Lẽ ra ta nên sớm biết những lời bên gối tuyệt đối không thể tin.
Tháng Chạp năm ngoái, hắn lên kinh ứng thí. Trước khi đi, hắn còn luyến tiếc không thôi, nắm tay ta đi gõ cửa từng nhà hàng xóm: “Tại hạ sắp phải vào kinh, chuyết kinh tuổi còn nhỏ, mong các hương thân để tâm chăm sóc. Đợi khi Cố Lân trở về, nhất định đội ơn bất tận.”
Bây giờ lại đến tháng Chạp, tin tức hắn đậu Thám Hoa đã truyền về hơn nửa năm nhưng vẫn không thấy được bóng người, không nhận được một lá thư.
Ánh mắt láng giềng nhìn ta từ hâm mộ đã chuyển thành thương hại.
Ngày đó, chuyện Cố giải nguyên quỳ ván giặt đồ suốt đêm truyền khắp toàn thành, người người đều nói ta đanh đá chua ngoa, nhưng ai ai cũng bảo ta có phúc.
Bây giờ mọi người đều chỉ trỏ sau lưng ta, nói phu quân ta thi đậu Thám Hoa, bị phù hoa che mắt, làm gì còn nhớ đến người vợ nghèo hèn, nhớ đến một thôn nữ thêu hoa như ta nữa.
Ta ngày ngày đóng cửa ở lì trong nhà, bỏ ngoài tai lời đồn đại, chỉ an phận chờ hắn quay về.
Đến lúc đó để xem hắn giải thích thế nào. Nghe lọt tai thì còn được lên giường ngủ, nói nhăng nói cuội thì cứ lót ván giặt đồ mà quỳ.
Nhưng hắn vẫn không quay về.
Cuối năm, Triệu Cảnh Thăng về quê thăm cha mẹ, ta đến đình Vọng Giang tìm y.
Ta cười hỏi: “Cảnh Thăng có tin tức gì về phu quân ta không? Ta nghe nói hắn đậu Thám Hoa. Phải chăng công vụ quá bận rộn, đến nay vẫn chưa có thời gian về nhà?”
Triệu Cảnh Thăng né tránh ánh mắt ta, ấp a ấp úng.
Y nói: “Tẩu phu nhân, có một số việc, tại hạ không biết có nên nói hay không.”
Ta tiếp tục mỉm cười: “Xin cứ nói.”
Y nói: Phu quân ta đến Kinh Thành, kỳ thi mùa xuân đậu Hội Nguyên, thi đình cũng đứng hạng nhất nhưng Hoàng Thượng thấy hắn tuổi còn quá trẻ, sợ dễ dàng giành được Tam Nguyên sẽ trở nên ngông cuồng tự đại, cưỡng ép giáng hắn từ Trạng Nguyên xuống Thám Hoa.
Thế nhưng thứ hạng bị hạ thấp không chỉ không làm giảm danh tiếng của hắn, mà còn gia tăng nhuệ khí cho hắn.
Lúc cưỡi ngựa diễu hành trên phố, Trạng Nguyên lớn tuổi, Bảng Nhãn mộc mạc, chỉ mình hắn tỏa sáng nổi bật giữa đội ngũ. Dạo xong một vòng, hoa rơi khắp người, phong lưu vô hạn.
Khi đó, quý nhân trong kinh muốn cướp hắn làm con rể nhiều vô số kể, các tiểu thư tặng túi thơm xếp thành từng giỏ mà đưa. Sau đó, tại Quỳnh Lâm yến, Công Chúa ngồi trong rèm nhìn ra, muốn chọn hắn làm Phò Mã mới chặn được làn sóng cướp rể kia.
Vị công chúa kia do Hoàng Hậu sinh ra, thân phận tôn quý, được nuông chiều từ nhỏ.
Hoàng Thượng triệu hắn đến thăm dò ý tứ. Hắn nói trong nhà đã có thê tử.
Hoàng Thượng bảo: “Chỉ là một thôn nữ thêu hoa, ái khanh suy xét cho cẩn thận.”
