Mấy hôm sau tôi lại vô tình gặp được chị Hương (chị chồng tôi) khi đang đi chợ.
Hai chị em nói chuyện một lúc lâu. Gần chuẩn bị về, chị mới hỏi tôi:
- Nghe nói dì bảo em về ngoại vay tiền cho thằng Toàn chuẩn bị làm ăn à? Tôi cũng trả lời thật thà:
- Vâng ạ. Nhưng nhà ngoại cũng không có.
Chị Hương gật đầu, ngó trước ngó sau. Thì thầm vào tôi:
- Không phải chị ghét dì nên đặt điều nói láo. Nhưng chị thấy em hiền lành, thật thà thì chị khuyên thật. Em phải cẩn thận với mẹ chồng em đó, bà ấy không phải loại dễ dàng thông cảm cho con dâu đâu.
- ...
Tôi im lặng thì chị lại tiếp lời:
- Đừng tưởng bà ấy không có tiền mà bị lừa. Bà ấy còn đang cho mấy đứa cháu ở quê vay tiền lấy lãi kia kìa. Chị đoán tiền cưới, của hồi môn của em bà ấy cũng giữ hết chứ gì?
- Sao chị biết? - Tôi ngạc nhiên hỏi lại.
- Chị còn lạ gì con người đó. Hồi bé ở nhà chị cũng nếm đủ loại hành hạ rồi. Em cứ tưởng tượng trời mùa đông, rét cắt da cắt thịt chị đang ngồi học mà bà ấy tắt ngoẻn điện đi, chỉ cho dùng đèn dầu thôi cho đỡ tốn. Bây giờ chị có gia đình riêng rồi, cũng không muốn kèn cựa quá khứ làm gì. Nhưng chị không bao giờ quên những điều bà ấy đã làm với chị đâu.
Tôi biết những điều chị Hương nói hôm nay đều là thật. Vì trong mắt chị không giấu nổi những tia nhìn trách móc khi kể về mẹ chồng tôi.
Trên đường về nhà mà tôi cứ ngơ ngẩn suy nghĩ mãi, tôi bắt đầu cảm thấy hối hận về cuộc hôn nhân chóng vánh này.
Liệu trong tương lai còn xảy ra chuyện khủng khiếp gì nữa không?
Tôi không biết.
Nhưng vẫn phải đối mặt.
Trưa hôm đó tôi có hỏi Toàn chuyện làm ăn thì anh ta gắt gỏng:
- Không liên quan đến cô. An phận ở nhà đi, léng phéng đàn đúm với thằng nào thì đừng trách tôi.
- Anh quá đáng vừa thôi.
- Tôi quá đáng hay bản tính lăng loàn ăn sâu vào máu cô rồi...
"BỐP..."
Cái tát mạnh mẽ rơi xuống má Toàn, hiện lên những dấu tay mờ mờ. Không kiềm chế được, tôi gào lên trong nước mắt:
- Anh đang nói vợ anh lăng loàn đĩ điếm à? Trên đời này có người chồng nào như vậy không?
Lời nói của tôi như đổ thêm dầu vào lửa, Toàn càng thêm cay cú xô đến nắm chặt lấy cổ áo tôi:
- Mày còn cãi à? Không có lửa làm sao có khói, khéo khi đứa bé trong bụng mày cũng không phải của tao cũng nên.
Tôi khó thở quá, tay chân quờ quạng khắp nơi:
- Bỏ tôi...Bỏ tôi ra...
- Tao không bỏ. Hôm nay tao phải cho mày biết thế nào là lễ độ. Uổng công lúc nãy tao còn không tin lời các ngài...
- Anh bị điên, điên thật rồi. Các ngài nào?
- Mày không cần biết...
Tôi u mê càng nghe càng không hiểu lời Toàn nói. Bị hắn đánh cho một trận sưng hết mặt mày. Đến lúc gần li hôn mới rõ thì ra trong khoảng thời gian yêu tôi. Toàn vẫn cặp kè với người yêu cũ. Cô ta lại là người có căn quả, hầu tới 36 giá rồi. Mỗi lần định làm gì Toàn đều nhờ cô ta lễ nạp, và cô ta luôn miệng nói số tôi lẳng lơ từ bé nên phải 2 đời chồng...
Đáng thương thay cho kẻ ăn học đàng hoàng, lại tin vào mấy lời mê tín dị đoan xằng bậy.
____
Lễ cúng 100 ngày bà nội, mẹ Toàn có mời cả nhà tôi sang. Ban đầu dự kiến bên ngoại 2 mâm. Mà khổ nỗi nhà tôi lấy đâu ra người, có mỗi ba mẹ con. Chị gái còn đang làm trên Hà Nội chưa về.
Tôi biết thế định từ chối, thì Toàn lừ mắt lườm tôi:
- Nhà cô lại coi thường nhà tôi đấy à? Hôm dạm ngõ tôi đã lờ đi không thèm chấp rồi, lần này còn như vậy nữa thì đừng bảo tôi để yên...
- Các chú nhà nội thực sự không ưa mẹ em, nên em có mời chắc cũng chẳng ai đi đâu.
- Tôi không cần biết. Phải hỏi mẹ con cô sống như nào mà để người ta khinh như vậy chứ?
Chị Hương ngồi trong nhà, không chịu nổi những lời đay nghiến Toàn dành cho tôi, đành quát om lên:
- Toàn. Mày im mồm lại đi.
- Em đang nói vợ em, chị đừng xen vào.
- Tao cứ thích xen vào đấy thì sao nào? Loại đàn ông hở tí lôi vợ ra chửi như mày hèn lắm con ạ. Có giỏi thì ra xã hội mà chửi, xem chúng nó có đập vỡ mồm mày không? Cái Hoài nó hiền nó biết điều nhịn mày, chứ phải máu tao tao cào rách mặt mày ra rồi...
Mặt Toàn theo lời chị Hương chửi cứ thế đỏ dần lên. Tức lắm mà không làm gì được, nghiến chặt răng quay sang tôi:
- Mày đang vui lắm à? Tại mày mà chị em tao chửi nhau rồi đấy? Vừa lòng mày chưa?
Tôi không muốn nói thêm một câu, một chữ nào với Toàn nữa. Lặng lẽ đi xuống bếp, thì Toàn lao đến lôi lấy tay tôi kéo xềnh xệch ra xe. Miệng không ngừng lẩm bẩm:
- Tao phải đưa mày về, trả lại mẹ mày...
____
Đến cổng nhà tôi, Toàn không thèm vào. Chống xe xuống chỉ tay thẳng:
- CÚT...Từ nay đừng vác xác về nhà tao nữa.
Nói rồi anh ta nhanh chóng tháo luôn cái nhẫn cưới trên tay, vứt xuống lề đường:
- Mày thích láo tao cho mày láo luôn.
Tôi phải mất vài phút, mới hiểu hết những hành động vớ vẩn như người điên của Toàn:
- Anh làm gì vậy? Anh có bình thường không?
- Tao làm gì kệ mẹ tao. Khôn hồn gọi mẹ mày ra đây xin lỗi tao, thì tao tha cho mày. Chứ không thì mày ở đây luôn đến già.
- Mẹ tôi làm gì mà phải xin lỗi anh?
- Mày còn hỏi à? Tại mẹ mày không biết đường dạy dỗ mày, bàn cưới không ra gì nên mới ra nông nỗi này...
Thời khắc nghe hết câu, bao nhiêu sự kiềm chế của tôi lúc này tan theo không khí. Người đàn ông trước mặt, thực sự không còn thuốc chữa nữa rồi. Ngay bây giờ tôi không muốn chịu đựng thêm một giây, một phút nào hết:
- Anh nói đủ chưa? Đủ rồi thì biến đi. Mẹ tôi mà anh cũng dám mang ra chửi. Loại đàn ông như anh, không xứng đáng để tôi yêu. Càng không có quyền động đến gia đình tôi.
Mẹ tôi trong nhà, hình như đã nghe thấy tiếng chúng tôi cãi vã. Mở cổng nhìn tôi, hai mắt lưng tròng. Tôi chạy đến ôm chặt mẹ vào lòng:
- Mẹ ơi. Con về nhà với mẹ nhé. Con mệt mỏi quá.
- Ừ. Về đây với mẹ.
Tiếng nói trầm ấm vang lên, tôi vỡ òa trong cảm xúc. Dù ngoài kia chịu đủ đắng cay cuộc đời thì chỉ cần về nhà. Được nghe tiếng mẹ, được nằm trong vòng tay mẹ tôi lại thấy yên tâm.
Đủ rồi...
Quá đủ rồi...
Tôi không muốn những năm tháng còn lại của cuộc đời, sẽ phải sống mãi trong cái địa ngục gắn mác "hôn nhân".
Mẹ tôi quay sang nhìn chiếc nhẫn cưới đang nằm lăn lóc bên đường. Không to tiếng, không nặng lời đi đến trước mặt Toàn:
- Cảm ơn cậu đã mang con gái về trả tôi. Cậu về đi, từ nay nhà tôi và cậu không còn bất cứ quan hệ gì nữa. Tôi nói thật cậu đừng buồn, cậu không xứng làm người đàn ông của con gái tôi đâu. Hôm nay nó về đây, tôi vẫn đón nó như bảo bối trân quý, nếu sau này cậu còn làm phiền nó nữa tôi nói thẳng tôi không để cậu sống tử tế đâu.
