*Thiên Tư Môn là cây cầu lớn bắc qua sông Gia Lăng, nối liền hai quận Du Trung và Giang Bắc ở Trùng Khánh.

***

Cánh cổng dường như cực kỳ bất mãn, lề mề cả buổi mới chịu hé ra một khe nhỏ.

Chiêm Đài khịt mũi, nghiêng người lách qua khe hở, đi vào cùng Phương Lam.

Đằng sau cánh cổng là một vùng trời khác biệt, nơi này giống tứ hợp viện bình thường ở Bắc Kinh, phía đông tây và chính diện đều có một dãy phòng.

Trong sân là những cây hòe cao to tỏa bóng.

Tuy đang là giữa mùa hè, nhưng Phương Lam vẫn nổi da gà trên hai cánh tay để trần khi đứng ở đây.

Cô ôm hai cánh tay theo bản năng.

Chiêm Đài tinh ý phát hiện ra ngay, bèn quay đầu sang, cười khì: "Hồi nãy còn giễu tôi giống môi giới, bây giờ thì hiểu tại sao tôi lại mặc quần áo dài rồi chứ? Nơi này âm u lắm, lát nữa cô vào phòng sẽ rõ."

Phương Lam nheo mắt, không đáp lời nhưng lại nghĩ bụng ‘Mặc nhiều quần áo là vì lạnh, vậy để kiểu tóc nghiêm túc thế kia là vì cái gì? Chẳng lẽ là sắp gặp một cô gái?’

Chiêm Đài ho khan một tiếng, như đoán ra cô muốn nói gì, lại nói với nụ thấp thoáng bên môi: "Cô cứ gặp thì biết."

Phương Lam theo chân Chiêm Đài đi về phía nhà chính.

Một cơn gió nhẹ thổi qua, lá cây rung lên xào xạc, như thể có muôn ngàn chiếc bóng vô hình bỗng dưng xuất hiện và thì thầm bàn tán khi nhìn thấy họ.

Hai người đứng trước nhà chính, cửa sổ hai bên đều mở toang, từng cơn gió lạnh từ trong căn phòng tối om thổi ngược ra ngoài.

Vẻ mặt Phương Lam vẫn bình thản, không sợ hãi.

Cô đẩy cửa chính ra, đập vào mắt là một khoảng tối đen, khiến cô phải mất vài giây để thích ứng mới nhìn rõ.

Căn phòng được bài trí rất đơn giản với chiếc sập bằng gỗ lim kê giữa phòng và một chiếc bàn vuông được đặt trên sập.

Một người đang ngồi bên cạnh chiếc bàn.

Đúng thật là một cô gái.

Có điều, đó tuyệt nhiên không phải là một ‘cô gái’ như trong tưởng tượng của Phương Lam.

Bởi vì trông cô bé nhiều nhất chỉ tầm 4, 5 tuổi, tóc tết hai bên, ngồi ngay ngắn trên sập.

Điều đáng ngạc nhiên nhất chính là đôi mắt của cô bé, mí mắt lật ra ngoài, hai nhãn cầu màu trắng đục đảo trong hốc mắt nhìn khắp bốn phía.

Sắc mặt cô bé trắng bệch, trên má có hai chấm tròn đỏ tươi bất thường, thoạt nhìn rất giống Kim Đồng Ngọc Nữ bằng giấy, thường được mai táng theo người chết.

Phương Lam mất hai giây để chắc chắn rằng đây là người sống.

Cô cố ngăn câu hỏi chực bật ra khỏi miệng, mà quay đầu nhìn Chiêm Đài.

Cậu không nhìn cô, chỉ dán mắt vào cô bé trên giường, và cất tiếng hỏi với vẻ mặt căng thẳng hiếm thấy: "Hôm nay thế nào?"

Cô bé cất tiếng, giọng nói khàn đặc chẳng khác gì bà lão 80 tuổi.

"Vẫn ổn."

Chiêm Đài khẽ thở dài, bấy giờ mới quay sang nói với Phương Lam: "Đây là bà Đạo Đồng."

"Đời người không ai tránh khỏi sống chết.

Kiếp này tích đức làm việc thiện, đến lúc đầu thai sẽ luôn được đền đáp.

Nhưng nếu có những điều vương vấn với trần thế, khi qua cầu Nại Hà dám khôn lỏi giở trò với Mạnh Bà, vốn dĩ nên uống canh Mạnh Bà thì lại vờ nhấp môi.

Cứ tưởng đã qua mặt được Mạnh Bà, nào ngờ sau cùng sẽ phải nhận sự trả thù của bà ta."

"Lúc mới được sinh ra, bà Đạo Đồng vẫn chưa mở tâm trí, còn vô tri vô thức.

Sau hai, ba ngày mới mở mắt, nhưng đôi mắt dường như phủ một lớp sương trắng, giống một đứa trẻ mù lòa.

Chưa đầy tháng đã nói chuyện, mà hễ mở miệng nói thì thường nói về những chuyện kiếp trước."

"Bà Đạo Đồng không uống canh Mạnh Bà nên có thể nhìn thấu tam giới ngũ thường*.

Nếu là thời trước kia, bà Đạo Đồng vừa được sinh ra liền bị xem như tai họa, rồi bị dìm chết, hoàn toàn không có cơ hội lớn lên.

Giờ là thời đại khác, bà Đạo Đồng có cơ hội sống sót, nhưng phần lớn sẽ không sống qua tuổi thiếu niên."

*Tam giới là những cảnh giới trong vòng sinh tử luân hồi là dục giới, sắc giới và vô sắc giới.

*Ngũ thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín xuất phát từ Nho giáo của Trung Quốc..
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện