Tôi trải qua một tuổi thơ tuy thiếu thốn trầm trọng về mặt vật chất nhưng tràn đầy hạnh phúc trong căn nhà nhỏ nhắn ở Tân Định. Đó là một khu vực sầm uất và náo nhiệt, nhưng cũng có những con đường yên tĩnh và xinh đẹp, vô cùng độc đáo nằm gần trung tâm thành phố Sài Gòn. Tôi đã ở vùng Tân Định này từ khi mới sinh ra đời, mẹ tôi đã sinh tôi ở nhà bảo sanh Lương Kim Vi ngay góc đường Hai Bà Trưng – Trần Quang Khải. Cho đến giờ gia đình tôi vẫn cố bám trụ tại đây dù bao phen giá nhà đất lên cao vút vô cùng hấp dẫn, cứ muốn đánh bật chúng tôi ra khỏi vùng Tân Định yêu dấu. Rất nhiều những gia đình hàng xóm cũ đã bán nhà để đến cắm dùi ở những quận lị xa xôi hơn.
Tân Định có ngôi chợ đầy hàng hóa với những sạp trái cây căng bóng nằm trước cổng chợ. Ở đó luôn có những bà bán hàng mập mạp dù trong giai đoạn cả nước đều ốm đói suốt những năm 80 của thế kỷ trước. Xéo xéo ngôi chợ Tân Định trần trục là một nhà thờ thanh tao cũng mang tên Tân Định, một ngày đổ chuông mấy bận, nghe rất bình an. Cả chợ và nhà thờ đều nằm trên đường Hai Ba Trưng huyết mạch, đạp xe chừng mười lăm phút là ra đến tượng Trần Hưng Đạo, giáp bờ sông Sài Gòn. Song song với đường Hai Bà Trưng là đường Trần Quang Khải, nhỏ hẹp hơn nhưng là một trong những con đường phức tạp nhất thành phố. Phức tạp vì con đường này sầm uất về mặt thương mại và có nhiều đối tượng của thế giới ngầm, nhưng con đường này cũng có đến hai cái đình nghi ngút khói và một rạp hát mang tên Văn Hoa. Xem ra cũng rất văn hóa.
Tôi đặc biệt thích đường Trần Quang Khải và trong suốt những năm thơ ấu, đó là con đường xa nhất một con nhóc bảy-tám tuổi có thể từ nhà đạp xe ra, thích thú ngắm nhìn hàng quán hai bên, thèm thường chảy nước miếng khi hít phải mùi thơm của những nồi nước lèo bốc khói. Trên con đường chưa đến một cây số đó, tôi thấy cuộc sống phong phú trải dài. Có đủ mọi sang hèn và hỉ nộ ái ố cùng tồn tại. Tôi rất thèm một ở bánh mì pate kẹp chả bán ở đầu đường Trần Quang Khải nhưng thường đó là món rất xa xỉ, chẳng mấy khi tôi có đủ điều kiện để mua. Thường tôi chỉ đủ tiền mua xôi đậu phộng hoặc một cái bánh chưng chiên, do một bà già khắc khổ có khuôn mặt không bao giờ cười, ngồi bán trên vỉa hè.
Trên con đường Trần Quang Khải, địa điểm tôi hay ghé vào nhất là Pharmacy Duyệt, tôi thường hay mua mấy viên thuốc cảm mạo. Thời đó hầu như ai cũng bệnh rề rề do thiếu ăn và vệ sinh kém, sức đề kháng trong người rất thấp. Tôi còn nhớ ngay quãng giữa đường Trần Quang Khải là một bô rác hôi thối kinh khủng. Mỗi khi đi ngang tôi phải bịt mũi lại, đạp xe chỉ bằng một tay. Ơn Trời, cái bô rác đó bị xóa sổ vào một ngày rất đẹp mà tôi không còn nhớ rõ vào năm tôi bao nhiêu tuổi.
Thật ra, nhắc đến đường Trần Quang Khải mà tả cái bô rác thối đã bị xóa sổ từ lâu là một bất công lớn. Vì con đường này còn nhiều địa điểm khác, dễ chịu hơn, đẹp đẽ hơn. Ví dụ như thời đó tôi hay đi xem phim ở rạp Văn Hoa, cái rạp có cái tên rất văn hóa đó ôi thôi là đầy rệp. Mỗi khi đi xem phim về tôi phải thay đồ ngay tức khắc, bỏ vào thau giặt với nước sôi trụng lên. Nỗi khiếp sợ rận rệp đó không làm cái rạp cinéma mất đi tính hấp dẫn. Thật tình hầu như tôi không hiểu gì về nội dung phim do tôi chỉ mới bảy tuổi, thường đi xem phim với mấy anh chị hàng xóm, phim chiếu lúc đó có nội dung lớn lao như xây dựng xã hội chủ nghĩa hay bảo về hòa bình thế giới. Nhưng thời đó món ăn tinh thần thiếu thốn khủng khiếp, giá vé xem phim thì rẻ do được nhà nước bao cấp. Phim nào mới ra cũng được mấy anh chị hàng xóm rủ tôi cùng đi xem. Phim chủ yếu do Việt Nam sản xuất hoặc do các nước Đông Âu tặng hữu nghị.
Những tựa phim thời đó tôi còn nhớ mang máng có Họng súng vô tình, Hồ sơ thần chết, Trên từng cây số, Con đường đau khổ... Mấy phim này tôi chả hiểu gì cả vì vượt quá khả năng của một đứa con nít nhưng mấy anh xóm tôi rất thích vì có bắn giết. Một số phim có nội dung trong sáng hơn tôi còn nhớ có Thầy Lang, Học trò quan ngự y, Tên trộm thành Baghdad... Ngoài những bộ phim do Đông Âu sản xuất, thời đó Sài Gòn còn chiếu kha khá phim của Ấn Độ như Truyền thuyết tình yêu, Công lý và báo thù, Alibaba và bốn mươi tên cướp... Đặc biệt không hiểu sao những năm 80, phim của Pháp cũng được ưu ái chiếu ở Việt Nam, nào là Tình sử Angelique, Hai người đàn ông trong thành phố, Và Thượng đế đã tạo ra đàn bà... Tôi rất thích phim Pháp vì có nhiều tài tử và minh tinh rất đẹp, mà tôi thì đi xem phim chủ yếu là để nhìn mặt người đóng. Tôi cũng bày đặt mê Alain Delon, Brigitte Bardot, Michele Mercier, Robert Hosein...
Dù ngây ngô không hiểu nội dung phim, nhưng trên đoạn đường về khi mấy anh chị hàng xóm bàn tán sôi nổi, tôi cũng cố gắng góp lời.
_ Alain Đờ-lông đẹp trai thiệt – Mấy chị thốt lên đê mê – Ai như mấy anh xóm mình, toàn là Alain Đờ-Không-Lông!
_ Dạ dạ - Tôi gật gù – Có lông mới đẹp, không lông xấu hoắc!
_ Brigitte Bardot quá đã – Mấy anh vỗ đùi đét đét – Nhô cao ơi là cao, bự ơi là bự, cái đít đi ẹo ẹo...
_ Dạ dạ - Tôi tán thành – Bự ơi là bự, quá đã, quá đã!
Trong số con nít xóm tôi không hiểu sao tôi là đứa nhỏ nhất, những anh chị khác lớn hơn tôi từ vài tuổi đến nhiều lắm là mười tuổi. Trong cái đám con nít từ bảy đến mười bảy đó, mấy anh chị đang độ tuổi dậy thì thì tức nhiên rất biết nói bóng gió bậy bạ. Khi họ chơi chữ với "Đờ-Lông" và "Đờ-Không-Lông", họ cười nắc nẻ. Hoặc khi họ tả "nhô cao ơi là cao" thì mắt ai cũng tỏ vẻ thòm thèm. Còn cái con nhóc bảy tuổi ngu ngơ tôi chỉ biết nhại lại chẳng hiểu gì. Mặc dù vậy, tôi lờ mờ biết chúng tôi đang cùng hội cùng thuyền, cùng đang nói bậy rất ư là vui vẻ.
_ Angelique nàng ơi! – Mấy anh chị tuổi teen la lên – Ngứa quá, ngứa quá...
_ Ngứa quá! Ui ui, ngứa quá!!!
_ Ngứa dễ sợ!
Ngứa quá, không phải vì sắc đẹp của Angelique quá khiêu khích làm mấy anh đang tuổi dậy thì bị "ngứa". Đó là do chúng tôi tiện miệng thốt lên vì mấy con rận trong cái rạp Văn Hoa kia đang tưng bừng mở tiệc hút máu. Dù thiếu ăn và gầy còm, da thịt non nớt của mấy đứa trẻ chúng tôi vẫn là bữa đại tiệc cho cái bọn chí rận.
Dù sao, rạp Văn Hoa thời đó vẫn có công cho đám con nít xóm tôi một nền tảng văn hóa tương đối. Chúng tôi được xem phim từ nhiều nước khác nhau, rất đa dạng. Đâu phải như bây giờ, chỉ rặt có phim Mỹ độc quyền, xem mãi cũng chán và không sao đổi món được. Tôi tự hỏi giờ mà muốn xem một bộ phim Ấn Độ ngoài rạp ciné thì phải làm sao?
Nếu như đường Hai Bà Trưng sầm uất được xem là vành đai ngoài của khu Tân Định, đường Trần Quang Khải ồn ào ắt hẳn là vành đai trong, bao bọc lấy một khu yên bình, có phần sang trọng, gồm những con đường nho nhỏ vắng hẳn lưu lượng giao thông. Đó là một Tân Định khác, không náo nhiệt nữa mà hoàn toàn tĩnh lặng, gồm những con đường mang tên của những vị tướng đời Trần. Nào là Trần Nhật Duật, Trần Khắc Chân, Trần Khánh Dư, Trần Quý Khoách, Đặng Tất, Đặng Dung. Trải qua bao thăng trầm, trong khi rất nhiều đường ở Sài Gòn bị thay tên đổi họ loạn cả lên, khu vực "họ Trần" này may thay, cho đến nay vẫn chưa lâm vào cảnh xáo trộn. Thật cảm động biết bao.
