Ngày 2 tháng 1, đúng 5 giờ chiều.

Những người có khả năng đi lại trong bệnh viện gần như đã được sơ tán hết, các bệnh nhân đi lại bất tiện, và những người bị thương do sóng xung cũng lần lượt lên xe cứu thương theo mức độ ưu tiên, sau đó được chở thẳng đến những bệnh viện khác ở Trường An.

3 chiếc xe cứu hỏa có biểu tượng nguy hiểm sinh học* đang đậu dưới lầu bệnh viện trực thuộc Đại học Kinh Thành, các nhân viên mặc đồ bảo hộ màu vàng đậm của đội xử lý sinh hóa liên tục ra vào giữa xe và bệnh viện. Hỗn hợp những chất hóa học trong vụ nổ được họ để vào thùng làm bằng vật liệu đặc biệt có biểu tượng nguy hiểm, sau đó được vận chuyển bằng các xe tải sinh hóa.

(*) Biểu tượng nguy hiểm sinh học

Xe cứu thương bận chăm sóc những người bị hại, xe cứu hỏa bận hỗ trợ sơ tán, xe sinh hóa bận xử lý chất thải nguy hiểm, còn vài xe cảnh sát đậu gần cảnh giới tuyến ngược lại không có chuyện gì để làm cả. Vì tính nguy hiểm đặc thù của vụ nổ mà cảnh sát – “những người không chuyên”, không đủ điều kiện để vào cuộc cho đến khi nguy hiểm được loại bỏ hoàn toàn. Đồng thời cũng là vì trong 6 người bị ảnh hưởng bởi vụ nổ đã có “1 chết” và “2 bị thương” là cảnh sát.

Chiếc cáng đắp vải trắng đã được đưa lên xe cứu thương rời khỏi Đại học Kinh Thành để chở về Trung tâm Giám định hơn nửa tiếng trước, nhưng Lan Khâm vẫn một mực nhìn chằm chằm vào hướng xe chạy, thất thần thật lâu.

Dù đó là đồng nghiệp hy sinh vì nhiệm vụ, hay là 2 người bị thương có khả năng sẽ nhìn hoặc nghe thấy gì nữa, thì cũng đều là do Lan Khâm ra lệnh tiến vào tầng 3. Nếu như không có Lan Khâm, hiện trường sẽ chỉ là con số “3”, Lan Khâm chiến đấu cả ngày, chẳng những không giảm được con số đó mà còn khiến nó tăng lên thành “5”.

Các đồng nghiệp khác sẽ không trách anh vì chuyện này, vì đây là công việc của cảnh sát, đã là cảnh sát thì mỗi lần đi làm đều phải nghĩ đến những nguy hiểm tiềm ẩn. Nhưng Lan Khâm không thể không tự trách mình được, tự trách mình sơ suất, trách mình quá liều lĩnh, trách mình chậm chạp, trách mình bất lực.

Thậm chí anh còn không thể lao vào hiện trường ngay sau khi xảy ra chuyện để tìm ra thứ gì đã giết chết người anh em kia. Anh chỉ có thể ngây ngốc đứng đây, nhìn các nhân viên cứu hỏa, nhân viên y tế bận rộn, còn bản thân mình lại đứng đây đau buồn vô nghĩa.

Nếu như mình có thể hiểu được về sinh hóa như Lý Trạch Phân, có thể hiểu rõ được các dụng cụ y tế, có thể hiểu được mạch suy nghĩ của Lý Trạch Phân lúc đó, có thể giúp cô sàng lọc ra những tài liệu mà bệnh viện cung cấp, thì có phải vụ nổ này sẽ được ngăn lại không? Hay nói đơn giản hơn, lúc Lý Trạch Phân nói ra 4 chữ “sơ tán tầng 3” kia, mình không ngẩn người vài giây thì hẳn số người chết đã biến thành “0” rồi?

Lan Khâm không biết. Anh thậm chí còn không biết vụ nổ đã xảy ra như thế nào.