Toàn không nói được câu gì, quay xe ra về trong tức tối.
Tôi theo mẹ vào nhà, bật khóc tu tu như một đứa trẻ:
- Mẹ ơi. Con xin lỗi...
Mẹ lặng yên lau từng giọt nước mắt nóng hổi, đang chảy trên hai má tôi:
- Con không có lỗi. Con làm tốt lắm. Mẹ không trách con.
- Nhưng người ngoài sẽ trách mẹ, con không thể chịu được.
- Ai nói gì cứ để mặc họ nói. Thiên hạ có giỏi nói được 3 ngày, 3 tháng, 3 năm chứ ai nói được cả đời. Mẹ sống vì các con hơn chục năm nay, thêm vài năm nữa cũng không khổ sở gì. Mẹ chỉ sợ các con không hạnh phúc, lầm lỡ cả đời. Xuống dưới kia không còn mặt mũi nào đối diện với bố con thôi.
Hai mẹ con tôi lại ôm nhau khóc. Khóc cho một thời lầm lỡ, khóc cho một cánh cổng mới đang mở ra trước mắt tôi.
Cũng may tôi và Toàn chưa đi đăng kí kết hôn. Mấy lần ra xã đều gặp rắc rối về giấy tờ, không làm được lại đưa nhau về. Còn về tài sản cũng chẳng có gì, nên mọi chuyện giải quyết dễ dàng lắm.
Chị gái tôi biết chuyện, tức tối từ Hà Nội về ngay trong đêm. Sáng hôm sau trời còn nhá nhem tôi đã thấy chị và hai người bạn đến nhà Toàn, quát tháo um sùm.
Đầu tiên là hai hộp sơn xanh lè ném thẳng vào sân. Tiếp đó là những câu chửi không nể nang...
Toàn mới ngủ dậy lao ra cổng định nhào vào đánh chị thì bị hai người bạn chị chặn lại. Chị xông đến lấy túi sách, đập lia lịa vào người Toàn:
- Mày hành hạ em gái tao, mày chửi mẹ tao thì hôm nay tao cho mày chết.
Đau quá không làm gì được, Toàn rít lên:
- Mày ngon mày bảo hai thằng chó này thả tao ra. Chơi vậy không thấy hèn hạ à? Con điên kia.
- Tao việc gì phải tử tế với loại súc sinh như mày. Hôm nay tao đến đây để cảnh cáo mày thôi, mày còn động đến em tao lần nữa tao xiên mày chết. Tính tao xưa nay không biết đùa đâu, cùng lắm tao với mày chết chung.
Hai chị em cùng cha mẹ sinh ra, nhưng mỗi người một tính. Từ bé đã thế rồi, mỗi lần đi học hay đi đâu đó bị ai bắt nạt, tôi đều chạy về mách chị. Và y như rằng chỉ hôm sau thôi, đứa bắt nạt tôi sẽ bị chị tẩn cho 1 trận đau điếng.
Những ngày tháng đó, không ngờ còn kéo dài đến tận bây giờ. Đời này tôi không cần gì nữa, có mẹ có chị ở đây, là ông Trời quá thiên vị ưu ái tôi rồi.
Còn về mẹ tôi khi biết chuyện chị sang nhà Toàn gây rối cũng chỉ nói qua nói lại vài câu. Lần đầu tiên hơn chục năm nay, chị tôi đi đánh nhau mà không bị mẹ mắng.
Rồi ba mẹ con quây quần bên nhau, ăn những bữa ăn đơn giản mà tràn ngập tiếng cười. Tôi bắt đầu lấy lại tinh thần thì chị gái rủ tôi lên Hà Nội sống, thay đổi không khí cho bớt suy nghĩ. Tôi phân vân không muốn đi, phần vì không đủ can đảm sống ở thành phố đông đúc, xa lạ. Phần lại lo mẹ ở quê một mình, nhưng mẹ thì nhất quyết khuyên tôi theo chị.
Trước ngày đi mẹ có dẫn hai chị em ra mộ của bố. Đứa nào, đứa đấy hai mắt rưng rưng còn mẹ chỉ lặng lẽ lên hương:
- Mai hai chị em nó dẫn nhau lên Hà Nội sống rồi, ông ở dưới đấy có linh thiêng thì nhớ phù hộ chúng nó. Chứ con Hoài số cũng khổ quá, lấy đúng thằng chồng ăn ở không ra gì tôi nhìn con mà xót ruột lắm ông ơi.