[font=][/font]Nhà tôi nằm ở đường Trần Quý Khoách, con đường có cái tên vô cùng khó phát âm. Mỗi lần đọc địa chỉ nhà, tôi phải đánh vần rất chậm. Đã có rất nhiều người lớn cảm thấy ngại ngùng vì bị một con bé có cái nhìn nghiêm nghị, đánh vần từng chữ một như thể họ vô cùng kém cỏi vì có một chữ "khoách" mà cứ hỏi đi hỏi lại.
_ Cái tên nghe lạ quá! – Nhiều người thú nhận – Trần Quý Khoách là ai vậy?
_ Đó là một ông vua đời Trần. Tại sao mọi người biết Trần Khánh Dư, Trần Khắc Chân, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật? – cô bé nghiêm nghị được dịp giảng bài lịch sử - Mấy ông đó được đặt tên đường nằm xung quanh đường Trần Quý Khoách này, nhưng họ chỉ là tướng tá thôi. Còn Trần Quý Khoách là vua, là vua!
_ Vua hả? – Chưa hết ớ người vì cái ông vua Trần Quý Khoách lạ lẫm đó, ai xui xẻo đụng phải tôi thời đó còn khiếp đảm vì bị giảng lịch sử tiếp.
_ Thế cô/chú có biết tại sao đường Đặng Dung và Đặng Tất được nằm song song với đường Trần Quý Khoách không?
_ Không...
_ Đó là vì Đặng Dung là một vị tướng trung. Đặng Dung là con của Đặng Tất. Đặng Dung đã hết lòng phò vua Trần Quý Khoách. Khi Trần Quý Khoách bị quân Minh bắt giữ, trên đường giặc giải ông qua Trung Quốc, vua đã nhảy xuống biển tuẫn tiết. Tướng Đặng Dung đã trung thành nhảy theo để giữ tròn nghĩa khí.
_ Vua thật sao? – Một số người tỏ ý nghi ngờ - Vua vào thời điểm nào?
_ Trần Quý Khoách là vua triều Hậu Trần, tên hiệu là Trùng Quang Đế, là vị vua yêu nước, tận lực chống quân Minh – Tôi tức khí – Trần Quý Khoách lên ngôi vào năm 1409.
Cho đến giờ tôi vẫn luôn tự hào vì ngay từ thuở nhỏ, tôi đã cố tỏ ra thông thái và rành lịch sử nước nhà. Thời đó không có Internet và Google, nên con nít muốn tìm hiểu lịch sử không thể làm theo câu cửa miệng của ngày nay "Dân ra phải biết sử ta, nếu mà không biết thì tra Google" được. Thời đó, con nít muốn biết gì thì chỉ còn cách hỏi người lớn, rồi người lớn phải tra cứu sách vở sao đó để giải đáp lại. Tất cả những điều tôi biết về Trần Quý Khoách là do ông nội gieo vào đầu tôi.
Ông nội tôi là người đã mua căn nhà ở đường Trần Quý Khoách cho gia đình đông con của mình. Căn nhà đó được xây mới toanh và gia đình tôi là những người chủ đầu tiên. Khi tôi ra đời vào năm 1975, gia đình tôi đã định cư ở đó từ rất lâu rồi. Vì gia đình rất đông nhân khẩu, chúng tôi thoát được nạn bị ghép hộ. Tức là theo sự phân công của chính quyền, một gia đình nào đó được phép vào ở, chia đôi hoặc chia ba cái nhà của chủ hộ.
Đường Trần Quý Khoách là một con đường nhỏ hẹp với hai dãy nhà xinh xinh, toàn bộ chỉ gói gọn chừng năm mươi mấy căn hộ. Cuối đường là trường cấp hai Văn Lang. Nhà tôi nằm ở khúc lưng chừng, đủ nghe tiếng trống tan học và chứng kiến hàng tốp học trò đeo khăn quàng đỏ nối đuôi nhau đi ngang qua, trò chuyện rôm rả. Có những học trò lớp chín đã cao nhổng, mép lún phún ria, đi ngang nhà tôi nhìn vào tìm chọc cô Út.
Cô Út tôi chỉ hơn tôi mười tuổi. Cô có đôi mắt to tròn đen láy, rất hợp với cái tên Nhung của cô. Trong ký ức tuổi thơ, cô Út Nhung thật tuyệt vời. Cô đã học trường của Tây, khi cô nói tiếng Pháp thạo thì Sài Gòn giải phóng. Biến cố năm 1975 làm cô phải học theo hệ giáo dục mới, không còn được mặt jupe đến trường, không còn được học chương trình Pháp. Khi tôi bốn tuổi, chưa được đi học. cô Út là người chịu khó lấy truyện tranh bằng tiếng Pháp ra đọc cho tôi nghe. Dù lớn hơn tôi chỉ có mười tuổi, cô Út rất ra dáng một người cô, làm tàng và hách dịch. Cô thường bắt tôi ngồi tắm trong bồn rửa chén, kỳ cọ cho đến lúc tôi ửng đỏ và run lập cập vì lạnh mới chịu cho tôi ra. Tôi chẳng khác nào là búp bê cho cô giải trí vậy.