Đã làm cảnh sát nhiều năm như thế rồi, có lẽ là vì may mắn nên trừ người mẹ ruột đã sắp quên mất hình dáng thì Lan Khâm chưa từng gặp phải tình cảnh đồng nghiệp hy sinh vì nhiệm vụ thế này, cùng lắm cũng chỉ là bị thương. Đây là lần đầu tiên Lan Khâm chứng kiến tình huống này, mà sự ra đi của vị đồng nghiệp đó đều là lỗi của anh.

Hóa ra có những thứ dù có cố gắng hết sức cũng không tài nào cứu vãn được, thậm chí còn là đổ thêm dầu vào lửa. Hóa ra, cái chết lại gần đến thế.

Lan Khâm đã từng thấy rất nhiều cáng được phủ vải trắng, nhiều đến mức lâm vào chết lặng. Nhưng hôm nay anh không cách nào quên được. Anh không thể quên được màu máu đỏ thẫm vào mùi thối, khối thịt miễn cưỡng gọi là “tay” trên cáng cứu thương kia, giống như anh không cách nào quên được tiếng nổ lớn trong tai nghe đột nhiên im lặng đến đáng sợ cách đây 1 tiếng.

Ánh mắt Lan Khâm vô thức rơi vào hàng cây ven đường, lá vàng trên cây không biết từ lúc nào đã rụng hết sạch. Cành cây trơ trọi bị gió lạnh thổi vào hơi cong một chút, giống như “bàn tay” không chịu nổi sức nóng của vụ nổ kia. Gió thổi mạnh lên các cành cây tạo ra được những âm thanh sàn sạt khe khẽ, tựa như tiếng “Ầm” trong tai nghe vậy.

Không được, không thể để cảm xúc này tiếp tục được.

Anh hít một hơi thật sâu, buộc mình nhìn về phía tòa bệnh viện vẫn đang mịt mù khói.

Bệnh viện phụ thuộc Đại học Kinh Thành tuy mang cái danh nổi tiếng của Kinh Đại nhưng trên thực tế cũng không phải là bệnh viện đa khoa. Đây là bệnh viện chuyên khoa Ung bướu, được Kinh Đại hỗ trợ về công nghệ và nguồn lực nên có nhiều phương pháp điều trị và thử nghiệm lâm sàng đứng đầu thế giới, là nơi mà rất nhiều bệnh nhân muốn vào thăm khám.

Hai chữ “trực thuộc” này khác với các bệnh viện trực thuộc khác, đây là một sự phụ thuộc thật sự. Từ nguồn vốn, quản lý, cơ sở vật chất cho đến nhân sự, tất cả đều phụ thuộc vào Kinh Đại. Rất nhiều nhân viên y tế, bao gồm cả Viện trưởng, đều là giáo sư hoặc nghiên cứu sinh ở Kinh Đại. Không ít thiết bị y tế cũng được chia sẻ cho sinh viên Viện Y học Kinh Đại dùng chung.

Cũng chính vì thế mà dù chỉ có 1 tòa nhà nhưng bên trong tất cả đều có đủ hết. Trừ khu chữa bệnh ra thì cũng có không ít phòng thí nghiệm của các nhóm nghiên cứu nổi tiếng.

Theo như Lan Khâm biết thì lần này vụ nổ lần này xảy ra trong phòng thí nghiệm dưới sự quản lý của một vị giáo sư họ Hoa. Theo bản vẽ mặt phẳng thì phòng thí nghiệm trên tầng 3 này không lớn lắm, chỉ có 2 gian bao gồm cả văn phòng. Sát vách là khoa Xét nghiệm, hẳn là để tiện cho việc chia sẻ thiết bị với nhau.

Dự án nghiên cứu của nhóm giáo sư Hoa là Liệu pháp hóa trị khối u não, vì thế trừ liên quan đến trung tâm động vật thí nghiệm bên cạnh thì trong phòng thí nghiệm cũng có rất nhiều hóa chất.

Theo những suy đoán trước đó của Lý Trạch Phân về mục tiêu của hung thủ và tin tức mà Lan Khâm vừa nhận được từ đội xử lý hóa sinh, nguyên nhân vụ nổ này rất có thể là do quá trình bảo quản hoặc sử dụng hóa chất không đúng cách.

