Thời gian như vậy trôi qua, Duy Thanh ngày ngày đi học và luôn mong muốn về nhà thật nhanh. Trên lớp anh chả nói chuyện nhiều với bạn bè, cứ ngồi nghe thầy cô giảng bài rồi cắm cúi ghi chép.
Về tới nhà, ngủ trưa xong, anh cùng các anh chị em ra phòng đọc sách để ngồi học và làm bài tập. Đây là căn phòng để mọi người ngồi học với nhau, hoặc trò chuyện linh tinh đủ thứ, tất nhiên là mọi người không được phép làm ồn. Nếu ồn quá thì mấy anh chị sẽ đi vào quát mắng ngay.
Trong phòng, ngoài những chiếc bàn ghế, những kệ tủ đựng rất nhiều sách báo và tạp chí, thì còn có một cái bàn thờ. Trên bàn thờ có một bà phật Quan Âm màu trắng và một cái bát nhang. Bên cạnh bát nhang, có hai cái đèn và hai ly nước. Phía dưới bàn thờ phật Quan Âm là nơi thờ ông bà tổ tiên và ba của má Ba.
Mọi người chỉ được ngồi ở trước bàn thờ học hành nghiêm chỉnh và không được tới bàn thờ quậy phá. Cái này cũng là các anh chị dặn dò, chứ má Ba của anh không bao giờ cấm cử cả. Ngày nào má Ba cũng tới phòng này, đôi lúc má quét dọn, má trưng hoa quả, thắp hương hoặc đọc kinh sách gì đó.
Sau khi học bài xong, Duy Thanh sẽ ra phụ giúp các anh chị hoặc má Ba làm gì đó. Múc nước tưới rau, tưới cây, phơi quần áo hoặc mấy cái việc lặt vặt khác. Đến khoảng bốn, năm giờ chiều thì anh cùng mọi người ra bờ cỏ đối diện để học võ. Ông Năm là thầy dạy võ của anh và mấy anh chị em, ông là bạn của ba má Ba. Ông dạy võ cổ truyền cho mọi người miễn phí từ trước khi có cô nhi viện cơ.
Lâu lâu ông Năm vừa dạy, vừa kể lại chuyện xưa cho mọi người. Ông bảo ngày xưa không có con đường bê tông này và cô nhi viện cũng chỉ mới xây lên gần đây thôi. Hồi đó, nguyên thủy, đây trước là nhà của thằng Đen, bạn của ông, tức là ba của má Ba. Ngôi nhà lúc đó không thấp như bây giờ. Sau này người ta mở đường nên bồi thêm đất cho cao lên. Tất nhiên trong những anh chị em, Duy Thanh là người chú tâm nghe nhất.
Học võ xong, Duy Thanh cùng mọi người bắt đầu chương trình tắm rửa. Các anh chị em nhỏ cùng với anh đứng tụm lại với nhau. Sau đó mấy anh chị lớn nối thêm ống nhựa rồi xịt nước lên trời. Mọi người ở dưới hò hét như đang tắm mưa.
“Kì tay, kì chân, rồi kì người.” Mọi người cùng nhau “vè”. “Ta kì mặt xong thì đến kì mông.” Mọi người bắt đầu lấy xà phòng. “Xoa, xoa, xoa. Ta xoa đầu rồi đến xoa lưng. Xoa mông, xoa bụng, xoa luôn cả người.” Mọi người lại hò hét. “Sạch, sạch, sạch. Khi nào thân sạch thì mới ngưng kì.”
Đó giống như là “bài ca đi tắm” của mọi người. Mặc dù còn nhỏ nhưng Duy Thanh đã thuộc hết những bài ca này. Ngoài bài ca đi tắm, thì mọi người còn được má Ba dạy bài ca ăn cơm và bài ca đi ngủ. Tất cả những bài ca này đều do má Ba nhớ lại những lời ba của bà lúc xưa hay nói, sau đó góp nhặt, thêm thắt và tạo ra những bài vè này.
Duy Thanh tắm xong thì thay quần áo mới. Sau đó anh cùng mọi người tới phòng ăn để phụ dọn bàn. Sau khi chuẩn bị xong mọi thứ, cơm “bới” ra chén, đũa sẵn sàng bên cạnh và muỗng dành cho việc ăn canh, mọi người bắt đầu “vè” bài ca ăn cơm.
“Mời ba, mời mẹ dùng cơm. Mời anh, mời chị, mời luôn mọi người.” Mọi người cùng nhau hò. “Rau xanh, cơm muối, cùng với xì dầu. Của ít, lòng nhiều nên mọi người đừng chê.”
Thật ra thì chỉ có má Ba và một vài người ăn chay. Còn lại Duy Thanh và các anh chị em nhỏ vẫn ăn thịt cá như bình thường. Bài ca này chẳng qua là muốn nói lên sự khiêm tốn và đạm bạc của mỗi bữa ăn ở cô nhi viện. Nhiều lúc không có tiền nên mọi người phải dùng cơm canh với rau hái ngoài vườn để ăn qua bữa.
Ngoài những số tiền mà má Ba dành dụm, những đồng tiền ít ỏi mà những anh chị lớn ra đời đi làm và gởi về lại để chăm sóc mấy em, thì cô nhi viện còn được sự đóng góp của các nhà hảo tâm, bà con xóm làng và các đoàn thể của nhà nước. Một phần chăm lo cuộc sống cho các bé, phần khác dùng vào thuốc men và điều trị cho những em bị bệnh, nên nhiều lúc cô nhi viện vẫn rơi vào các hoàn cảnh khó khăn. Tình thương, sự hồn nhiên và nụ cười của mọi người, chính là những hạnh phúc nhỏ nhoi lóe sáng lên ở những mảnh đời bất hạnh này.
Ăn tối xong, những anh chị em bận học thì sẽ tới phòng đọc sách ngồi. Còn lại thì ra phòng sinh hoạt xem tivi hoặc chơi đùa với nhau. Má Ba không bao giờ muốn các con học bài vào buổi tối cả, bà muốn các con ngồi quây quần với nhau chơi đùa. Việc học hành vào ban đêm đối với bà, nó chỉ tổ gây các bệnh về mắt và người. Nếu có bài tập, phải ôn thi hoặc những trường hợp bất khả kháng thì mới nên học vào buổi tối. Còn lại thì bà khuyến khích các con nên học vào ban ngày cho khỏe.
Duy Thanh thì khác, sau khi ăn cơm xong thì anh luôn chạy vào phòng má Ba. Tối nào không có việc bận thì má Ba cũng ngồi tụng kinh cả và anh cứ ngồi lẳng lặng phía sau bà. Vì má đọc nhỏ nên anh chả nghe gì, mà khi nghe thì anh cũng chả hiểu má đang nói gì. Anh chỉ biết ngồi phía sau xếp bằng như má. Hết đưa tai ngóng thì đến gãi mặt. Hết gãi mặt rồi lại đến gãi tay. Nhiều đêm anh mệt quá nên nằm xuống. Anh không dám làm ồn hay phát ra tiếng động, nên nằm được một chút thì anh lại lăn ra ngủ lúc nào chẳng hay. Đến khi má Ba đánh thức anh dậy thì anh mới biết đêm qua mình ngủ ở phòng má.
Khi thấy cu cậu ngủ trên đất, má Ba chỉ biết bật cười và bế cậu lên giường. Sau đó bà qua phòng xem các con mình, dặn dò gì đó rồi mới đi ngủ. Buổi sáng bà hay dậy sớm đi kinh, thấy cu cậu ngủ ngon, bà sợ làm cu cậu thức giấc nên đi sang phòng đọc sách. Đôi lúc bà gặp các con mình dậy sớm ôn bài, bà khẽ cười xoa đầu rồi pha ly sữa nóng cho các cô cậu uống lấy sức. So với những đứa con khác thì bà thương Duy Thanh nhất. Không phải vì trông cu cậu khá giống ba cùa bà ngày xưa, mà là vì cu cậu là đứa bất hạnh nhất trong mọi người.
Cứ như vậy, hằng ngày bà vẫn chở Duy Thanh đi học rồi chở anh đi về. Ngày nào cu cậu cũng trò chuyện về chuyện trường lớp với bà. Đôi lúc cu cậu hỏi bà một vấn đề gì đó mà không hiểu.
Rồi mùa đông cũng đến, điều đó có nghĩa các con mình phải mặc thêm áo ấm và đắp “chăn bông” khi đi ngủ. Những chiếc chăn mền và áo khoác hiện tại mà bà lục trong các thùng đồ, nó không đủ cho các con và nhiều cái cũng đã cũ rách không thể dùng. Do vậy bà định bụng hôm nay chở Duy Thanh đi học xong, bà sẽ đi sắm thêm đồ. Nhân tiện thì bà sẽ mua thêm tất mang chân và găng tay.
Duy Thanh vẫn như hôm nào, trống trường vang lên, anh liền bỏ sách vở vào cặp thật nhanh, sau đó chạy ra khỏi lớp. Vẫn là cái cây đối diện cổng trường, nhưng hôm nay anh lại không thấy má Ba. Nghe lời căn dặn của má, anh đứng dưới gốc cây để chờ. Nhìn những anh chị học sinh được ba mẹ đón về, từng người, từng người như vậy và anh vẫn chả thấy má Ba đâu.
Ngôi trường giờ tan học đông đúc rồi một lúc cũng trở nên vắng hoe. Duy Thanh đứng chờ mười phút, mười lăm phút rồi hai mươi phút, anh vẫn chưa thấy má tới đón mình. Chân bắt đầu mỏi, anh ngồi xuống tiếp tục đợi. Nhiều cô chú đi qua thấy anh một mình, họ ngỏ ý chở anh về giúp, nhưng vì nghe lời má dặn, anh đều lắc đầu từ chối.
Nói về má Ba, sau khi mua đủ chăn mền và áo khoác, bà liền chạy xe máy về nhà. Thấy đã gần tới giờ Duy Thanh tan học, bà liền đổi ý chạy sang rước cậu trước rồi về nhà sau. Giữa đường, xe bà bỗng bị lủng lốp, thế là bà phải xuống xe dắt bộ. Trời thì trưa, đoạn đường lại vắng, bà thì nôn nóng vì sợ cu cậu đứng chờ, nhưng dắt mãi mà bà vẫn không thấy tiệm sửa xe.
Phải về tới làng, bà mới đưa xe vào tiệm chú Linh để sửa. Gởi luôn đóng đồ ở đó rồi mượn xe của chú chạy đi. Khổ nỗi, xe máy của chú mới cho bà hàng xóm mượn đi chợ, những nhà khác thì lại không thân, thế là bà đành chạy bộ tới trường. Khoảng cách cũng không xa lắm, chỉ tầm khoảng trăm mét nên bà nghĩ cũng nhanh thôi.
Còn về Duy Thanh, anh chờ mãi không thấy má Ba tới đón, anh bắt đầu bật khóc. Anh nghĩ má không còn thương anh nữa. Anh sợ má bỏ rơi mình. Sao má không tới đón anh. Hay là vì anh không ngoan nên má không muốn nuôi anh nữa. Có lúc anh từng nghe má nói với chị Út, nếu chị mà không ngoan, má sẽ không nhìn chị nữa. Anh hứa sẽ ngoan mà, anh hứa sẽ nghe lời má, nên anh xin má đừng bỏ anh.