Khi tôi tám tuổi, cô Út nghe theo lời rủ rê của bạn bè, một hai đòi ông bà nội tôi cho tiền đi vượt biên. Tôi nghĩ hành động đòi đi vượt biên giống như mấy em tuổi teen thời bây giờ, nhất quyết đòi phụ huynh chạy tiền để đi du học mà khù khờ chả biết phải học gì và trong đầu không có một kế hoạch cụ thể nào cả. Khi đó tôi nhỏ quá, không biết cô Út đang giã biệt mình trước ngày cô bỏ Sài Gòn ra đi. Cô dắt tôi đi ăn kem ở Hồ Con Rùa, ngồi nhìn tôi đăm đăm rồi cúi mặt chùi nước mắt.
_ Sao cô Út không ăn với con? – Tôi ngây thơ hỏi – Cô Út không đủ tiền mia hai ly kem phải không?
_ Không phải... - Cô tôi mỉm cười – Mai mốt cô còn được ăn sơn hào hải vị, chỉ thương bé An ở lại không có gì ăn.
_ Cô Út ăn chung kem với con đi – Tôi chìa ly kem ra – Cho vui.
_ Giờ cô mới mười tám tuổi, còn bé mới tám tuổi – Cô Út tươi tỉnh lên – Đường đời còn dài mà. Thế nào rồi cô cháu mình cũng có dịp gặp lại nhau. Có thể khi đó bé đã bốn mươi còn cô năm mươi. Không sao cả, miễn là mình có hy vọng.
Thế nào rồi cô cháu mình cũng có dịp gặp lại nhau. Cô Út tôi đã hy vọng thế. Hôm sau khi tôi đi học về thì không thấy cô mình đâu nữa. Tôi hỏi mọi người, ai cũng buồn, nói cô đi làm xa rồi. Cả nhà ai cũng mong tin cô nhưng không bao giờ biết được cô ra sao. Chỉ một năm sau ngày cô Út đi vượt biên mất tích mà mọi người nghĩ là đã chết rồi, ông bà nội tôi cũng toàn thể các cô chú được di cư hợp pháp sang Đức. Một người chú của tôi đã đi du học từ nhiều năm trước 1975 đứng ra bảo lãnh cả gia đình (trừ ba tôi vượt tuổi quy định và là người đã có vợ con thì không được đi). Hồ sơ được xét duyệt sớm hơn mong đợi không hiểu vì lý do gì. Nếu cô Út chịu khó chờ thêm chỉ một năm để cùng ra đi, cô đã không bỏ mạng trên biển cả bao la vào cái tuổi mười tám tươi đẹp đó.
Trước khi lên máy bay, ông bà nội tôi đã đi xem bói nhiều nơi để hy vọng rằng cô con gái nhỏ của họ vẫn còn sống đâu đó trên đời này. Không ai biết được thực sự cô Út đã chết chưa. Có thể cô đang ở một trại tập trung nào đó trên đảo Malaysia, có thể cô đã sang đến miền đất tự do, có thể cô đã cập bến an toàn dù là nơi hoang vắng nghèo khổ? Cho đến giờ, chúng tôi không ai biết tin gì về cô Út. Tất cả chỉ là hai chữ mất tích. Day dứt, hoang mang, đau thương, nhức nhối.
Cho tới những ngày cuối đời của mình ở Đức, hơn ba mươi năm sau khi cô Út vượt biển ra đi, ông bà nội tôi vẫn luôn nhói lòng mỗi khi nhắc đến cô. Nhất là bà nội, với tấm lòng người mẹ yếu đuối, bà đã không đủ sức khuyên răn con, để cô Út đạt được đòi hỏi phải ra đi cho bằng bạn bằng bè. Giá mà bà quyết liệt hơn, can ngăn con mạnh mẽ hơn, khóc lóc thảm thiết hơn, cô Út đã không trở thành nỗi day dứt suốt đời khôn nguôi của cả gia đình.
Và tôi, trong những giấc mơ không sao kiểm soát được, cô Út thỉnh thoảng lại xuất hiện. Tôi vẫn luôn ngạc nhiên sao tiềm thức mình vẫn còn lưu lại hình ảnh cô. Một thiếu nữ mười tám tuổi rắn rỏi, xinh tươi, cắt tóc demi-garcon mạnh khỏe, nụ cười lém lỉnh trên môi. Sao tôi vẫn còn mơ thấy cô sau mấy chục năm đằng đẵng? Sao những lúc đi công tác ở nước ngoài tôi vẫn nghĩ ngợi vẩn vơ, có khi nào trên phố đông người, tôi bắt gặp ai đó giống cô Út? Thì ra cô vẫn còn sống, cô chỉ không liên lạc với gia đình vì rất nhiều lý do. Cô bị mất trí nhớ vì chuyến vượt biên có quá nhiều bạo hành do cướp biển và bão tố? Cô bị dạt lên bờ biển hoang, một con dã nhân thấy cô xinh đẹp đã bắt cô về làm vợ? Trải qua nhiều biến cố khổ đau trên biển cả, cô quyết định không liên lạc với gia đình để sống cuộc đời mới?