Chị gái tôi chắp tay, quỳ gục xuống:
- Bố ở dưới đấy có nhìn thấy chúng con không? Chúng con đều lớn cả rồi, cuộc sống sau này sẽ cố gắng không để mẹ khổ nữa đâu, bố yên tâm nhé!
Tôi nhìn chị và mẹ như thế thì chỉ biết đứng khóc thôi. Tự sâu trong lòng chẳng còn dằn vặt, oán trách ai nữa. Mấy ngày nay tôi cũng suy nghĩ kĩ rồi. Mọi chuyện xảy ra đều có nguyên nhân của nó, ai đúng ai sai giờ chẳng quan trọng. Cuộc đời còn dài, thầm hứa với bố từ nay tôi sẽ sống vì chính mình.
____
Sáng hôm sau tôi và chị lên xe, mà tôi cứ ngoái đầu lại nhìn mẹ. Mãi đến khi xe chạy khuất, tôi mới từ từ tháo sim điện thoại vứt xuống đường. Tạm biệt Nam Định, tạm biệt quá khứ lầm lỗi ồn ào. Tôi bắt đầu sống cuộc sống mới, trở thành con người mới đây.
Hai chị em xuống bến xe cũng là gần trưa rồi. Bụng bắt đầu đình công réo lên òng ọc, chị nhẹ nhàng vỗ vai tôi mấy cái:
- Ông Trời không triệt đường sống của ai, lên đây rồi thì quên hết đi làm lại từ đầu. Biết đâu một ngày nào đó em sẽ gặp được một người tốt với em, không quan tâm đến quá khứ bù đắp mọi tổn thương cho em.
Tôi mỉm cười nhìn chị:
- Sao tự nhiên hôm nay sến súa thế?
- Đấy là tao nói vậy, chứ không mày lại tưởng tao không biết. Thôi đi kiếm cái gì bỏ bụng đã, còn về nhà mua thêm ít đồ.
Nói rồi chị bắt taxi dẫn tôi vào quán phở cách đó không xa. Mùi hương đặc trưng thơm lừng xộc vào mũi tôi. Bao lâu rồi tôi chưa có cảm giác "thèm ăn" như lúc này.
Chú chủ quán bê lên 2 bát thật to, lại còn giới thiệu phở hôm nay nhiều thịt. Chúng tôi đồng thanh cảm ơn chú, rồi cúi đầu ăn ngon lành.
Thanh toán xong xuôi chị dẫn tôi qua siêu thị mua thêm ít đồ lặt vặt rồi mới về nhà. Phòng trọ của chị là căn phòng rộng khoảng 17m 2, ở quận Hà Đông, tiền thuê nhà một tháng là gần 2 triệu. Bình thường chị sống cùng cô bạn thân ở Thái Bình, nhưng cô ấy mới về quê lấy chồng tháng trước nên chỉ có hai chị em. Lại được bác chủ nhà thân thiện, dễ tính nữa.
Đang loay hoay sắp xếp đống quần áo thì chị hỏi tôi:
- Có ý định gì không?
Tôi giật mình, ngẩng đầu lên:
- Em ngu dốt bỏ học giữa chừng, giờ có mỗi cái bằng cấp 3 lên đây chắc không có chỗ đứng chị nhỉ?
- Ừ. Nói thật với mày bằng cao đẳng, đại học trên đây nhan nhản mà vẫn thất nghiệp đầy.
- Vậy để mai em đi tìm quanh đây có chỗ nào nhận nhân viên bán hàng không? Lúc trước ở quê em cũng có ít kinh nghiệm.
- Cũng được. Cái gì cũng phải từ từ, nếu muốn đi đâu thì bắt xe bus số 9. Ngày nào nó cũng chạy đi, chạy về qua nhà mình 4 chuyến đấy. Tí nữa tao phải đi làm rồi, ở nhà cái gì không biết thì hỏi bác Tâm chủ nhà.
- Chị cứ đi đi. Em có phải trẻ con nữa đâu.
- Nếu tối 7h tao chưa về thì cứ ăn cơm trước, không phải đợi.
Tôi gật gù đồng ý, cho chị yên lòng đi làm rồi lại tiếp tục công việc còn dang dở.
Đến gần tối xách bịch rác ra đổ thì gặp bác chủ nhà:
- Cháu chào bác.
Bác nhìn tôi gật đầu cười cười:
- Cháu là em gái cái Hòa à? Hôm kia nó gọi điện nói chuyện với bác rồi.
- Vâng ạ, cháu mới lên sáng nay. Định qua chào bác, mà bác không có nhà.
- Ừ. Bác đi ăn cỗ cưới giờ mới về. Mà cháu đã quen nhà chưa? Chắc cái Hòa cũng kể rồi, bác ở đây có mỗi mình nên cháu cứ tự nhiên nhé, không phải ngại bác đâu.
Hai chị em nói chuyện một lúc lâu. Gần chuẩn bị về, chị mới hỏi tôi:
- Nghe nói dì bảo em về ngoại vay tiền cho thằng Toàn chuẩn bị làm ăn à? Tôi cũng trả lời thật thà:
- Vâng ạ. Nhưng nhà ngoại cũng không có.
Chị Hương gật đầu, ngó trước ngó sau. Thì thầm vào tôi:
- Không phải chị ghét dì nên đặt điều nói láo. Nhưng chị thấy em hiền lành, thật thà thì chị khuyên thật. Em phải cẩn thận với mẹ chồng em đó, bà ấy không phải loại dễ dàng thông cảm cho con dâu đâu.
- ...
Tôi im lặng thì chị lại tiếp lời:
- Đừng tưởng bà ấy không có tiền mà bị lừa. Bà ấy còn đang cho mấy đứa cháu ở quê vay tiền lấy lãi kia kìa. Chị đoán tiền cưới, của hồi môn của em bà ấy cũng giữ hết chứ gì?
- Sao chị biết? - Tôi ngạc nhiên hỏi lại.
- Chị còn lạ gì con người đó. Hồi bé ở nhà chị cũng nếm đủ loại hành hạ rồi. Em cứ tưởng tượng trời mùa đông, rét cắt da cắt thịt chị đang ngồi học mà bà ấy tắt ngoẻn điện đi, chỉ cho dùng đèn dầu thôi cho đỡ tốn. Bây giờ chị có gia đình riêng rồi, cũng không muốn kèn cựa quá khứ làm gì. Nhưng chị không bao giờ quên những điều bà ấy đã làm với chị đâu.
Tôi biết những điều chị Hương nói hôm nay đều là thật. Vì trong mắt chị không giấu nổi những tia nhìn trách móc khi kể về mẹ chồng tôi.
Trên đường về nhà mà tôi cứ ngơ ngẩn suy nghĩ mãi, tôi bắt đầu cảm thấy hối hận về cuộc hôn nhân chóng vánh này.
Liệu trong tương lai còn xảy ra chuyện khủng khiếp gì nữa không?
Tôi không biết.
Nhưng vẫn phải đối mặt.
Trưa hôm đó tôi có hỏi Toàn chuyện làm ăn thì anh ta gắt gỏng:
- Không liên quan đến cô. An phận ở nhà đi, léng phéng đàn đúm với thằng nào thì đừng trách tôi.
- Anh quá đáng vừa thôi.
- Tôi quá đáng hay bản tính lăng loàn ăn sâu vào máu cô rồi...
"BỐP..."
Cái tát mạnh mẽ rơi xuống má Toàn, hiện lên những dấu tay mờ mờ. Không kiềm chế được, tôi gào lên trong nước mắt:
- Anh đang nói vợ anh lăng loàn đĩ điếm à? Trên đời này có người chồng nào như vậy không?
Lời nói của tôi như đổ thêm dầu vào lửa, Toàn càng thêm cay cú xô đến nắm chặt lấy cổ áo tôi:
- Mày còn cãi à? Không có lửa làm sao có khói, khéo khi đứa bé trong bụng mày cũng không phải của tao cũng nên.
Tôi khó thở quá, tay chân quờ quạng khắp nơi:
- Bỏ tôi...Bỏ tôi ra...
- Tao không bỏ. Hôm nay tao phải cho mày biết thế nào là lễ độ. Uổng công lúc nãy tao còn không tin lời các ngài...
- Anh bị điên, điên thật rồi. Các ngài nào?
- Mày không cần biết...
Tôi u mê càng nghe càng không hiểu lời Toàn nói. Bị hắn đánh cho một trận sưng hết mặt mày. Đến lúc gần li hôn mới rõ thì ra trong khoảng thời gian yêu tôi. Toàn vẫn cặp kè với người yêu cũ. Cô ta lại là người có căn quả, hầu tới 36 giá rồi. Mỗi lần định làm gì Toàn đều nhờ cô ta lễ nạp, và cô ta luôn miệng nói số tôi lẳng lơ từ bé nên phải 2 đời chồng...
Đáng thương thay cho kẻ ăn học đàng hoàng, lại tin vào mấy lời mê tín dị đoan xằng bậy.
____
Lễ cúng 100 ngày bà nội, mẹ Toàn có mời cả nhà tôi sang. Ban đầu dự kiến bên ngoại 2 mâm. Mà khổ nỗi nhà tôi lấy đâu ra người, có mỗi ba mẹ con. Chị gái còn đang làm trên Hà Nội chưa về.
Tôi biết thế định từ chối, thì Toàn lừ mắt lườm tôi:
- Nhà cô lại coi thường nhà tôi đấy à? Hôm dạm ngõ tôi đã lờ đi không thèm chấp rồi, lần này còn như vậy nữa thì đừng bảo tôi để yên...
- Các chú nhà nội thực sự không ưa mẹ em, nên em có mời chắc cũng chẳng ai đi đâu.
- Tôi không cần biết. Phải hỏi mẹ con cô sống như nào mà để người ta khinh như vậy chứ?
Chị Hương ngồi trong nhà, không chịu nổi những lời đay nghiến Toàn dành cho tôi, đành quát om lên:
- Toàn. Mày im mồm lại đi.
- Em đang nói vợ em, chị đừng xen vào.
- Tao cứ thích xen vào đấy thì sao nào? Loại đàn ông hở tí lôi vợ ra chửi như mày hèn lắm con ạ. Có giỏi thì ra xã hội mà chửi, xem chúng nó có đập vỡ mồm mày không? Cái Hoài nó hiền nó biết điều nhịn mày, chứ phải máu tao tao cào rách mặt mày ra rồi...
Mặt Toàn theo lời chị Hương chửi cứ thế đỏ dần lên. Tức lắm mà không làm gì được, nghiến chặt răng quay sang tôi:
- Mày đang vui lắm à? Tại mày mà chị em tao chửi nhau rồi đấy? Vừa lòng mày chưa?
Tôi không muốn nói thêm một câu, một chữ nào với Toàn nữa. Lặng lẽ đi xuống bếp, thì Toàn lao đến lôi lấy tay tôi kéo xềnh xệch ra xe. Miệng không ngừng lẩm bẩm:
- Tao phải đưa mày về, trả lại mẹ mày...
____
Đến cổng nhà tôi, Toàn không thèm vào. Chống xe xuống chỉ tay thẳng:
- CÚT...Từ nay đừng vác xác về nhà tao nữa.
Nói rồi anh ta nhanh chóng tháo luôn cái nhẫn cưới trên tay, vứt xuống lề đường:
- Mày thích láo tao cho mày láo luôn.
Tôi phải mất vài phút, mới hiểu hết những hành động vớ vẩn như người điên của Toàn:
- Anh làm gì vậy? Anh có bình thường không?
- Tao làm gì kệ mẹ tao. Khôn hồn gọi mẹ mày ra đây xin lỗi tao, thì tao tha cho mày. Chứ không thì mày ở đây luôn đến già.
- Mẹ tôi làm gì mà phải xin lỗi anh?
- Mày còn hỏi à? Tại mẹ mày không biết đường dạy dỗ mày, bàn cưới không ra gì nên mới ra nông nỗi này...
Thời khắc nghe hết câu, bao nhiêu sự kiềm chế của tôi lúc này tan theo không khí. Người đàn ông trước mặt, thực sự không còn thuốc chữa nữa rồi. Ngay bây giờ tôi không muốn chịu đựng thêm một giây, một phút nào hết:
- Anh nói đủ chưa? Đủ rồi thì biến đi. Mẹ tôi mà anh cũng dám mang ra chửi. Loại đàn ông như anh, không xứng đáng để tôi yêu. Càng không có quyền động đến gia đình tôi.
Mẹ tôi trong nhà, hình như đã nghe thấy tiếng chúng tôi cãi vã. Mở cổng nhìn tôi, hai mắt lưng tròng. Tôi chạy đến ôm chặt mẹ vào lòng:
- Mẹ ơi. Con về nhà với mẹ nhé. Con mệt mỏi quá.
- Ừ. Về đây với mẹ.
Tiếng nói trầm ấm vang lên, tôi vỡ òa trong cảm xúc. Dù ngoài kia chịu đủ đắng cay cuộc đời thì chỉ cần về nhà. Được nghe tiếng mẹ, được nằm trong vòng tay mẹ tôi lại thấy yên tâm.
Đủ rồi...
Quá đủ rồi...
Tôi không muốn những năm tháng còn lại của cuộc đời, sẽ phải sống mãi trong cái địa ngục gắn mác "hôn nhân".
Mẹ tôi quay sang nhìn chiếc nhẫn cưới đang nằm lăn lóc bên đường. Không to tiếng, không nặng lời đi đến trước mặt Toàn:
- Cảm ơn cậu đã mang con gái về trả tôi. Cậu về đi, từ nay nhà tôi và cậu không còn bất cứ quan hệ gì nữa. Tôi nói thật cậu đừng buồn, cậu không xứng làm người đàn ông của con gái tôi đâu. Hôm nay nó về đây, tôi vẫn đón nó như bảo bối trân quý, nếu sau này cậu còn làm phiền nó nữa tôi nói thẳng tôi không để cậu sống tử tế đâu.
Toàn không nói được câu gì, quay xe ra về trong tức tối.
Tôi theo mẹ vào nhà, bật khóc tu tu như một đứa trẻ:
- Mẹ ơi. Con xin lỗi...
Mẹ lặng yên lau từng giọt nước mắt nóng hổi, đang chảy trên hai má tôi:
- Con không có lỗi. Con làm tốt lắm. Mẹ không trách con.
- Nhưng người ngoài sẽ trách mẹ, con không thể chịu được.
- Ai nói gì cứ để mặc họ nói. Thiên hạ có giỏi nói được 3 ngày, 3 tháng, 3 năm chứ ai nói được cả đời. Mẹ sống vì các con hơn chục năm nay, thêm vài năm nữa cũng không khổ sở gì. Mẹ chỉ sợ các con không hạnh phúc, lầm lỡ cả đời. Xuống dưới kia không còn mặt mũi nào đối diện với bố con thôi.
Hai mẹ con tôi lại ôm nhau khóc. Khóc cho một thời lầm lỡ, khóc cho một cánh cổng mới đang mở ra trước mắt tôi.
Cũng may tôi và Toàn chưa đi đăng kí kết hôn. Mấy lần ra xã đều gặp rắc rối về giấy tờ, không làm được lại đưa nhau về. Còn về tài sản cũng chẳng có gì, nên mọi chuyện giải quyết dễ dàng lắm.
Chị gái tôi biết chuyện, tức tối từ Hà Nội về ngay trong đêm. Sáng hôm sau trời còn nhá nhem tôi đã thấy chị và hai người bạn đến nhà Toàn, quát tháo um sùm.
Đầu tiên là hai hộp sơn xanh lè ném thẳng vào sân. Tiếp đó là những câu chửi không nể nang...
Toàn mới ngủ dậy lao ra cổng định nhào vào đánh chị thì bị hai người bạn chị chặn lại. Chị xông đến lấy túi sách, đập lia lịa vào người Toàn:
- Mày hành hạ em gái tao, mày chửi mẹ tao thì hôm nay tao cho mày chết.
Đau quá không làm gì được, Toàn rít lên:
- Mày ngon mày bảo hai thằng chó này thả tao ra. Chơi vậy không thấy hèn hạ à? Con điên kia.
- Tao việc gì phải tử tế với loại súc sinh như mày. Hôm nay tao đến đây để cảnh cáo mày thôi, mày còn động đến em tao lần nữa tao xiên mày chết. Tính tao xưa nay không biết đùa đâu, cùng lắm tao với mày chết chung.
Hai chị em cùng cha mẹ sinh ra, nhưng mỗi người một tính. Từ bé đã thế rồi, mỗi lần đi học hay đi đâu đó bị ai bắt nạt, tôi đều chạy về mách chị. Và y như rằng chỉ hôm sau thôi, đứa bắt nạt tôi sẽ bị chị tẩn cho 1 trận đau điếng.
Những ngày tháng đó, không ngờ còn kéo dài đến tận bây giờ. Đời này tôi không cần gì nữa, có mẹ có chị ở đây, là ông Trời quá thiên vị ưu ái tôi rồi.
Còn về mẹ tôi khi biết chuyện chị sang nhà Toàn gây rối cũng chỉ nói qua nói lại vài câu. Lần đầu tiên hơn chục năm nay, chị tôi đi đánh nhau mà không bị mẹ mắng.
Rồi ba mẹ con quây quần bên nhau, ăn những bữa ăn đơn giản mà tràn ngập tiếng cười. Tôi bắt đầu lấy lại tinh thần thì chị gái rủ tôi lên Hà Nội sống, thay đổi không khí cho bớt suy nghĩ. Tôi phân vân không muốn đi, phần vì không đủ can đảm sống ở thành phố đông đúc, xa lạ. Phần lại lo mẹ ở quê một mình, nhưng mẹ thì nhất quyết khuyên tôi theo chị.
Trước ngày đi mẹ có dẫn hai chị em ra mộ của bố. Đứa nào, đứa đấy hai mắt rưng rưng còn mẹ chỉ lặng lẽ lên hương:
- Mai hai chị em nó dẫn nhau lên Hà Nội sống rồi, ông ở dưới đấy có linh thiêng thì nhớ phù hộ chúng nó. Chứ con Hoài số cũng khổ quá, lấy đúng thằng chồng ăn ở không ra gì tôi nhìn con mà xót ruột lắm ông ơi.
Chị gái tôi chắp tay, quỳ gục xuống:
- Bố ở dưới đấy có nhìn thấy chúng con không? Chúng con đều lớn cả rồi, cuộc sống sau này sẽ cố gắng không để mẹ khổ nữa đâu, bố yên tâm nhé!
Tôi nhìn chị và mẹ như thế thì chỉ biết đứng khóc thôi. Tự sâu trong lòng chẳng còn dằn vặt, oán trách ai nữa. Mấy ngày nay tôi cũng suy nghĩ kĩ rồi. Mọi chuyện xảy ra đều có nguyên nhân của nó, ai đúng ai sai giờ chẳng quan trọng. Cuộc đời còn dài, thầm hứa với bố từ nay tôi sẽ sống vì chính mình.
____
Sáng hôm sau tôi và chị lên xe, mà tôi cứ ngoái đầu lại nhìn mẹ. Mãi đến khi xe chạy khuất, tôi mới từ từ tháo sim điện thoại vứt xuống đường. Tạm biệt Nam Định, tạm biệt quá khứ lầm lỗi ồn ào. Tôi bắt đầu sống cuộc sống mới, trở thành con người mới đây.
Hai chị em xuống bến xe cũng là gần trưa rồi. Bụng bắt đầu đình công réo lên òng ọc, chị nhẹ nhàng vỗ vai tôi mấy cái:
- Ông Trời không triệt đường sống của ai, lên đây rồi thì quên hết đi làm lại từ đầu. Biết đâu một ngày nào đó em sẽ gặp được một người tốt với em, không quan tâm đến quá khứ bù đắp mọi tổn thương cho em.
Tôi mỉm cười nhìn chị:
- Sao tự nhiên hôm nay sến súa thế?
- Đấy là tao nói vậy, chứ không mày lại tưởng tao không biết. Thôi đi kiếm cái gì bỏ bụng đã, còn về nhà mua thêm ít đồ.
Nói rồi chị bắt taxi dẫn tôi vào quán phở cách đó không xa. Mùi hương đặc trưng thơm lừng xộc vào mũi tôi. Bao lâu rồi tôi chưa có cảm giác "thèm ăn" như lúc này.
Chú chủ quán bê lên 2 bát thật to, lại còn giới thiệu phở hôm nay nhiều thịt. Chúng tôi đồng thanh cảm ơn chú, rồi cúi đầu ăn ngon lành.
Thanh toán xong xuôi chị dẫn tôi qua siêu thị mua thêm ít đồ lặt vặt rồi mới về nhà. Phòng trọ của chị là căn phòng rộng khoảng 17m 2, ở quận Hà Đông, tiền thuê nhà một tháng là gần 2 triệu. Bình thường chị sống cùng cô bạn thân ở Thái Bình, nhưng cô ấy mới về quê lấy chồng tháng trước nên chỉ có hai chị em. Lại được bác chủ nhà thân thiện, dễ tính nữa.
Đang loay hoay sắp xếp đống quần áo thì chị hỏi tôi:
- Có ý định gì không?
Tôi giật mình, ngẩng đầu lên:
- Em ngu dốt bỏ học giữa chừng, giờ có mỗi cái bằng cấp 3 lên đây chắc không có chỗ đứng chị nhỉ?
- Ừ. Nói thật với mày bằng cao đẳng, đại học trên đây nhan nhản mà vẫn thất nghiệp đầy.
- Vậy để mai em đi tìm quanh đây có chỗ nào nhận nhân viên bán hàng không? Lúc trước ở quê em cũng có ít kinh nghiệm.
- Cũng được. Cái gì cũng phải từ từ, nếu muốn đi đâu thì bắt xe bus số 9. Ngày nào nó cũng chạy đi, chạy về qua nhà mình 4 chuyến đấy. Tí nữa tao phải đi làm rồi, ở nhà cái gì không biết thì hỏi bác Tâm chủ nhà.
- Chị cứ đi đi. Em có phải trẻ con nữa đâu.
- Nếu tối 7h tao chưa về thì cứ ăn cơm trước, không phải đợi.
Tôi gật gù đồng ý, cho chị yên lòng đi làm rồi lại tiếp tục công việc còn dang dở.
Đến gần tối xách bịch rác ra đổ thì gặp bác chủ nhà:
- Cháu chào bác.
Bác nhìn tôi gật đầu cười cười:
- Cháu là em gái cái Hòa à? Hôm kia nó gọi điện nói chuyện với bác rồi.
- Vâng ạ, cháu mới lên sáng nay. Định qua chào bác, mà bác không có nhà.
- Ừ. Bác đi ăn cỗ cưới giờ mới về. Mà cháu đã quen nhà chưa? Chắc cái Hòa cũng kể rồi, bác ở đây có mỗi mình nên cháu cứ tự nhiên nhé, không phải ngại bác đâu.
Danh sách chương