Ngẩng đầu nhìn lên vầng mặt trời chói chang, tôi cảm thấy mình đang trần trụi đứng dưới vòm trời, bị phán xử giống như tất cả những kẻ vị thành niên lòng đầy hoang mang, quá mất thời gian vào việc tự khen ngợi cũng như tự khinh bỉnh bản thân.
(Trương Ái Linh ngữ lục)
Những ngày tháng hoa lê trắng tựa tuyết, chim sớm hót véo von đã không còn. Dưới bức tường bao thấp của tuổi ấu thơ, cây ngô đồng ấy đã cao quá hiên nhà. Dưới ánh nắng ban chiều, chú bướm hồng xinh đẹp lả lướt ấy, có phải cũng đang già đi hay không? Còn có cái đêm đom đóm rực sáng, ai sẽ đến kể tiếp câu chuyện còn chưa kể đến hồi kết ấy? Tháng năm luôn nhân lúc người ta không kịp phòng bị, dần dần bò lan trên hai vai bạn và tôi. Giấc mộng vẫn chưa tỉnh về thơi thơ ấu đó sẽ trao trả cho tháng năm, duy chỉ có tháng ngày theo ta như hình như bóng, đến chết cũng không thay đổi.
Phải tin rằng, sự an bài của thế sự thực ra rất công bằng, không có gì là cố ý. Có lẽ, cha mẹ ly dị đã khiến tâm hồn Trương Ái Linh vương một sự tiếc nuối gương vỡ khó lành, nhưng vận mệnh lại tự đưa ra cho cô một lời giải thích khác, cuộc đời cần phải dùng từng ngày từng ngày để sửa chữa. Đi cùng với mẹ cô còn có Trương Mậu Uyên – người cô xưa nay vẫn luôn bất đồng chính kiến với cha của Trương Ái Linh, lại thêm đã từng cùng mẹ cô ra nước ngoài, nên hai người chung sống cực kỳ hòa hợp.
Họ sống trong một tòa nhà lớn kiểu Tây ở tô giới Pháp, mua một chiếc xe hơi màu trắng, thuê một tài xế người Nga, một đầu bếp người Pháp, sống cuộc sống cực kỳ nho nhã và thời thượng. Cha cũng chuyển đến một căn nhà trong ngõ, tiếp tục ngày tháng ung dung tự do theo cách mà ông thích. Cha mẹ cô thỏa thuận, Trương Ái Linh có thể thường xuyên đến thăm mẹ, thế nên, căn nhà của bà đã trở thành bến nghỉ ngơi mỗi khi cô cảm thấy mệt mỏi. Cô tin rằng, khi lòng hoang mang mờ mịt, bên khung cửa sổ của mẹ sẽ luôn có một ngọn đèn thắp sáng vì cô.
Trong căn nhà của mẹ, lần đầu tiên Trương Ái Linh nhìn thấy bồn tắm bằng gạch men sứ và bếp gas. Khi ấy, cô rất vui, cảm thấy được an ủi, cảm thấy có nơi gửi gắm. Nhưng chút ấm áp này cũng chỉ là tạm thời, mẹ cô lại sắp ra nước ngoài, và lần này bà sẽ đi Pháp học mỹ thuật. Giữa gia đình và sự tự do, Hoàng Dật Phạn đã từng chọn sự tự do. Khi cuộc hôn nhân bi kịch tan vỡ hoàn toàn, bà càng được trút bỏ gánh nặng, về sau thiên hạ là của một mình mình, giang hồ là của một mình mình.
Khi đó Trương Ái Linh đang sống ở trường, trước lúc đi, mẹ đã đến trường thăm cô. Tình cảnh ly biệt lần này, đã từng được Trương Ái Linh miêu tả lại: “Mẹ đến thăm tôi, tôi không có bất cứ biểu cảm luyến tiếc nào, mẹ hình như cũng rất vui, sự tình có thể cứ thế trôi qua một cách trơn tru không để lại dấu vết như thế, một chút phiền phức cũng không có, nhưng tôi biết mẹ đang nghĩ: “Thế hệ sau thật là tàn nhẫn!”. Đợi bà bước ra khỏi cổng, tôi đứng ở trong trường, cách hàng thông cao to, từ rất xa nhìn cánh cửa sắt màu đỏ đó từ từ đóng lại, vẫn là sự lặng lẽ. Nhưng dần dần cảm thấy trong hoàn cảnh này cần phải rơi lệ, thế là nước mắt tuôn trào, trong cơn gió rét lớn tiếng thổn thức, tự khóc cho mình xem”.