Hầu như gia đình nào ở Sài Gòn thời đó cũng có người đi vượt biên. Boat people, thuyền nhân. Hai từ đơn sơ nhưng thật nhiều đau đớn.
_
Tân Định có ngôi chợ đầy hàng hóa với những sạp trái cây căng bóng nằm trước cổng chợ. Ở đó luôn có những bà bán hàng mập mạp dù trong giai đoạn cả nước đều ốm đói suốt những năm 80 của thế kỷ trước. Xéo xéo ngôi chợ Tân Định trần trục là một nhà thờ thanh tao cũng mang tên Tân Định, một ngày đổ chuông mấy bận, nghe rất bình an. Cả chợ và nhà thờ đều nằm trên đường Hai Ba Trưng huyết mạch, đạp xe chừng mười lăm phút là ra đến tượng Trần Hưng Đạo, giáp bờ sông Sài Gòn. Song song với đường Hai Bà Trưng là đường Trần Quang Khải, nhỏ hẹp hơn nhưng là một trong những con đường phức tạp nhất thành phố. Phức tạp vì con đường này sầm uất về mặt thương mại và có nhiều đối tượng của thế giới ngầm, nhưng con đường này cũng có đến hai cái đình nghi ngút khói và một rạp hát mang tên Văn Hoa. Xem ra cũng rất văn hóa.
Tôi đặc biệt thích đường Trần Quang Khải và trong suốt những năm thơ ấu, đó là con đường xa nhất một con nhóc bảy-tám tuổi có thể từ nhà đạp xe ra, thích thú ngắm nhìn hàng quán hai bên, thèm thường chảy nước miếng khi hít phải mùi thơm của những nồi nước lèo bốc khói. Trên con đường chưa đến một cây số đó, tôi thấy cuộc sống phong phú trải dài. Có đủ mọi sang hèn và hỉ nộ ái ố cùng tồn tại. Tôi rất thèm một ở bánh mì pate kẹp chả bán ở đầu đường Trần Quang Khải nhưng thường đó là món rất xa xỉ, chẳng mấy khi tôi có đủ điều kiện để mua. Thường tôi chỉ đủ tiền mua xôi đậu phộng hoặc một cái bánh chưng chiên, do một bà già khắc khổ có khuôn mặt không bao giờ cười, ngồi bán trên vỉa hè.
Trên con đường Trần Quang Khải, địa điểm tôi hay ghé vào nhất là Pharmacy Duyệt, tôi thường hay mua mấy viên thuốc cảm mạo. Thời đó hầu như ai cũng bệnh rề rề do thiếu ăn và vệ sinh kém, sức đề kháng trong người rất thấp. Tôi còn nhớ ngay quãng giữa đường Trần Quang Khải là một bô rác hôi thối kinh khủng. Mỗi khi đi ngang tôi phải bịt mũi lại, đạp xe chỉ bằng một tay. Ơn Trời, cái bô rác đó bị xóa sổ vào một ngày rất đẹp mà tôi không còn nhớ rõ vào năm tôi bao nhiêu tuổi.
Thật ra, nhắc đến đường Trần Quang Khải mà tả cái bô rác thối đã bị xóa sổ từ lâu là một bất công lớn. Vì con đường này còn nhiều địa điểm khác, dễ chịu hơn, đẹp đẽ hơn. Ví dụ như thời đó tôi hay đi xem phim ở rạp Văn Hoa, cái rạp có cái tên rất văn hóa đó ôi thôi là đầy rệp. Mỗi khi đi xem phim về tôi phải thay đồ ngay tức khắc, bỏ vào thau giặt với nước sôi trụng lên. Nỗi khiếp sợ rận rệp đó không làm cái rạp cinéma mất đi tính hấp dẫn. Thật tình hầu như tôi không hiểu gì về nội dung phim do tôi chỉ mới bảy tuổi, thường đi xem phim với mấy anh chị hàng xóm, phim chiếu lúc đó có nội dung lớn lao như xây dựng xã hội chủ nghĩa hay bảo về hòa bình thế giới. Nhưng thời đó món ăn tinh thần thiếu thốn khủng khiếp, giá vé xem phim thì rẻ do được nhà nước bao cấp. Phim nào mới ra cũng được mấy anh chị hàng xóm rủ tôi cùng đi xem. Phim chủ yếu do Việt Nam sản xuất hoặc do các nước Đông Âu tặng hữu nghị.