Theo các quy định luật pháp của Đường Quốc, việc sử dụng và tiêu hủy hóa chất phải được tiến hành báo cáo chi tiết. Người dùng cũng phải trải qua quá trình đào tạo liên quan để nắm rõ tính nguy hiểm của hóa chất và phương pháp xử lý khẩn cấp. Những thứ này đều nằm trong những phần tài liệu mà Lý Trạch Phân cần lúc đó, lẽ ra cô nên tìm thấy được sơ hở nào đó trong tài liệu, sau đó mới xác định được mục tiêu của hung thủ.

Ngoài cảnh sát ra thì trong số 3 người bị thương có 2 người là nhân viên trực ban hôm nay trong khoa Xét nghiệm, 1 người là thành viên của nhóm nghiên cứu. Dù là thân phận hay thương tích của 3 người này thì người gần vụ nổ đó nhất vẫn là một nghiên cứu sinh tên Kha Ngôn. Không khó để đoán ra cô ta hoặc là mục tiêu chính của vụ nổ, hoặc chính là người khơi mào sự việc.

Lan Khâm không biết cô ta đang ở đâu khi vụ nổ xảy ra, nhưng hẳn là gần với vị cảnh sát đã hy sinh kia. Nhưng theo tình huống mà cảnh sát vừa thăm dò được thì hôm nay Kha Ngôn đến phòng thí nghiệm trong kỳ nghỉ là vì chuột thí nghiệm cần tiêm thuốc định kỳ. Ngoài cô ta ra còn có một nam nghiên cứu sinh nữa tăng ca, nhưng tình cờ người này lại ở trung tâm động vật thí nghiệm lúc xảy ra chuyện nên không bị ảnh hưởng gì.

Kha Ngôn phụ trách tiêm thuốc cho chuột vào lúc 2 giờ rưỡi hôm nay, vì thế cô ta đã đến phòng thí nghiệm lúc 2 giờ, sau khi chuẩn bị thuốc xong thì đến trung tâm động vật thí nghiệm, khoảng 3 giờ đã xong việc, trở lại phòng thí nghiệm để tiến hành một số việc khác.

Có thể thấy hung thủ xác định thời gian xảy ra vụ nổ này từ khoảng 3 đến 4 giờ chiều nay là dựa vào thời gian tiêm thuốc cố định này. Vì thế hung thủ chắc chắn là một người biết rõ các sắp xếp thí nghiệm của Kha Ngôn, cũng như nắm rõ những loại hóa chất mà trong nhóm sử dụng.

Căn cứ vào những manh mối trước mắt, Lan Khâm đại khái có thể đoán được những điểm này. Còn lại chỉ có thể chờ báo cáo của đội sinh hóa, hoặc ít nhất là đợi Lý Trạch Phân, người vừa đi theo đội cứu hỏa vào trong bước ra.

Đúng vậy, Lý Trạch Phân đã vào trong.

Không giống như Lan Khâm và các cảnh sát khác, cô là cảnh sát hình sự có xuất thân pháp y, vì thế đã từng được đào tạo liên quan đến các chất sinh hóa nguy hiểm, thậm chí còn có chứng chỉ quốc tế vì du học nước ngoài. Do đó sau khi ngọn lửa bị dập tắt và những nguy hiểm tiềm ẩn bị đội sinh hóa loại bỏ, cô đã mặc quần áo bảo hộ vào rồi đi theo đội điều tra vào tòa nhà.

Giờ đã vào được 20 phút rồi mà cô vẫn chưa đi ra.

Lan Khâm nhíu mày, ngẩng đầu nhìn lên cánh cửa sổ nơi phòng thí nghiệm bị nổ kia…

Bên này, Lý Trạch Phân đang đứng trong một đống đen kịt hỗn độn. “Đen kịt” không phải để chỉ ánh sáng yếu, mà thật sự là “đen” đúng nghĩa, 4 vách tường, sàn nhà, thi thể, thậm chí những mảnh vụn bay trong không khí cũng toàn là màu đen.

Những thứ màu đen có mùi hắc mà đến cả mặt nạ phòng độc cũng không ngăn được, đang từng chút hành hạ những người trong phòng. Bộ đồ bảo hộ vừa cồng kềnh vừa nặng nề, lại còn rất khó chịu, đi một bước đã là thử thách ý chí lắm rồi, nhưng họ không chỉ phải đi thôi mà còn phải làm nhiều chuyện khác nữa: Thu thập mẫu vật, giám định dấu vết, chụp ảnh, ghi chép lại…

Khi Lý Trạch Phân bước vào thì tổ điều tra cũng không xem cô là người ngoài, trực tiếp nhét một thùng dụng cụ vào tay cô. Cô cầm thùng dụng cụ cũng khá nặng, chậm rãi bước đi trên những mảnh vỡ dưới sàn. Đôi giày bảo hộ phát ra tiếng cồm cộp, nhưng cô căn bản không đoán được mình đã giẫm lên những thứ gì.

Vụ nổ này đã thay đổi hoàn toàn hình dạng của phòng thí nghiệm, những chai lọ lúc đầu bày trên giá giờ đã vỡ tan rơi đầy trên đất. Rất nhiều dụng cụ giá trị mà Lý Trạch Phân không nhìn ra được cũng đã thành một đống sắt vụn đen ngòm. Có 2 người chết và bị thương trong phòng, trước khi đội bước vào đã được mang ra ngoài rồi. Những dấu vết của 2 người đó vẫn còn nhìn thấy được.

Bởi vì dấu vết này quá rõ ràng — ngay trên bức tường phía Tây của phòng thí nghiệm, gần một đống sắt vụn có hình thù như máy thông gió, có một mảng màu trắng không khớp với màu đen xung quanh chúng nào. Nó không hoàn toàn là trắng toát, vì dính bụi trong phòng nên có vài chỗ màu xám, vài chỗ lại màu đỏ, nhưng tóm lại là hoàn toàn khác với xung quanh.

Sàn nhà ở mảng tường đó không bị nhuộm đen, trông hơi giống hình người, nhưng lại hơi rộng hơn một chút so với 2 người kia. Lý Trạch Phân nhìn chằm chằm vào những dấu vết như vết máu trên sàn nhà và các ngăn tủ cạnh máy thu gió, đã hình dung được đại khái hiện trường lúc đó.

Kha Ngôn đứng trước máy thông gió làm thí nghiệm gì đó. Có lẽ trong tay cô tay đang cầm bình thuốc thử, chuẩn bị đổ vào bình chịu nhiệt. Đúng lúc này thì có 1 cảnh sát đi ngang qua phòng thí nghiệm, anh ta dựa theo quy định, bước vào xuất trình thẻ thông hành do bệnh viện cung cấp. Vốn anh ta định đi xung quanh nhìn thử, sau đó nhắc nhở cô gái chú ý an toàn, nhưng đột nhiên trong tai nghe lại truyền đến giọng Lan Khâm hạ lệnh sơ tán tầng 3.

Có lẽ là vì giác quan thứ 6 của con người thật sự có thật. Phản ứng đầu tiên của anh ta sau khi nghe được mệnh lệnh là nhìn sang Kha Ngôn đang đổ chất lỏng màu nâu vào bình chịu nhiệt…

Gần như là bản năng, anh ta xông về phía Kha Ngôn.

Trong khoảnh khắc thuốc thử vừa rót vào bình chịu nhiệt, ánh lửa đã chiếu sáng toàn bộ máy thông gió. 1 giây sau khi vị cảnh sát kia đẩy Kha Ngôn xuống đất, trong máy thông gió đã đầy lửa, vô tình đốt các vật liệu dễ cháy trong tủ an toàn hóa chất cũ không được đóng kín gần đó.

Ầm ầm —

Vị cảnh sát hy sinh vì nhiệm vụ, còn Kha Ngôn thì bị thương nặng.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện