gà cũng không còn nghe tiếng.
Cứ theo tình hình này thì tại Khai Nguyên Tử, nơi phồn thịnh nhất của Trường An chắc chắn bây giờ cũng không có người nào.
Bây giờ thì lá cờ vàng trên vọng gác cửa thành đã thấy rất rõ nét, chữ “Lý” màu đỏ ngay chính giữa lá cờ vàng.
Nhìn chăm vào hai ngọn đèn lồng ở hai bên cửa, Lăng Phong cau mặt :
- Mới hôm qua cửa thành còn đóng chặt không cho ai ra vào, thế sao hôm nay lại mở toát ra thế này?
Đức Uy mím môi :
- Hay là chúng đã biết tôi về?
Lăng Phong nhướng mắt :
- Đúng rồi, họ có người biết mặt Lý gia mà!
Đức Uy gật đầu :
- Biết, nhưng không nhiều lắm. Không biết trong bóng tối như thế nào, chớ chạm tận mặt thì chỉ có bảy tên, trong đó đã chết hết hai.
Lăng Phong chỉ vào cửa thành, vào mấy tên lính mang đao đi qua đi lại và nói với Đức Uy :
- Nếu chúng đặt một tên biết mặt Lý gia giữ cửa đó, thì chuyện mình đi vào chắc chắn sẽ có chuyện phiền phức xảy ra ngay.
Đức Uy gật đầu :
- Lăng huynh đệ nhắc tôi mới nhớ, hay là chúng ta đừng vào cửa mà tìm cách khác có lẽ ổn hơn.
Lăng Phong đảo quanh đôi mắt :
- Phải rồi, Lý gia hãy theo tôi, nhảy vào đầu tường là nguy hiểm, vì bên trong chúng canh phòng cẩn mật lắm, tôi có biết một chỗ mà chúng không bao giờ chú ý.
Hắn quay mình đi ngược xuống hướng Đông.
Đi được chừng bốn năm mươi trượng, Lăng Phong dừng lại nói :
- Chỗ này!
Đức Uy theo tay hắn chỉ, nhìn xuống chân tường thấy nơi đó có một chỗ trống chừa cho nước từ trong thành thoát ra, nhưng bây giờ thì nước chảy rất ít. Người muốn vào thì phải khom mình bò mới có thể lọt được.
Chung quanh chỗ để thoát nước nhờ đất ẩm nên cỏ mọc xanh rì sầm khuất, đúng là chỗ mà không ai để ý.
Đức Uy hỏi :
- Nơi này còn có những chấn song sắt đó thì phải làm sao?
Lăng Phong đáp :
- Mấy ngày trước tôi đã vào rồi, những song sắt đó tôi đã làm hỏng chân, bây giờ thì chỉ cắm hờ, lấy lên rất dễ.
Vừa nói, hắn vừa ngồi xuống lắc lắc mấy song sắt kéo ra và nói :
- Tôi vào trước, xin Lý gia ẩn nhẫn vì đây là chuyện phải tòng quyền.
Không có cách nào hơn nữa, Lý Đức Uy cũng đành phải khom mình chui xuống theo.
Vào trong rồi, Lăng Phong lại cắm mấy song sắt vào chỗ cũ, hắn làm việc thật gọn và thật nhanh và khi đứng lên, hắn hỏi :
- Lý gia, chúng ta nên đến đâu trước?
Lý Đức Uy nói :
- Tôi muốn đến Đô đốc phủ.
Lăng Phong gật đầu :
- Lý gia hãy theo tôi.
Tuy ở lại Trường An lâu không bằng Đức Uy, nhưng cái nghề thu lượm tin tức đã làm cho Lăng Phong phải rành đường, nhứt là những con đường tránh mắt thiên hạ, vì thế, khi được hắn dẫn đi, Đức Uy mới cảm thấy nếu mà theo bóng tối thì thật mình không bằng hắn.
Vừa kinh nghiệm mà cũng nhiều lịch duyệt, còn cách Đô đốc phủ chừng hơn mười trượng, Lăng Phong vội ẩn ngay vào bóng tối.
Biết ý Lăng Phong, Lý Đức Uy cũng vội theo vào, hắn đưa mắt quan sát, đúng y nhưng lời Lăng Phong đã nói, Đô đốc phủ bị diệt hoàn toàn.
Một trong hai cánh cửa đã bị ngã xiêu qua bên trái, dọc theo tường nhiều chỗ bị sụp, cột cờ trước phủ hãy còn nhưng không có lá cờ nào, xâu đèn lồng cũng còn đong đưa trước gió, tự nhiên là không có ngọn nào cháy cả.
Nhìn xuyên vào những chỗ sụp của tường, bên trong không thấy một bóng người nào, cũng không nghe tiếng động.
Trước sau chỉ có mấy ngày, Đô đốc phủ thay đổi thật mau.
Ngôi lầu phía sau, nơi Dương Mẫn Tuệ, Tổ Thiên Hương và Trần Ngọc Hà trú ngụ cũng vẫn còn, nhưng chắc chắn là lầu trống. Bất giác Đức Uy bỗng nhớ bài thơ “Hoàng Hạc Lâu” của Thôi Hiệu “Người xưa cỡi Hạc mất đi rồi, lầu cũ còn trơ chốn ấy thôi...” hắn bật tiếng thở dài trong bóng tối.
Có phải cả ba người con gái đã thoát vòng vây hay là ngộ nạn?
Đức Uy bần thần ray rứt...
Lăng Phong hỏi nhỏ :
- Lý gia, chúng ta có nên vào đó hay không?
Đức Uy gật đầu :
- Vào.
Không đợi đến tiếng thứ hai, Lăng Phong đã tung mình theo bóng tối vượt thẳng vào trong.
Lý Đức Uy gật gù và phóng theo sau.
Hắn nhìn rõ lối vào của Lăng Phong, quả xứng danh là “Tam Tuấn” của Tổng đường Cùng Gia bang, thân pháp của hắn đã vững vàng mà khả năng phòng vệ của hắn cũng hơn người.
Hai người kẻ trước người sau tiến vào Đô đốc phủ một cách hết sức nhẹ nhàng.
Hình như rất biết tâm ý của Lý Đức Uy nên Lăng Phong đi thẳng vào hậu viện.
Nơi đây không có dấu vết giao tranh, từ dãy hành lang, đến ngôi nhà mát, tàng cây, bụi cúc, tất cả còn nguyên, chỉ có điều im lặng vắng tanh.
Nhìn cảnh cũ mới mấy ngày trước đây mà Lý Đức Uy cảm thấy như xa vắng tự bao giờ, lòng hắn vô cùng chua xót.
Lăng Phong hỏi :
- Có cần xem xét khắp chỗ hay không?
Đức Uy lắc đầu :
- Không.
Hắn chỉ đáp một tiếng thôi, hình như sự chua xót trong lòng đã làm cho hắn không còn có thể nói gì hơn nữa...
Lăng Phong nhìn quanh và áo não :
- Thi thể Đào đường chủ và tất cả anh em đều không thấy...
Đức Uy nói :
- Cũng có thể họ đã chôn rồi.
Một giọng nói vụt phát lên từ góc lầu sau trong bóng tối, giọng nói ồ ề :
- Chết nhiều lắm, họ đâu có thèm chôn, chỉ có bạn mới cố gắng làm chuyện đó mà thôi.
Lăng Phong biến sắc, hắn bước lên đứng án sau lưng Lý Đức Uy :
- Vị cao nhân nào ẩn thân nơi đó?
Có tiếng trả lời :
- Làm gì dám nhận là “cao nhân”? Lão già “Cùng” đây mà, một thứ với chú bé đó.
Đức Uy buột miệng kêu lên :
- Mông lão!
Từ trong bóng tối phía sau, thoáng ra một người, đúng là “Cùng Thần” Mông Bất Danh.
Mông Bất Danh vẫn là Mông Bất Danh, nhưng so với trước đây hoàn toàn đổi khác.
Con người từ thái độ đến sắc thái, coi trời không bằng cái vung ngày nào bây giờ không còn nữa, bây giờ là một lão già trầm trọng, thần thái nặng nề.
Lăng Phong bước tới vòng tay :
- Tiểu sanh xin bái kiến Mông tiền bối.
Mông Bất Danh khoát tay :
- Nơi đây đừng giữ lễ, thi thể Đào Nhứt Thọ và tất cả anh em Phân đường Trường An, ta đã đem chôn phía sau lầu, chú hãy bớt lo một chút đi.
Đức Uy cúi đầu :
- Đa tạ Mông lão!
Mông Bất Danh nói :
- Lý Tự Thành công hãm Trường An, hắn đoạt tất cả công khố và tài sản dân gian và cử người trấn thủ nơi dây, còn chính hắn thì cử binh qua sông đánh ngược lên hướng bắc, chúng đã chiếm những phủ thành từ dãy Lâm Chữ thẳng đến Tô Châu. Nghe đâu hắn cũng gởi điệp văn vào Kinh hẹn mồng mười tháng ba sẽ nhập kinh.
Đức Uy nắm cứng hai tay rít giọng :
- Thật là cuồng vọng.
Mông Bất Danh nói :
- Đó là mới để Lý Tự Thành, còn Trương Hiến Trung nữa. Hắn là một tên tham ô dâm loạn, đào vọng ra miệt Quang Trung năm xưa. Mấy năm trước đây có một tên gọi là Vương Gia Dận tác loạn, hắn nhờ vào phe đó và tự xưng là “Bát Đại Vương”, sau được Hồng Thư Trừ phủ dụ, nhưng sau khi Hồng Thừa Dụ bị Mãn Châu bắt thì hắn lại nổi loạn trở lại, tiếm hiệu là “Tây Vương” tại Võ Xương. Hắn chiếm cả Tây Xuyên, bây giờ đã thông đồng với Lý Tự Thành mưu đánh Bắc Kinh.
Đức Uy gần như chết sững, thật lâu, hắn mới vòng tay :
- Đa tạ Mông lão, chuyện đó thật tình tôi không biết.
Mông Bất Danh khoát tay :
- Bây giờ không còn là chuyện lạ hay không lạ, họa vô đơn chí, phước bất trùng lai, triều đình bây giờ nội loạn ngoại xâm, trong triều gần như toàn thứ mãi quốc cầu vinh, mạng vận của Đại Minh triều ngày nay thật như chỉ mành treo trước gió.
Đức Uy cắn răng bật nói :
- Mông lão, tôi sẽ về kinh ngay.
Mông Bất Danh nói :
- Vận nước hiện nay, một người coi như vô lực vãn hồi, “độc mộc nan chi đại hạ”, một tòa lâu đài sụp đổ, chỉ còn một cột thì thê thảm biết bao nhiêu! Nhưng thôi, cũng cứ phải hết sức mình hãy tấu trình tất cả tự sự, về Kinh đi.
Đức Uy vòng tay :
- Đa tạ Mông lão, tại hạ kiếu từ.
Mông Bất Danh gật đầu :
- Đi đi, nếu có tin gì về Dương, Tổ nhị vị tiểu thơ thì ta sẽ cho họ biết hướng đi của ngươi, không chừng rồi chúng ta sẽ hội kiến nhau tại Bắc Kinh.
Lăng Phong từ phía sau lầu, từ những ngôi mộ chư vị “Cùng Gia bang” đi ra, hắn quì thụp xuống bái tạ Mông Bất Danh và mang nước mắt đi theo họ Lý.
Đứng nhìn theo bọn hai người, Mông Bất Danh thở dài lẩm bẩm :
- Quốc phá gia vong, anh hùng mạc lộ... rất mong đó chỉ là giấc chiêm bao!
* * * * *
Trường An thành trăng xế về tây.
Trường An hôm nay thật là vắng lặng, không khí bao trùm khủng bố.
“... Dao lâu tiểu nhi nữ, vị giải ức Trường An, hương vụ vân mẩn thấp, tranh huy ngọc tý hàm...”
Lời thơ của Đổ Phủ sao mà thê lương đến thế!
Tội nghiệp cho người con gái xa xôi kia biết bao nhiêu, nàng mong hay chuyện Trường An, nàng nhớ ngóng tin lành... Sương đêm hay nước mắt đã làm cho tóc mai nàng đẫm ướt, cánh tay ngà ngọc lạnh tê trên khung cửa.
Đêm đã khuya rồi.
Trường An vẫn còn có người băng mình trong nguy hiểm gió sương.
Bất cứ nơi nào trong thành Trường An đều mang dấu vết xác xơ của binh loạn, chỉ có một tòa trang viện rộng lớn ánh đèn tương đối sáng về phía trước là tạm gọi “huy hoàng”.
Nhưng cũng chỉ huy hoàng so với những nơi “tối tăm” khác trong thành thôi, vì có đèn, có sạch sẽ, nhưng không khí vẫn trầm trầm, đó đây, từ những chậu kiểng, từ những bụi cây từ những hòn non bộ, chỗ nào khuất bóng là đều có một tên áo vàng đeo kiếm mang đao đứng y những bóng ma bất động.
Sự canh phòng này khá nghiêm trọng.
Bên sau tòa trang viện đồ sộ này cũng có một ngôi lầu nhỏ, trên lầu cũng có ánh đèn, ánh đèn đó nhỏ, bóng lu hơn tiền viện.
Trường An thành ở vào bất cứ nơi nào cũng phảng phất máu tanh vì chiến sự của mấy ngày trước đó, nhưng ở đây thì hoàn toàn không có, ở tòa trang viện này hoàn toàn thanh nhã y như không phải tọa lạc nơi đã xảy ra chiến họa vừa rồi.
Nếu không có bọn áo vàng cầm kiếm cầm đao đứng trong những bóng tối, thì không khí nơi này khá là trang nhã.
Thình lình có mấy tiếng động nhỏ vang lên, lúc đầu là tiếng động thật nhỏ, nhưng giữa đêm vắng một con dế đập cánh cũng nghe thấy rất rõ ràng.
Những tên áo vàng đứng trong bóng tối bắt đầu động đậy.
Ba ngọn đèn lồng phía nam ở hậu viện tắt cùng một lượt.
Bốn tên áo vàng đứng vào những chỗ khác nhau cũng tuốt đao nhảy phóc tới chỗ ba ngọn đèn vừa tắt.
Lại thêm bốn tên khác nữa tung mình ra bốn phía.
Ngay trong lúc ấy từ hậu viện, một bóng người lại nhoáng lên.
Tự nhiên bọn áo vàng phát hiện một cách dễ dàng. Chúng quát lên và hai tên lao vút theo bóng đó.
Bốn bên áo vàng từ hướng đông nam, nơi vừa tắt ba ngọn đèn cũng nhún chân lao vút theo sau.
Chỉ còn lại bốn tên đứng bốn góc tòa trang viện vẫn thủ chặt vị trí chớ không động hình.
Từ hướng đông bắc hậu viện, một bóng người nữa lại vút lên.
Bóng này quả đúng là một bóng ma, thật nhẹ nhàng, thật nhanh nhẹn phóng lên ngôi nhà nhỏ.
Sau đó, từ trong gian phòng nhỏ dẫy đầy hơi rượu, hương tình êm ấm xuất hiện một người: Lý Đức Uy!
Hắn đứng lặng im trước một chiếc giường trải gấm thêu hoa và bên dưới mép giường có hai đôi giày, không phải là một người mà là hai người song song bên gối...
Nhưng đôi mày của Đức Uy bỗng nhướng lên, hắn quát khẽ :
- Thật là gian hoạt!
Chân hắn nhún nhẹ và thân mình tung ra khung cửa sổ, cánh cửa bật ra và Đức Uy đã rơi đúng giữa bên dưới trung ương tòa viện.
Bốn tên áo vàng đứng bốn góc nhà cùng tuốt kiếm lao vào một lượt, vây Lý Đức Uy vào giữa.
Thanh Ngư Trường kiếm được tung ra, y như một dải lụa có hào quang bức lui bốn tên áo vàng giạt ra, vòng vây nới rộng.
Cho thanh Ngư Trường kiếm trở vào mình trong thế xốc kiếm uy nghi, Đức Uy nói giọng lạnh lùng :
- Ta tìm Lý Hữu.
Phía tây hậu viện, nơi không có ánh đèn trong một gian phòng không có trang hoàng, một giọng nói như chuông gióng vọng lại :
- Như vậy thì các hạ đã đi lầm, Lý Hữu ở đây.
Cánh cửa bật mở, một gã trung niên áo vàng bước ra.
Hắn, gã trung niên áo vàng, với đôi mắt ốc nhồi, với đôi mày chổi xuể, với khổ mặt xương ngang, với hàm râu quai nón và nhứt là với vóc thân cao lớn dình dàng, một con người uy thái hừng hừng.
Đức Uy nhìn vào hắn, áo hắn bung ra, tay hắn xoắn lên, nơi nào cũng quấn quít lông đen, đúng là một nhân vật hào tướng của Lý Tự Thành.
Hắn, Lý Hữu, tay phải cầm một thanh đao, cũng như những thanh đao khác, nhưng sống đao rất dày, lưỡi đao rất mỏng, ánh thép choáng lên màu xanh biếc, chấp chóa hoa mắt.
Lưỡi đao chúi động xuống nền gạch, chân hắn bước lên, từng bước, chắc nịch, ánh mắt hắn như muốn xoi thấu Lý Đức Uy :
- Ngươi muốn kiếm ta?
Đức Uy trầm giọng :
- Ngươi là Lý Hữu?
Đối phương gật đầu, giọng hắn thật rổn rảng :
- Sấm vương giá tiền, đại tướng quân Lý Hữu là ta, ngươi kiếm ta có chuyện gì?
Cho tay vào lưng, chìa “Ngân Bài lệnh” đến trước mặt, Đức Uy hất hàm hỏi :
- Ngươi nhận ra vật này không?
Lý Hữu chớp mắt :
- A... truyền nhân của “Ngân Bài lệnh” là người đã phá nát cơ mưu của Mãn Châu và hai nhà họ Tổ và Nam Cung Nguyệt, khá lắm, mạng ngươi kể như thế là quả còn dài.
Câu nói sau cùng, chứng tỏ hắn rất biết chuyện Lý Đức Uy ngộ nạn.
Đức Uy thu “Ngân Bài lệnh” và hỏi ngay :
- Dương đô đốc ở đâu?
Lý Hữu rùn vai :
- Ngươi hỏi cái lão già ngu muội đó à? Hừ tiền bạc vàng ngọc, chức tước gì cũng không chịu, lão đã làm cho ta nổi nóng chém đầu rồi.
Lý Đức Uy nghiến răng :
- Ngươi bảo ngươi đã giết Dương đô đốc?
Lý Hữu ưỡn ngực :
- Đúng là ta giết! Ta giết nhiều nữa chớ đâu phải riêng một Dương Tông Luân.
Đức Uy trầm giọng :
- Ngươi có biết sát hại lương đống của triều đình trong khi ngoại xâm Mãn Châu đang tràn lan lấn biên cương là tội như thế nào không?
Lý Hữu cười lớn :
- Luôn cả triều đại nhà Minh kia ta còn tiêu diệt thì sá gì những tên tướng ấy chớ?
Đức Uy cố gằn từng tiếng :
- Kể về lớn thì Dương đô đốc là cột trụ triều đình, luận về nhỏ thì người là đầu não phân nửa giang sơn Tây ngũ tỉnh, tại sao ngươi lại...
Giọng cười của Lý Hữu càng bật lớn hơn thêm nữa :
- Đối với triều Minh, Dương Tông Luân quả thật là một cây trụ đá chống trời, đúng là kẻ mà vạn dân nương cậy, cũng đáng gọi là một tên quan tốt, thế nhưng đối với bọn ta, lão lại là trở ngại lớn lao, bọn ta không giết lão thì giết ai chớ?
Đức Uy lại cố dằn :
- Sát nhân phóng hỏa, di hại dân lành, quốc phá dân vong, những kẻ làm ra chuyện này trong khi không màng giặc ngoại xâm đang tiến sang biên giới, tội của các ngươi ấy chết cũng còn thừa...
Thanh Ngư Trường kiếm phóng ra, ánh sáng lóe lên chóa mắt.
Hai tên thuộc hạ áo vàng thét rập lên và vung đao tràn ra chận lại.
Đang cơn vừa đau đớn vừa căm hờn, thanh Ngư Trường kiếm trên tay của Đức Uy gia tăng sức mạnh hơn bao giờ hết, chỉ một cái vung lên, hai tên áo vàng biến thành bốn khúc văng tuốt ra ngoài xa.
Hắn vẫn không ngừng, cả người lẩn kiếm lao thẳng vào Lý Hữu.
Viên kiện tướng của Lý Tự Thành biến sắc, hắn rống lên một tiếng vung thanh đại đao, hơi gió cuốn vù vù...
Đao nặng cộng thêm sức mạnh, đà đao bay tới nặng đến ngàn cân.
Không dại gì đối kháng với một con người như thế, Đức Uy tràn ngang sang bên phải và ngay khi ấy, hai tên thuộc hạ áo vàng thình lình nhào tới, cả hai thanh kiếm của chúng cũng phóng thẳng một lượt vào lưng của Đức Uy!
Như có thêm một con mắt phía sau lưng, đang đà tràn sang bên phải, Đức Uy vụt phóng vút lên trên và sà xuống phía sau.
Vừa tránh xong cú đánh lén là Đức Uy đã hạ xuống sau lưng hai gã áo vàng, hai tiếng “hự, hự” lại rập lên, hai thân hình gập về phía trước, hai đường xương xống của hai gã áo vàng bị đứt tiện ngang lưng quần, cả hai chỉ dính mảng da trước bụng. Ruột gan trào ngược ra phía sau lưng.