Đây chính là Trương Ái Linh, mặc dầu cô của lúc ấy chẳng qua cũng chỉ mười một, mười hai tuổi, nhưng đã sớm hiểu được phải kiên nhẫn và thản nhiên. Sự thiếu vắng của người mẹ ảnh hưởng và chuyển biến tính tình của cô. Tác phẩm của cô luôn vô tình bộc lộ sự lạnh lùng, thiếu tình cảm dịu dàng và thương xót. Đó là bởi cô đã giấu những tình cảm mềm yếu vào nơi sâu kín nhất của trái tim, dùng sự vô tình để ngụy trang cho bản thân. Cả cuộc đời cô đều lựa chọn thái độ trốn tránh, co mình đối với thế giới bên ngoài, mà ngọn nguồn của nó chính là nỗi sợ bị tổn thương.
Trương Ái Linh biết rằng, bản thân cô xưa nay luôn là một đám mây cô độc, dù bay về phương nào thì đều phải dựa vào sự lựa chọn và nắm bắt của chính mình. Mẹ đi rồi, trong căn nhà của người cô vẫn còn lưu giữ hơi thở của mẹ. Chiếc bàn bảy miếng ghép[1], màu sắc nhẹ nhàng, còn có rất nhiều người đáng mến mà cô không biết đến rồi đi. Cô cho rằng, tất cả những thứ tốt nhất mà cô biết, cho dù là vật chất hay tinh thần, đều được lưu giữ nơi đây. Tình cảm nồng thắm giữa Trương Ái Linh và người cô cũng bắt đầu từ nơi này, hơn nữa còn được duy trì một cách sâu sắc suốt cả cuộc đời. Về mức độ nào đó, Trương Ái Linh đã tìm được một phần của tình mẹ mà cô đã bị mất ở người cô của mình. Cho nên, cô trân trọng.
[1] Bàn bảy miếng ghép, hay các dụng cụ bằng bảy miếng ghép màu là một loại đồ chơi phát triển trí lực được lưu truyền và sử dụng rộng rãi trong dân tộc Hán.
Còn hết thay mọi thứ ở bên nhà người cha – ông Trương Đình Trọng – cô đều coi thường. Trong Chuyện riêng, cô viết, “Thuốc phiện, vị lão tiên sinh dạy em trai tôi Hán cao Tổ luận, tiểu thuyết chương hồi, tất cả cứ sống một cách lười nhác và âm thầm như thế. Giống như người Ba Tư tôn sùng Hỏa giáo[2], tôi miễn cưỡng chia thế giới thành hai nửa, ánh sáng và đêm tối, thiện và ác, thần và quỷ. Những thứ thuộc về bên cha tôi chắc chắn là không tốt đẹp gì…” Có thể thấy, trong tâm hồn Trương Ái Linh luôn phải đè nén sự hỗn loạn, cuộc sống mòn gỉ. Nhưng nội tâm cô có lúc lại thích thú cảm giác này, thích thú khói mù của thuốc phiện, thích thú ánh mặt trời như sương mù, còn có những tờ báo khổ nhỏ chất lung tung trong phòng. Cô biết cha cô cô đơn, chỉ là mỗi khi cô đơn ông mới biểu lộ tình cảm dịu dàng.
[2] Hỏa giáo (Zoroastrianism) còn được gọi là Bái hỏa giáo, Hỏa yêu giáo hoặc Đạo Zarathushtra là một tôn giáo cổ của Ba Tư do nhà tiên tri Zarathushtra sáng lập cách đây 1000 năm trước Công nguyên, và là một trong những tôn giáo lâu đời nhất của nhân loại, với bộ kinh chính thức là kinh Avesta (Cổ kinh Ba Tư).
Cho dù như thế cũng không thay đổi được điều gì, yêu vẫn là yêu, hận vẫn là hận. Trong trái tim bé nhỏ của cô bắt đầu có kế hoạch to lớn. Cô khao khát sau khi tốt nghiệp trung học sẽ được đến Anh học đại học. Cô muốn mình nổi tiếng hơn cả Lâm Ngữ Đường, muốn mặc những bộ y phục tân kỳ nhất, được du lịch khắp thế giới. Ở Thượng Hải, cô có nhà của riêng mình, sống cuộc sống giản đơn phóng khoáng. Giản đơn phóng khoáng chính là cá tính của Trương Ái Linh. Cô ghét kiểu quẩn quanh vướng mắc mãi mà không dứt. Cô thà tự mình cắt đứt hết thảy nhung nhớ, dù là máu thịt nhạt nhòa, cũng không hề tiếc nuối.
Nhưng thế sự bất ổn, biển người chìm nổi, đó đâu phải nơi mà bản thân có thể làm chủ. Cha cô lại sắp kết hôn, khi người cô nói cho Trương Ái Linh tin này, cô đã bật khóc. Trước đây, cô đã từng đọc rất nhiều tiểu thuyết nói về mẹ kế, nhưng không ngờ câu chuyện này lại vận vảo bản thân mình. Khi đó, trong lòng Trương Ái Linh chỉ có cảm giác bức bách: “Cho dù thế nào cũng không thể để chuyện này xảy ra. Nếu người phụ nữ đó ở trước mặt, đang đứng tựa vào lan can sắt, tôi nhất định sẽ đẩy cô ta từ ban công xuống, một trăm lần đều làm như thế cả trăm lần”. Đây chẳng qua chỉ là câu nói đùa của một đứa trẻ bướng bỉnh, mặc dù cô có thể chấp nhận chuyện này hay không, thì việc cha cô sắp tái hôn vẫn là một sự thực không thể xóa bỏ được.
Gia đình này lại một lần nữa phải di chuyển và thay đổi. Lần này, họ chuyển đến căn nhà Tây năm xưa, cũng chính là nơi Trương Ái Linh chào đời. Trước đó cô không hề có bất cứ ký ức nào về nó, khi đã có đủ năng lực suy nghĩ, đến kiểm tra ngắm nghía căn nhà này, cô chỉ cảm thấy căn nhà cũ đã gánh chịu quá nhiều dấu ấn của lịch sử, lặp lại quá nhiều câu chuyện gia tộc, đến bầu không khí cũng trở nên mơ hồ.
Cô nói, những nơi có mặt trời khiến người ta buồn ngủ, những nơi đầy bóng râm lại có hơi lạnh của mộ cổ. Ở nơi đây, cô thường xuyên không thể phân biệt được, lúc nào tỉnh táo, lúc nào mơ hồ. Nhưng có điều cô rất rõ, cô không thích căn nhà này, không thích gia đình này, vì ở đây không có một ai đáng để cho cô yêu mến.
Người mẹ kế Tôn Dụng Phàn cũng hút thuốc phiện, cô ta và tài nữ đương thời Lục Tiểu Mạn là bạn thân, vì cả hai đều nghiện thuốc, cho nên được gọi là một cặp “Phù dung tiên tử”. Khi ấy, Lục Tiểu Mạn và Từ Chí Ma đang sống ở thôn Tứ Minh, thường xuyên mở tiệc mời Tôn Dụng Phàn, vì thế, Trương Ái Linh cũng từng có lần may mắn được tham dự, nhưng trong văn chương của cô về sau này không hề nhắc đến Lục Tiểu Mạn. Có lẽ, cô đã chuyển sự căm ghét đối với mẹ kế sang Lục Tiểu Mạn. Ở thời Dân Quốc, Lục Tiểu Mạn là một cô gái giống như hoa anh túc, một yêu tinh thập toàn thập mỹ. Không biết bao nhiêu người uống chén thuốc độc phong tình thơm ngát đó xong, đứt ruột mà chết, không hề hối hận.