Hắn suy nghĩ mấy ngày, hồi đáp Hoàng Thượng: “Lý thị qua cửa một năm vẫn chưa có con, thần sớm đã muốn thôi bỏ. Có điều bây giờ vừa đỗ đạt đã muốn bỏ vợ tái giá, thần thì không ngại, chỉ sợ làm tổn hại đến thanh danh của công chúa. Chi bằng đợi thêm một năm, thần sẽ bỏ vợ.”
Ta nghe xong mà toàn thân run rẩy.
Là ai nói ta tuổi nhỏ không nên có thai, ruột dê sấy vứt đầy cả sàn nhà? Bây giờ lại nói ta một năm vẫn chưa có con, ép ta hạ đường? Triệu Cảnh Thăng càng nói càng khó xử: “Tẩu phu nhân, vinh hoa phú quý làm mờ mắt người. Hắn mới công thành danh toại có mấy tháng, tiếng tăm chơi bời trăng hoa đã truyền khắp Kinh Thành. Hắn đã được định làm Phò Mã, lại dây dưa mập mờ với tiểu thư nhà quyền quý. Công Chúa tức giận, Hoàng Thượng gọi hắn tới khiển trách nhiều lần. Hắn vẫn chứng nào tật nấy, còn ngày ngày tìm đến thanh lâu kỹ viện.”
Y đồng cảm nhìn ta nói: “Bích Đào cô nương, ta coi thường hành vi của hắn, từ lâu đã không lui tới với hắn nữa. Ngày rời kinh, ta có đến tìm hắn, hỏi hắn có muốn ta mang tin tức gì về cho ngươi không. Lúc đó, hắn còn chìm đắm trong ôn nhu hương, cười nói: Không có tin tức, chính là tin tức tốt nhất.”
Ta ngồi trong nhà mấy ngày liền.
Mẹ ơi, con hối hận không nghe lời mẹ dạy, mới ra nông nỗi ngày hôm nay. Con vốn muốn mượn hắn sinh một đứa con, con nuôi nó, nó lại nuôi con. Bây giờ, con thì chưa mượn được, còn chịu cái danh bị vứt bỏ.
Ta nói với Đậu Hoàng: “Đậu Hoàng, bây giờ con chỉ còn mỗi mẹ mà thôi. Chúng ta qua cầu, về nhà đi.”
Đậu Hoàng nghẹn ngào ăng ẳng với ta vài tiếng, vẫy đuôi, cọ mặt vào tay ta, còn muốn liếm mặt ta.
Ta lau khô nước mắt, đi vào thư phòng của hắn, ngồi xuống.
Ta mài mực, cầm bút lên, viết hai chữ “phu quân” xiêu xiêu vẹo vẹo, xấu xí vô cùng. Quả nhiên không có hắn cầm tay, chữ của ta vẫn như gà bới.
Ta vò giấy thành quả bóng, vứt đi, chỉnh lại quần áo đi ra ngoài.
Ta đến quầy bói toán của Tái Thần Tiên ở đầu ngõ, nhờ ông viết thư thay ta.
Ta nói, ông viết.
Ta nói: “Phu quân, nghe nói chàng đậu Thám Hoa, còn muốn cưới công chúa, nạp tiểu thư.”
Tái Thần Tiên ngừng bút nhìn ta.
Ta nói: “Sao lại ngừng? Ngươi viết tiếp đi.”
Tái Thần Tiên tiếp tục viết.
Ta nói tiếp: “Ta vốn muốn mượn chàng sinh một đứa con, bây giờ thành thân đã một hai năm rồi, nửa đứa con cũng chưa thấy, ta có chút thiệt thòi. Ta cảm thấy chàng hẳn là vô sinh, vậy chúng ta hòa ly đi thôi. Chàng chớ làm trễ nãi ta, ta cũng không làm mất thời gian của chàng.”
Tái Thần Tiên sặc nước bọt: “Viết thẳng như vậy thật à? Có cần ta giúp nương tử trau chuốt lại một chút không?”
Ta hỏi: “Trau chuốt có tính thêm tiền không?”
Ông nói: “Không có.”
Ta nói: “Vậy ngươi sửa đi.”
Ta ngồi trên ghế đẩu chờ Tái Thần Tiên trau chuốt câu từ.
Phía sau có người nghiến răng nghiến lợi: “Nàng nói ai vô sinh? Nàng muốn hòa ly với ai?”
Tháng Chạp năm ngoái, hắn lên kinh ứng thí. Trước khi đi, hắn còn luyến tiếc không thôi, nắm tay ta đi gõ cửa từng nhà hàng xóm: “Tại hạ sắp phải vào kinh, chuyết kinh tuổi còn nhỏ, mong các hương thân để tâm chăm sóc. Đợi khi Cố Lân trở về, nhất định đội ơn bất tận.”
Bây giờ lại đến tháng Chạp, tin tức hắn đậu Thám Hoa đã truyền về hơn nửa năm nhưng vẫn không thấy được bóng người, không nhận được một lá thư.
Ánh mắt láng giềng nhìn ta từ hâm mộ đã chuyển thành thương hại.
Ngày đó, chuyện Cố giải nguyên quỳ ván giặt đồ suốt đêm truyền khắp toàn thành, người người đều nói ta đanh đá chua ngoa, nhưng ai ai cũng bảo ta có phúc.
Bây giờ mọi người đều chỉ trỏ sau lưng ta, nói phu quân ta thi đậu Thám Hoa, bị phù hoa che mắt, làm gì còn nhớ đến người vợ nghèo hèn, nhớ đến một thôn nữ thêu hoa như ta nữa.
Ta ngày ngày đóng cửa ở lì trong nhà, bỏ ngoài tai lời đồn đại, chỉ an phận chờ hắn quay về.
Đến lúc đó để xem hắn giải thích thế nào. Nghe lọt tai thì còn được lên giường ngủ, nói nhăng nói cuội thì cứ lót ván giặt đồ mà quỳ.
Nhưng hắn vẫn không quay về.
Cuối năm, Triệu Cảnh Thăng về quê thăm cha mẹ, ta đến đình Vọng Giang tìm y.
Ta cười hỏi: “Cảnh Thăng có tin tức gì về phu quân ta không? Ta nghe nói hắn đậu Thám Hoa. Phải chăng công vụ quá bận rộn, đến nay vẫn chưa có thời gian về nhà?”
Triệu Cảnh Thăng né tránh ánh mắt ta, ấp a ấp úng.
Y nói: “Tẩu phu nhân, có một số việc, tại hạ không biết có nên nói hay không.”
Ta tiếp tục mỉm cười: “Xin cứ nói.”
Y nói: Phu quân ta đến Kinh Thành, kỳ thi mùa xuân đậu Hội Nguyên, thi đình cũng đứng hạng nhất nhưng Hoàng Thượng thấy hắn tuổi còn quá trẻ, sợ dễ dàng giành được Tam Nguyên sẽ trở nên ngông cuồng tự đại, cưỡng ép giáng hắn từ Trạng Nguyên xuống Thám Hoa.
Thế nhưng thứ hạng bị hạ thấp không chỉ không làm giảm danh tiếng của hắn, mà còn gia tăng nhuệ khí cho hắn.
Lúc cưỡi ngựa diễu hành trên phố, Trạng Nguyên lớn tuổi, Bảng Nhãn mộc mạc, chỉ mình hắn tỏa sáng nổi bật giữa đội ngũ. Dạo xong một vòng, hoa rơi khắp người, phong lưu vô hạn.
Khi đó, quý nhân trong kinh muốn cướp hắn làm con rể nhiều vô số kể, các tiểu thư tặng túi thơm xếp thành từng giỏ mà đưa. Sau đó, tại Quỳnh Lâm yến, Công Chúa ngồi trong rèm nhìn ra, muốn chọn hắn làm Phò Mã mới chặn được làn sóng cướp rể kia.
Vị công chúa kia do Hoàng Hậu sinh ra, thân phận tôn quý, được nuông chiều từ nhỏ.
Hoàng Thượng triệu hắn đến thăm dò ý tứ. Hắn nói trong nhà đã có thê tử.
Hoàng Thượng bảo: “Chỉ là một thôn nữ thêu hoa, ái khanh suy xét cho cẩn thận.”
Hắn suy nghĩ mấy ngày, hồi đáp Hoàng Thượng: “Lý thị qua cửa một năm vẫn chưa có con, thần sớm đã muốn thôi bỏ. Có điều bây giờ vừa đỗ đạt đã muốn bỏ vợ tái giá, thần thì không ngại, chỉ sợ làm tổn hại đến thanh danh của công chúa. Chi bằng đợi thêm một năm, thần sẽ bỏ vợ.”
Ta nghe xong mà toàn thân run rẩy.
Là ai nói ta tuổi nhỏ không nên có thai, ruột dê sấy vứt đầy cả sàn nhà? Bây giờ lại nói ta một năm vẫn chưa có con, ép ta hạ đường? Triệu Cảnh Thăng càng nói càng khó xử: “Tẩu phu nhân, vinh hoa phú quý làm mờ mắt người. Hắn mới công thành danh toại có mấy tháng, tiếng tăm chơi bời trăng hoa đã truyền khắp Kinh Thành. Hắn đã được định làm Phò Mã, lại dây dưa mập mờ với tiểu thư nhà quyền quý. Công Chúa tức giận, Hoàng Thượng gọi hắn tới khiển trách nhiều lần. Hắn vẫn chứng nào tật nấy, còn ngày ngày tìm đến thanh lâu kỹ viện.”
Y đồng cảm nhìn ta nói: “Bích Đào cô nương, ta coi thường hành vi của hắn, từ lâu đã không lui tới với hắn nữa. Ngày rời kinh, ta có đến tìm hắn, hỏi hắn có muốn ta mang tin tức gì về cho ngươi không. Lúc đó, hắn còn chìm đắm trong ôn nhu hương, cười nói: Không có tin tức, chính là tin tức tốt nhất.”
Ta ngồi trong nhà mấy ngày liền.
Mẹ ơi, con hối hận không nghe lời mẹ dạy, mới ra nông nỗi ngày hôm nay. Con vốn muốn mượn hắn sinh một đứa con, con nuôi nó, nó lại nuôi con. Bây giờ, con thì chưa mượn được, còn chịu cái danh bị vứt bỏ.
Ta nói với Đậu Hoàng: “Đậu Hoàng, bây giờ con chỉ còn mỗi mẹ mà thôi. Chúng ta qua cầu, về nhà đi.”
Đậu Hoàng nghẹn ngào ăng ẳng với ta vài tiếng, vẫy đuôi, cọ mặt vào tay ta, còn muốn liếm mặt ta.
Ta lau khô nước mắt, đi vào thư phòng của hắn, ngồi xuống.
Ta mài mực, cầm bút lên, viết hai chữ “phu quân” xiêu xiêu vẹo vẹo, xấu xí vô cùng. Quả nhiên không có hắn cầm tay, chữ của ta vẫn như gà bới.
Ta vò giấy thành quả bóng, vứt đi, chỉnh lại quần áo đi ra ngoài.
Ta đến quầy bói toán của Tái Thần Tiên ở đầu ngõ, nhờ ông viết thư thay ta.
Ta nói, ông viết.
Ta nói: “Phu quân, nghe nói chàng đậu Thám Hoa, còn muốn cưới công chúa, nạp tiểu thư.”
Tái Thần Tiên ngừng bút nhìn ta.
Ta nói: “Sao lại ngừng? Ngươi viết tiếp đi.”
Tái Thần Tiên tiếp tục viết.
Ta nói tiếp: “Ta vốn muốn mượn chàng sinh một đứa con, bây giờ thành thân đã một hai năm rồi, nửa đứa con cũng chưa thấy, ta có chút thiệt thòi. Ta cảm thấy chàng hẳn là vô sinh, vậy chúng ta hòa ly đi thôi. Chàng chớ làm trễ nãi ta, ta cũng không làm mất thời gian của chàng.”
Tái Thần Tiên sặc nước bọt: “Viết thẳng như vậy thật à? Có cần ta giúp nương tử trau chuốt lại một chút không?”
Ta hỏi: “Trau chuốt có tính thêm tiền không?”
Ông nói: “Không có.”
Ta nói: “Vậy ngươi sửa đi.”
Ta ngồi trên ghế đẩu chờ Tái Thần Tiên trau chuốt câu từ.
Phía sau có người nghiến răng nghiến lợi: “Nàng nói ai vô sinh? Nàng muốn hòa ly với ai?”
Danh sách chương