Má Ba lúc này đã chạy tới trường, bà vì lo cho Duy Thanh nên không quên luôn việc mình đang không khỏe. Bà thấy cu cậu ngồi dưới gốc cây mà lòng quặn lại đau nhói. Cả đoạn đường vắng tanh và chỉ còn lại tấm thân gầy gò của cu cậu.
Bà chạy tới vừa hét, vừa bật khóc. “Duy Thanh.”
Nghe thấy tiếng gọi của má Ba, Duy Thanh ngẩng gương mặt đầy nước mắt lên. “Má.” Anh liền đứng dậy chạy tới. “Má.” Anh vừa chạy, vừa khóc và rồi vấp chân ngã rầm xuống đường.
“Thanh.” Thấy cu cậu té, bà càng hoảng hơn.
Duy Thanh ngồi dậy và tiếp tục chạy tới. Tay chân cậu toét máu ra và cậu không ngừng khóc. Không phải cậu khóc vì đau, mà khóc vì má tới đón cậu. Ôm má thật chặt, cậu như muốn má đừng bỏ rơi mình.
“Con có sao không?” Má Ba ngồi xuống xem vết thương trên người Duy Thanh.
Duy Thanh òa lên. “Má, má đừng bỏ con.” Anh nấc lên thành tiếng. “Đừng bỏ con.”
“Má không bỏ con đâu.” Bà ôm chặt Duy Thanh và khóc theo. “Má không bao giờ bỏ con đâu.”
Duy Thanh vừa nấc, vừa nói. “Duy Thanh hứa sẽ ngoan mà. Ngoan mà.”
“Duy Thanh ngoan, ngoan lắm. Nên má không bỏ Duy Thanh đâu.” Bà vút ve tấm lưng cu cậu.
Duy Thanh ngày càng nấc nhiều hơn. “Con sẽ … không làm … má buồn đâu. Má nói gì.” Nước mắt anh chảy không ngừng. “Con cũng … sẽ nghe… hết.”
“Duy Thanh đừng khóc nữa. Nghe lời má đừng khóc nữa.” Bà thật sự đau lòng khi thấy vậy.
Sau đó bà bế Duy Thanh lên và đi về nhà. Mặc dù anh không còn khóc nữa nhưng vẫn còn nấc lên liên hồi. Anh cứ nấc như vậy từ trường đến nhà mà vẫn không dừng lại. Má Ba thật sự không biết làm gì ngoài an ủi và vút ve cu cậu.
Ở nhà, mọi người đều ngồi chờ sẵn trong phòng ăn chờ má Ba về. Thời buổi này, các thiết bị điện thoại di động vẫn còn là gì đó khá xa xỉ và chưa thông dụng, do vậy mọi người lo lắng chờ đợi đến sốt ruột. Ngọc Minh xách xe đạp ra đi tìm má Ba vì đứng ngồi không yên. Cô nàng chạy thử lên trường và trên đường gặp má Ba đang bồng Duy Thanh đi hướng ngược lại.
“Má.” Ngọc Minh phanh lại rồi vứt xe xuống đường chạy tới.
Má Ba lúc này lắc đầu. “Má không sao. Con đừng lo.”
“Duy Thanh sao vậy má?” Ngọc Minh thấy cu cậu nấc liên tục. Mặt mày thì lấm lem vì khóc.
“Không sao hết. Là lỗi của má.” Bà cảm thấy giận bản thân. “Con về lo cho mấy em ăn cơm đi.”
“Má ngồi lên, con chở má về.” Ngọc Minh thấy má đi bộ như vậy rất khổ.
Má Ba từ chối. “Má không sao. Con về trước đi.”
Biết không thể xoay chuyển được má, Ngọc Minh liền ngỏ ý. “Vậy để con đem cặp Duy Thanh về trước.”
Ngọc Minh bỏ cặp Duy Thanh ra trước giỏ rồi đạp về lại cô nhi viện. Má Ba tiếp tục bồng Duy Thanh đi bộ về. Bà vừa đi, vừa trò chuyện. Bà muốn cho cu cậu biết là bà sẽ không bao giờ bỏ rơi cu cậu cả.
Về tới nhà, bà bồng Duy Thanh thẳng vô phòng mình, sau đó bảo Ngọc Minh đi giặt khăn và lấy hộp dụng cụ y tế. Lau mặt cho cu cậu xong, bà bắt đầu bôi “oxy già” để khử trùng vết thương. Ngọc Minh lúc đầu thắc mắc nhưng rồi cũng thôi.
Má Ba nhìn đôi mắt sáng và đẹp long lanh của Duy Thanh, thì bà chỉ muốn ôm cậu vào lòng vỗ về. Sau khi Ngọc Minh dọn cơm ra và ba người ăn xong. Má Ba đi tới tủ đồ của mình và lấy ra một cuốn album. Bà đặt Duy Thanh ngồi vào lòng mình rồi cùng cu cậu lật từng trang album xem ảnh.
Duy Thanh nhìn vào cô gái trẻ trong bức hình đen trắng. Cô gái có mái tóc dài xinh đẹp đang mỉm cười bên một ông chú. “Đây là má hả?” Anh chỉ tay vào cô gái.
Má Ba ừm một tiếng. “Má hồi trẻ đó.”
“Thế còn chú này?” Duy Thanh chỉ tay sang ông chú bên cạnh.
“Đó là ba của má.” Má Ba hôn lên đỉnh đầu Duy Thanh.
“Thế giờ ba của má đâu rồi?” Duy Thanh tiếp tục hỏi.
Má Ba đáp. “Ba của má đang chờ má ở dưới Hoàng Tuyền.”
“Hoàng Tuyền là ở đâu vậy má?” Duy Thanh không biết nơi đó là đâu.
