Đúng như dự đoán, sau ngày tỉnh Phước Vĩnh thực hiện Thông tri của Ban bí thư, tình hình sản xuất nông nghiệp sa sút trông thấy. Tuy không khôi phục lại việc đi làm theo tiếng kẻng và đêm đêm họp bình điểm nhưng nhiều nơi trở về với các lối khoán trước đây khiến nông dân đâm ra chán nản không còn muốn đi ra ruộng nữa. Ba vụ lúa liền năng suất tiếp tục giảm. Lác đác Hợp tác xã nào cũng có xã viên xin ra khỏi Hợp tác để làm ăn riêng rẽ vì họ đã nhìn thấy lợi ích to lớn của việc hộ làm chủ ruộng đất trong những năm trước đây. Nhưng cũng có một số Hợp tác xã lại không chịu sửa theo Thông tri của Ban bí thư mà vẫn duy trì khoán hộ dưới các hình thức khác nhau. Lãnh đạo từ xã lên tỉnh đều biết chuyện này nhưng lờ đi coi như không biết. Ban thường vụ họp đi họp lại không biết bao nhiêu lần để tìm lối thoát nhưng vẫn chưa tìm ra hướng đi nào có thể khôi phục lại sản xuất nếu như không bằng mấy năm thực hiện Nghị quyết 68 thì cũng đừng để nó trở về năng suất của những năm thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Trừ Đình ra, còn các ủy viên thường vụ còn lại chạy đôn chạy đáo xuống các huyện bàn cách khôi phục lại sản xuất. Ông Kim cũng chẳng mấy khi ngồi ở cơ quan. Chiếc xe con của ông gần như ngày nào cũng lăn bánh trên đường. Cũng may là Mỹ tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến hai mươi trở ra nên đỡ đi cái khâu lo chuyện chỉ đạo đánh trả máy bay Mỹ và sửa chữa cầu cống kho tàng nên ông mới có thời gian liên tục đi xuống cơ sở để chỉ đạo.
Buổi sáng, sau khi nghe Cần và Lương báo cáo tình hình sản xuất của huyện Yên Lộc, ông Kim bảo:
- Tớ nói cho các cậu biết, hiện nay trong tỉnh ta còn có một số Hợp tác xã vẫn giữ được năng suất của thời kỳ khoán hộ hoặc có tụt thì cũng tụt không đáng kể vì những Hợp tác xã đó chịu khó tìm tòi nhiều cách khoán khác nhau để thay thế cho khoán hộ. Còn các cậu thì làm y nguyên hướng dẫn của Thông tri Ban bí thư từ vụ này qua vụ khác mà không hề rút kinh nghiệm để điều chỉnh cho thích hợp.
Lương, chủ tịch huyện Yên Lộc cố thanh minh:
- Cũng khó lắm bí thư ạ. Thông tri nói: Chế độ ba khoán chỉ áp dụng với những đội sản xuất tương đối cố định, đội sản xuất có thể khoán hai ba việc có liên quan với nhau như nhổ mạ, cấy, tát nước, làm cỏ, bón phân. Bản Thông tri còn bảo: Những ruộng thâm canh giành năng suất cao phải do đội sản xuất phụ trách, đảng viên và đoàn viên làm nòng cốt để thúc đẩy phong trào chung, không nên giao riêng từng cánh đồng, từng mảnh ruộng cho đảng viên và đoàn viên. Những lời lẽ của Thông tri cứ nói lơ lửng kiểu như vậy để rồi cuối cùng chốt lại là cần chấm dứt mọi hình thức khoán ruộng đất của tập thể cho hộ, có khác gì móc miếng cơm từ trong miệng của nông dân ra.
- Chuyện cũ qua rồi không nói lại nữa – Ông Kim nói – Miếng cơm của nông dân bị móc ra thì trách nhiệm của các cậu phải đưa vào lại, dù nó không được đầy như cũ nhưng kiên quyết không được để nông dân nuốt nước bọt mà sống.
Cần cười buồn:
- Anh bảo chúng tôi phải làm gì bây giờ ngoài việc bỏ được việc đánh kẻng báo giờ đi làm và đêm đến không phải bê đèn đội mưa đội gió đi họp bình công xét điểm, còn mọi việc thì quay lại như cơ chế cũ theo quy định của Trung ương.
Ông Kim quay sang hỏi ông Côn:
- Ông Côn bảo tay Cần nói vậy có đúng không? Ông Côn đáp:
- Đúng là chúng ta đứng trước hai cái rào cản một lúc. Đó là cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và lại thêm Thông tri của Ban bí thư. Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và quản lí lao động bằng chủ trương khoán hộ ai đúng, ai sai chỉ có chờ lịch sử phán xét sau này chứ chúng ta không đủ quyền lực để bào chữa, bảo vệ cho quan điểm của mình. Việc cần làm bây giờ là giữ cho được năng suất ở mức trung bình, làm sao vừa nuôi sống được nông dân vừa đóng góp một phần cho Nhà nước. Kiên quyết không để năng suất tụt xuống dưới mức trung bình. Muốn làm được như vậy là phải dựa vào nông dân. Phát động một phong trào sáng kiến cải tiến các hình thức khoán, trừ khoán hộ. Nếu không được giao ruộng đất cho hộ xã viên thì chúng ta thử xem có thể giao hẳn cho tổ, cho nhóm xem sao. Có thể năng suất không cao bằng khoán cho hộ nhưng ít ra cũng giữ được ở mức trên trung bình.
Cần bảo:
- Cũng đã có một vài Hợp tác xã trong huyện tôi đã làm cách này rồi nhưng khi chia sản lượng lại nảy sinh ra suy bì tị nạnh tôi làm nhiều, anh làm ít nên tình trạng mất đoàn kết lại nảy sinh giống như thời kỳ bình công xét điểm trước đây. Một vài Hợp tác xã làm kiểu này được một vụ rồi đến vụ sau tan rã.
- Mấu chốt bây giờ là coi trọng ổn định năng suất cái đã. Còn việc suy bì tị nạnh dẫn đến mất đoàn kết sẽ tìm cách giải quyết dần dần – Ông Côn bảo.
Ông Kim hút xong điếu thuốc rồi bảo Cần:
- Việc này các cậu họp Ban thường vụ huyện ủy bàn sau. Bây giờ cậu Cần hoặc cậu Lương đưa tớ và ông Côn xuống một Hợp tác xã mà các cậu cho là yếu nhất để tớ và ông Côn tìm hiểu thử xem dân người ta nói gì, cần gì. Ngồi đây bàn quanh tính quẩn có đến mồng thất cũng không tìm ra được lối thoát.
Cần đưa ông Kim xuống Hợp tác xã Yên Châu. Đây là một trong số tám Hợp tác xã làm ăn sa sút nhất huyện. Khi xe chuẩn bị vào làng, ông Kim bảo:
- Đến đầu làng các cậu thả tớ xuống cho tớ đi bộ, còn cậu Cần dẫn ông Côn đến thẳng Hợp tác xã để làm việc nhé.
Cần hỏi:
- Sao thế ạ?
- Tớ muốn vào trong các nhà dân để nói chuyện với bà con cho vui. Chỉ cần ông Côn và cậu làm việc với Ban quản trị là đủ. Có gì sau này ông Côn kể lại cho tớ nghe cũng được. Có bốn cái tai phải chia nhau ra để nghe cho khỏi lãng phí. Hai tai ông Côn nghe Ban quản trị Hợp tác xã nói, còn hai tai của tớ nghe dân nói. Các cậu thấy tớ sắp xếp như vậy có hợp lí hay không.
Cần cười ha hả:
- Em chịu bí thư rồi.
Xe vừa chớm đầu làng, ông Kim bảo Hành dừng xe lại để cho ông xuống. Hành hỏi:
- Lát nữa đón bí thư ở đâu ạ?
- Cứ ngồi ở trụ sở Hợp tác mà chờ. Thế nào tớ cũng đến đấy.
Xe chuẩn bị chạy, ông Kim kêu lên:
- Ấy, ấy, còn cái điếu cày của tớ.
Hành lấy điếu cày đưa cho ông Kim rồi đưa ông Côn và Cần chạy tiếp.
Ông Kim lững thững đi trên đường làng. Vài người dân đi qua không nhận ra ông, chỉ ngước nhìn rồi bỏ đi. Đến một cái ngõ nhìn thấy một người đàn ông đầu bạc trắng, lưng hơi gù đang ngồi đan rổ ở trước hiên, ông Kim đi vào.
- Chào ông. Ông đan rổ đấy à?
Người đàn ông ngẩng đầu lên đáp: Vâng, chào ông, rồi nhìn chằm chằm vào ông Kim.
- Hình như ông bí thư tỉnh ủy có phải không?
Ông Kim ngạc nhiên hỏi:
- Làm sao mà ông nhận ra tôi?
Người đàn ông nhìn kỹ ông Kim rồi đáp:
- Lần Đại hội nông dân toàn tỉnh cách đây bảy, tám năm gì đó tôi được vinh dự đứng nói chuyện với ông mãi. Khi ông vừa bước vào đây tôi hơi ngờ ngợ nhưng không dám chào ngay, vì bây giờ nhìn ông thấy ông già và gầy đi nhiều quá. Ông vào nhà xơi nước.
Ông Kim bảo:
- Ngồi đây cho thoáng ông ạ.
Nói xong ông Kim gỡ chiếc dép cao su dưới chân đặt xuống hiên định ngồi xuống. Người đàn ông kêu lên:
- Ấy chết, có ghế đàng hoàng, việc gì mà ông phải ngồi xuống đất.
- Tôi quen ngồi thế này để hút thuốc lào cho tiện ông ạ. Ông nhắc đến chuyện Đại hội nông dân nên tôi nhớ ra rồi. Có phải ông là ông Hưu, chiến sĩ thi đua của huyện Yên Lộc ngày ấy không?
Ông Hưu mừng rỡ:
- Ông nhớ lâu quá.
- Bà và các cháu đi đâu hết?
- Nhà tôi mất đã ba năm nay rồi, tôi ở với hai vợ chồng anh út. Chúng nó đi làm cả, còn mấy đứa con chúng nó đi học.
- Xin lỗi, tôi không biết. Ông có còn tham gia sản xuất không?
Ông Hưu đăm chiêu nhìn ra vườn như luyến tiếc điều gì đó, lát sau mới nói với ông Kim:
- Cái dạo khoán hộ tôi còn khoẻ lắm, làm cật lực ông ạ. Nhưng từ khi cấm khoán hộ đến giờ thì ngồi ở nhà đuổi gà và đan cái rổ cái rá cho đỡ buồn chứ không tham gia việc đồng áng nữa. Tôi nghe nói ông bí thư vất vả lắm phải không?
- Có gì mà vất vả hả ông.
- Ông nói thế. Tuy là ngồi ở đây nhưng chuyện gì xảy ra với ông bí thư, bà con nông dân chúng tôi đều biết cả đấy. Biết ông lâm nạn, bà con thương ông lắm. Ông đã vì bà con nông dân, đưa thóc, đưa gạo lại cho mọi người nhưng tội thì gánh chịu một mình. Cũng tại cái tấm lòng của ông thương nông dân chúng tôi nên mới mang vạ vào thân.
- Tôi rất cảm kích trước tấm lòng của bà con nông dân đối với tôi. Nhưng ông cũng không nên nghe những lời đồn đại làm gì. Ông thấy tôi có sao đâu nào. Tôi vẫn làm bí thư tỉnh ủy chứ cấp trên có cách chức tôi đâu.
Ông Hưu đưa chén nước mời ông Kim:
- Chẳng phải đồn đại đâu. Chuyện ông bị ông Trung ương phê phán trước mấy chục người của hội nghị tỉnh ủy, rồi chuyện người ta bắt ông viết kiểm thảo, chuyện yêu cầu ông không được cho nông dân khoán hộ. Ngay cả chuyện ông ức quá bị hộc máu giữa hội nghị đều đến tai bà con nông dân cả đấy.
Ông Kim không sao nhịn được cười khi nghe ông Hưu bảo mình ức quá đến hộc máu:
- Nghe ông nói tôi ức quá đến hộc máu ra giữa hội nghị tôi buồn cười quá. Ông cứ làm như tôi là Chu Du vì thua mưu của Gia Cát Lượng đến nỗi hộc máu mà chết không bằng.
Ông Hưu trở về với đôi mắt đăm chiêu:
- Tôi nói câu này ông nghe được thì nghe, không nghe được thì bỏ ngoài tai. Con sin sít dù có quẫy đuôi đến mấy cũng không làm gợn được nước biển ông ạ. Ông đừng quá nặng lòng với chúng tôi mà rước thêm họa vào thân.
Ông Kim cười:
- Tôi và ông cũng như bà con nông dân không khi nào chịu làm thân phận của con sin sít ông ạ. Đã làm loài cá là phải làm cá kình, cá voi, làm loài thú trên rừng thì phải làm báo, làm hổ. Việc gì phải hạ mình đi làm con giun con dế.
- Cũng muốn thế lắm chứ ông. Nhưng người ta vẫn bắt mình sống theo cái khuôn phép do họ đặt ra. Nói đâu xa như cái chuyện khoán hộ thôi. Ông và tỉnh ủy đã làm lợi cho dân cho nước như thế nhưng người ta bảo làm như vậy là ngoài khuôn phép nên phải cấm. Đã cấm thì dù không muốn, dân cũng phải nghe theo. Đến như ông làm đến cái chức bí thư tỉnh ủy mà ông cũng đành giải giáp quy hàng nữa là.
Ông Kim cầm lấy điếu cày cho thuốc vào hút rồi vừa nhả khói vừa nói:
- Làm dân thì có phép nước, làm đảng viên thì vừa có phép nước vừa có điều lệ Đảng. Vì vậy đúng, sai hồi sau phân giải, còn trước mắt thì phải chấp hành cho tốt ông ạ.
- Bà con nông dân cũng biết cái lẽ đời là vậy nên trên bảo thôi khoán hộ là bà con thôi. Nhưng tiếc lắm, đau lắm ông ạ. Từ khi có cái Thông tri cấm khoán hộ và yêu cầu trở về với nguyên tắc, điều lệ như trước đây, bà con đâm ra chán nản chẳng còn thiết làm ăn. Có gần một chục hộ làm đơn xin ra khỏi Hợp tác nhưng Ban quản trị kiên quyết không cho vì sợ người này xin ra được thì người khác cũng xin nên chẳng mấy chốc mà giải tán Hợp tác xã.
- Chi bộ và Ban quản trị không có biện pháp gì à?
- Cũng đã họp hành bàn đủ chuyện nhưng chẳng đi đến đâu.
- Theo ông thì Ban quản trị nên làm gì để củng cố Hợp tác xã và đưa năng suất lúa trở lại, nếu không bằng thời kỳ khoán hộ thì ít ra cũng phải đạt được trên mức Trung bình?
Ông Hưu cười:
- Việc này còn khó hơn cả mổ ruồi lấy gan. Dân không còn thiết tha sản xuất thì làm sao mà vực năng suất lên được. Ông phải làm đơn xin với cấp trên cho bà con tiếp tục khoán hộ ông ạ. Đất đai cũng như con trẻ do mình đẻ ra, chăm bẵm và nuôi nấng nó, bấy giờ mình mới yêu nó và nó cũng yêu mình. Nếu coi đất đai như đứa con nuôi, không mang nặng đẻ đau, không nặng tình mẫu tử thì chẳng khi nào nó thành người khỏe mạnh tử tế được cả. Cái hay của khoán hộ cũng ở chỗ đó. Gọi là đất của Hợp tác nhưng đã giao cho tôi thì cũng coi như là đất của tôi. Tôi quên ngày quên đêm, quên mưa quên nắng để chăm bẵm nó thì nó trả ơn cho tôi bằng các vụ bội thu.
Ông Kim càng thấm thía nỗi buồn khi nghe những lời ông Hưu vừa nói, ông đáp:
- Luyến tiếc cái đã mất chẳng ích gì. Bây giờ chỉ còn cách là bàn bạc với nhau để phục hồi sản xuất thôi ông ạ. Hiện nay trong tỉnh ta có một số Hợp tác xã có sáng kiến chuyển từ khoán hộ sang khoán nhóm, khoán tổ giống như khoán hộ. Nghĩa là giao hẳn diện tích cho tổ, cho nhóm tự quản. Sau khi nộp sản lượng cho Hợp tác xã, còn lại chia nhau mà hưởng. Xem ra cách làm này cũng đưa lại kết quả rất tốt.
Mắt ông Hưu sáng lên:
- Đúng là có nơi làm thế hả ông?
- Đúng thế ông ạ. Không được phép giao ruộng cho từng hộ thì giao cho một tập thể hộ. Theo ông liệu Hợp tác ta có làm được cách khoán này không?
Ông Hưu thắc mắc:
- Liệu hình thức này có bị cấm không?
- Khoán nhóm, khoán tổ xưa nay vẫn làm, ai cấm hả ông.
Ông Hưu sôi nổi hẳn lên:
- Khoán nhóm, khoán tổ kiểu như ông vừa nói hoàn toàn khác trước đây nhiều lắm. Có thế mà chúng tôi cứ họp hành loay hoay mãi mà không nghĩ ra. Có đường sống rồi ông ạ. Tôi phải đề nghị họp chi bộ để bàn việc này mới được.
Ông Kim hỏi:
- Chi bộ Hợp tác xã có bao nhiêu đảng viên?
- Hai tám đảng viên ông ạ.
Ông Kim nói:
- Hai mươi tám đảng viên mà không chèo chống nổi để cho Hợp tác xã bị xếp vào số yếu nhất huyện thì cần phải xem xét lại vai trò lãnh đạo của chi bộ.
- Ông bí thư nói thế oan cho chúng tôi quá. Thấy Hợp tác xã có nguy cơ tụt dốc, đảng viên trong chi bộ chúng tôi trăn trở, day dứt lắm chứ. Họp lên họp xuống để tìm phương sách thay thế cái anh khoán hộ bị cấm nhưng không làm sao mà nghĩ ra được. Có một số đảng viên thấy nguy cơ suy sụp của Hợp tác đề nghị cứ cho tiếp tục khoán hộ rồi đến đâu thì đến nhưng làm sao mà dám làm cái chuyện tày đình ấy phải không ông bí thư?
Ông Kim nói lấp lửng:
- Kể ra làm kín đáo đừng để cho ai biết có khi vẫn được.
Ông Hưu cười hề hề:
- Ông đừng có xui dại. Chẳng ai dám làm cái chuyện vuốt râu hùm đâu.
-Ông Kim hỏi đùa:
- Ngày trước ông tích cực vận động bà con tăng gia sản xuất nên mới được bầu là chiến sĩ thi đua của huyện. Bản báo cáo điển hình ông đọc trong lần Đại hội nông dân toàn tỉnh được các đại biểu vỗ tay hoan nghênh ghê thế, sao giờ đây lại sợ vuốt râu hùm?
Ông Hưu đưa tay về phía ông Kim:
- Ông bí thư cho tôi mượn cái điếu cày.
Ông Kim đưa điếu cày và gói thuốc lào của mình cho ông Hưu. Ông Hưu hút thuốc xong nói thong thả:
- Nhớ lại cái chuyện ngày ấy đôi khi thấy xấu hổ quá ông ạ. Kể ra thì tôi lúc đó cũng hăng hái thật. Thấy ruộng bị làm dối làm trá là tôi xách bừa đi bừa lại. Mùa gặt, gánh thóc của tôi lúc nào cũng gấp rưỡi, gấp đôi người khác. Đã sinh ra cái anh nông dân mà lười biếng là tôi không chịu được. Nhiều người bảo tôi ăn thế thì làm thế, tích cực làm gì cho mệt xác. Dẫu biết rằng có tích cực đến mấy thì công điểm của mình chẳng hơn gì cái anh lười nhưng mình không thể làm khác đi được. Thế rồi tôi được điều lên huyện để viết bản thành tích. Huyện cử hẳn một anh cán bộ tuyên huấn giúp tôi viết. Việc mình làm có một thì anh ta bảo mình viết hai. Có việc do người ở tận đẩu tận đâu làm, anh ta cũng bảo tôi cứ viết vào coi như mình làm. Đến cái đoạn viết nguyên nhân vì đâu mà mình làm tích cực như vậy mới buồn cười chứ ông. Mình hùng hục làm chứ có nghĩ gì đâu, thế mà anh ta bảo tôi viết nguyên nhân là do tư tưởng lúc nào cũng nghĩ đến Chủ nghĩa xã hội, một lòng một dạ với con đường làm ăn tập thể do Đảng vạch ra, lúc nào cũng nghĩ đến Hợp tác xã là nhà của mình, luôn nêu cao tinh thần và ý chí của người đảng viên. Rồi anh ta còn bảo tôi viết lúc nào cũng nghĩ đến đồng bào miền Nam ruột thịt đang đấu tranh gian khổ hy sinh và căm thù sâu sắc đế quốc Mỹ xâm lược nữa chứ. Nói dối thế mà tôi chẳng thấy ngượng thế nào mới lạ chứ.
Ông Kim cười vui vẻ:
- Lần ấy thấy ông lên báo cáo điển hình trước Đại hội, tôi cũng tin ông nói thật nên rất cảm phục.
- Còn tôi được ông bắt tay và hỏi han hết chuyện này sang chuyện khác, tôi thấy vinh dự quá. Về nhà gặp ai tôi cũng khoe được ông bí thư tỉnh ủy bắt tay và hỏi chuyện khiến mọi người lác cả mắt.
- Chuyện của người công ta thời nào cũng có ông ạ. Được gặp lại ông và nói với nhau bao nhiêu chuyện tôi thấy vui lắm. Có nói mãi chắc chẳng khi nào hết chuyện. Có dịp nhiều thời giờ sẽ ngồi với ông để nói chuyện đời. Bây giờ tôi đi thăm vài gia đình nữa để còn ra làm việc với Ban quản trị Hợp tác xã.
Khi ông Kim xách cái điếu cày đứng lên, ông Hưu hỏi.
- Tôi muốn hỏi ông một câu nữa không biết có được không?
- Có gì ông cứ hỏi.
- Cái chuyện ông bảo giấu cấp trên khoán chui, ông nói đùa hay nói thật đấy?
Ông Kim cười:
- Vui mồm thì nói vậy thôi. Còn làm được hay không là do bà con bàn nhau mà làm, tỉnh ủy không dám công khai chỉ đạo việc này. Mình làm cốt là để tăng thêm của cải chứ có ăn cắp ăn trộm của ai đâu mà sợ.
- Có khi tôi đề nghị với chi bộ và Ban quản trị phải liều làm thử xem sao ông ạ. Nếu không thì tình hình này chẳng bao lâu lại quay về cái cảnh đêm nằm thon thót lo cái đói giáp hạt như trước đây thôi.
Buổi sáng, sau khi nghe Cần và Lương báo cáo tình hình sản xuất của huyện Yên Lộc, ông Kim bảo:
- Tớ nói cho các cậu biết, hiện nay trong tỉnh ta còn có một số Hợp tác xã vẫn giữ được năng suất của thời kỳ khoán hộ hoặc có tụt thì cũng tụt không đáng kể vì những Hợp tác xã đó chịu khó tìm tòi nhiều cách khoán khác nhau để thay thế cho khoán hộ. Còn các cậu thì làm y nguyên hướng dẫn của Thông tri Ban bí thư từ vụ này qua vụ khác mà không hề rút kinh nghiệm để điều chỉnh cho thích hợp.
Lương, chủ tịch huyện Yên Lộc cố thanh minh:
- Cũng khó lắm bí thư ạ. Thông tri nói: Chế độ ba khoán chỉ áp dụng với những đội sản xuất tương đối cố định, đội sản xuất có thể khoán hai ba việc có liên quan với nhau như nhổ mạ, cấy, tát nước, làm cỏ, bón phân. Bản Thông tri còn bảo: Những ruộng thâm canh giành năng suất cao phải do đội sản xuất phụ trách, đảng viên và đoàn viên làm nòng cốt để thúc đẩy phong trào chung, không nên giao riêng từng cánh đồng, từng mảnh ruộng cho đảng viên và đoàn viên. Những lời lẽ của Thông tri cứ nói lơ lửng kiểu như vậy để rồi cuối cùng chốt lại là cần chấm dứt mọi hình thức khoán ruộng đất của tập thể cho hộ, có khác gì móc miếng cơm từ trong miệng của nông dân ra.
- Chuyện cũ qua rồi không nói lại nữa – Ông Kim nói – Miếng cơm của nông dân bị móc ra thì trách nhiệm của các cậu phải đưa vào lại, dù nó không được đầy như cũ nhưng kiên quyết không được để nông dân nuốt nước bọt mà sống.
Cần cười buồn:
- Anh bảo chúng tôi phải làm gì bây giờ ngoài việc bỏ được việc đánh kẻng báo giờ đi làm và đêm đến không phải bê đèn đội mưa đội gió đi họp bình công xét điểm, còn mọi việc thì quay lại như cơ chế cũ theo quy định của Trung ương.
Ông Kim quay sang hỏi ông Côn:
- Ông Côn bảo tay Cần nói vậy có đúng không? Ông Côn đáp:
- Đúng là chúng ta đứng trước hai cái rào cản một lúc. Đó là cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và lại thêm Thông tri của Ban bí thư. Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và quản lí lao động bằng chủ trương khoán hộ ai đúng, ai sai chỉ có chờ lịch sử phán xét sau này chứ chúng ta không đủ quyền lực để bào chữa, bảo vệ cho quan điểm của mình. Việc cần làm bây giờ là giữ cho được năng suất ở mức trung bình, làm sao vừa nuôi sống được nông dân vừa đóng góp một phần cho Nhà nước. Kiên quyết không để năng suất tụt xuống dưới mức trung bình. Muốn làm được như vậy là phải dựa vào nông dân. Phát động một phong trào sáng kiến cải tiến các hình thức khoán, trừ khoán hộ. Nếu không được giao ruộng đất cho hộ xã viên thì chúng ta thử xem có thể giao hẳn cho tổ, cho nhóm xem sao. Có thể năng suất không cao bằng khoán cho hộ nhưng ít ra cũng giữ được ở mức trên trung bình.
Cần bảo:
- Cũng đã có một vài Hợp tác xã trong huyện tôi đã làm cách này rồi nhưng khi chia sản lượng lại nảy sinh ra suy bì tị nạnh tôi làm nhiều, anh làm ít nên tình trạng mất đoàn kết lại nảy sinh giống như thời kỳ bình công xét điểm trước đây. Một vài Hợp tác xã làm kiểu này được một vụ rồi đến vụ sau tan rã.
- Mấu chốt bây giờ là coi trọng ổn định năng suất cái đã. Còn việc suy bì tị nạnh dẫn đến mất đoàn kết sẽ tìm cách giải quyết dần dần – Ông Côn bảo.
Ông Kim hút xong điếu thuốc rồi bảo Cần:
- Việc này các cậu họp Ban thường vụ huyện ủy bàn sau. Bây giờ cậu Cần hoặc cậu Lương đưa tớ và ông Côn xuống một Hợp tác xã mà các cậu cho là yếu nhất để tớ và ông Côn tìm hiểu thử xem dân người ta nói gì, cần gì. Ngồi đây bàn quanh tính quẩn có đến mồng thất cũng không tìm ra được lối thoát.
Cần đưa ông Kim xuống Hợp tác xã Yên Châu. Đây là một trong số tám Hợp tác xã làm ăn sa sút nhất huyện. Khi xe chuẩn bị vào làng, ông Kim bảo:
- Đến đầu làng các cậu thả tớ xuống cho tớ đi bộ, còn cậu Cần dẫn ông Côn đến thẳng Hợp tác xã để làm việc nhé.
Cần hỏi:
- Sao thế ạ?
- Tớ muốn vào trong các nhà dân để nói chuyện với bà con cho vui. Chỉ cần ông Côn và cậu làm việc với Ban quản trị là đủ. Có gì sau này ông Côn kể lại cho tớ nghe cũng được. Có bốn cái tai phải chia nhau ra để nghe cho khỏi lãng phí. Hai tai ông Côn nghe Ban quản trị Hợp tác xã nói, còn hai tai của tớ nghe dân nói. Các cậu thấy tớ sắp xếp như vậy có hợp lí hay không.
Cần cười ha hả:
- Em chịu bí thư rồi.
Xe vừa chớm đầu làng, ông Kim bảo Hành dừng xe lại để cho ông xuống. Hành hỏi:
- Lát nữa đón bí thư ở đâu ạ?
- Cứ ngồi ở trụ sở Hợp tác mà chờ. Thế nào tớ cũng đến đấy.
Xe chuẩn bị chạy, ông Kim kêu lên:
- Ấy, ấy, còn cái điếu cày của tớ.
Hành lấy điếu cày đưa cho ông Kim rồi đưa ông Côn và Cần chạy tiếp.
Ông Kim lững thững đi trên đường làng. Vài người dân đi qua không nhận ra ông, chỉ ngước nhìn rồi bỏ đi. Đến một cái ngõ nhìn thấy một người đàn ông đầu bạc trắng, lưng hơi gù đang ngồi đan rổ ở trước hiên, ông Kim đi vào.
- Chào ông. Ông đan rổ đấy à?
Người đàn ông ngẩng đầu lên đáp: Vâng, chào ông, rồi nhìn chằm chằm vào ông Kim.
- Hình như ông bí thư tỉnh ủy có phải không?
Ông Kim ngạc nhiên hỏi:
- Làm sao mà ông nhận ra tôi?
Người đàn ông nhìn kỹ ông Kim rồi đáp:
- Lần Đại hội nông dân toàn tỉnh cách đây bảy, tám năm gì đó tôi được vinh dự đứng nói chuyện với ông mãi. Khi ông vừa bước vào đây tôi hơi ngờ ngợ nhưng không dám chào ngay, vì bây giờ nhìn ông thấy ông già và gầy đi nhiều quá. Ông vào nhà xơi nước.
Ông Kim bảo:
- Ngồi đây cho thoáng ông ạ.
Nói xong ông Kim gỡ chiếc dép cao su dưới chân đặt xuống hiên định ngồi xuống. Người đàn ông kêu lên:
- Ấy chết, có ghế đàng hoàng, việc gì mà ông phải ngồi xuống đất.
- Tôi quen ngồi thế này để hút thuốc lào cho tiện ông ạ. Ông nhắc đến chuyện Đại hội nông dân nên tôi nhớ ra rồi. Có phải ông là ông Hưu, chiến sĩ thi đua của huyện Yên Lộc ngày ấy không?
Ông Hưu mừng rỡ:
- Ông nhớ lâu quá.
- Bà và các cháu đi đâu hết?
- Nhà tôi mất đã ba năm nay rồi, tôi ở với hai vợ chồng anh út. Chúng nó đi làm cả, còn mấy đứa con chúng nó đi học.
- Xin lỗi, tôi không biết. Ông có còn tham gia sản xuất không?
Ông Hưu đăm chiêu nhìn ra vườn như luyến tiếc điều gì đó, lát sau mới nói với ông Kim:
- Cái dạo khoán hộ tôi còn khoẻ lắm, làm cật lực ông ạ. Nhưng từ khi cấm khoán hộ đến giờ thì ngồi ở nhà đuổi gà và đan cái rổ cái rá cho đỡ buồn chứ không tham gia việc đồng áng nữa. Tôi nghe nói ông bí thư vất vả lắm phải không?
- Có gì mà vất vả hả ông.
- Ông nói thế. Tuy là ngồi ở đây nhưng chuyện gì xảy ra với ông bí thư, bà con nông dân chúng tôi đều biết cả đấy. Biết ông lâm nạn, bà con thương ông lắm. Ông đã vì bà con nông dân, đưa thóc, đưa gạo lại cho mọi người nhưng tội thì gánh chịu một mình. Cũng tại cái tấm lòng của ông thương nông dân chúng tôi nên mới mang vạ vào thân.
- Tôi rất cảm kích trước tấm lòng của bà con nông dân đối với tôi. Nhưng ông cũng không nên nghe những lời đồn đại làm gì. Ông thấy tôi có sao đâu nào. Tôi vẫn làm bí thư tỉnh ủy chứ cấp trên có cách chức tôi đâu.
Ông Hưu đưa chén nước mời ông Kim:
- Chẳng phải đồn đại đâu. Chuyện ông bị ông Trung ương phê phán trước mấy chục người của hội nghị tỉnh ủy, rồi chuyện người ta bắt ông viết kiểm thảo, chuyện yêu cầu ông không được cho nông dân khoán hộ. Ngay cả chuyện ông ức quá bị hộc máu giữa hội nghị đều đến tai bà con nông dân cả đấy.
Ông Kim không sao nhịn được cười khi nghe ông Hưu bảo mình ức quá đến hộc máu:
- Nghe ông nói tôi ức quá đến hộc máu ra giữa hội nghị tôi buồn cười quá. Ông cứ làm như tôi là Chu Du vì thua mưu của Gia Cát Lượng đến nỗi hộc máu mà chết không bằng.
Ông Hưu trở về với đôi mắt đăm chiêu:
- Tôi nói câu này ông nghe được thì nghe, không nghe được thì bỏ ngoài tai. Con sin sít dù có quẫy đuôi đến mấy cũng không làm gợn được nước biển ông ạ. Ông đừng quá nặng lòng với chúng tôi mà rước thêm họa vào thân.
Ông Kim cười:
- Tôi và ông cũng như bà con nông dân không khi nào chịu làm thân phận của con sin sít ông ạ. Đã làm loài cá là phải làm cá kình, cá voi, làm loài thú trên rừng thì phải làm báo, làm hổ. Việc gì phải hạ mình đi làm con giun con dế.
- Cũng muốn thế lắm chứ ông. Nhưng người ta vẫn bắt mình sống theo cái khuôn phép do họ đặt ra. Nói đâu xa như cái chuyện khoán hộ thôi. Ông và tỉnh ủy đã làm lợi cho dân cho nước như thế nhưng người ta bảo làm như vậy là ngoài khuôn phép nên phải cấm. Đã cấm thì dù không muốn, dân cũng phải nghe theo. Đến như ông làm đến cái chức bí thư tỉnh ủy mà ông cũng đành giải giáp quy hàng nữa là.
Ông Kim cầm lấy điếu cày cho thuốc vào hút rồi vừa nhả khói vừa nói:
- Làm dân thì có phép nước, làm đảng viên thì vừa có phép nước vừa có điều lệ Đảng. Vì vậy đúng, sai hồi sau phân giải, còn trước mắt thì phải chấp hành cho tốt ông ạ.
- Bà con nông dân cũng biết cái lẽ đời là vậy nên trên bảo thôi khoán hộ là bà con thôi. Nhưng tiếc lắm, đau lắm ông ạ. Từ khi có cái Thông tri cấm khoán hộ và yêu cầu trở về với nguyên tắc, điều lệ như trước đây, bà con đâm ra chán nản chẳng còn thiết làm ăn. Có gần một chục hộ làm đơn xin ra khỏi Hợp tác nhưng Ban quản trị kiên quyết không cho vì sợ người này xin ra được thì người khác cũng xin nên chẳng mấy chốc mà giải tán Hợp tác xã.
- Chi bộ và Ban quản trị không có biện pháp gì à?
- Cũng đã họp hành bàn đủ chuyện nhưng chẳng đi đến đâu.
- Theo ông thì Ban quản trị nên làm gì để củng cố Hợp tác xã và đưa năng suất lúa trở lại, nếu không bằng thời kỳ khoán hộ thì ít ra cũng phải đạt được trên mức Trung bình?
Ông Hưu cười:
- Việc này còn khó hơn cả mổ ruồi lấy gan. Dân không còn thiết tha sản xuất thì làm sao mà vực năng suất lên được. Ông phải làm đơn xin với cấp trên cho bà con tiếp tục khoán hộ ông ạ. Đất đai cũng như con trẻ do mình đẻ ra, chăm bẵm và nuôi nấng nó, bấy giờ mình mới yêu nó và nó cũng yêu mình. Nếu coi đất đai như đứa con nuôi, không mang nặng đẻ đau, không nặng tình mẫu tử thì chẳng khi nào nó thành người khỏe mạnh tử tế được cả. Cái hay của khoán hộ cũng ở chỗ đó. Gọi là đất của Hợp tác nhưng đã giao cho tôi thì cũng coi như là đất của tôi. Tôi quên ngày quên đêm, quên mưa quên nắng để chăm bẵm nó thì nó trả ơn cho tôi bằng các vụ bội thu.
Ông Kim càng thấm thía nỗi buồn khi nghe những lời ông Hưu vừa nói, ông đáp:
- Luyến tiếc cái đã mất chẳng ích gì. Bây giờ chỉ còn cách là bàn bạc với nhau để phục hồi sản xuất thôi ông ạ. Hiện nay trong tỉnh ta có một số Hợp tác xã có sáng kiến chuyển từ khoán hộ sang khoán nhóm, khoán tổ giống như khoán hộ. Nghĩa là giao hẳn diện tích cho tổ, cho nhóm tự quản. Sau khi nộp sản lượng cho Hợp tác xã, còn lại chia nhau mà hưởng. Xem ra cách làm này cũng đưa lại kết quả rất tốt.
Mắt ông Hưu sáng lên:
- Đúng là có nơi làm thế hả ông?
- Đúng thế ông ạ. Không được phép giao ruộng cho từng hộ thì giao cho một tập thể hộ. Theo ông liệu Hợp tác ta có làm được cách khoán này không?
Ông Hưu thắc mắc:
- Liệu hình thức này có bị cấm không?
- Khoán nhóm, khoán tổ xưa nay vẫn làm, ai cấm hả ông.
Ông Hưu sôi nổi hẳn lên:
- Khoán nhóm, khoán tổ kiểu như ông vừa nói hoàn toàn khác trước đây nhiều lắm. Có thế mà chúng tôi cứ họp hành loay hoay mãi mà không nghĩ ra. Có đường sống rồi ông ạ. Tôi phải đề nghị họp chi bộ để bàn việc này mới được.
Ông Kim hỏi:
- Chi bộ Hợp tác xã có bao nhiêu đảng viên?
- Hai tám đảng viên ông ạ.
Ông Kim nói:
- Hai mươi tám đảng viên mà không chèo chống nổi để cho Hợp tác xã bị xếp vào số yếu nhất huyện thì cần phải xem xét lại vai trò lãnh đạo của chi bộ.
- Ông bí thư nói thế oan cho chúng tôi quá. Thấy Hợp tác xã có nguy cơ tụt dốc, đảng viên trong chi bộ chúng tôi trăn trở, day dứt lắm chứ. Họp lên họp xuống để tìm phương sách thay thế cái anh khoán hộ bị cấm nhưng không làm sao mà nghĩ ra được. Có một số đảng viên thấy nguy cơ suy sụp của Hợp tác đề nghị cứ cho tiếp tục khoán hộ rồi đến đâu thì đến nhưng làm sao mà dám làm cái chuyện tày đình ấy phải không ông bí thư?
Ông Kim nói lấp lửng:
- Kể ra làm kín đáo đừng để cho ai biết có khi vẫn được.
Ông Hưu cười hề hề:
- Ông đừng có xui dại. Chẳng ai dám làm cái chuyện vuốt râu hùm đâu.
-Ông Kim hỏi đùa:
- Ngày trước ông tích cực vận động bà con tăng gia sản xuất nên mới được bầu là chiến sĩ thi đua của huyện. Bản báo cáo điển hình ông đọc trong lần Đại hội nông dân toàn tỉnh được các đại biểu vỗ tay hoan nghênh ghê thế, sao giờ đây lại sợ vuốt râu hùm?
Ông Hưu đưa tay về phía ông Kim:
- Ông bí thư cho tôi mượn cái điếu cày.
Ông Kim đưa điếu cày và gói thuốc lào của mình cho ông Hưu. Ông Hưu hút thuốc xong nói thong thả:
- Nhớ lại cái chuyện ngày ấy đôi khi thấy xấu hổ quá ông ạ. Kể ra thì tôi lúc đó cũng hăng hái thật. Thấy ruộng bị làm dối làm trá là tôi xách bừa đi bừa lại. Mùa gặt, gánh thóc của tôi lúc nào cũng gấp rưỡi, gấp đôi người khác. Đã sinh ra cái anh nông dân mà lười biếng là tôi không chịu được. Nhiều người bảo tôi ăn thế thì làm thế, tích cực làm gì cho mệt xác. Dẫu biết rằng có tích cực đến mấy thì công điểm của mình chẳng hơn gì cái anh lười nhưng mình không thể làm khác đi được. Thế rồi tôi được điều lên huyện để viết bản thành tích. Huyện cử hẳn một anh cán bộ tuyên huấn giúp tôi viết. Việc mình làm có một thì anh ta bảo mình viết hai. Có việc do người ở tận đẩu tận đâu làm, anh ta cũng bảo tôi cứ viết vào coi như mình làm. Đến cái đoạn viết nguyên nhân vì đâu mà mình làm tích cực như vậy mới buồn cười chứ ông. Mình hùng hục làm chứ có nghĩ gì đâu, thế mà anh ta bảo tôi viết nguyên nhân là do tư tưởng lúc nào cũng nghĩ đến Chủ nghĩa xã hội, một lòng một dạ với con đường làm ăn tập thể do Đảng vạch ra, lúc nào cũng nghĩ đến Hợp tác xã là nhà của mình, luôn nêu cao tinh thần và ý chí của người đảng viên. Rồi anh ta còn bảo tôi viết lúc nào cũng nghĩ đến đồng bào miền Nam ruột thịt đang đấu tranh gian khổ hy sinh và căm thù sâu sắc đế quốc Mỹ xâm lược nữa chứ. Nói dối thế mà tôi chẳng thấy ngượng thế nào mới lạ chứ.
Ông Kim cười vui vẻ:
- Lần ấy thấy ông lên báo cáo điển hình trước Đại hội, tôi cũng tin ông nói thật nên rất cảm phục.
- Còn tôi được ông bắt tay và hỏi han hết chuyện này sang chuyện khác, tôi thấy vinh dự quá. Về nhà gặp ai tôi cũng khoe được ông bí thư tỉnh ủy bắt tay và hỏi chuyện khiến mọi người lác cả mắt.
- Chuyện của người công ta thời nào cũng có ông ạ. Được gặp lại ông và nói với nhau bao nhiêu chuyện tôi thấy vui lắm. Có nói mãi chắc chẳng khi nào hết chuyện. Có dịp nhiều thời giờ sẽ ngồi với ông để nói chuyện đời. Bây giờ tôi đi thăm vài gia đình nữa để còn ra làm việc với Ban quản trị Hợp tác xã.
Khi ông Kim xách cái điếu cày đứng lên, ông Hưu hỏi.
- Tôi muốn hỏi ông một câu nữa không biết có được không?
- Có gì ông cứ hỏi.
- Cái chuyện ông bảo giấu cấp trên khoán chui, ông nói đùa hay nói thật đấy?
Ông Kim cười:
- Vui mồm thì nói vậy thôi. Còn làm được hay không là do bà con bàn nhau mà làm, tỉnh ủy không dám công khai chỉ đạo việc này. Mình làm cốt là để tăng thêm của cải chứ có ăn cắp ăn trộm của ai đâu mà sợ.
- Có khi tôi đề nghị với chi bộ và Ban quản trị phải liều làm thử xem sao ông ạ. Nếu không thì tình hình này chẳng bao lâu lại quay về cái cảnh đêm nằm thon thót lo cái đói giáp hạt như trước đây thôi.
Danh sách chương