Những tựa phim thời đó tôi còn nhớ mang máng có Họng súng vô tình, Hồ sơ thần chết, Trên từng cây số, Con đường đau khổ... Mấy phim này tôi chả hiểu gì cả vì vượt quá khả năng của một đứa con nít nhưng mấy anh xóm tôi rất thích vì có bắn giết. Một số phim có nội dung trong sáng hơn tôi còn nhớ có Thầy Lang, Học trò quan ngự y, Tên trộm thành Baghdad... Ngoài những bộ phim do Đông Âu sản xuất, thời đó Sài Gòn còn chiếu kha khá phim của Ấn Độ như Truyền thuyết tình yêu, Công lý và báo thù, Alibaba và bốn mươi tên cướp... Đặc biệt không hiểu sao những năm 80, phim của Pháp cũng được ưu ái chiếu ở Việt Nam, nào là Tình sử Angelique, Hai người đàn ông trong thành phố, Và Thượng đế đã tạo ra đàn bà... Tôi rất thích phim Pháp vì có nhiều tài tử và minh tinh rất đẹp, mà tôi thì đi xem phim chủ yếu là để nhìn mặt người đóng. Tôi cũng bày đặt mê Alain Delon, Brigitte Bardot, Michele Mercier, Robert Hosein...
Dù ngây ngô không hiểu nội dung phim, nhưng trên đoạn đường về khi mấy anh chị hàng xóm bàn tán sôi nổi, tôi cũng cố gắng góp lời.
_ Alain Đờ-lông đẹp trai thiệt – Mấy chị thốt lên đê mê – Ai như mấy anh xóm mình, toàn là Alain Đờ-Không-Lông!
_ Dạ dạ - Tôi gật gù – Có lông mới đẹp, không lông xấu hoắc!
_ Brigitte Bardot quá đã – Mấy anh vỗ đùi đét đét – Nhô cao ơi là cao, bự ơi là bự, cái đít đi ẹo ẹo...
_ Dạ dạ - Tôi tán thành – Bự ơi là bự, quá đã, quá đã!
Trong số con nít xóm tôi không hiểu sao tôi là đứa nhỏ nhất, những anh chị khác lớn hơn tôi từ vài tuổi đến nhiều lắm là mười tuổi. Trong cái đám con nít từ bảy đến mười bảy đó, mấy anh chị đang độ tuổi dậy thì thì tức nhiên rất biết nói bóng gió bậy bạ. Khi họ chơi chữ với "Đờ-Lông" và "Đờ-Không-Lông", họ cười nắc nẻ. Hoặc khi họ tả "nhô cao ơi là cao" thì mắt ai cũng tỏ vẻ thòm thèm. Còn cái con nhóc bảy tuổi ngu ngơ tôi chỉ biết nhại lại chẳng hiểu gì. Mặc dù vậy, tôi lờ mờ biết chúng tôi đang cùng hội cùng thuyền, cùng đang nói bậy rất ư là vui vẻ.
_ Angelique nàng ơi! – Mấy anh chị tuổi teen la lên – Ngứa quá, ngứa quá...
_ Ngứa quá! Ui ui, ngứa quá!!!
_ Ngứa dễ sợ!
Ngứa quá, không phải vì sắc đẹp của Angelique quá khiêu khích làm mấy anh đang tuổi dậy thì bị "ngứa". Đó là do chúng tôi tiện miệng thốt lên vì mấy con rận trong cái rạp Văn Hoa kia đang tưng bừng mở tiệc hút máu. Dù thiếu ăn và gầy còm, da thịt non nớt của mấy đứa trẻ chúng tôi vẫn là bữa đại tiệc cho cái bọn chí rận.
Dù sao, rạp Văn Hoa thời đó vẫn có công cho đám con nít xóm tôi một nền tảng văn hóa tương đối. Chúng tôi được xem phim từ nhiều nước khác nhau, rất đa dạng. Đâu phải như bây giờ, chỉ rặt có phim Mỹ độc quyền, xem mãi cũng chán và không sao đổi món được. Tôi tự hỏi giờ mà muốn xem một bộ phim Ấn Độ ngoài rạp ciné thì phải làm sao?
Nếu như đường Hai Bà Trưng sầm uất được xem là vành đai ngoài của khu Tân Định, đường Trần Quang Khải ồn ào ắt hẳn là vành đai trong, bao bọc lấy một khu yên bình, có phần sang trọng, gồm những con đường nho nhỏ vắng hẳn lưu lượng giao thông. Đó là một Tân Định khác, không náo nhiệt nữa mà hoàn toàn tĩnh lặng, gồm những con đường mang tên của những vị tướng đời Trần. Nào là Trần Nhật Duật, Trần Khắc Chân, Trần Khánh Dư, Trần Quý Khoách, Đặng Tất, Đặng Dung. Trải qua bao thăng trầm, trong khi rất nhiều đường ở Sài Gòn bị thay tên đổi họ loạn cả lên, khu vực "họ Trần" này may thay, cho đến nay vẫn chưa lâm vào cảnh xáo trộn. Thật cảm động biết bao.
[font=][/font]Nhà tôi nằm ở đường Trần Quý Khoách, con đường có cái tên vô cùng khó phát âm. Mỗi lần đọc địa chỉ nhà, tôi phải đánh vần rất chậm. Đã có rất nhiều người lớn cảm thấy ngại ngùng vì bị một con bé có cái nhìn nghiêm nghị, đánh vần từng chữ một như thể họ vô cùng kém cỏi vì có một chữ "khoách" mà cứ hỏi đi hỏi lại.