Kỳ thực, mẹ kế đối xử với Trương Ái Linh cũng không tệ, càng không đến nỗi gọi là cay nghiệt. Trước khi được gả đến Trương phủ, cô ta nghe nói vóc dáng của mình và Trương Ái Linh cũng tương đương, nên đã mang hai hòm quần áo mà chất liệu đều là loại thượng hạng của mình đến cho Trương Ái Linh mặc. Nhưng Trương Ái Linh lại cho rằng hành động đó là bố thí, là làm nhục cô, cô vẫn không chịu tha thứ. Trong Đối chiếu ký cô từng viết: “Có một thời kỳ sống dưới ách thống trị của mẹ kế, bị ép mặc quần áo thừa của cô ta. Vĩnh viễn không thể quên được chiếc sườn xám bằng gấm mỏng màu hồng đậm, cái màu thịt bò chết, mặc hay không mặc vào người, đều thấy toàn thân như tê cóng, mùa đông đã qua, mà vẫn còn những vết sẹo của chứng tê buốt – đó chính là sự căm ghét và tủi nhục”.
Ngôn ngữ sắc bén nhường này, chính là không buông tha. Ngẫm ra trên văn đàn, ngoài Trương Ái Linh ra, mấy người có được bút lực như vậy, mấy người có thể miêu tả một chiếc áo cũ lâm ly tinh tế đến thế. Đó là vì cô quá kiêu hãnh, quá tự tôn. Về sau Trương Ái Linh dùng ngòi bút tài hoa kỳ diệu của mình, nhiều lần phê phán hình tượng của mẹ kế Tôn Dụng Phàn. Kỳ thực Tôn Dụng Phàn cũng xuất thân từ danh gia vọng tộc hiển hách, chỉ là sau này gia đạo sa sút, mà Trương Đình Trọng lại được thừa kế sản nghiệp lớn của tổ tiên, nên Tôn Dụng Phàn ngoài “ả phù dung” làm tri kỷ ra, thì chưa hề phạm bất cứ lỗi lầm nào. Nếu như không phải chịu ảnh hưởng của gia cảnh, không bị nghiện thuốc phiện, cô ta cũng không cần làm vợ kế của Trương Đình Trọng, càng không cần làm mẹ kế của hai đứa trẻ. Nhưng sự căm ghét của Trương Ái Linh với cô ta là điều đương nhiên. Trên thế gian này, có lẽ không có đứa trẻ nào có thê khoan dung đến độ thích mẹ kế của mình một cách thực lòng. Cô không thích về nhà, vì không mốn nhìn thấy cảnh tượng trụy lạc cha và mẹ kế cùng nằm trên sập, hút thuốc phiện nhả khói mù mịt. Trong mắt Trương Ái Linh, Tôn Dụng Phàn quá ti tiện, quá hèn hạ, chỉ biết chìm đắm trong hoan lạc, mặc kệ ngày tháng trôi qua như thoi đưa.
Điều khiến Trương Ái Linh cảm thấy đau khổ nhất là, ngày ngày cha và mẹ kế sống một cuộc sống xa xỉ và buông thả như thế, nhưng lại không cho cô tiền nộp học phí học đàn piano. Trương Ái Linh còn nhớ, mỗi lần xin cha tiền học phí, đều gặp phải sự trì hoãn thoái thác của ông: “Tôi đứng trước cửa hiệu thuốc phiện, rất lâu, rất lâu, mà vẫn không được trả lời”. Đối với một bé gái cực kỳ giàu lòng tự tôn mà nói, đây chắc chắn là một sự tổn thương không thể nào tha thứ được. Trên thế gian không có nơi nào có thể tìm được những thứ quý giá nữa, điều cô có thể làm là khiến cho bản thân mình càng sạch sẽ hơn, thoải mái hơn.
Tháng ngày như thêu, tuế nguyệt kết kén. Những thứ đã cho rằng tốt đẹp trong ký ức, đến nay lại hoàn toàn ngược lại. Dù cho như thế, ngày tháng như mây vẫn phải trôi qua một cách cố chấp, dẫu đi đến nơi sơn cùng thủy tận, cũng sẽ có một ngả rẽ để bạn bước ra. Chỉ là vầng trăng sáng treo ngoài cửa sổ đó, khi tỉnh mình ta biết, khi say ai người hiểu đây?