Má Ba khẽ cười. “Đó là một nơi xa thật là xa.”
Hai người cứ như vậy trò chuyện với nhau.
Từ bữa đó, mỗi khi đi học, Duy Thanh đều ghi nhớ đường đi thật kỹ trong đầu. Anh bắt đầu lấy các “điểm nổi bật” để cho dễ nhớ hơn. Từ cô nhi viện, đi một đoạn thì rẽ phải. Sau đó đi tới chùa. Từ chùa đi ngang qua hai cánh đồng lúa. Tới chỗ cây dừa thì rẽ trái. Tiếp tục đi thẳng tới cái nhà màu vàng. Từ cái nhà màu vàng đi thẳng nữa là tới trường. Má bảo sẽ không bao giờ bỏ rơi anh, nhưng anh ghi nhớ như vậy để đề phòng khi má không tới đón, thì anh có thể tự đi về.
Cơn giá lạnh của mùa đông rồi cũng đến. Má Ba vốn dĩ sức khỏe đã yếu, việc gồng sức trong lúc chạy tới trường và bồng Duy Thanh về, nó khiến bà suy sụp hơn. Đổ bệnh là điều tất nhiên, nhưng mặc dù vậy, sáng đó bà vẫn gắng dậy sớm để chở Duy Thanh đi học. Khi về tới nhà thì bà nằm thẳng ra giường, mà vẫn không ngừng bảo Ngọc Minh nhớ đi đón cu cậu.
Tan học, Duy Thanh chạy ra và hoảng hốt khi không thấy má Ba. Đang đảo mắt nhìn quanh tìm má thì anh nghe thấy tiếng của chị Ngọc Minh gọi. Sau đó anh mới được kể lại là má bị bệnh.
Vậy là trong những ngày má nằm trên giường dưỡng bệnh, Duy Thanh được chị Ngọc Minh hoặc anh Duy Nhân chở thay. Đi học về thì anh liền chạy vào phòng má và chầu chực bên cạnh nhìn bà. Có những lúc Duy Thanh rưng rưng nước mắt và ước gì mình bị bệnh thay má. Nhìn đôi mắt má cứ nhắm riết, anh chẳng biết làm gì cho má cả.
Má Ba bị bệnh nằm trên giường, có những lúc thấy Duy Thanh cứ rưng rưng nước mắt nhìn mình, bà lại cảm thấy như muốn chả bệnh nữa. Cu cậu cứ hỏi bà muốn ăn gì không, muốn uống nước không, hay muốn cu cậu quạt cho mát không. Những lúc như vậy, bà cảm thấy ấm lòng và là thang thuốc chữa trị hiệu quả hơn bao giờ hết.
Nằm vài ngày rồi thì bà cũng khỏe hơn. Bà có thể chở cu cậu đi học. Nhiều lúc hình như cu cậu sợ bà bị bệnh lại nên ngỏ ý muốn tự đi. Thật ra thì ở cô nhi viện, trước sau gì các con của bà cũng phải tự đi học thôi. Có điều cu cậu còn nhỏ quá, cộng với việc bà thương cu cậu, nên mới chưa cho cu cậu tự đi đến trường.
Đông qua thì xuân đến, đồng nghĩa một năm mới lại bắt đầu. Duy Thanh rồi cũng bước sang học kì hai, vẫn lãnh đạm với bạn bè trong lớp và vẫn ngồi im một cục mỗi giờ ra chơi. Anh cứ vậy cho đến khi kết thúc năm lớp một, mà vẫn chưa có một người bạn đúng nghĩa nào.
Trong tất cả các mùa trong năm thì Duy Thanh thích nhất mùa hè. Bởi vì mùa hè thì không phải đi học, mà không đi học thì anh được ở nhà với má Ba. Do vậy cái ngày khi dự lễ bế giảng xong, lần đầu tiên anh tự chạy bộ về nhà một mình. Má Ba dặn anh đứng chờ má nhưng vì lễ bế giảng kết thúc sớm hơn dự định, nên anh liền chơi liều, mạnh dạn chạy một mạch về nhà.
Anh đã nằm lòng đoạn đường này trong đầu, nên mọi việc không khó như anh nghĩ. Vừa ôm phần thưởng là những cuốn vở gói trong giấy gương màu vàng, anh hớn hở chạy về khoe với má Ba. Chủ yếu là anh khoe mình có thể nhớ đường, chứ còn thành tích học tập thì anh chỉ đạt được “học sinh tiên tiến” mà thôi.
Sau khi “marathon” về nhà, Duy Thanh hớn hở. “Má ơi má.”
Má thì chưa thấy đâu nhưng con “ki già” lại đuổi theo anh vẫy đuôi. Nó ví theo gặm vào quần nhằm kéo anh lại. May chiếc quần khá “dày” và tốt nên không bị rách. Bị con chó gặm quần, Duy Thanh liên tục xua đuổi nhưng chả ăn thua.
Má Ba lúc này nghe thấy tiếng cu cậu nên liền lao ra khỏi phòng. “Duy Thanh.”
“Má.” Duy Thanh ngẩng mặt lên mỉm cười. Sau đó anh quay lại đá “hù” vào con ki già. “Mày hả.” Thấy con ki già chạy lui, anh liền chạy tới. “Má xem này.” Anh giơ phần thưởng của mình lên khoe.
Má Ba mỉm cười. “Sao con không đợi má? Ai chở con về vậy?”
Duy Thanh khoe. “Dạ con tự đi về đó má.”
“Giỏi ghê ta. Con khát nước không? Vào phòng má lấy nước cho uống.” Má Ba xoa đầu cu cậu.
“Dạ.” Duy Thanh quay ra sau nhìn con ki đang vẫy đuôi. “Để tao vào uống nước.” Anh lại giả vờ đánh hù. “Mày lì hả.”
