Một loạt ô-tô con sang trọng nối đuôi nhau đỗ trong khuôn viên tỉnh ủy. Đầu tiên là một chiếc Vôn-ga màu đen bóng loáng, kế đến là hai chiếc Mốt-cô-vích. Sau cùng là hai chiếc com-măng-ca. Mấy chục chiến sĩ công an đứng rải rác khắp các ngả đường trong khuôn viên. Không một bóng người đi lại. Không khí trang nghiêm, nặng nề bao trùm lên từng nhánh cây ngọn cỏ.
Trong phòng khách tỉnh ủy, ông Trung Chính và người trợ lí của mình cùng mấy cán bộ trong Ban nông nghiệp Trung ương ngồi một phía. Còn các ủy viên thường vụ tỉnh ủy ngồi một phía. Không khí trong phòng khách cũng nặng nề đến nghẹt thở.
Ông Trung Chính ngừng nói đứng lên đi lại trong phòng như để suy nghĩ những điều mình sẽ nói tiếp. Đi được mấy vòng, ông dừng lại nhìn chăm chú vào bức chân dung của Mác, Lê-nin lồng trong một khung gỗ hình bầu dục treo ở trên tường. Mọi con mắt nhìn theo từng cử chỉ của ông. Lát sau ông trở về ngồi vào chỗ cũ, chiêu một ngụm nước do người trợ lí đưa cho rồi tiếp tục nói bằng cái giọng khúc chiết sắc lạnh của mình:
- Những điều tôi vừa nêu lên với các đồng chí là có cơ sở chứ tôi hoàn toàn không áp đặt cho các đồng chí. Khi các đồng chí phái viên về phản ánh những hiện tượng diễn ra trong các Hợp tác xã của tỉnh các đồng chí, lúc đầu tôi nghĩ đó chỉ là hiện tượng tự phát nhất thời của nông dân, thế nào các đồng chí cũng nhận ra và chấn chỉnh. Nhưng khi tôi nhận được bản dự thảo về quản lí lao động của các đồng chí, tôi đã đoán được con đường các đồng chí sẽ đi. Tôi đã yêu cầu các đồng chí phái viên trao đổi một cách chân tình với các đồng chí để các đồng chí nhận ra sai lầm của mình. Thế nhưng không những các đồng chí không chấn chỉnh mà còn đi xa hơn. Đó là ra Nghị quyết chính thức để các cơ sở Đảng chỉ đạo cho nông dân thực hiện những việc làm hết sức vô nguyên tắc của các đồng chí. Các đồng chí có biết đưa được nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể là một trong những thành quả hết sức lớn lao của Đảng ta không. Đáng ra các đồng chí phải nêu cao trách nhiệm trước Đảng, làm cho kinh tế tập thể ngày càng phát triển vững mạnh thì ngược lại các đồng chí đã có những chủ trương sai trái, đi ngược lại hoàn toàn với con đường tập thể hóa Xã hội chủ nghĩa. Trong việc làm này đồng chí Kim phải chịu trách nhiệm phần lớn vì đồng chí là bí thư tỉnh ủy nhưng lại hành động hết sức tùy tiện.
Ông Kim từ đầu cuộc họp đến giờ cố gắng nhẫn nhịn. Khi phát biểu, ông chọn từng chữ, từng lời để né tránh sự bắt bẻ của ông Trung Chính. Vốn tính tình trung thực, thẳng thắn, có gì là nói bung ra ngay. Nói hết, nói không một chút nể nang. Nhỡ nói sai làm người khác không vừa lòng thì xin lỗi một cách chân thành. Giờ đây ông cố ép mình lại để đắn đo hơn thiệt trước khi nói là một cực hình đối với ông. Khi nghe ông Trung Chính bảo mình hành động tùy tiện, ông thấy cần phải nói thẳng chính kiến của mình liền đứng bật lên như một chiếc lò xo:
- Thưa đồng chí. Đồng chí bảo đồng chí không áp đặt mà phê phán chúng tôi là có cơ sở. Tôi nghĩ cái cơ sở do một vài đồng chí phản ánh lại với đồng chí đã bị bóp méo theo cách nhìn nhận hết sức chủ quan và bảo thủ của các đồng chí đó. Còn thực tế thì sau khi có Nghị quyết 68, bộ mặt của các Hợp tác xã nông nghiệp trong tỉnh Phước Vĩnh đã thay đổi hoàn toàn. Từ chỗ năng suất mấy năm trước đây năm nào cũng chỉ đạt từ một tấn rưỡi đến một tấn tám trên một héc-ta một vụ thì nay đã đạt được trên dưới năm tấn một héc-ta. Có hợp tác xã như Hồng Vân ở huyện Vĩnh Hòa đã đạt bảy tấn trên một héc-ta. Tổng sản lượng năm qua đạt 222.000 tấn, tăng hơn năm ngoái đến 4000 tấn. Chỉ tiêu lợn cân cho Nhà nước vượt từ 100 đến 150%. Tổng đàn lợn của tỉnh chúng tôi hiện tại có 307.000 con. Vì sao các đồng chí không chịu nhìn nhận thực tế đó mà quy cho chúng tôi hết tội này sang tội khác. Các đồng chí ngồi ở trên cao mà phán xuôi phán ngược, sai chỗ này, đúng chỗ kia. Còn chúng tôi suốt ngày lội ruộng với xã viên, chúng tôi hiểu nên làm thế nào để cho nông dân không phải đói…
Đôi mắt sắc lạnh của ông Trung Chính nhìn thẳng vào ông Kim:
- Nói như vậy là đồng chí kết tội cho Trung ương quan liêu có phải không? Ông Kim vẫn đứng nguyên đáp lại:
- Tôi không nói Trung ương quan liêu. Nhưng tôi xin mạnh dạn nói thật với đồng chí, trong tình hình hiện nay dân cần thóc gạo hơn là cần lí thuyết. Trong khi cào cỏ cải tiến, xe cải tiến, bình bơm thuốc trừ sâu và máy tuốt lúa đạp bằng chân chưa sản xuất đủ để cung cấp cho nông dân mà đã đem chuyện cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa ra nói với nông dân thì làm sao họ hiểu nổi.
Ông Trung Chính hỏi giọng gay gắt:
- Theo đồng chí, chủ nghĩa Mác - Lê-nin và con đường làm ăn tập thể Xã hội chủ nghĩa là những tín điều và lí thuyết vu vơ có phải không?
Ông Kim không một chút nao núng:
- Có lẽ hai chữ tín điều tôi vừa nói là sai. Nhưng nếu đồng chí không kết tội tôi thì tôi xin nói thật, ở một mức độ nào đó chúng ta đang rơi vào chủ nghĩa giáo điều. Hơn mười năm trước đây Đảng ta đã trả một giá quá đắt cho lí thuyết giáo điều trong Cải cách ruộng đất. Đồng chí phê phán Nghị quyết 68 của chúng tôi là sai lầm, mở đường cho nông dân trở lại con đường làm ăn cá thể. Là biểu hiện những lệch lạc về quan điểm, lập trường. Tôi thì tôi cho rằng, Nghị quyết 68 là một Nghị quyết xuất phát từ tình hình thực tế của Hợp tác xã nông nghiệp hiện nay và đã đúc kết thành lí luận hẳn hoi…
Ông Trung Chính cắt ngang:
- Trước khi lên đây, tôi đã đọc lại một lần nữa Nghị quyết 68 của các đồng chí và cố tìm hiểu cái lí luận đã được đúc kết từ thực tiễn của các đồng chí như thế nào rồi. Dưới cái vỏ bọc nghe rất ngọt ngào là một số vấn đề về quản lí lao động nông nghiệp trong Hợp tác xã hiện nay, nhưng nội dung bên trong thì khoán ruộng đất cho hộ, để cho dân tự do khai phá đất chân rừng, gò đồi, sử dụng đất canh tác chia cho xã viên nuôi lợn. Việc làm sai trái như vậy mà đồng chí cho rằng đã đúc kết thành lí luận hẳn hoi ư?
Ông Kim nói khẳng khái:
- Tôi xin khẳng định lại một lần nữa là Nghị quyết 68 của chúng tôi hoàn toàn xuất phát từ thực tiễn tình hình của các Hợp tác xã nông nghiệp trong những năm qua. Thực tiễn đã chỉ ra sự vô lí là khi xây dựng Hợp tác xã quy mô, ta vẫn dùng đơn vị hộ để tính toán quy mô, diện tích, công cụ sản xuất. Nhưng khi tiến hành sản xuất lại tách hộ ra khỏi tư liệu sản xuất. Nghị quyết 68 của chúng tôi lấy yếu tố con người quyết định mọi thắng lợi, vì vậy con người phải được giao quyền tự chủ sáng tạo. Nếu không làm thế, vẫn tiếp tục duy trì quản lí lao động theo kiểu dong công phóng điểm thì các mối quan hệ kinh tế trong Hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả. Chúng ta biến nông dân thành những người làm công, chính xác hơn là làm thuê cho tập thể. Nghị quyết 68 của tỉnh ủy chúng tôi là muốn đưa hộ xã viên trở về vị trí là một đơn vị kinh tế tự chủ trong Hợp tác xã nông nghiệp, không biết chúng tôi sai ở chỗ nào?
Ông Trung Chính không hề tỏ ra xúc động trước những lời lẽ có vẻ ngang bướng của ông Kim. Ông nói hết sức bình tĩnh:
- Các đồng chí sai ở chỗ nào ư? Nghị quyết 68 thể hiện nhận thức về cuộc đấu tranh giữa hai con đường còn lệch lạc, mơ hồ. Không nhận thấy hết tính chất phức tạp, lâu dài của nó. Các đồng chí nên nhớ rằng, giai cấp địa chủ và tư sản tuy đã bị đánh tan về cơ bản, nhưng tàn dư tư tưởng của nó còn rơi rớt lại. Chỉ cần có cơ hội tốt là chúng ngóc đầu dậy. Vì vậy cuộc đấu tranh giai cấp trên mặt trận tư tưởng chưa hề chấm dứt mà nó vẫn tiếp tục diễn ra dưới mọi hình thái khác nhau. Với chủ trương khoán hộ của Nghị quyết 68 sẽ tạo điều kiện cho đầu óc tư hữu của nông dân có cơ hội phát triển, tính tập thể của xã viên giảm dần. Phương thức quản lí kinh tế tập thể Xã hội chủ nghĩa của các đồng chí biểu hiện quan điểm hết sức sai lầm là sản xuất cách nào cũng được, miễn là sản phẩm xã hội được tăng. Lập luận của các đồng chí là khoán cho hộ mới tận dụng được sức lao động, tránh được đi muộn về sớm, làm cho xã viên chủ động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân. Khoán cho hộ là một cách khuyến khích bằng lợi ích vật chất khiến cho xã viên hăng say lao động. Tất cả chỉ là ngụy biện. Ba khoán cho hộ thực chất là trở lại cách làm ăn cá thể. Nó phá vỡ nội dung của phong trào Hợp tác xã nông nghiệp. Làm cho Hợp tác xã chỉ còn là hình thức. Nó không những sai lầm về phương pháp quản lí mà còn trái với đường lối Hợp tác hóa nông nghiệp của Đảng và Nhà nước. Các đồng chí nên nhớ rằng, Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp là một tổ chức kinh tế tập thể Xã hội chủ nghĩa cho nên việc quản lí Hợp tác xã phải theo đúng phương thức sản xuất Xã hội chủ nghĩa.
Ngừng lại một lát lấy khăn lau mặt, ông Trung Chính nói tiếp:
- Tôi thừa nhận với các đồng chí là trong mấy năm qua vấn đề quản lí lao động trong một số Hợp tác xã có nhiều thiếu sót. Trình độ các Hợp tác xã chênh lệch nhau khá nhiều. Bên cạnh số Hợp tác xã có khí thế vươn lên, số Hợp tác xã yếu và kém còn chiếm tỉ lệ khá lớn. Theo sự phân loại của 62 Hợp tác xã làm thí điểm vận động dân chủ thuộc Thanh Hóa, Hải Hưng và ngoại thành Hà Nội, số Hợp tác xã loại khá chiếm 24,1%, trung bình chiếm 48,5% và số Hợp tác xã yếu kém chiếm 27,4%. Nhiều nơi việc quản lí tư liệu sản xuất của Hợp tác xã làm chưa tốt, để hư hỏng, mất mát nhiều. Tuy trong thời gian qua công tác quản lí Hợp tác xã có nhiều tiến bộ nhưng các mặt quản lí sản xuất, quản lí lao động, quản lí tài vụ và phân phối đều yếu, thậm chí có khuyết điểm sai lầm. Trong nhiều Hợp tác xã tình hình thiếu dân chủ về mặt tài chính, sổ sách không phân minh hoặc chỉ phân minh về hình thức, nạn tham ô lãng phí khá phổ biến. Việc phân phối không được công bằng, hợp lí, không khuyến khích lao động. Những yếu kém tồn tại tôi vừa nói là tất yếu của sự phát triển. Do các đồng chí không nắm được điều này nên đã vội quy kết cho cơ chế đang hiện hành không biết bao nhiêu tội. Nào là tập trung quan liêu bao cấp, nào là hạn chế quyền tự chủ sản xuất của người nông dân và còn bao nhiêu tội khác. Từ chỗ nhận định hết sức chủ quan đã dẫn đến chủ trương sai lầm rất đáng tiếc. Tôi đề nghị các đồng chí trong Ban thường vụ phải nghiêm khắc kiểm điểm chủ trương sai trái của mình. Riêng đồng chí Kim phải viết bản tự kiểm điểm vai trò bí thư tỉnh ủy của mình với Ban bí thư. Ngoài ra phải viết một bài mang tính chất tự phê bình về chủ trương khoán hộ của mình gửi đăng trên Tạp chí Học tập của Đảng để cho các tỉnh khác rút kinh nghiệm, không lặp lại con đường sai lầm của tỉnh Phước Vĩnh.
Ông Kim định đứng lên nói nhưng bà Thường kín đáo nắm tay ông giữ lại. Bà biết rõ cơn sóng gió đang ào ạt trào dâng trong lòng ông Kim. Nếu để nó bung ra có thể dẫn đến đổ bể tất cả. Khi ông Kim chịu ngồi yên rồi, bà Thường đứng lên nói giọng cay đắng:
- Thưa anh Trung Chính. Anh có cho phép tôi nói với anh đôi lời với tư cách là người một thời đã thân quen với anh không?
Ông Trung Chính cười gượng:
- Thế cô nghĩ rằng tôi đã thành người xa lạ đối với cô rồi hay sao?
- Anh không những thành người xa lạ đối với riêng tôi mà còn xa lạ cả với mọi người. Thú thật là tôi không còn nhận ra anh nữa.
Ông Trung Chính nói một câu gượng gạo:
- Tôi có khác gì đâu, chỉ có già đi thôi.
Bà Thường nói chua chát:
- Cái già bên ngoài của anh không đáng ngại. Điều đáng ngại là trái tim của anh đang già cỗi và đã biến thành sắt đá mất rồi. Anh có biết ngày còn hoạt động bí mật, anh, anh Việt, anh Dũng ở trong nhà tôi ai là người nuôi các anh ăn, ai làm liên lạc, ai bảo vệ các anh? Ngoài nông dân ra chẳng có ai cả. Không sợ máy chém, không sợ tù tội khổ sai, nuôi nấng bảo vệ các anh để các anh làm cách mạng giải phóng cho họ. Sao bây giờ anh quay ra vô tình, thờ ơ với cuộc sống còn đói nghèo thiếu thốn của họ đến vậy? Sao anh không dám vứt mẹ các nguyên tắc đang ràng buộc họ để cho họ được thoải mái làm ăn, để họ còn nuôi con nuôi cái và đóng góp cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sao vậy anh Trung Chính? Sao vậy? Anh trả lời cho tôi đi.
Mọi con mắt lo lắng đổ dồn về phía bà Thường. Ông Trung Chính cảm thấy có một luồng khí lành lạnh xuyên qua da thịt mình. Ông vô cảm với cuộc sống của người nông dân một thời nuôi nấng che giấu cho ông ư? Trái tim ông đã già cỗi rồi ư? Không. Những gì ông cùng với Ban chấp hành Trung ương Đảng làm hôm nay là hướng tới xây dựng miền Bắc thành một xã hội Xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, làm hậu thuẫn vững chắc cho công cuộc giải phóng miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trong cả nước. Tâm huyết ông chẳng có gì thay đổi. Đúng như vậy. Chẳng có gì thay đổi. Biện minh cho mình xong, ông Trung Chính nhìn bà Thường rồi nói mạch lạc:
- Bao nhiêu năm rồi mà cô vẫn giữ được cái tính khí khái của mình. Cô trách tôi thờ ơ, vô tình với cuộc sống đang còn khổ cực của người nông dân là không đúng đâu. Những gì tôi làm và tôi nói đều vì cuộc sống của họ. Nhưng họ phải được sống trong một cộng đồng làng xã kiểu mới, mình vì mọi người và mọi người vì mình chứ không phải sống cảnh thân cò lặn lội một mình trên đồng ruộng. Nếu không tạo được một nông thôn mới, nông thôn Xã hội chủ nghĩa thì cuộc sống của người nông dân vẫn tiếp tục đói nghèo thôi cô ạ. Riêng việc cô yêu cầu tôi vứt hết các nguyên tắc để cho nông dân tự do muốn làm gì thì làm thì đây là một câu nói hết sức vô nguyên tắc của cô đấy. Nông dân cần phải được đưa vào làm ăn tập thể, đó là nguyên tắc bất di bất dịch. Mọi chủ trương sai trái để cho nông dân vin vào đó để tìm cách trở về con đường làm ăn cá thể cần phải được chấm dứt.
Ông Trung Chính dừng lại và tiếp tục lấy khăn tay lau mồ hôi.
Bà Thường định đáp lại lời ông Trung Chính nhưng ông Kim đã nhanh chóng đứng lên. Cuộc họp bỗng chốc biến thành cuộc tranh luận tay ngang:
- Với trình độ của chúng tôi những lời đồng chí vừa nói chúng tôi đã hiểu từ lâu. Không những hiểu mà chúng tôi còn mơ ước cao xa hơn, đó là nông thôn chúng ta sẽ trở thành những nông trang, nông trường tập thể như ở Liên Xô với đầy đủ máy móc nông nghiệp hiện đại chứ không phải nông dân vẫn sử dụng cái cày chìa vôi như đang diễn ra trong nông thôn chúng ta…
Ông Trung Chính hỏi cắt ngang:
- Đồng chí biết thế sao còn chỉ đạo ra một Nghị quyết hoàn toàn trái ngược lại mơ ước của đồng chí?
- Tôi đã khẳng định với đồng chí rồi. Nghị quyết 68 của chúng tôi xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay của các Hợp tác xã trong tỉnh chúng tôi. Cơ chế áp dụng cho Hợp tác xã nông nghiệp trước đây ngày càng bộc lộ ra những điều bất hợp lí. Nghị quyết 68 của chúng tôi nhằm khắc phục những điều bất hợp lí đó.
- Bằng cách chia ruộng đất cho nông dân ai muốn làm kiểu nào cũng được chứ không cần đến kế hoạch sản xuất của Hợp tác xã?
- Tại sao đồng chí không chịu nghe những điều chúng tôi đã trình bày mà cứ cố tình gán ghép cho Nghị quyết 68 của chúng tôi là tạo điều kiện cho nông dân trở về con đường làm ăn cá thể?
- Lần nữa tôi khẳng định với đồng chí Nghị quyết 68 của các đồng chí là vô nguyên tắc. Tôi xin chỉ ra cho các đồng chí thấy sai lầm khoán hộ ở chỗ nào. Thứ nhất, Hợp tác xã khoán sản lượng cho hộ rồi chia ruộng đất cho hộ làm, đây thực chất là hình thức phát canh thu tô của giai cấp địa chủ trước đây. Thứ hai, khoán hộ sẽ dẫn đến tình trạng mạnh ai nấy làm, Hợp tác xã không quản lí được lao động, không sử dụng hợp lí được sức lao động. Phong trào thi đua yêu nước của tập thể và cải tiến kỹ thuật sẽ sút kém dần. Thứ ba, hộ nhiều lao động và lao động khỏe sẽ thu nhập nhiều hơn những gia đình neo đơn hoặc có chồng con đi chiến đấu, đi công tác, gây ảnh hưởng không tốt đến nhiều mặt. Khoán hộ, Hợp tác xã không quản lí chặt chẽ sản phẩm nông nghiệp, ảnh hưởng không tốt đến việc ổn định giá cả, quản lí thị trường. Ngoài ra vai trò của ban chỉ huy đội sản xuất bị hạn chế rất nhiều vì khoán cho hộ tự xã viên điều khiển lấy công việc làm ăn của gia đình họ, ban chỉ huy đội sản xuất sẽ không kiểm tra được công việc của từng người. Hơn nữa chính bản thân cán bộ đội cũng lao vào công việc mà đội đã khoán cho gia đình, công việc tập thể bị lơi lỏng. Tóm lại khoán cho hộ thực chất là trở lại cách làm ăn cá thể, đầu óc tư hữu của xã viên phát triển, tính tập thể của xã viên giảm dần. Nó sẽ phá vỡ nội dung của phong trào Hợp tác hóa nông nghiệp, làm cho Hợp tác xã chỉ còn là một cái vỏ. Khoán hộ không những sai lầm về phương pháp quản lí mà còn trái với đường lối Hợp tác hóa nông nghiệp của Đảng và Nhà nước.
Ông Kim chưa kịp phản ứng thì Đình đã đứng lên:
- Tôi hoàn toàn tán thành với những nhận định của đồng chí Trung Chính. Tôi cũng đã nhiều lần đấu tranh với đồng chí Kim về vấn đề này, nhưng đồng chí ấy không chịu nghe. Cứ lấy ý kiến đa số để áp đảo tôi. Tôi tin rằng với những ý kiến sáng suốt của đồng chí Trung Chính, tỉnh ủy chúng tôi sẽ nghiêm túc xem xét lại những sai lầm của mình…
Bà Thường nổi đóa ngắt luôn lời Đình:
- Đồng chí Đình đừng có cái kiểu ăn theo nói leo như vậy. Đồng chí thử nhìn lại mình xem với vai trò của một thường vụ tỉnh ủy, đồng chí đã làm gì cho cuộc sống no ấm của nông dân tỉnh ta mà chỉ ngồi một chỗ hết đâm bị thóc đến chọc bị gạo? Đồng chí bảo Nghị quyết 68 sai. Vậy sao đồng chí không mở mắt ra xem nhờ có Nghị quyết mà chỉ mấy vụ lúa nông dân đã vực năng suất từ một tấn rưỡi một héc-ta lên bốn tấn, năm tấn rưỡi. Đáng ra làm một người đảng viên thấy như vậy đồng chí vui mừng là phải, sao lại còn quay ra phê phán Nghị quyết mà tuyệt đại đa số tỉnh ủy viên đã thông qua?
- Tôi đứng trên quan điểm lập trường của giai cấp công nhân để nhìn nhận vấn đề. Khó khăn chỉ là tạm thời. Không vì khó khăn mà đi ngược lại đường lối của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Bà Thường định nói thì ông Trung Chính đưa tay ngăn lại:
- Các đồng chí bình tĩnh lắng nghe ý kiến của nhau. Qua ý kiến của đồng chí gì vừa rồi chứng tỏ ngay trong thường vụ của các đồng chí không phải ai cũng tán thành Nghị quyết sai trái của tỉnh ủy của các đồng chí. Tôi đề nghị các đồng chí cần xem xét lại và có biện pháp ngăn ngừa những sai lầm có thể tiếp theo.
Ông Kim cảm thấy có một cục gì đó trào lên chặn ở cổ họng ông. Hai tay ông nắm chặt mép bàn để giữ cho mình bình tĩnh, khỏi ném ra những lời nói không những có hại cho ông mà còn có hại cho cả Nghị quyết 68.
Trong phòng khách tỉnh ủy, ông Trung Chính và người trợ lí của mình cùng mấy cán bộ trong Ban nông nghiệp Trung ương ngồi một phía. Còn các ủy viên thường vụ tỉnh ủy ngồi một phía. Không khí trong phòng khách cũng nặng nề đến nghẹt thở.
Ông Trung Chính ngừng nói đứng lên đi lại trong phòng như để suy nghĩ những điều mình sẽ nói tiếp. Đi được mấy vòng, ông dừng lại nhìn chăm chú vào bức chân dung của Mác, Lê-nin lồng trong một khung gỗ hình bầu dục treo ở trên tường. Mọi con mắt nhìn theo từng cử chỉ của ông. Lát sau ông trở về ngồi vào chỗ cũ, chiêu một ngụm nước do người trợ lí đưa cho rồi tiếp tục nói bằng cái giọng khúc chiết sắc lạnh của mình:
- Những điều tôi vừa nêu lên với các đồng chí là có cơ sở chứ tôi hoàn toàn không áp đặt cho các đồng chí. Khi các đồng chí phái viên về phản ánh những hiện tượng diễn ra trong các Hợp tác xã của tỉnh các đồng chí, lúc đầu tôi nghĩ đó chỉ là hiện tượng tự phát nhất thời của nông dân, thế nào các đồng chí cũng nhận ra và chấn chỉnh. Nhưng khi tôi nhận được bản dự thảo về quản lí lao động của các đồng chí, tôi đã đoán được con đường các đồng chí sẽ đi. Tôi đã yêu cầu các đồng chí phái viên trao đổi một cách chân tình với các đồng chí để các đồng chí nhận ra sai lầm của mình. Thế nhưng không những các đồng chí không chấn chỉnh mà còn đi xa hơn. Đó là ra Nghị quyết chính thức để các cơ sở Đảng chỉ đạo cho nông dân thực hiện những việc làm hết sức vô nguyên tắc của các đồng chí. Các đồng chí có biết đưa được nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể là một trong những thành quả hết sức lớn lao của Đảng ta không. Đáng ra các đồng chí phải nêu cao trách nhiệm trước Đảng, làm cho kinh tế tập thể ngày càng phát triển vững mạnh thì ngược lại các đồng chí đã có những chủ trương sai trái, đi ngược lại hoàn toàn với con đường tập thể hóa Xã hội chủ nghĩa. Trong việc làm này đồng chí Kim phải chịu trách nhiệm phần lớn vì đồng chí là bí thư tỉnh ủy nhưng lại hành động hết sức tùy tiện.
Ông Kim từ đầu cuộc họp đến giờ cố gắng nhẫn nhịn. Khi phát biểu, ông chọn từng chữ, từng lời để né tránh sự bắt bẻ của ông Trung Chính. Vốn tính tình trung thực, thẳng thắn, có gì là nói bung ra ngay. Nói hết, nói không một chút nể nang. Nhỡ nói sai làm người khác không vừa lòng thì xin lỗi một cách chân thành. Giờ đây ông cố ép mình lại để đắn đo hơn thiệt trước khi nói là một cực hình đối với ông. Khi nghe ông Trung Chính bảo mình hành động tùy tiện, ông thấy cần phải nói thẳng chính kiến của mình liền đứng bật lên như một chiếc lò xo:
- Thưa đồng chí. Đồng chí bảo đồng chí không áp đặt mà phê phán chúng tôi là có cơ sở. Tôi nghĩ cái cơ sở do một vài đồng chí phản ánh lại với đồng chí đã bị bóp méo theo cách nhìn nhận hết sức chủ quan và bảo thủ của các đồng chí đó. Còn thực tế thì sau khi có Nghị quyết 68, bộ mặt của các Hợp tác xã nông nghiệp trong tỉnh Phước Vĩnh đã thay đổi hoàn toàn. Từ chỗ năng suất mấy năm trước đây năm nào cũng chỉ đạt từ một tấn rưỡi đến một tấn tám trên một héc-ta một vụ thì nay đã đạt được trên dưới năm tấn một héc-ta. Có hợp tác xã như Hồng Vân ở huyện Vĩnh Hòa đã đạt bảy tấn trên một héc-ta. Tổng sản lượng năm qua đạt 222.000 tấn, tăng hơn năm ngoái đến 4000 tấn. Chỉ tiêu lợn cân cho Nhà nước vượt từ 100 đến 150%. Tổng đàn lợn của tỉnh chúng tôi hiện tại có 307.000 con. Vì sao các đồng chí không chịu nhìn nhận thực tế đó mà quy cho chúng tôi hết tội này sang tội khác. Các đồng chí ngồi ở trên cao mà phán xuôi phán ngược, sai chỗ này, đúng chỗ kia. Còn chúng tôi suốt ngày lội ruộng với xã viên, chúng tôi hiểu nên làm thế nào để cho nông dân không phải đói…
Đôi mắt sắc lạnh của ông Trung Chính nhìn thẳng vào ông Kim:
- Nói như vậy là đồng chí kết tội cho Trung ương quan liêu có phải không? Ông Kim vẫn đứng nguyên đáp lại:
- Tôi không nói Trung ương quan liêu. Nhưng tôi xin mạnh dạn nói thật với đồng chí, trong tình hình hiện nay dân cần thóc gạo hơn là cần lí thuyết. Trong khi cào cỏ cải tiến, xe cải tiến, bình bơm thuốc trừ sâu và máy tuốt lúa đạp bằng chân chưa sản xuất đủ để cung cấp cho nông dân mà đã đem chuyện cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa ra nói với nông dân thì làm sao họ hiểu nổi.
Ông Trung Chính hỏi giọng gay gắt:
- Theo đồng chí, chủ nghĩa Mác - Lê-nin và con đường làm ăn tập thể Xã hội chủ nghĩa là những tín điều và lí thuyết vu vơ có phải không?
Ông Kim không một chút nao núng:
- Có lẽ hai chữ tín điều tôi vừa nói là sai. Nhưng nếu đồng chí không kết tội tôi thì tôi xin nói thật, ở một mức độ nào đó chúng ta đang rơi vào chủ nghĩa giáo điều. Hơn mười năm trước đây Đảng ta đã trả một giá quá đắt cho lí thuyết giáo điều trong Cải cách ruộng đất. Đồng chí phê phán Nghị quyết 68 của chúng tôi là sai lầm, mở đường cho nông dân trở lại con đường làm ăn cá thể. Là biểu hiện những lệch lạc về quan điểm, lập trường. Tôi thì tôi cho rằng, Nghị quyết 68 là một Nghị quyết xuất phát từ tình hình thực tế của Hợp tác xã nông nghiệp hiện nay và đã đúc kết thành lí luận hẳn hoi…
Ông Trung Chính cắt ngang:
- Trước khi lên đây, tôi đã đọc lại một lần nữa Nghị quyết 68 của các đồng chí và cố tìm hiểu cái lí luận đã được đúc kết từ thực tiễn của các đồng chí như thế nào rồi. Dưới cái vỏ bọc nghe rất ngọt ngào là một số vấn đề về quản lí lao động nông nghiệp trong Hợp tác xã hiện nay, nhưng nội dung bên trong thì khoán ruộng đất cho hộ, để cho dân tự do khai phá đất chân rừng, gò đồi, sử dụng đất canh tác chia cho xã viên nuôi lợn. Việc làm sai trái như vậy mà đồng chí cho rằng đã đúc kết thành lí luận hẳn hoi ư?
Ông Kim nói khẳng khái:
- Tôi xin khẳng định lại một lần nữa là Nghị quyết 68 của chúng tôi hoàn toàn xuất phát từ thực tiễn tình hình của các Hợp tác xã nông nghiệp trong những năm qua. Thực tiễn đã chỉ ra sự vô lí là khi xây dựng Hợp tác xã quy mô, ta vẫn dùng đơn vị hộ để tính toán quy mô, diện tích, công cụ sản xuất. Nhưng khi tiến hành sản xuất lại tách hộ ra khỏi tư liệu sản xuất. Nghị quyết 68 của chúng tôi lấy yếu tố con người quyết định mọi thắng lợi, vì vậy con người phải được giao quyền tự chủ sáng tạo. Nếu không làm thế, vẫn tiếp tục duy trì quản lí lao động theo kiểu dong công phóng điểm thì các mối quan hệ kinh tế trong Hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả. Chúng ta biến nông dân thành những người làm công, chính xác hơn là làm thuê cho tập thể. Nghị quyết 68 của tỉnh ủy chúng tôi là muốn đưa hộ xã viên trở về vị trí là một đơn vị kinh tế tự chủ trong Hợp tác xã nông nghiệp, không biết chúng tôi sai ở chỗ nào?
Ông Trung Chính không hề tỏ ra xúc động trước những lời lẽ có vẻ ngang bướng của ông Kim. Ông nói hết sức bình tĩnh:
- Các đồng chí sai ở chỗ nào ư? Nghị quyết 68 thể hiện nhận thức về cuộc đấu tranh giữa hai con đường còn lệch lạc, mơ hồ. Không nhận thấy hết tính chất phức tạp, lâu dài của nó. Các đồng chí nên nhớ rằng, giai cấp địa chủ và tư sản tuy đã bị đánh tan về cơ bản, nhưng tàn dư tư tưởng của nó còn rơi rớt lại. Chỉ cần có cơ hội tốt là chúng ngóc đầu dậy. Vì vậy cuộc đấu tranh giai cấp trên mặt trận tư tưởng chưa hề chấm dứt mà nó vẫn tiếp tục diễn ra dưới mọi hình thái khác nhau. Với chủ trương khoán hộ của Nghị quyết 68 sẽ tạo điều kiện cho đầu óc tư hữu của nông dân có cơ hội phát triển, tính tập thể của xã viên giảm dần. Phương thức quản lí kinh tế tập thể Xã hội chủ nghĩa của các đồng chí biểu hiện quan điểm hết sức sai lầm là sản xuất cách nào cũng được, miễn là sản phẩm xã hội được tăng. Lập luận của các đồng chí là khoán cho hộ mới tận dụng được sức lao động, tránh được đi muộn về sớm, làm cho xã viên chủ động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân. Khoán cho hộ là một cách khuyến khích bằng lợi ích vật chất khiến cho xã viên hăng say lao động. Tất cả chỉ là ngụy biện. Ba khoán cho hộ thực chất là trở lại cách làm ăn cá thể. Nó phá vỡ nội dung của phong trào Hợp tác xã nông nghiệp. Làm cho Hợp tác xã chỉ còn là hình thức. Nó không những sai lầm về phương pháp quản lí mà còn trái với đường lối Hợp tác hóa nông nghiệp của Đảng và Nhà nước. Các đồng chí nên nhớ rằng, Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp là một tổ chức kinh tế tập thể Xã hội chủ nghĩa cho nên việc quản lí Hợp tác xã phải theo đúng phương thức sản xuất Xã hội chủ nghĩa.
Ngừng lại một lát lấy khăn lau mặt, ông Trung Chính nói tiếp:
- Tôi thừa nhận với các đồng chí là trong mấy năm qua vấn đề quản lí lao động trong một số Hợp tác xã có nhiều thiếu sót. Trình độ các Hợp tác xã chênh lệch nhau khá nhiều. Bên cạnh số Hợp tác xã có khí thế vươn lên, số Hợp tác xã yếu và kém còn chiếm tỉ lệ khá lớn. Theo sự phân loại của 62 Hợp tác xã làm thí điểm vận động dân chủ thuộc Thanh Hóa, Hải Hưng và ngoại thành Hà Nội, số Hợp tác xã loại khá chiếm 24,1%, trung bình chiếm 48,5% và số Hợp tác xã yếu kém chiếm 27,4%. Nhiều nơi việc quản lí tư liệu sản xuất của Hợp tác xã làm chưa tốt, để hư hỏng, mất mát nhiều. Tuy trong thời gian qua công tác quản lí Hợp tác xã có nhiều tiến bộ nhưng các mặt quản lí sản xuất, quản lí lao động, quản lí tài vụ và phân phối đều yếu, thậm chí có khuyết điểm sai lầm. Trong nhiều Hợp tác xã tình hình thiếu dân chủ về mặt tài chính, sổ sách không phân minh hoặc chỉ phân minh về hình thức, nạn tham ô lãng phí khá phổ biến. Việc phân phối không được công bằng, hợp lí, không khuyến khích lao động. Những yếu kém tồn tại tôi vừa nói là tất yếu của sự phát triển. Do các đồng chí không nắm được điều này nên đã vội quy kết cho cơ chế đang hiện hành không biết bao nhiêu tội. Nào là tập trung quan liêu bao cấp, nào là hạn chế quyền tự chủ sản xuất của người nông dân và còn bao nhiêu tội khác. Từ chỗ nhận định hết sức chủ quan đã dẫn đến chủ trương sai lầm rất đáng tiếc. Tôi đề nghị các đồng chí trong Ban thường vụ phải nghiêm khắc kiểm điểm chủ trương sai trái của mình. Riêng đồng chí Kim phải viết bản tự kiểm điểm vai trò bí thư tỉnh ủy của mình với Ban bí thư. Ngoài ra phải viết một bài mang tính chất tự phê bình về chủ trương khoán hộ của mình gửi đăng trên Tạp chí Học tập của Đảng để cho các tỉnh khác rút kinh nghiệm, không lặp lại con đường sai lầm của tỉnh Phước Vĩnh.
Ông Kim định đứng lên nói nhưng bà Thường kín đáo nắm tay ông giữ lại. Bà biết rõ cơn sóng gió đang ào ạt trào dâng trong lòng ông Kim. Nếu để nó bung ra có thể dẫn đến đổ bể tất cả. Khi ông Kim chịu ngồi yên rồi, bà Thường đứng lên nói giọng cay đắng:
- Thưa anh Trung Chính. Anh có cho phép tôi nói với anh đôi lời với tư cách là người một thời đã thân quen với anh không?
Ông Trung Chính cười gượng:
- Thế cô nghĩ rằng tôi đã thành người xa lạ đối với cô rồi hay sao?
- Anh không những thành người xa lạ đối với riêng tôi mà còn xa lạ cả với mọi người. Thú thật là tôi không còn nhận ra anh nữa.
Ông Trung Chính nói một câu gượng gạo:
- Tôi có khác gì đâu, chỉ có già đi thôi.
Bà Thường nói chua chát:
- Cái già bên ngoài của anh không đáng ngại. Điều đáng ngại là trái tim của anh đang già cỗi và đã biến thành sắt đá mất rồi. Anh có biết ngày còn hoạt động bí mật, anh, anh Việt, anh Dũng ở trong nhà tôi ai là người nuôi các anh ăn, ai làm liên lạc, ai bảo vệ các anh? Ngoài nông dân ra chẳng có ai cả. Không sợ máy chém, không sợ tù tội khổ sai, nuôi nấng bảo vệ các anh để các anh làm cách mạng giải phóng cho họ. Sao bây giờ anh quay ra vô tình, thờ ơ với cuộc sống còn đói nghèo thiếu thốn của họ đến vậy? Sao anh không dám vứt mẹ các nguyên tắc đang ràng buộc họ để cho họ được thoải mái làm ăn, để họ còn nuôi con nuôi cái và đóng góp cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sao vậy anh Trung Chính? Sao vậy? Anh trả lời cho tôi đi.
Mọi con mắt lo lắng đổ dồn về phía bà Thường. Ông Trung Chính cảm thấy có một luồng khí lành lạnh xuyên qua da thịt mình. Ông vô cảm với cuộc sống của người nông dân một thời nuôi nấng che giấu cho ông ư? Trái tim ông đã già cỗi rồi ư? Không. Những gì ông cùng với Ban chấp hành Trung ương Đảng làm hôm nay là hướng tới xây dựng miền Bắc thành một xã hội Xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, làm hậu thuẫn vững chắc cho công cuộc giải phóng miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trong cả nước. Tâm huyết ông chẳng có gì thay đổi. Đúng như vậy. Chẳng có gì thay đổi. Biện minh cho mình xong, ông Trung Chính nhìn bà Thường rồi nói mạch lạc:
- Bao nhiêu năm rồi mà cô vẫn giữ được cái tính khí khái của mình. Cô trách tôi thờ ơ, vô tình với cuộc sống đang còn khổ cực của người nông dân là không đúng đâu. Những gì tôi làm và tôi nói đều vì cuộc sống của họ. Nhưng họ phải được sống trong một cộng đồng làng xã kiểu mới, mình vì mọi người và mọi người vì mình chứ không phải sống cảnh thân cò lặn lội một mình trên đồng ruộng. Nếu không tạo được một nông thôn mới, nông thôn Xã hội chủ nghĩa thì cuộc sống của người nông dân vẫn tiếp tục đói nghèo thôi cô ạ. Riêng việc cô yêu cầu tôi vứt hết các nguyên tắc để cho nông dân tự do muốn làm gì thì làm thì đây là một câu nói hết sức vô nguyên tắc của cô đấy. Nông dân cần phải được đưa vào làm ăn tập thể, đó là nguyên tắc bất di bất dịch. Mọi chủ trương sai trái để cho nông dân vin vào đó để tìm cách trở về con đường làm ăn cá thể cần phải được chấm dứt.
Ông Trung Chính dừng lại và tiếp tục lấy khăn tay lau mồ hôi.
Bà Thường định đáp lại lời ông Trung Chính nhưng ông Kim đã nhanh chóng đứng lên. Cuộc họp bỗng chốc biến thành cuộc tranh luận tay ngang:
- Với trình độ của chúng tôi những lời đồng chí vừa nói chúng tôi đã hiểu từ lâu. Không những hiểu mà chúng tôi còn mơ ước cao xa hơn, đó là nông thôn chúng ta sẽ trở thành những nông trang, nông trường tập thể như ở Liên Xô với đầy đủ máy móc nông nghiệp hiện đại chứ không phải nông dân vẫn sử dụng cái cày chìa vôi như đang diễn ra trong nông thôn chúng ta…
Ông Trung Chính hỏi cắt ngang:
- Đồng chí biết thế sao còn chỉ đạo ra một Nghị quyết hoàn toàn trái ngược lại mơ ước của đồng chí?
- Tôi đã khẳng định với đồng chí rồi. Nghị quyết 68 của chúng tôi xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay của các Hợp tác xã trong tỉnh chúng tôi. Cơ chế áp dụng cho Hợp tác xã nông nghiệp trước đây ngày càng bộc lộ ra những điều bất hợp lí. Nghị quyết 68 của chúng tôi nhằm khắc phục những điều bất hợp lí đó.
- Bằng cách chia ruộng đất cho nông dân ai muốn làm kiểu nào cũng được chứ không cần đến kế hoạch sản xuất của Hợp tác xã?
- Tại sao đồng chí không chịu nghe những điều chúng tôi đã trình bày mà cứ cố tình gán ghép cho Nghị quyết 68 của chúng tôi là tạo điều kiện cho nông dân trở về con đường làm ăn cá thể?
- Lần nữa tôi khẳng định với đồng chí Nghị quyết 68 của các đồng chí là vô nguyên tắc. Tôi xin chỉ ra cho các đồng chí thấy sai lầm khoán hộ ở chỗ nào. Thứ nhất, Hợp tác xã khoán sản lượng cho hộ rồi chia ruộng đất cho hộ làm, đây thực chất là hình thức phát canh thu tô của giai cấp địa chủ trước đây. Thứ hai, khoán hộ sẽ dẫn đến tình trạng mạnh ai nấy làm, Hợp tác xã không quản lí được lao động, không sử dụng hợp lí được sức lao động. Phong trào thi đua yêu nước của tập thể và cải tiến kỹ thuật sẽ sút kém dần. Thứ ba, hộ nhiều lao động và lao động khỏe sẽ thu nhập nhiều hơn những gia đình neo đơn hoặc có chồng con đi chiến đấu, đi công tác, gây ảnh hưởng không tốt đến nhiều mặt. Khoán hộ, Hợp tác xã không quản lí chặt chẽ sản phẩm nông nghiệp, ảnh hưởng không tốt đến việc ổn định giá cả, quản lí thị trường. Ngoài ra vai trò của ban chỉ huy đội sản xuất bị hạn chế rất nhiều vì khoán cho hộ tự xã viên điều khiển lấy công việc làm ăn của gia đình họ, ban chỉ huy đội sản xuất sẽ không kiểm tra được công việc của từng người. Hơn nữa chính bản thân cán bộ đội cũng lao vào công việc mà đội đã khoán cho gia đình, công việc tập thể bị lơi lỏng. Tóm lại khoán cho hộ thực chất là trở lại cách làm ăn cá thể, đầu óc tư hữu của xã viên phát triển, tính tập thể của xã viên giảm dần. Nó sẽ phá vỡ nội dung của phong trào Hợp tác hóa nông nghiệp, làm cho Hợp tác xã chỉ còn là một cái vỏ. Khoán hộ không những sai lầm về phương pháp quản lí mà còn trái với đường lối Hợp tác hóa nông nghiệp của Đảng và Nhà nước.
Ông Kim chưa kịp phản ứng thì Đình đã đứng lên:
- Tôi hoàn toàn tán thành với những nhận định của đồng chí Trung Chính. Tôi cũng đã nhiều lần đấu tranh với đồng chí Kim về vấn đề này, nhưng đồng chí ấy không chịu nghe. Cứ lấy ý kiến đa số để áp đảo tôi. Tôi tin rằng với những ý kiến sáng suốt của đồng chí Trung Chính, tỉnh ủy chúng tôi sẽ nghiêm túc xem xét lại những sai lầm của mình…
Bà Thường nổi đóa ngắt luôn lời Đình:
- Đồng chí Đình đừng có cái kiểu ăn theo nói leo như vậy. Đồng chí thử nhìn lại mình xem với vai trò của một thường vụ tỉnh ủy, đồng chí đã làm gì cho cuộc sống no ấm của nông dân tỉnh ta mà chỉ ngồi một chỗ hết đâm bị thóc đến chọc bị gạo? Đồng chí bảo Nghị quyết 68 sai. Vậy sao đồng chí không mở mắt ra xem nhờ có Nghị quyết mà chỉ mấy vụ lúa nông dân đã vực năng suất từ một tấn rưỡi một héc-ta lên bốn tấn, năm tấn rưỡi. Đáng ra làm một người đảng viên thấy như vậy đồng chí vui mừng là phải, sao lại còn quay ra phê phán Nghị quyết mà tuyệt đại đa số tỉnh ủy viên đã thông qua?
- Tôi đứng trên quan điểm lập trường của giai cấp công nhân để nhìn nhận vấn đề. Khó khăn chỉ là tạm thời. Không vì khó khăn mà đi ngược lại đường lối của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Bà Thường định nói thì ông Trung Chính đưa tay ngăn lại:
- Các đồng chí bình tĩnh lắng nghe ý kiến của nhau. Qua ý kiến của đồng chí gì vừa rồi chứng tỏ ngay trong thường vụ của các đồng chí không phải ai cũng tán thành Nghị quyết sai trái của tỉnh ủy của các đồng chí. Tôi đề nghị các đồng chí cần xem xét lại và có biện pháp ngăn ngừa những sai lầm có thể tiếp theo.
Ông Kim cảm thấy có một cục gì đó trào lên chặn ở cổ họng ông. Hai tay ông nắm chặt mép bàn để giữ cho mình bình tĩnh, khỏi ném ra những lời nói không những có hại cho ông mà còn có hại cho cả Nghị quyết 68.
Danh sách chương