(Trương Ái Linh ngữ lục)
Những ngày tháng hoa lê trắng tựa tuyết, chim sớm hót véo von đã không còn. Dưới bức tường bao thấp của tuổi ấu thơ, cây ngô đồng ấy đã cao quá hiên nhà. Dưới ánh nắng ban chiều, chú bướm hồng xinh đẹp lả lướt ấy, có phải cũng đang già đi hay không? Còn có cái đêm đom đóm rực sáng, ai sẽ đến kể tiếp câu chuyện còn chưa kể đến hồi kết ấy? Tháng năm luôn nhân lúc người ta không kịp phòng bị, dần dần bò lan trên hai vai bạn và tôi. Giấc mộng vẫn chưa tỉnh về thơi thơ ấu đó sẽ trao trả cho tháng năm, duy chỉ có tháng ngày theo ta như hình như bóng, đến chết cũng không thay đổi.
Phải tin rằng, sự an bài của thế sự thực ra rất công bằng, không có gì là cố ý. Có lẽ, cha mẹ ly dị đã khiến tâm hồn Trương Ái Linh vương một sự tiếc nuối gương vỡ khó lành, nhưng vận mệnh lại tự đưa ra cho cô một lời giải thích khác, cuộc đời cần phải dùng từng ngày từng ngày để sửa chữa. Đi cùng với mẹ cô còn có Trương Mậu Uyên – người cô xưa nay vẫn luôn bất đồng chính kiến với cha của Trương Ái Linh, lại thêm đã từng cùng mẹ cô ra nước ngoài, nên hai người chung sống cực kỳ hòa hợp.
Họ sống trong một tòa nhà lớn kiểu Tây ở tô giới Pháp, mua một chiếc xe hơi màu trắng, thuê một tài xế người Nga, một đầu bếp người Pháp, sống cuộc sống cực kỳ nho nhã và thời thượng. Cha cũng chuyển đến một căn nhà trong ngõ, tiếp tục ngày tháng ung dung tự do theo cách mà ông thích. Cha mẹ cô thỏa thuận, Trương Ái Linh có thể thường xuyên đến thăm mẹ, thế nên, căn nhà của bà đã trở thành bến nghỉ ngơi mỗi khi cô cảm thấy mệt mỏi. Cô tin rằng, khi lòng hoang mang mờ mịt, bên khung cửa sổ của mẹ sẽ luôn có một ngọn đèn thắp sáng vì cô.
Trong căn nhà của mẹ, lần đầu tiên Trương Ái Linh nhìn thấy bồn tắm bằng gạch men sứ và bếp gas. Khi ấy, cô rất vui, cảm thấy được an ủi, cảm thấy có nơi gửi gắm. Nhưng chút ấm áp này cũng chỉ là tạm thời, mẹ cô lại sắp ra nước ngoài, và lần này bà sẽ đi Pháp học mỹ thuật. Giữa gia đình và sự tự do, Hoàng Dật Phạn đã từng chọn sự tự do. Khi cuộc hôn nhân bi kịch tan vỡ hoàn toàn, bà càng được trút bỏ gánh nặng, về sau thiên hạ là của một mình mình, giang hồ là của một mình mình.
Khi đó Trương Ái Linh đang sống ở trường, trước lúc đi, mẹ đã đến trường thăm cô. Tình cảnh ly biệt lần này, đã từng được Trương Ái Linh miêu tả lại: “Mẹ đến thăm tôi, tôi không có bất cứ biểu cảm luyến tiếc nào, mẹ hình như cũng rất vui, sự tình có thể cứ thế trôi qua một cách trơn tru không để lại dấu vết như thế, một chút phiền phức cũng không có, nhưng tôi biết mẹ đang nghĩ: “Thế hệ sau thật là tàn nhẫn!”. Đợi bà bước ra khỏi cổng, tôi đứng ở trong trường, cách hàng thông cao to, từ rất xa nhìn cánh cửa sắt màu đỏ đó từ từ đóng lại, vẫn là sự lặng lẽ. Nhưng dần dần cảm thấy trong hoàn cảnh này cần phải rơi lệ, thế là nước mắt tuôn trào, trong cơn gió rét lớn tiếng thổn thức, tự khóc cho mình xem”.
Đây chính là Trương Ái Linh, mặc dầu cô của lúc ấy chẳng qua cũng chỉ mười một, mười hai tuổi, nhưng đã sớm hiểu được phải kiên nhẫn và thản nhiên. Sự thiếu vắng của người mẹ ảnh hưởng và chuyển biến tính tình của cô. Tác phẩm của cô luôn vô tình bộc lộ sự lạnh lùng, thiếu tình cảm dịu dàng và thương xót. Đó là bởi cô đã giấu những tình cảm mềm yếu vào nơi sâu kín nhất của trái tim, dùng sự vô tình để ngụy trang cho bản thân. Cả cuộc đời cô đều lựa chọn thái độ trốn tránh, co mình đối với thế giới bên ngoài, mà ngọn nguồn của nó chính là nỗi sợ bị tổn thương.
Trương Ái Linh biết rằng, bản thân cô xưa nay luôn là một đám mây cô độc, dù bay về phương nào thì đều phải dựa vào sự lựa chọn và nắm bắt của chính mình. Mẹ đi rồi, trong căn nhà của người cô vẫn còn lưu giữ hơi thở của mẹ. Chiếc bàn bảy miếng ghép[1], màu sắc nhẹ nhàng, còn có rất nhiều người đáng mến mà cô không biết đến rồi đi. Cô cho rằng, tất cả những thứ tốt nhất mà cô biết, cho dù là vật chất hay tinh thần, đều được lưu giữ nơi đây. Tình cảm nồng thắm giữa Trương Ái Linh và người cô cũng bắt đầu từ nơi này, hơn nữa còn được duy trì một cách sâu sắc suốt cả cuộc đời. Về mức độ nào đó, Trương Ái Linh đã tìm được một phần của tình mẹ mà cô đã bị mất ở người cô của mình. Cho nên, cô trân trọng.
[1] Bàn bảy miếng ghép, hay các dụng cụ bằng bảy miếng ghép màu là một loại đồ chơi phát triển trí lực được lưu truyền và sử dụng rộng rãi trong dân tộc Hán.
Còn hết thay mọi thứ ở bên nhà người cha – ông Trương Đình Trọng – cô đều coi thường. Trong Chuyện riêng, cô viết, “Thuốc phiện, vị lão tiên sinh dạy em trai tôi Hán cao Tổ luận, tiểu thuyết chương hồi, tất cả cứ sống một cách lười nhác và âm thầm như thế. Giống như người Ba Tư tôn sùng Hỏa giáo[2], tôi miễn cưỡng chia thế giới thành hai nửa, ánh sáng và đêm tối, thiện và ác, thần và quỷ. Những thứ thuộc về bên cha tôi chắc chắn là không tốt đẹp gì…” Có thể thấy, trong tâm hồn Trương Ái Linh luôn phải đè nén sự hỗn loạn, cuộc sống mòn gỉ. Nhưng nội tâm cô có lúc lại thích thú cảm giác này, thích thú khói mù của thuốc phiện, thích thú ánh mặt trời như sương mù, còn có những tờ báo khổ nhỏ chất lung tung trong phòng. Cô biết cha cô cô đơn, chỉ là mỗi khi cô đơn ông mới biểu lộ tình cảm dịu dàng.
[2] Hỏa giáo (Zoroastrianism) còn được gọi là Bái hỏa giáo, Hỏa yêu giáo hoặc Đạo Zarathushtra là một tôn giáo cổ của Ba Tư do nhà tiên tri Zarathushtra sáng lập cách đây 1000 năm trước Công nguyên, và là một trong những tôn giáo lâu đời nhất của nhân loại, với bộ kinh chính thức là kinh Avesta (Cổ kinh Ba Tư).
Cho dù như thế cũng không thay đổi được điều gì, yêu vẫn là yêu, hận vẫn là hận. Trong trái tim bé nhỏ của cô bắt đầu có kế hoạch to lớn. Cô khao khát sau khi tốt nghiệp trung học sẽ được đến Anh học đại học. Cô muốn mình nổi tiếng hơn cả Lâm Ngữ Đường, muốn mặc những bộ y phục tân kỳ nhất, được du lịch khắp thế giới. Ở Thượng Hải, cô có nhà của riêng mình, sống cuộc sống giản đơn phóng khoáng. Giản đơn phóng khoáng chính là cá tính của Trương Ái Linh. Cô ghét kiểu quẩn quanh vướng mắc mãi mà không dứt. Cô thà tự mình cắt đứt hết thảy nhung nhớ, dù là máu thịt nhạt nhòa, cũng không hề tiếc nuối.
Nhưng thế sự bất ổn, biển người chìm nổi, đó đâu phải nơi mà bản thân có thể làm chủ. Cha cô lại sắp kết hôn, khi người cô nói cho Trương Ái Linh tin này, cô đã bật khóc. Trước đây, cô đã từng đọc rất nhiều tiểu thuyết nói về mẹ kế, nhưng không ngờ câu chuyện này lại vận vảo bản thân mình. Khi đó, trong lòng Trương Ái Linh chỉ có cảm giác bức bách: “Cho dù thế nào cũng không thể để chuyện này xảy ra. Nếu người phụ nữ đó ở trước mặt, đang đứng tựa vào lan can sắt, tôi nhất định sẽ đẩy cô ta từ ban công xuống, một trăm lần đều làm như thế cả trăm lần”. Đây chẳng qua chỉ là câu nói đùa của một đứa trẻ bướng bỉnh, mặc dù cô có thể chấp nhận chuyện này hay không, thì việc cha cô sắp tái hôn vẫn là một sự thực không thể xóa bỏ được.
Gia đình này lại một lần nữa phải di chuyển và thay đổi. Lần này, họ chuyển đến căn nhà Tây năm xưa, cũng chính là nơi Trương Ái Linh chào đời. Trước đó cô không hề có bất cứ ký ức nào về nó, khi đã có đủ năng lực suy nghĩ, đến kiểm tra ngắm nghía căn nhà này, cô chỉ cảm thấy căn nhà cũ đã gánh chịu quá nhiều dấu ấn của lịch sử, lặp lại quá nhiều câu chuyện gia tộc, đến bầu không khí cũng trở nên mơ hồ.
Cô nói, những nơi có mặt trời khiến người ta buồn ngủ, những nơi đầy bóng râm lại có hơi lạnh của mộ cổ. Ở nơi đây, cô thường xuyên không thể phân biệt được, lúc nào tỉnh táo, lúc nào mơ hồ. Nhưng có điều cô rất rõ, cô không thích căn nhà này, không thích gia đình này, vì ở đây không có một ai đáng để cho cô yêu mến.
Người mẹ kế Tôn Dụng Phàn cũng hút thuốc phiện, cô ta và tài nữ đương thời Lục Tiểu Mạn là bạn thân, vì cả hai đều nghiện thuốc, cho nên được gọi là một cặp “Phù dung tiên tử”. Khi ấy, Lục Tiểu Mạn và Từ Chí Ma đang sống ở thôn Tứ Minh, thường xuyên mở tiệc mời Tôn Dụng Phàn, vì thế, Trương Ái Linh cũng từng có lần may mắn được tham dự, nhưng trong văn chương của cô về sau này không hề nhắc đến Lục Tiểu Mạn. Có lẽ, cô đã chuyển sự căm ghét đối với mẹ kế sang Lục Tiểu Mạn. Ở thời Dân Quốc, Lục Tiểu Mạn là một cô gái giống như hoa anh túc, một yêu tinh thập toàn thập mỹ. Không biết bao nhiêu người uống chén thuốc độc phong tình thơm ngát đó xong, đứt ruột mà chết, không hề hối hận.
Kỳ thực, mẹ kế đối xử với Trương Ái Linh cũng không tệ, càng không đến nỗi gọi là cay nghiệt. Trước khi được gả đến Trương phủ, cô ta nghe nói vóc dáng của mình và Trương Ái Linh cũng tương đương, nên đã mang hai hòm quần áo mà chất liệu đều là loại thượng hạng của mình đến cho Trương Ái Linh mặc. Nhưng Trương Ái Linh lại cho rằng hành động đó là bố thí, là làm nhục cô, cô vẫn không chịu tha thứ. Trong Đối chiếu ký cô từng viết: “Có một thời kỳ sống dưới ách thống trị của mẹ kế, bị ép mặc quần áo thừa của cô ta. Vĩnh viễn không thể quên được chiếc sườn xám bằng gấm mỏng màu hồng đậm, cái màu thịt bò chết, mặc hay không mặc vào người, đều thấy toàn thân như tê cóng, mùa đông đã qua, mà vẫn còn những vết sẹo của chứng tê buốt – đó chính là sự căm ghét và tủi nhục”.
Ngôn ngữ sắc bén nhường này, chính là không buông tha. Ngẫm ra trên văn đàn, ngoài Trương Ái Linh ra, mấy người có được bút lực như vậy, mấy người có thể miêu tả một chiếc áo cũ lâm ly tinh tế đến thế. Đó là vì cô quá kiêu hãnh, quá tự tôn. Về sau Trương Ái Linh dùng ngòi bút tài hoa kỳ diệu của mình, nhiều lần phê phán hình tượng của mẹ kế Tôn Dụng Phàn. Kỳ thực Tôn Dụng Phàn cũng xuất thân từ danh gia vọng tộc hiển hách, chỉ là sau này gia đạo sa sút, mà Trương Đình Trọng lại được thừa kế sản nghiệp lớn của tổ tiên, nên Tôn Dụng Phàn ngoài “ả phù dung” làm tri kỷ ra, thì chưa hề phạm bất cứ lỗi lầm nào. Nếu như không phải chịu ảnh hưởng của gia cảnh, không bị nghiện thuốc phiện, cô ta cũng không cần làm vợ kế của Trương Đình Trọng, càng không cần làm mẹ kế của hai đứa trẻ. Nhưng sự căm ghét của Trương Ái Linh với cô ta là điều đương nhiên. Trên thế gian này, có lẽ không có đứa trẻ nào có thê khoan dung đến độ thích mẹ kế của mình một cách thực lòng. Cô không thích về nhà, vì không mốn nhìn thấy cảnh tượng trụy lạc cha và mẹ kế cùng nằm trên sập, hút thuốc phiện nhả khói mù mịt. Trong mắt Trương Ái Linh, Tôn Dụng Phàn quá ti tiện, quá hèn hạ, chỉ biết chìm đắm trong hoan lạc, mặc kệ ngày tháng trôi qua như thoi đưa.
Điều khiến Trương Ái Linh cảm thấy đau khổ nhất là, ngày ngày cha và mẹ kế sống một cuộc sống xa xỉ và buông thả như thế, nhưng lại không cho cô tiền nộp học phí học đàn piano. Trương Ái Linh còn nhớ, mỗi lần xin cha tiền học phí, đều gặp phải sự trì hoãn thoái thác của ông: “Tôi đứng trước cửa hiệu thuốc phiện, rất lâu, rất lâu, mà vẫn không được trả lời”. Đối với một bé gái cực kỳ giàu lòng tự tôn mà nói, đây chắc chắn là một sự tổn thương không thể nào tha thứ được. Trên thế gian không có nơi nào có thể tìm được những thứ quý giá nữa, điều cô có thể làm là khiến cho bản thân mình càng sạch sẽ hơn, thoải mái hơn.
Tháng ngày như thêu, tuế nguyệt kết kén. Những thứ đã cho rằng tốt đẹp trong ký ức, đến nay lại hoàn toàn ngược lại. Dù cho như thế, ngày tháng như mây vẫn phải trôi qua một cách cố chấp, dẫu đi đến nơi sơn cùng thủy tận, cũng sẽ có một ngả rẽ để bạn bước ra. Chỉ là vầng trăng sáng treo ngoài cửa sổ đó, khi tỉnh mình ta biết, khi say ai người hiểu đây?
Danh sách chương