Con ki già vẫn bám riết anh không chịu tha.
Về tới nhà, ngủ trưa xong, anh cùng các anh chị em ra phòng đọc sách để ngồi học và làm bài tập. Đây là căn phòng để mọi người ngồi học với nhau, hoặc trò chuyện linh tinh đủ thứ, tất nhiên là mọi người không được phép làm ồn. Nếu ồn quá thì mấy anh chị sẽ đi vào quát mắng ngay.
Trong phòng, ngoài những chiếc bàn ghế, những kệ tủ đựng rất nhiều sách báo và tạp chí, thì còn có một cái bàn thờ. Trên bàn thờ có một bà phật Quan Âm màu trắng và một cái bát nhang. Bên cạnh bát nhang, có hai cái đèn và hai ly nước. Phía dưới bàn thờ phật Quan Âm là nơi thờ ông bà tổ tiên và ba của má Ba.
Mọi người chỉ được ngồi ở trước bàn thờ học hành nghiêm chỉnh và không được tới bàn thờ quậy phá. Cái này cũng là các anh chị dặn dò, chứ má Ba của anh không bao giờ cấm cử cả. Ngày nào má Ba cũng tới phòng này, đôi lúc má quét dọn, má trưng hoa quả, thắp hương hoặc đọc kinh sách gì đó.
Sau khi học bài xong, Duy Thanh sẽ ra phụ giúp các anh chị hoặc má Ba làm gì đó. Múc nước tưới rau, tưới cây, phơi quần áo hoặc mấy cái việc lặt vặt khác. Đến khoảng bốn, năm giờ chiều thì anh cùng mọi người ra bờ cỏ đối diện để học võ. Ông Năm là thầy dạy võ của anh và mấy anh chị em, ông là bạn của ba má Ba. Ông dạy võ cổ truyền cho mọi người miễn phí từ trước khi có cô nhi viện cơ.
Lâu lâu ông Năm vừa dạy, vừa kể lại chuyện xưa cho mọi người. Ông bảo ngày xưa không có con đường bê tông này và cô nhi viện cũng chỉ mới xây lên gần đây thôi. Hồi đó, nguyên thủy, đây trước là nhà của thằng Đen, bạn của ông, tức là ba của má Ba. Ngôi nhà lúc đó không thấp như bây giờ. Sau này người ta mở đường nên bồi thêm đất cho cao lên. Tất nhiên trong những anh chị em, Duy Thanh là người chú tâm nghe nhất.
Học võ xong, Duy Thanh cùng mọi người bắt đầu chương trình tắm rửa. Các anh chị em nhỏ cùng với anh đứng tụm lại với nhau. Sau đó mấy anh chị lớn nối thêm ống nhựa rồi xịt nước lên trời. Mọi người ở dưới hò hét như đang tắm mưa.
“Kì tay, kì chân, rồi kì người.” Mọi người cùng nhau “vè”. “Ta kì mặt xong thì đến kì mông.” Mọi người bắt đầu lấy xà phòng. “Xoa, xoa, xoa. Ta xoa đầu rồi đến xoa lưng. Xoa mông, xoa bụng, xoa luôn cả người.” Mọi người lại hò hét. “Sạch, sạch, sạch. Khi nào thân sạch thì mới ngưng kì.”
Đó giống như là “bài ca đi tắm” của mọi người. Mặc dù còn nhỏ nhưng Duy Thanh đã thuộc hết những bài ca này. Ngoài bài ca đi tắm, thì mọi người còn được má Ba dạy bài ca ăn cơm và bài ca đi ngủ. Tất cả những bài ca này đều do má Ba nhớ lại những lời ba của bà lúc xưa hay nói, sau đó góp nhặt, thêm thắt và tạo ra những bài vè này.
Duy Thanh tắm xong thì thay quần áo mới. Sau đó anh cùng mọi người tới phòng ăn để phụ dọn bàn. Sau khi chuẩn bị xong mọi thứ, cơm “bới” ra chén, đũa sẵn sàng bên cạnh và muỗng dành cho việc ăn canh, mọi người bắt đầu “vè” bài ca ăn cơm.
“Mời ba, mời mẹ dùng cơm. Mời anh, mời chị, mời luôn mọi người.” Mọi người cùng nhau hò. “Rau xanh, cơm muối, cùng với xì dầu. Của ít, lòng nhiều nên mọi người đừng chê.”
Thật ra thì chỉ có má Ba và một vài người ăn chay. Còn lại Duy Thanh và các anh chị em nhỏ vẫn ăn thịt cá như bình thường. Bài ca này chẳng qua là muốn nói lên sự khiêm tốn và đạm bạc của mỗi bữa ăn ở cô nhi viện. Nhiều lúc không có tiền nên mọi người phải dùng cơm canh với rau hái ngoài vườn để ăn qua bữa.
Ngoài những số tiền mà má Ba dành dụm, những đồng tiền ít ỏi mà những anh chị lớn ra đời đi làm và gởi về lại để chăm sóc mấy em, thì cô nhi viện còn được sự đóng góp của các nhà hảo tâm, bà con xóm làng và các đoàn thể của nhà nước. Một phần chăm lo cuộc sống cho các bé, phần khác dùng vào thuốc men và điều trị cho những em bị bệnh, nên nhiều lúc cô nhi viện vẫn rơi vào các hoàn cảnh khó khăn. Tình thương, sự hồn nhiên và nụ cười của mọi người, chính là những hạnh phúc nhỏ nhoi lóe sáng lên ở những mảnh đời bất hạnh này.
Ăn tối xong, những anh chị em bận học thì sẽ tới phòng đọc sách ngồi. Còn lại thì ra phòng sinh hoạt xem tivi hoặc chơi đùa với nhau. Má Ba không bao giờ muốn các con học bài vào buổi tối cả, bà muốn các con ngồi quây quần với nhau chơi đùa. Việc học hành vào ban đêm đối với bà, nó chỉ tổ gây các bệnh về mắt và người. Nếu có bài tập, phải ôn thi hoặc những trường hợp bất khả kháng thì mới nên học vào buổi tối. Còn lại thì bà khuyến khích các con nên học vào ban ngày cho khỏe.
Duy Thanh thì khác, sau khi ăn cơm xong thì anh luôn chạy vào phòng má Ba. Tối nào không có việc bận thì má Ba cũng ngồi tụng kinh cả và anh cứ ngồi lẳng lặng phía sau bà. Vì má đọc nhỏ nên anh chả nghe gì, mà khi nghe thì anh cũng chả hiểu má đang nói gì. Anh chỉ biết ngồi phía sau xếp bằng như má. Hết đưa tai ngóng thì đến gãi mặt. Hết gãi mặt rồi lại đến gãi tay. Nhiều đêm anh mệt quá nên nằm xuống. Anh không dám làm ồn hay phát ra tiếng động, nên nằm được một chút thì anh lại lăn ra ngủ lúc nào chẳng hay. Đến khi má Ba đánh thức anh dậy thì anh mới biết đêm qua mình ngủ ở phòng má.
Khi thấy cu cậu ngủ trên đất, má Ba chỉ biết bật cười và bế cậu lên giường. Sau đó bà qua phòng xem các con mình, dặn dò gì đó rồi mới đi ngủ. Buổi sáng bà hay dậy sớm đi kinh, thấy cu cậu ngủ ngon, bà sợ làm cu cậu thức giấc nên đi sang phòng đọc sách. Đôi lúc bà gặp các con mình dậy sớm ôn bài, bà khẽ cười xoa đầu rồi pha ly sữa nóng cho các cô cậu uống lấy sức. So với những đứa con khác thì bà thương Duy Thanh nhất. Không phải vì trông cu cậu khá giống ba cùa bà ngày xưa, mà là vì cu cậu là đứa bất hạnh nhất trong mọi người.
Cứ như vậy, hằng ngày bà vẫn chở Duy Thanh đi học rồi chở anh đi về. Ngày nào cu cậu cũng trò chuyện về chuyện trường lớp với bà. Đôi lúc cu cậu hỏi bà một vấn đề gì đó mà không hiểu.
Rồi mùa đông cũng đến, điều đó có nghĩa các con mình phải mặc thêm áo ấm và đắp “chăn bông” khi đi ngủ. Những chiếc chăn mền và áo khoác hiện tại mà bà lục trong các thùng đồ, nó không đủ cho các con và nhiều cái cũng đã cũ rách không thể dùng. Do vậy bà định bụng hôm nay chở Duy Thanh đi học xong, bà sẽ đi sắm thêm đồ. Nhân tiện thì bà sẽ mua thêm tất mang chân và găng tay.
Duy Thanh vẫn như hôm nào, trống trường vang lên, anh liền bỏ sách vở vào cặp thật nhanh, sau đó chạy ra khỏi lớp. Vẫn là cái cây đối diện cổng trường, nhưng hôm nay anh lại không thấy má Ba. Nghe lời căn dặn của má, anh đứng dưới gốc cây để chờ. Nhìn những anh chị học sinh được ba mẹ đón về, từng người, từng người như vậy và anh vẫn chả thấy má Ba đâu.
Ngôi trường giờ tan học đông đúc rồi một lúc cũng trở nên vắng hoe. Duy Thanh đứng chờ mười phút, mười lăm phút rồi hai mươi phút, anh vẫn chưa thấy má tới đón mình. Chân bắt đầu mỏi, anh ngồi xuống tiếp tục đợi. Nhiều cô chú đi qua thấy anh một mình, họ ngỏ ý chở anh về giúp, nhưng vì nghe lời má dặn, anh đều lắc đầu từ chối.
Nói về má Ba, sau khi mua đủ chăn mền và áo khoác, bà liền chạy xe máy về nhà. Thấy đã gần tới giờ Duy Thanh tan học, bà liền đổi ý chạy sang rước cậu trước rồi về nhà sau. Giữa đường, xe bà bỗng bị lủng lốp, thế là bà phải xuống xe dắt bộ. Trời thì trưa, đoạn đường lại vắng, bà thì nôn nóng vì sợ cu cậu đứng chờ, nhưng dắt mãi mà bà vẫn không thấy tiệm sửa xe.
Phải về tới làng, bà mới đưa xe vào tiệm chú Linh để sửa. Gởi luôn đóng đồ ở đó rồi mượn xe của chú chạy đi. Khổ nỗi, xe máy của chú mới cho bà hàng xóm mượn đi chợ, những nhà khác thì lại không thân, thế là bà đành chạy bộ tới trường. Khoảng cách cũng không xa lắm, chỉ tầm khoảng trăm mét nên bà nghĩ cũng nhanh thôi.
Còn về Duy Thanh, anh chờ mãi không thấy má Ba tới đón, anh bắt đầu bật khóc. Anh nghĩ má không còn thương anh nữa. Anh sợ má bỏ rơi mình. Sao má không tới đón anh. Hay là vì anh không ngoan nên má không muốn nuôi anh nữa. Có lúc anh từng nghe má nói với chị Út, nếu chị mà không ngoan, má sẽ không nhìn chị nữa. Anh hứa sẽ ngoan mà, anh hứa sẽ nghe lời má, nên anh xin má đừng bỏ anh.