Chỉ trong nháy mắt, bốn tên thuộc hạ thân tín của Lý Hữu đã ngã xuống và đều bị tiện ngang khoảng lưng quần, thanh Ngư Trường kiếm chém sắt như chém bùn, cộng thêm sức mạnh của Đức Uy làm cho những tên khác dang ra ngoài thủ thế chớ không dám liều vô nữa.
Tròng mắt của Lý Hữu trợn muốn lọt ra ngoài, hắn gầm lên như một con sư tử, vung thanh đao nặng phạt ngang.
Bây giờ thì Đức Uy không tránh nữa, hắn im mình đứng, ghim thẳng mũi kiếm vào giữa thanh đao.
Tiếng thép khua lên, nhiều tia lửa choáng lên, thanh Ngư Trường kiếm của Lý Đức Uy vẫn nguyên vẹn nhưng thanh đao của Lý Hữu đã bị bạt ngang.
Là một kiện tướng của Lý Tự Thành, Lý Hữu quả hơn người ngồi trên lưng ngựa với thanh đại đao của hắn quả thật trăm người khó địch, nhưng khi đứng dưới đất giao thủ theo lối cao thủ giang hồ thì hắn có mạnh những vẫn cứ bị lâm vào thế hạ phong.
Thanh đại đao bị mũi kiếm điểm trúng giạt ra, tiền điện của Lý Hữu bị bỏ ngỏ, Đức Uy nhanh như chớp hất ngược thanh kiếm trở lên.
Một vật đen dài dài bay theo đà kiếm, cánh tay phải của Lý Hữu bị tiện ngang tới nách.
Cả thanh đao và cánh tay văng lên và rơi xuống, một dòng máu xối ra. Lý Hữu tay trái bụm lấy vết thương té ngồi xuống đất.
Lý Đức Uy bước lên một bước, mũi kiếm sát yết hầu của hắn và gằn giọng :
- Di thể của Dương đô đốc nơi nào?
Quả xứng là một viên hổ tướng, da mặt của Lý Hữu đã tái, mồ hôi trên trán hắn đổ xuống như từng hột đậu rơi, thế nhưng hắn vẫn cắn răng không nói một lời, không rên một tiếng.
Lăng Phong từ bên ngoài vút vào nói với Lý Đức Uy :
- Lý gia, không có.
Đức Uy trầm giọng :
- Không cần, ta buộc hắn phải khai.
Mũi kiếm nhoáng lên, gò má bên trái của Lý Hữu lại thêm một vết dài, máu tuôn ướt ngực.
Bây giờ thì hắn mới “hự” lên một tiếng và né qua bên phải, thế nhưng hắn vẫn làm thinh.
Lăng Phong nhướng mắt, môi hắn nhếch như cười như oán hận thấu xương, bàn tay phải của hắn chụp ngay vào vai trái của Lý Hữu.
Toàn thân Lý Hữu run bần bật, thế nhưng hắn vẫn cắn răng.
Lăng Phong cười lạt :
- Khá lắm, cố mà cứng.
Bàn tay như sắt của gã thiếu niên mà căm hờn đã làm tăng thêm dữ tợn, hắn nhích thêm một chút nữa, nhiều tiếng răng rắc nổi lên...
Những ngón tay của Lăng Phong lún sâu vào da thịt xương bả vai của Lý Hữu và bể ra...
Thình lình, Lý Hữu tung thẳng lên và chân phải tống ngay vào hạ bộ của Lăng Phong.
Là một thiếu niên ưu tú nhứt trong Tổng đường “Cùng Gia bang” đặc phái đến Trường An, thêm vào đó, bao nhiêu cao thủ anh em của Lăng Phong đều vong thân trong đám loạn quân của Lý Tự Thành, lòng căm hận đó đã làm cho hắn trở thành hung ác, hắn trầm mình xuống và gạt mạnh bàn tay phải...
Bựt!
Chân phải của Lý Hữu, ngang từ bắp vế gãy lìa.
Hắn rơi xuống đất và bật ngửa ngất luôn.
Lăng Phong cười gằn :
- Đừng có giả chết với ta!
Tay hắn giơ lên, nhưng Đức Uy ngăn lại và quay qua hỏi lớn :
- Ai nói với ta về thi thể của Dương đô đốc?
Đám đại hắn áo vàng đứng tái mặt không tên nào lên tiếng...
Danh sách chương