_ Cái tên nghe lạ quá! – Nhiều người thú nhận – Trần Quý Khoách là ai vậy?
_ Đó là một ông vua đời Trần. Tại sao mọi người biết Trần Khánh Dư, Trần Khắc Chân, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật? – cô bé nghiêm nghị được dịp giảng bài lịch sử - Mấy ông đó được đặt tên đường nằm xung quanh đường Trần Quý Khoách này, nhưng họ chỉ là tướng tá thôi. Còn Trần Quý Khoách là vua, là vua!
_ Vua hả? – Chưa hết ớ người vì cái ông vua Trần Quý Khoách lạ lẫm đó, ai xui xẻo đụng phải tôi thời đó còn khiếp đảm vì bị giảng lịch sử tiếp.
_ Thế cô/chú có biết tại sao đường Đặng Dung và Đặng Tất được nằm song song với đường Trần Quý Khoách không?
_ Không...
_ Đó là vì Đặng Dung là một vị tướng trung. Đặng Dung là con của Đặng Tất. Đặng Dung đã hết lòng phò vua Trần Quý Khoách. Khi Trần Quý Khoách bị quân Minh bắt giữ, trên đường giặc giải ông qua Trung Quốc, vua đã nhảy xuống biển tuẫn tiết. Tướng Đặng Dung đã trung thành nhảy theo để giữ tròn nghĩa khí.
_ Vua thật sao? – Một số người tỏ ý nghi ngờ - Vua vào thời điểm nào?
_ Trần Quý Khoách là vua triều Hậu Trần, tên hiệu là Trùng Quang Đế, là vị vua yêu nước, tận lực chống quân Minh – Tôi tức khí – Trần Quý Khoách lên ngôi vào năm 1409.
Cho đến giờ tôi vẫn luôn tự hào vì ngay từ thuở nhỏ, tôi đã cố tỏ ra thông thái và rành lịch sử nước nhà. Thời đó không có Internet và Google, nên con nít muốn tìm hiểu lịch sử không thể làm theo câu cửa miệng của ngày nay "Dân ra phải biết sử ta, nếu mà không biết thì tra Google" được. Thời đó, con nít muốn biết gì thì chỉ còn cách hỏi người lớn, rồi người lớn phải tra cứu sách vở sao đó để giải đáp lại. Tất cả những điều tôi biết về Trần Quý Khoách là do ông nội gieo vào đầu tôi.
Ông nội tôi là người đã mua căn nhà ở đường Trần Quý Khoách cho gia đình đông con của mình. Căn nhà đó được xây mới toanh và gia đình tôi là những người chủ đầu tiên. Khi tôi ra đời vào năm 1975, gia đình tôi đã định cư ở đó từ rất lâu rồi. Vì gia đình rất đông nhân khẩu, chúng tôi thoát được nạn bị ghép hộ. Tức là theo sự phân công của chính quyền, một gia đình nào đó được phép vào ở, chia đôi hoặc chia ba cái nhà của chủ hộ.
Đường Trần Quý Khoách là một con đường nhỏ hẹp với hai dãy nhà xinh xinh, toàn bộ chỉ gói gọn chừng năm mươi mấy căn hộ. Cuối đường là trường cấp hai Văn Lang. Nhà tôi nằm ở khúc lưng chừng, đủ nghe tiếng trống tan học và chứng kiến hàng tốp học trò đeo khăn quàng đỏ nối đuôi nhau đi ngang qua, trò chuyện rôm rả. Có những học trò lớp chín đã cao nhổng, mép lún phún ria, đi ngang nhà tôi nhìn vào tìm chọc cô Út.
Cô Út tôi chỉ hơn tôi mười tuổi. Cô có đôi mắt to tròn đen láy, rất hợp với cái tên Nhung của cô. Trong ký ức tuổi thơ, cô Út Nhung thật tuyệt vời. Cô đã học trường của Tây, khi cô nói tiếng Pháp thạo thì Sài Gòn giải phóng. Biến cố năm 1975 làm cô phải học theo hệ giáo dục mới, không còn được mặt jupe đến trường, không còn được học chương trình Pháp. Khi tôi bốn tuổi, chưa được đi học. cô Út là người chịu khó lấy truyện tranh bằng tiếng Pháp ra đọc cho tôi nghe. Dù lớn hơn tôi chỉ có mười tuổi, cô Út rất ra dáng một người cô, làm tàng và hách dịch. Cô thường bắt tôi ngồi tắm trong bồn rửa chén, kỳ cọ cho đến lúc tôi ửng đỏ và run lập cập vì lạnh mới chịu cho tôi ra. Tôi chẳng khác nào là búp bê cho cô giải trí vậy.
Khi tôi tám tuổi, cô Út nghe theo lời rủ rê của bạn bè, một hai đòi ông bà nội tôi cho tiền đi vượt biên. Tôi nghĩ hành động đòi đi vượt biên giống như mấy em tuổi teen thời bây giờ, nhất quyết đòi phụ huynh chạy tiền để đi du học mà khù khờ chả biết phải học gì và trong đầu không có một kế hoạch cụ thể nào cả. Khi đó tôi nhỏ quá, không biết cô Út đang giã biệt mình trước ngày cô bỏ Sài Gòn ra đi. Cô dắt tôi đi ăn kem ở Hồ Con Rùa, ngồi nhìn tôi đăm đăm rồi cúi mặt chùi nước mắt.
_ Sao cô Út không ăn với con? – Tôi ngây thơ hỏi – Cô Út không đủ tiền mia hai ly kem phải không?
_ Không phải... - Cô tôi mỉm cười – Mai mốt cô còn được ăn sơn hào hải vị, chỉ thương bé An ở lại không có gì ăn.
_ Cô Út ăn chung kem với con đi – Tôi chìa ly kem ra – Cho vui.
_ Giờ cô mới mười tám tuổi, còn bé mới tám tuổi – Cô Út tươi tỉnh lên – Đường đời còn dài mà. Thế nào rồi cô cháu mình cũng có dịp gặp lại nhau. Có thể khi đó bé đã bốn mươi còn cô năm mươi. Không sao cả, miễn là mình có hy vọng.
Thế nào rồi cô cháu mình cũng có dịp gặp lại nhau. Cô Út tôi đã hy vọng thế. Hôm sau khi tôi đi học về thì không thấy cô mình đâu nữa. Tôi hỏi mọi người, ai cũng buồn, nói cô đi làm xa rồi. Cả nhà ai cũng mong tin cô nhưng không bao giờ biết được cô ra sao. Chỉ một năm sau ngày cô Út đi vượt biên mất tích mà mọi người nghĩ là đã chết rồi, ông bà nội tôi cũng toàn thể các cô chú được di cư hợp pháp sang Đức. Một người chú của tôi đã đi du học từ nhiều năm trước 1975 đứng ra bảo lãnh cả gia đình (trừ ba tôi vượt tuổi quy định và là người đã có vợ con thì không được đi). Hồ sơ được xét duyệt sớm hơn mong đợi không hiểu vì lý do gì. Nếu cô Út chịu khó chờ thêm chỉ một năm để cùng ra đi, cô đã không bỏ mạng trên biển cả bao la vào cái tuổi mười tám tươi đẹp đó.
Trước khi lên máy bay, ông bà nội tôi đã đi xem bói nhiều nơi để hy vọng rằng cô con gái nhỏ của họ vẫn còn sống đâu đó trên đời này. Không ai biết được thực sự cô Út đã chết chưa. Có thể cô đang ở một trại tập trung nào đó trên đảo Malaysia, có thể cô đã sang đến miền đất tự do, có thể cô đã cập bến an toàn dù là nơi hoang vắng nghèo khổ? Cho đến giờ, chúng tôi không ai biết tin gì về cô Út. Tất cả chỉ là hai chữ mất tích. Day dứt, hoang mang, đau thương, nhức nhối.
Cho tới những ngày cuối đời của mình ở Đức, hơn ba mươi năm sau khi cô Út vượt biển ra đi, ông bà nội tôi vẫn luôn nhói lòng mỗi khi nhắc đến cô. Nhất là bà nội, với tấm lòng người mẹ yếu đuối, bà đã không đủ sức khuyên răn con, để cô Út đạt được đòi hỏi phải ra đi cho bằng bạn bằng bè. Giá mà bà quyết liệt hơn, can ngăn con mạnh mẽ hơn, khóc lóc thảm thiết hơn, cô Út đã không trở thành nỗi day dứt suốt đời khôn nguôi của cả gia đình.
Và tôi, trong những giấc mơ không sao kiểm soát được, cô Út thỉnh thoảng lại xuất hiện. Tôi vẫn luôn ngạc nhiên sao tiềm thức mình vẫn còn lưu lại hình ảnh cô. Một thiếu nữ mười tám tuổi rắn rỏi, xinh tươi, cắt tóc demi-garcon mạnh khỏe, nụ cười lém lỉnh trên môi. Sao tôi vẫn còn mơ thấy cô sau mấy chục năm đằng đẵng? Sao những lúc đi công tác ở nước ngoài tôi vẫn nghĩ ngợi vẩn vơ, có khi nào trên phố đông người, tôi bắt gặp ai đó giống cô Út? Thì ra cô vẫn còn sống, cô chỉ không liên lạc với gia đình vì rất nhiều lý do. Cô bị mất trí nhớ vì chuyến vượt biên có quá nhiều bạo hành do cướp biển và bão tố? Cô bị dạt lên bờ biển hoang, một con dã nhân thấy cô xinh đẹp đã bắt cô về làm vợ? Trải qua nhiều biến cố khổ đau trên biển cả, cô quyết định không liên lạc với gia đình để sống cuộc đời mới?
Hầu như gia đình nào ở Sài Gòn thời đó cũng có người đi vượt biên. Boat people, thuyền nhân. Hai từ đơn sơ nhưng thật nhiều đau đớn.
_
Danh sách chương