Má Ba lúc này đã chạy tới trường, bà vì lo cho Duy Thanh nên không quên luôn việc mình đang không khỏe. Bà thấy cu cậu ngồi dưới gốc cây mà lòng quặn lại đau nhói. Cả đoạn đường vắng tanh và chỉ còn lại tấm thân gầy gò của cu cậu.
Bà chạy tới vừa hét, vừa bật khóc. “Duy Thanh.”
Nghe thấy tiếng gọi của má Ba, Duy Thanh ngẩng gương mặt đầy nước mắt lên. “Má.” Anh liền đứng dậy chạy tới. “Má.” Anh vừa chạy, vừa khóc và rồi vấp chân ngã rầm xuống đường.
“Thanh.” Thấy cu cậu té, bà càng hoảng hơn.
Duy Thanh ngồi dậy và tiếp tục chạy tới. Tay chân cậu toét máu ra và cậu không ngừng khóc. Không phải cậu khóc vì đau, mà khóc vì má tới đón cậu. Ôm má thật chặt, cậu như muốn má đừng bỏ rơi mình.
“Con có sao không?” Má Ba ngồi xuống xem vết thương trên người Duy Thanh.
Duy Thanh òa lên. “Má, má đừng bỏ con.” Anh nấc lên thành tiếng. “Đừng bỏ con.”
“Má không bỏ con đâu.” Bà ôm chặt Duy Thanh và khóc theo. “Má không bao giờ bỏ con đâu.”
Duy Thanh vừa nấc, vừa nói. “Duy Thanh hứa sẽ ngoan mà. Ngoan mà.”
“Duy Thanh ngoan, ngoan lắm. Nên má không bỏ Duy Thanh đâu.” Bà vút ve tấm lưng cu cậu.
Duy Thanh ngày càng nấc nhiều hơn. “Con sẽ … không làm … má buồn đâu. Má nói gì.” Nước mắt anh chảy không ngừng. “Con cũng … sẽ nghe… hết.”
“Duy Thanh đừng khóc nữa. Nghe lời má đừng khóc nữa.” Bà thật sự đau lòng khi thấy vậy.
Sau đó bà bế Duy Thanh lên và đi về nhà. Mặc dù anh không còn khóc nữa nhưng vẫn còn nấc lên liên hồi. Anh cứ nấc như vậy từ trường đến nhà mà vẫn không dừng lại. Má Ba thật sự không biết làm gì ngoài an ủi và vút ve cu cậu.
Ở nhà, mọi người đều ngồi chờ sẵn trong phòng ăn chờ má Ba về. Thời buổi này, các thiết bị điện thoại di động vẫn còn là gì đó khá xa xỉ và chưa thông dụng, do vậy mọi người lo lắng chờ đợi đến sốt ruột. Ngọc Minh xách xe đạp ra đi tìm má Ba vì đứng ngồi không yên. Cô nàng chạy thử lên trường và trên đường gặp má Ba đang bồng Duy Thanh đi hướng ngược lại.
“Má.” Ngọc Minh phanh lại rồi vứt xe xuống đường chạy tới.
Má Ba lúc này lắc đầu. “Má không sao. Con đừng lo.”
“Duy Thanh sao vậy má?” Ngọc Minh thấy cu cậu nấc liên tục. Mặt mày thì lấm lem vì khóc.
“Không sao hết. Là lỗi của má.” Bà cảm thấy giận bản thân. “Con về lo cho mấy em ăn cơm đi.”
“Má ngồi lên, con chở má về.” Ngọc Minh thấy má đi bộ như vậy rất khổ.
Má Ba từ chối. “Má không sao. Con về trước đi.”
Biết không thể xoay chuyển được má, Ngọc Minh liền ngỏ ý. “Vậy để con đem cặp Duy Thanh về trước.”
Ngọc Minh bỏ cặp Duy Thanh ra trước giỏ rồi đạp về lại cô nhi viện. Má Ba tiếp tục bồng Duy Thanh đi bộ về. Bà vừa đi, vừa trò chuyện. Bà muốn cho cu cậu biết là bà sẽ không bao giờ bỏ rơi cu cậu cả.
Về tới nhà, bà bồng Duy Thanh thẳng vô phòng mình, sau đó bảo Ngọc Minh đi giặt khăn và lấy hộp dụng cụ y tế. Lau mặt cho cu cậu xong, bà bắt đầu bôi “oxy già” để khử trùng vết thương. Ngọc Minh lúc đầu thắc mắc nhưng rồi cũng thôi.
Má Ba nhìn đôi mắt sáng và đẹp long lanh của Duy Thanh, thì bà chỉ muốn ôm cậu vào lòng vỗ về. Sau khi Ngọc Minh dọn cơm ra và ba người ăn xong. Má Ba đi tới tủ đồ của mình và lấy ra một cuốn album. Bà đặt Duy Thanh ngồi vào lòng mình rồi cùng cu cậu lật từng trang album xem ảnh.
Duy Thanh nhìn vào cô gái trẻ trong bức hình đen trắng. Cô gái có mái tóc dài xinh đẹp đang mỉm cười bên một ông chú. “Đây là má hả?” Anh chỉ tay vào cô gái.
Má Ba ừm một tiếng. “Má hồi trẻ đó.”
“Thế còn chú này?” Duy Thanh chỉ tay sang ông chú bên cạnh.
“Đó là ba của má.” Má Ba hôn lên đỉnh đầu Duy Thanh.
“Thế giờ ba của má đâu rồi?” Duy Thanh tiếp tục hỏi.
Má Ba đáp. “Ba của má đang chờ má ở dưới Hoàng Tuyền.”
“Hoàng Tuyền là ở đâu vậy má?” Duy Thanh không biết nơi đó là đâu.
Má Ba khẽ cười. “Đó là một nơi xa thật là xa.”
Hai người cứ như vậy trò chuyện với nhau.
Từ bữa đó, mỗi khi đi học, Duy Thanh đều ghi nhớ đường đi thật kỹ trong đầu. Anh bắt đầu lấy các “điểm nổi bật” để cho dễ nhớ hơn. Từ cô nhi viện, đi một đoạn thì rẽ phải. Sau đó đi tới chùa. Từ chùa đi ngang qua hai cánh đồng lúa. Tới chỗ cây dừa thì rẽ trái. Tiếp tục đi thẳng tới cái nhà màu vàng. Từ cái nhà màu vàng đi thẳng nữa là tới trường. Má bảo sẽ không bao giờ bỏ rơi anh, nhưng anh ghi nhớ như vậy để đề phòng khi má không tới đón, thì anh có thể tự đi về.
Cơn giá lạnh của mùa đông rồi cũng đến. Má Ba vốn dĩ sức khỏe đã yếu, việc gồng sức trong lúc chạy tới trường và bồng Duy Thanh về, nó khiến bà suy sụp hơn. Đổ bệnh là điều tất nhiên, nhưng mặc dù vậy, sáng đó bà vẫn gắng dậy sớm để chở Duy Thanh đi học. Khi về tới nhà thì bà nằm thẳng ra giường, mà vẫn không ngừng bảo Ngọc Minh nhớ đi đón cu cậu.
Tan học, Duy Thanh chạy ra và hoảng hốt khi không thấy má Ba. Đang đảo mắt nhìn quanh tìm má thì anh nghe thấy tiếng của chị Ngọc Minh gọi. Sau đó anh mới được kể lại là má bị bệnh.
Vậy là trong những ngày má nằm trên giường dưỡng bệnh, Duy Thanh được chị Ngọc Minh hoặc anh Duy Nhân chở thay. Đi học về thì anh liền chạy vào phòng má và chầu chực bên cạnh nhìn bà. Có những lúc Duy Thanh rưng rưng nước mắt và ước gì mình bị bệnh thay má. Nhìn đôi mắt má cứ nhắm riết, anh chẳng biết làm gì cho má cả.
Má Ba bị bệnh nằm trên giường, có những lúc thấy Duy Thanh cứ rưng rưng nước mắt nhìn mình, bà lại cảm thấy như muốn chả bệnh nữa. Cu cậu cứ hỏi bà muốn ăn gì không, muốn uống nước không, hay muốn cu cậu quạt cho mát không. Những lúc như vậy, bà cảm thấy ấm lòng và là thang thuốc chữa trị hiệu quả hơn bao giờ hết.
Nằm vài ngày rồi thì bà cũng khỏe hơn. Bà có thể chở cu cậu đi học. Nhiều lúc hình như cu cậu sợ bà bị bệnh lại nên ngỏ ý muốn tự đi. Thật ra thì ở cô nhi viện, trước sau gì các con của bà cũng phải tự đi học thôi. Có điều cu cậu còn nhỏ quá, cộng với việc bà thương cu cậu, nên mới chưa cho cu cậu tự đi đến trường.
Đông qua thì xuân đến, đồng nghĩa một năm mới lại bắt đầu. Duy Thanh rồi cũng bước sang học kì hai, vẫn lãnh đạm với bạn bè trong lớp và vẫn ngồi im một cục mỗi giờ ra chơi. Anh cứ vậy cho đến khi kết thúc năm lớp một, mà vẫn chưa có một người bạn đúng nghĩa nào.
Trong tất cả các mùa trong năm thì Duy Thanh thích nhất mùa hè. Bởi vì mùa hè thì không phải đi học, mà không đi học thì anh được ở nhà với má Ba. Do vậy cái ngày khi dự lễ bế giảng xong, lần đầu tiên anh tự chạy bộ về nhà một mình. Má Ba dặn anh đứng chờ má nhưng vì lễ bế giảng kết thúc sớm hơn dự định, nên anh liền chơi liều, mạnh dạn chạy một mạch về nhà.
Anh đã nằm lòng đoạn đường này trong đầu, nên mọi việc không khó như anh nghĩ. Vừa ôm phần thưởng là những cuốn vở gói trong giấy gương màu vàng, anh hớn hở chạy về khoe với má Ba. Chủ yếu là anh khoe mình có thể nhớ đường, chứ còn thành tích học tập thì anh chỉ đạt được “học sinh tiên tiến” mà thôi.
Sau khi “marathon” về nhà, Duy Thanh hớn hở. “Má ơi má.”
Má thì chưa thấy đâu nhưng con “ki già” lại đuổi theo anh vẫy đuôi. Nó ví theo gặm vào quần nhằm kéo anh lại. May chiếc quần khá “dày” và tốt nên không bị rách. Bị con chó gặm quần, Duy Thanh liên tục xua đuổi nhưng chả ăn thua.
Má Ba lúc này nghe thấy tiếng cu cậu nên liền lao ra khỏi phòng. “Duy Thanh.”
“Má.” Duy Thanh ngẩng mặt lên mỉm cười. Sau đó anh quay lại đá “hù” vào con ki già. “Mày hả.” Thấy con ki già chạy lui, anh liền chạy tới. “Má xem này.” Anh giơ phần thưởng của mình lên khoe.
Má Ba mỉm cười. “Sao con không đợi má? Ai chở con về vậy?”
Duy Thanh khoe. “Dạ con tự đi về đó má.”
“Giỏi ghê ta. Con khát nước không? Vào phòng má lấy nước cho uống.” Má Ba xoa đầu cu cậu.
“Dạ.” Duy Thanh quay ra sau nhìn con ki đang vẫy đuôi. “Để tao vào uống nước.” Anh lại giả vờ đánh hù. “Mày lì hả.”
Con ki già vẫn bám riết anh không chịu tha.
Danh sách chương